Tóm lại, từ các nghiên cứu về tỷ lệ dịch tễ và tác độngcủa stress công việc đối với người trưởng thành, có thể thấyđây là một vấn đề đang gia tăng không ngừng.. Vì vậy, đề tài"Trợ giúp t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-TRẦN THU TRANG
TRỢ GIÚP TÂM LÝ CHO MỘT THÂN CHỦ
NỮ GẶP STRESS TRONG CÔNG VIỆC
Chuyên ngành: Tâm lý học Lâm sàng
Mã số: 8310402
TÓM TẮT ĐỀ ÁN THẠC SĨ
NGÀNH TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Hà Nội - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương
Phản biện: TS Vũ Thy Cầm
Thư ký: PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái
Đề án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm đề abs thạc sĩ họptại phòng 101D, Trường đại học KHXH&NV, ĐHQGHN vàohồi 15h30 ngày 03 tháng 1 năm 2024
Có thể tìm thấy luận văn tại: Trung tâm thư viện Đại họcQuốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn ca lâm sàng
Trong cuộc sống hiện tại, stress đã trở thành một vấn đềquen thuộc với con người, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầuhóa Với tốc độ phát triển của xã hội, stress nghề nghiệp trởnên gia tăng Đối với người trưởng thành, việc gia nhập thịtrường lao động là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển Do đó,việc gặp phải stress trong công việc là điều không thể tránhkhỏi Tuy nhiên, nếu tình trạng stress kéo dài mà không cảithiện, nó có thể dẫn đến stress bệnh lý thay vì chỉ là phản ứngsinh lý bình thường Theo Tổ chức Y tế Thế giới, căng thẳngnghề nghiệp được coi là một trong những nguy cơ lớn nhấtcủa thế kỷ XXI
Về khía cạnh độ tuổi, thống kê ở Hoa Kỳ năm 2017 chothấy 54% người từ 18 đến 29 tuổi thường xuyên trải qua stress,
so với chỉ 24% người từ 65 tuổi trở lên Điều này cho thấyrằng nhóm tuổi trưởng thành đang đối mặt với vấn đề stressnghề nghiệp nhiều hơn Tại Việt Nam, khảo sát của Anphabecho biết 42% người lao động thường xuyên cảm thấy căngthẳng, dựa trên phản hồi từ gần 58.000 nhân viên tại 515 công
ty từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022
Mỗi cá nhân có phương pháp khác nhau để đối phó vớitình huống tiêu cực; nếu không kiểm soát được stress, họ cóthể gặp phải vấn đề sức khỏe thể chất và tâm lý Do đó, việchọc cách xử lý stress rất quan trọng để nhanh chóng vượt quatình trạng căng thẳng và giảm thiểu hậu quả của nó Dù vậy,nhiều người vẫn tự mình đấu tranh với stress mà không có kỹnăng cần thiết Khoảng 62% người trưởng thành không chia
sẻ áp lực của mình vì lo ngại làm phiền người khác, và 52%cảm thấy thoải mái khi nói về áp lực tài chính, nhưng 45% lạixấu hổ về điều đó
Trang 4Tóm lại, từ các nghiên cứu về tỷ lệ dịch tễ và tác độngcủa stress công việc đối với người trưởng thành, có thể thấyđây là một vấn đề đang gia tăng không ngừng Nếu khôngtrang bị đủ kỹ năng ứng phó, stress bình thường dễ dẫn đếnrối loạn tâm thần khi tồn tại nhận thức sai lệch Vì vậy, đề tài
"Trợ giúp tâm lý cho một TC nữ gặp stress trong công việc"
đã được HV lựa chọn cho đề án tốt nghiệp, sử dụng liệu phápNhận thức - Hành vi với mục đích hướng đến can thiệp nângcao nhận thức và cách cải thiện chất lượng công việc, cuộcsống
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lý luận về stress, các phươngpháp đánh giá và tiếp cận nhận thức- hành vi trong can thiệpstress
- Đánh giá, chẩn đoán và lên kế hoạch trị liệu chongười trưởng thành mắc một số vấn đề liên quan đến stress
- Đánh giá hiệu quả can thiệp Đưa ra kết luận vàkhuyến nghị cho ca lâm sàng
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS 1.1 Tổng quan về vấn đề stress công việc
1.1.1 Một số nghiên cứu dịch tễ về vấn đề tâm lý liên quan đến stress
Xét về thực trạng trên thế giới, khoảng 65% người laođộng Mỹ cho rằng công việc là một nguồn gây căng thẳngđáng kể (Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệpOSHA) Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, nhân viên stress tại nơilàm việc vẫn ở mức đáng lo ngại với 77% người lao độngcăng thẳng công việc trong một tháng gần đây (APA, 2023).Stress diễn ra với những cá nhân làm việc trực tiếp và cả trựctuyến, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ vàmạng xã hội Tại Việt Nam, 42% nhân sự Việt Nam thườngxuyên bị stress Phần lớn người lao động gặp phải những tácđộng tiêu cực do căng thẳng liên quan đến kiệt sức về mặtcảm xúc, không cảm thấy có động lực làm việc, giữ khó khăncho riêng mình, từ bỏ việc, năng suất làm việc kém, khó chịuhoặc tức giận với đồng nghiệp và khách hàng
Xét về nguyên nhân, không ít các nghiên cứu đề cậpđến nguyên nhân stress công việc (Medically Reviewed) Một
số lý do phổ biến nhất bao gồm: trách nhiệm vượt quá giớihạn, khối lượng công việc gia tăng thường xuyên, trải quanhững tình huống không thể kiểm soát, trải qua sự quấy rốihoặc phân biệt đối xử tại nơi làm việc
Căng thẳng mãn tính có liên quan đến yếu tố nguy cơgây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất khác nhau, bao gồm cảbệnh tim mạch, đau bụng, đầy hơi Với sức khỏe tâm thần,căng thẳng công việc là một yếu tố dự báo đáng kể về lo âu vàtrầm cảm, rối loạn giấc ngủ, kiệt quệ về tinh thần cũng nhưcảm xúc
Kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy stress côngviệc là một vấn đề ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe con
Trang 6người Với TC của học viên cũng vậy, những nghiên cứu sauđây sẽ phục vụ quá trình hỗ trợ TC vượt qua các vấn đề tâm lýliên quan đến stress công việc.
1.1.2 Một số nghiên cứu về can thiệp các vấn đề tâm lý liên quan đến stress công việc.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có hiệu quả đối vớican thiệp stress Một cuộc tìm kiếm tài liệu cho các nghiêncứu về căng thẳng được thực hiện trong thời gian 1987 - 2021
đã xác định 345 bài báo liên quan đến tâm lý xã hội, 154 cácbài báo đánh giá trong đó có 14 bài đánh giá hệ thống và 53bài là các thử nghiệm lâm sàng (45 bài thử nghiệm ngẫu nhiên
có đối chứng) về sự hiệu quả của CBT
Theo nghiên cứu của Justina, Ngozi Igwe (2024), liệupháp CBT là một công cụ rất hữu ích để nâng cao kỹ năngquản lý căng thẳng ở những người lao động lĩnh vực hànhchính, ngôn ngữ, khoa học và giáo dục nghề nghiệp tại cáctrung tâm ODL ở Đông Nam Nigeria Đây là nghiên cứu đầutiên chứng minh hiệu quả của liệu pháp bằng cách trình bày
sự tác động của suy nghĩ phi logic dẫn đến lo lắng quá mức,tình trạng kiệt sức hoặc căng thẳng Với những bệnh nhânphàn nàn về stress công việc, liệu pháp CBT cũng giúp họnâng cao kỹ năng cá nhân và xã hội nhằm quay trở lại làmviệc một cách lâu dài và ổn định, nâng cao cảm xúc tích cực
và tự tin hơn vào bản thân
Theo Maggie Morrow (2024), trị liệu Nhận thức Hành vi (CBT) cung cấp góc nhìn mới về tình huống đã xảy ra,giúp cá nhân lấy lại khả năng tự kiểm soát, giảm các triệuchứng cơ thể và cảm xúc, giải quyết các tình huống stress mộtcách tự tin và dễ dàng hơn Theo Elizabeth Scott (2023), liệupháp Nhận thức được chứng minh có hiệu quả trong điều trịcác vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng quá mức
-1.2 Các khải niệm
1.2.1 Khái niệm stress và stress công việc
Trang 7Theo định nghĩa của Lazarus và Folkman, stress cómối quan hệ cụ thể giữa một cá nhân (yếu tố bên trong) vớimôi trường (yếu tố bên ngoài), với yếu tố bên trong là khảnăng ứng phó dựa trên xu hướng diễn giải sự việc sai lệch tạo
ra căng thẳng
Cũng theo Lazarus (1989) khi nói đến stress côngviệc, ông nhấn mạnh vào xu hướng nhận thức về căng thẳngcũng như sự tiềm năng linh hoạt ứng phó khi xuất hiện yếu tốgây căng thẳng trong công việc Có nghĩa là, stress công việc
là trạng thái cá nhân đối mặt với yêu cầu, áp lực từ công việc
mà ở đó những kiến thức và kỹ năng của họ không đủ để ứngphó
1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận về stress
1.2.2.1 Theo tiếp cận Hành vi
● Thuyết điều kiện hóa cổ điển và tạo tác
Các yếu tố gây áp lực có thể xuất phát từ nội tại cá nhânhoặc từ các yếu tố bên ngoài Đối với những yếu tố bên ngoài,khả năng nhận diện của con người về các tác nhân căng thẳng
là rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm.Trong nghiên cứu của Ursin và Eriksen (2004), có đềcập đến lý thuyết hành vi, bao gồm hai giai đoạn chính trongbất kỳ quá trình học tập nào Giai đoạn đầu tiên là học theo
mô hình kích thích - phản ứng, được xem như là điều kiện hóa
cổ điển (theo Pavlov) Giai đoạn thứ hai là học tập - phản ứng,đại diện cho điều kiện hóa tạo tác (theo Skinner)
Hệ quả của một hành vi liên quan trực tiếp đến mức độcăng thẳng của cá nhân, vì nó có thể dẫn đến những hànhđộng tích cực hoặc tiêu cực
Dù hành vi của nhân viên là tích cực hay tiêu cực, phảnứng từ lãnh đạo hoặc đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hành vi
đó Nếu phản hồi này mang tính chất tiêu cực mà không được
Trang 8giải quyết, sẽ dẫn đến việc gia tăng áp lực và những hành vikhông thích nghi sẽ càng xuất hiện nhiều hơn.
● Thuyết học tập xã hội
Lý thuyết học tập nhằm làm rõ các cơ chế của quá trìnhhọc Theo B.F Skinner (1902-1990), hành vi của con ngườiphụ thuộc vào việc được củng cố hoặc trừng phạt, có thể làtích cực hay tiêu cực Những hành vi không lành mạnh trongviệc đối phó với stress có thể bị củng cố bởi yếu tố bên ngoài,tạo thành cơ sở để cá nhân tiếp tục thực hiện hành vi đó saunày
Albert Bandura (1997) nhấn mạnh rằng mức độ căngthẳng của con người phụ thuộc vào khả năng nhận thức vềnhu cầu trong cuộc sống, ảnh hưởng từ môi trường xã hội.Những người nhận thức tốt thường học hỏi từ môi trườngsống để quản lý sức khỏe, do đó họ tham gia vào các hoạtđộng có lợi cho việc phục hồi sau stress (Bandura, 2004)
1.2.2.2 Theo tiếp cận Nhận thức
Cơ sở lý luận của thuyết nhận thức chỉ ra rằng, nhữngsai lệch về nhận thức hoặc tư duy sai lầm đóng vai trò quantrọng trong việc duy trì và kéo dài các rối loạn tâm lý Trong
đó, các suy nghĩ phi chức năng bao gồm suy nghĩ không chínhxác, suy nghĩ không thực tế/khả thi, suy nghĩ không có ích
Mô hình ABC (Thuyết Cảm Xúc Hành Vi Hợp Lý Rational Emotive Behavior Therapy – REBT của Ellis):
(C) Consequences
- Kết quả được xácđịnh bởi niềm tin ởbước B
- Cảm xúc, hành
vi, nhận thức
Trang 9Thuyết đánh giá nhận thức của Lazarus: Lazarus đã đềcập rằng, quá trình nhận thức là yếu tố ảnh hưởng đến phảnứng của cá nhân trước tình huống stress Quá trình nhận thức
ấy có thể là một trong hai điều sau: chỉ nhìn nhận sự đe dọacủa tình huống hoặc đánh giá các nguồn lực cần thiết để giảmthiểu/loại bỏ tác nhân gây căng thẳng
1.2.2.3 Lý thuyết Kiểm soát thách thức công việc
Theo Mô hình kiểm soát thách thức công việc (Job
Demand Control - JDC) bao gồm hai yếu tố, thứ nhất là
những đòi hỏi từ công việc, thứ hai là cách kiểm soát côngviệc Hai yếu tố này có khả năng dự đoán mạnh mẽ về mức độhạnh phúc cũng như căng thẳng của nhân viên (ví dụ: tìnhtrạng kiệt sức hoặc sự gắn kết mối quan hệ liên cá nhân) Vềnhững thách thức từ công việc, tác giả cho rằng điều này baogồm các yếu tố khác quan như áp lực thời gian, xung đột vaitrò, tính dễ tổn thương của thể chất và cảm xúc, yêu cầuchuyên môn, khối lượng công việc Hay nói cách khác, tháchthức từ công việc liên quan đến sự thiếu hụt hoặc không cónhững tiềm năng thuận lợi để hỗ trợ cá nhân Thứ hai, khảnăng kiểm soát công việc liên quan đến sự tự chủ của cá nhân,bao gồm kỹ năng quản lý, sắp xếp, kiểm soát thời gian,phương pháp giải quyết công việc Nếu cá nhân vận dụng tốtnhững kỹ năng nêu trên thì sẽ đáp ứng dễ dàng hơn thách thức,khó khăn khách quan và giảm nguy cơ stress
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, yếu tố liên quan đếncông việc được coi là tác nhân gây căng thẳng hay không tùythuộc vào cách mỗi người nhận thức chúng [16] Cách đánhgiá trong nhận thức sẽ ảnh hưởng đến cách kiểm soát côngviệc tại nơi làm việc Xét theo khía cạnh chủ quan, mô hìnhcho rằng nhân viên có thể quản lý những yếu tố gây căngthẳng này thông qua việc sử dụng kỹ năng cá nhân, cho phép
họ giành được quyền tự chủ và kiểm soát công việc của mình(Karasek & Theorell, 1990)
Trang 10Mô hình cũng chỉ ra rằng khi nhân viên có kỳ vọng vềcông việc cao sẽ xuất hiện căng thẳng nhiều hơn Không chỉvậy, nếu cá nhân không biết kiểm soát công việc và phát triểnchất lượng mối quan hệ đồng nghiệp/lãnh đạo, căng thẳngcũng dễ xuất hiện.
1.2.3 Đặc điểm lâm sàng của stress
1.2.3.1 Triệu chứng cơ thể
Khi stress quá mức không kiểm soát được, cá nhân sẽ
có một số biểu hiện về triệu chứng cơ thể như: đau đầu, runchân tay, tim đập nhanh, mất ngủ, các nóng bừng
1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp stress
1.3.1 Các phương pháp đánh giá
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tổng quannhững nghiên cứu trong và ngoài nước về dịch tễ liên quan tớistress cũng như hiện trạng, nguyên nhân, sự ảnh hưởng đếnsức khỏe tâm thần Từ đó, xây dựng kế hoạch trị liệu phù hợp
và vận dụng thực hành can thiệp/trị liệu tâm lý cho TC.Phương pháp quan sát lâm sàng: Tri giác được quá trìnhbộc lộ cảm xúc, hành vi, cơ chế phòng vệ của TC trong quátrình trị liệu, giải thích được nguồn gốc bên trong của cáchành vi bên ngoài của TC
Trang 11Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng: Đánh giá được nhậnthức, cảm xúc và hành vi, đặc điểm nhân cách, đồng thời đưa
ra giả thuyết, đánh giá vấn đề của TC Hỗ trợ tâm lý kịp thờitrong tình huống khẩn cấp
Phương pháp sử dụng các thang đo: Mục đích củaviệc sử dụng các trắc nghiệm là thu thập bằng chứng về mức
độ biểu hiện của các triệu chứng stress, nhằm hỗ trợ quá trìnhđánh giá và chẩn đoán
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Tìm hiểu, mô tả,định hình bức tranh tâm lý, xu hướng nhân cách của TC mộtcách đa chiều: tiểu sử cá nhân, hoàn cảnh gia đình, tiền sửbệnh, môi trường sống, điều kiện kinh tế - xã hội, sự kiệnquan trọng trong đời, v.v
1.3.2 Các phương pháp can thiệp
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp cá nhân loại
bỏ hành vi tiêu cực và tự sửa chữa niềm tin sai lầm, từ đó thúcđẩy thuận lợi cho kỹ năng ứng phó, giảm thiểu các rối loạnliên quan đến stress và tăng cường sức khỏe tâm thần CBTthúc đẩy tư duy cân bằng để cải thiện khả năng ứng phó vớistress Nguồn gốc của CBT bắt nguồn từ việc áp dụng cácnguyên tắc lý thuyết học tập, điều hòa cổ điển và điều kiệnhóa tạo tác
Giáo dục tâm lý: Bắt đầu quá trình trị liệu bằng giáodục tâm lý về căng thẳng, yếu tố tiêu cực và tích cực củastress cũng như các kiểu hành vi không lành mạnh Điều quantrọng là nhà tâm lý cần giải thích tính bình thường hóa cácphản ứng tâm lý và sinh lý khi gặp stress bởi khi cá nhân cóniềm tin tiêu cực về căng thẳng sẽ dễ suy diễn, tự dự đoán cáchậu quả xấu xảy ra một cách vô lý
Kỹ thuật Đối thoại Socrat: nhà trị liệu đưa ra các câuhỏi mở, không cung cấp câu trả lời, nhằm: xác định suy nghĩ
tự động của TC: TC kể lại các tình huống cụ thể gây ra đaukhổ, giúp TC xác định những gì họ đã nghĩ về những tìnhhuống hoặc sự kiện, Kết nối giữa những suy nghĩ và cách họ
Trang 12cảm nhận về sự kiện đó Đánh giá mức độ chính xác, hợp lý,hữu ích của từng suy nghĩ Đánh giá hệ quả về cảm xúc vàhành vi của các suy nghĩ tự động đó.
Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức: Tái cấu trúc nhậnthức là quá trình đánh giá và điều chỉnh những niềm tin hoặc
ý nghĩ không hợp lý để giảm thiểu trạng thái rối nhiễu
Các kỹ thuật nhận thức khác: đối thoại Socrat, huấnluyện kỹ năng liên cá nhân, kỹ năng giải quyết vấn đề
Hoạt động ra bài tập: Hoạt động ra bài tập về nhà đóngvai trò quan trọng trong quá trình trị liệu, đòi hỏi sự cam kết
và nỗ lực liên tục của TC
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, HV đã hệ thống lại các nghiên cứu vàkhái niệm căn bản bao gồm dịch tễ, cơ sở sinh học, lý thuyếttiếp cận, các yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng về stress, đặc biệt
là stress công việc tại Việt Nam cũng như trên thế giới Nhìnchung, các vấn liên quan đến stress đã và đang được nhiềunhà nghiên cứu quan tâm bởi tính thực trạng phổ biến của nó.Bên cạnh đó, HV sử dụng các công cụ lâm sàng (thang đo/trắcnghiệm, quan sát, hỏi chuyện lâm sàng) để đánh giá vấn đề,lựa chọn liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) là liệu phápchính để can thiệp tâm lý cho TC gặp stress trong công việc