1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trị liệu cho một thân chủ nữ có tổn thương tâm lý do bạo lực gia Đình

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trị liệu tâm lý cho một thân chủ nữ có sự tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình
Tác giả Nguyễn Thị Thoa
Người hướng dẫn GS.TS. Trần Thị Minh Đức, T.S Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Nghiên cứucũng lưu ý rằng bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương thể chất mà còn để lại hậu quả tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm và lo âu, đòi hỏi cácchương trình hỗ trợ phù hợp với đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức

T.S Nguyễn Thị Anh Thư

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sựhướng dẫn của Cô GS.TS Trần Thị Minh Đức và Cô T.S Nguyễn Thị Anh Thư

Các số liệu, tài liệu trong đề án có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội , Ngày 10 tháng 11 năm 2024

Học viên

Nguyễn Thị Thoa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề án thạc sĩ như ngày hôm nay, trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, các cô giảng dạy tại trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội – những người luôn tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu suốt hai năm học tập tại Trường.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa tâm

lý học trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – Đại học Quốc Gia

Hà Nội Những người đã, đang và sẽ sát cánh cùng tôi trên con đường học tập và làm nghề.

Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thân chủ, gia đình thân chủ đã cho phép và tạo điều kiện giúp tôi thực hiện tốt đề án nghiên cứu của mình.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô GS.TS Trần Thị

Minh Đức và cô T.S Nguyễn Thị Anh Thư – hai cô đã dành nhiều thời gian tận

tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề án thạc sĩ này.

Sau cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên trong lớp Cao học tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng) khoá 2022- 2024 đã luôn đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2024

Học viên

Nguyễn Thị Thoa

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn ca lâm sàng 5

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỊ LIỆU VỀ TÂM LÝ CHO NGƯỜI CÓ SỰ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ DO BẠO LỰC GIA ĐÌNH.7 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7

1.2 Lý luận về các vấn đề nghiên cứu 14

1.2.1 Khái niệm và định nghĩa 14

1.2.2 Các yếu tố gây ra bạo lực gia đình 19

1.2.3 Tổn thương tâm lý bạo lực gia đình 22

1.2.4 Các lý thuyết tâm lý liên quan đến bạo lực gia đình 31

1.2.5 Khái niệm và Tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm 33

1.2.6 Khái niệm và Tiêu chuẩn chẩn đoán của sang chấn 35

1.2.7 Liệu pháp nhận thức hành vi CBT 43

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp 47

1.3.1 Các phương pháp đánh giá 47

1.3.2 Phương thức can thiệp 49

Tiểu kết chương 1 51

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT THÂN CHỦ NỮ CÓ SỰ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ DO BẠO LỰC GIA ĐÌNH 52 2.1 Thông tin chung về thân chủ 52

2.2 Các vấn đề đạo đức 52

Trang 6

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca 52

2.2.2 Đạo đức trong đánh giá 52

2.3 Đánh giá 53

2.3.1 Mô tả ca 53

2.3.2 Kết quả đánh giá 59

2.3.3 Định hình trường hợp 61

2.4 Lập kế hoạch can thiệp 63

2.4.1 Mục tiêu đầu ra 63

2.4.2 Mục tiêu quá trình 63

2.5 Thực hiện can thiệp (trình bày theo buổi) 65

2.6 Đánh giá hiệu quả can thiệp 100

2.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp 101

2.8 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp 101

Tiểu kết chương 2 102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 112

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả thang đo đánh giá vấn đề sức khoẻ tâm thần sau sang chấn tâm

lý 59

Bảng 2: Mục tiêu quá trình 64

Bảng 3: Bảng kế hoạch an toàn 67

Bảng 4: Nhật ký thời gian biểu 75

Bảng 5:Nhật ký thời gian biểu( đã được điều chỉnh) 76

Bảng 6: Bài tập kiểm nghiệm suy nghĩ tự động 80

Bảng 7: Nhận diện suy nghĩ tự động 81

Bảng 8: Kiểm nghiệm suy nghĩ tự động 81

Bảng 8: Kế hoạch hành động 96

Bảng 8: Đánh giá tâm trạng đầu phiên và cuối phiên 100

Bảng 9: Tái cấu trúc nhận thức 100

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn ca lâm sàng

Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nềđến sức khỏe thể chất và tâm lý của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ Nạn nhânkhông chỉ chịu đau đớn về thể xác mà còn đối mặt với lo âu, trầm cảm, rốiloạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD) và các vấn đề tâm lý khác Tuynhiên, nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ do rào cản

xã hội và văn hóa

Theo báo cáo của WHO (2013), 35% phụ nữ trên thế giới từng trảiqua bạo lực, trong đó bạo lực từ bạn đời chiếm 30% Phụ nữ bị bạo lực tìnhdục có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,6 lần so với những người không bị bạolực Tại Việt Nam, nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và UNFPA (2019)cho thấy 58% phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực, nhưng chỉ4,8% tìm kiếm sự hỗ trợ

Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chứng minh tác động tiêu cực của bạolực gia đình đến sức khỏe tâm thần Golding (1999) cho thấy 63,8% phụ nữ

bị bạo lực gia đình mắc trầm cảm, nguy cơ cao gấp 2,5 lần so với nhómkhông bị bạo lực Campbell (2002) nhấn mạnh PTSD là rối loạn phổ biến ởnạn nhân bạo lực gia đình, với các triệu chứng như hồi tưởng, mất ngủ và

sợ hãi kéo dài Devries và cộng sự (2013) chỉ ra mối liên hệ giữa bạo lựckéo dài và ý tưởng tự sát

Can thiệp tâm lý là giải pháp quan trọng giúp phụ nữ bị bạo lực giađình cải thiện sức khỏe tinh thần và phục hồi cuộc sống Các liệu pháp nhưnhận thức – hành vi (CBT), trị liệu nhóm và chánh niệm đã chứng minhhiệu quả trong việc giảm trầm cảm, lo âu và PTSD Gondolf & Fisher(1988) khẳng định CBT giúp nạn nhân giảm căng thẳng, nâng cao sự tựchủ Herman (1992) nhấn mạnh trị liệu nhóm tạo điều kiện chia sẻ và xây

Trang 10

dựng mạng lưới hỗ trợ Chương trình “coMforT study” (2023) tại Anh ápdụng MBCT và ghi nhận sự cải thiện đáng kể ở nạn nhân.

Can thiệp tâm lý không chỉ giúp phụ nữ vượt qua chấn thương màcòn góp phần thay đổi nhận thức xã hội, thúc đẩy chính sách hỗ trợ hiệuquả Trước thực trạng đó, đề tài “Trị liệu cho một thân chủ nữ có sự tổnthương tâm lý do bạo lực gia đình” được lựa chọn cho đề án tốt nghiệpThạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng, nhằm nâng cao hiệu quả canthiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân

Với những con số biết nói và những lý do mang tính thực tiễn trên,

HV đã quyết định lựa chọn đề tài “trị liệu tâm lý cho một thân chủ nữ có sựtổn thương tâm lý do bạo lực gia đình”

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận: Trình bày cơ sở lý luận về tổn thương tâm lý

do bạo lực gia đình, điểm luận một số nghiên cứu lâm sàng về tổn thươngtâm lý do bạo lực gia đình, đánh giá và can thiệp cho một trường hợp cónghiệm tâm lý do bạo lực gia đình Trên cơ sở đó đề xuất các phương phápđánh giá và can thiệp hiệu quả cho một trường hợp cụ thể

Nghiên cứu trường hợp: tiến hành đánh và can thiệp cho một trườnghợp có trải nghiệm tâm lý do bạo lực gia đình, bàn luận và đánh giá hiệuquả can thiệp, đưa ra kết luận khuyến nghị

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỊ LIỆU VỀ TÂM LÝ CHO NGƯỜI CÓ SỰ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ DO BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu trên thế giới đã góp phần xây dựng nền tảng lýthuyết và thực tiễn quan trọng trong việc can thiệp tâm lý cho phụ nữ bị tổnthương do bạo lực gia đình Những kết quả nổi bật từ các nghiên cứu nhưcủa Walker (1979) với lý thuyết “Chu kỳ bạo lực” đã mở đầu cho sự hiểubiết sâu sắc về tính chất lặp lại của bạo lực gia đình, qua đó đặt nền móngcho các can thiệp tâm lý tại từng giai đoạn Các phương pháp trị liệu nhưliệu pháp nhận thức hành vi (CBT) (Gondolf & Fisher, 1988), liệu phápnhóm (Herman, 1992), hay những chương trình can thiệp cộng đồng (Taft

et al., 2016) đều cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc giảm nhẹ triệu chứngtâm lý và cải thiện sức khỏe tinh thần của các nạn nhân

CBT là một trong những phương pháp can thiệp được nghiên cứu

và áp dụng rộng rãi trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, đặc biệt là vớicác triệu chứng trầm cảm, lo âu và PTSD Theo nghiên cứu của Johnson &Zlotnick (2009), CBT giúp các nạn nhân thay đổi cách suy nghĩ về bản thân,nhận diện và thách thức những niềm tin tiêu cực xuất phát từ bạo lực, từ đónâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng Mộtphân tích tổng hợp của Warshaw et al (2018) cũng cho thấy CBT có tácdụng đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe tâm lý, với các chương trình canthiệp dựa trên CBT có thời gian trung bình từ 8 đến 16 buổi mang lại hiệuquả lâu dài trong việc giảm triệu chứng PTSD và giúp nạn nhân lấy lại cảmgiác tự chủ

Báo cáo tổng quan của Cochrane (2020) và các nghiên cứu gần đâynhư chương trình “coMforT study” (2023) nhấn mạnh tầm quan trọng củacác liệu pháp dựa trên bằng chứng như CBT và MBCT (liệu pháp nhận

Trang 12

thức dựa trên chánh niệm), vốn không chỉ phù hợp với bối cảnh sang chấn

mà còn tạo ra hướng tiếp cận nhân văn, an toàn và hiệu quả hơn Nhữngphương pháp này không chỉ giảm đáng kể các triệu chứng như trầm cảm, lo

âu hay PTSD mà còn góp phần nâng cao cảm giác tự chủ và năng lực xâydựng lại cuộc sống cho các nạn nhân

Tuy nhiên, một số hạn chế cũng được chỉ ra trong các nghiên cứu.Thứ nhất, tác động lâu dài của các liệu pháp tâm lý, đặc biệt là với PTSD,vẫn cần thêm các nghiên cứu theo dõi để khẳng định Thứ hai, các rào cảnvăn hóa, xã hội và nhận thức ở một số khu vực, như nghiên cứu củaNasreen Begum và cộng sự (2022), đòi hỏi sự điều chỉnh các mô hình canthiệp để phù hợp với từng bối cảnh cụ thể Thứ ba, việc tích hợp các biệnpháp phát hiện bạo lực gia đình vào hệ thống chăm sóc y tế thông thường(O’Doherty et al., 2014) vẫn còn hạn chế và cần được thúc đẩy hơn nữa đểđảm bảo tính kịp thời trong phát hiện và can thiệp

Những nghiên cứu quốc tế gần đây cũng tập trung vào việc pháttriển các phương pháp trị liệu mới và cải thiện các phương pháp hiện có.Một trong những phương pháp được chú ý là trị liệu dựa trên chánh niệm(Mindfulness-Based Therapy) Theo nghiên cứu của Germer, Siegel vàFulton (2013), chánh niệm giúp các nạn nhân bạo lực gia đình giảm căngthẳng, lo âu và cải thiện chất lượng cuộc sống Các phương pháp trị liệudựa trên chánh niệm đã được áp dụng thành công trong nhiều trường hợp

và đang dần trở thành một xu hướng trong lĩnh vực trị liệu tâm lý Ngoài ra,liệu pháp tiếp cận thân thể (Body-Oriented Therapy) cũng được chứngminh là có hiệu quả trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Theonghiên cứu của van der Kolk (2014), liệu pháp này giúp các nạn nhân giảiphóng căng thẳng và tái kết nối với cơ thể mình, từ đó giúp họ vượt quanhững trải nghiệm tiêu cực và phục hồi tâm lý

Trang 13

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trị liệu tâm lý không chỉ giúpnạn nhân vượt qua các tổn thương hiện tại mà còn hỗ trợ xây dựng mộtcuộc sống bền vững hơn, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi nhận thức xã hội

về vấn đề bạo lực gia đình Để tối ưu hóa hiệu quả của các can thiệp, cầntiếp tục mở rộng nghiên cứu, điều chỉnh các mô hình trị liệu dựa trên bốicảnh văn hóa và tăng cường hợp tác liên ngành giữa các nhà tâm lý học, y

tế và các tổ chức xã hội Đây không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết trong lĩnh vựcsức khỏe tâm thần mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng nhằm xâydựng một xã hội an toàn, bình đẳng và hỗ trợ cho tất cả mọi người

Tại Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình đã được nhận thức và nghiêncứu từ những năm 1990, với nhiều công trình góp phần làm sáng tỏ tínhchất nghiêm trọng và những hệ lụy mà nạn nhân phải đối mặt Nguyễn ThịHường (2000) và Lê Thị Quy (2002) là hai tác giả tiên phong trong lĩnhvực này Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình không chỉ làvấn đề của một cá nhân hay gia đình mà là vấn đề của toàn xã hội, đồngthời đề xuất các biện pháp can thiệp toàn diện, kết hợp giữa gia đình, cộngđồng và nhà nước để giải quyết hiệu quả Nghiên cứu cũng lưu ý rằng bạolực gia đình không chỉ gây tổn thương thể chất mà còn để lại hậu quả tâm

lý nghiêm trọng như trầm cảm và lo âu, đòi hỏi các chương trình hỗ trợ phùhợp với đặc điểm văn hóa xã hội Việt Nam

Tiếp nối, Lê Thị Quy (2002) tập trung vào vai trò của trị liệu nhóm

và tư vấn cá nhân trong việc giúp các nạn nhân tái thiết lập lòng tự trọng,khả năng tự vệ, và phục hồi để tái hòa nhập xã hội Gần đây hơn, cácnghiên cứu đã đưa ra những phương pháp trị liệu tâm lý hiện đại nhằm hỗtrợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Việt Nam Phạm Thị Thanh Hương (2015)

đã ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) tại các trung tâm bảo trợ

xã hội và chứng minh rằng phương pháp này mang lại hiệu quả đáng kể

Trang 14

trong việc giảm lo âu và trầm cảm, với 85% người tham gia ghi nhận sự cảithiện rõ rệt Trần Thị Lan (2018) cũng đã chứng minh hiệu quả của trị liệunhóm trong việc giảm cảm giác cô lập, tăng cường khả năng tự bảo vệ vàxây dựng mạng lưới hỗ trợ cho nạn nhân Ngoài ra, Nguyễn Thị HoàiThanh và cộng sự (2020) đã thử nghiệm liệu pháp chánh niệm (MBCT),cho thấy tác dụng trong việc giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Bên cạnh đó, một số tổ chức phi chính phủ như CSAGA và HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng triển khai các chương trình trị liệu nghệthuật và hội thảo cộng đồng nhằm hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Cácnghiên cứu này không chỉ giúp các nạn nhân bạo lực gia đình vượt quanhững tổn thương tâm lý mà còn góp phần xây dựng một xã hội an toàn vàcông bằng hơn Việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các phương pháp trịliệu mới là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nạn nhânbạo lực gia đình và góp phần vào công cuộc chống bạo lực gia đình trêntoàn thế giới.trên chánh niệm đã được áp dụng thành công trong nhiềutrường hợp và đang dần trở thành một xu hướng trong lĩnh vực trị liệu tâm

lý Ngoài ra, liệu pháp tiếp cận thân thể (Body-Oriented Therapy) cũngđược chứng minh là có hiệu quả trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực giađình Theo nghiên cứu của van der Kolk (2014), liệu pháp này giúp các nạnnhân giải phóng căng thẳng và tái kết nối với cơ thể mình, từ đó giúp họvượt qua những trải nghiệm tiêu cực và phục hồi tâm lý

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trị liệu tâm lý không chỉ giúpnạn nhân vượt qua các tổn thương hiện tại mà còn hỗ trợ xây dựng mộtcuộc sống bền vững hơn, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi nhận thức xã hội

về vấn đề bạo lực gia đình Để tối ưu hóa hiệu quả của các can thiệp, cầntiếp tục mở rộng nghiên cứu, điều chỉnh các mô hình trị liệu dựa trên bốicảnh văn hóa, và tăng cường hợp tác liên ngành giữa các nhà tâm lý học, y

Trang 15

tế và các tổ chức xã hội Đây không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết trong lĩnh vựcsức khỏe tâm thần mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng nhằm xâydựng một xã hội an toàn, bình đẳng và hỗ trợ cho tất cả mọi người.

Tại Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình đã được nhận thức và nghiêncứu từ những năm 1990, với nhiều công trình góp phần làm sáng tỏ tínhchất nghiêm trọng và những hệ lụy mà nạn nhân phải đối mặt

Nguyễn Thị Hường (2000) và Lê Thị Quy (2002) là hai tác giả tiênphong trong lĩnh vực này Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh rằng bạo lực giađình không chỉ là vấn đề của một cá nhân hay gia đình mà là vấn đề củatoàn xã hội, đồng thời đề xuất các biện pháp can thiệp toàn diện, kết hợpgiữa gia đình, cộng đồng và nhà nước để giải quyết hiệu quả Nghiên cứucũng lưu ý rằng bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương thể chất mà còn

để lại hậu quả tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm và lo âu, đòi hỏi cácchương trình hỗ trợ phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội Việt Nam Tiếpnối, Lê Thị Quy (2002) tập trung vào vai trò của trị liệu nhóm và tư vấn cánhân trong việc giúp các nạn nhân tái thiết lập lòng tự trọng, khả năng tự vệ,

và phục hồi để tái hòa nhập xã hội Gần đây hơn, các nghiên cứu đã đưa ranhững phương pháp trị liệu tâm lý hiện đại nhằm hỗ trợ nạn nhân bạo lựcgia đình tại Việt Nam Phạm Thị Thanh Hương (2015) đã ứng dụng liệupháp nhận thức hành vi (CBT) tại các trung tâm bảo trợ xã hội và chứngminh rằng phương pháp này mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm lo

âu và trầm cảm, với 85% người tham gia ghi nhận sự cải thiện rõ rệt TrầnThị Lan (2018) cũng đã chứng minh hiệu quả của trị liệu nhóm trong việcgiảm cảm giác cô lập, tăng cường khả năng tự bảo vệ và xây dựng mạnglưới hỗ trợ cho nạn nhân Ngoài ra, Nguyễn Thị Hoài Thanh và cộng sự(2020) đã thử nghiệm liệu pháp chánh niệm (MBCT), cho thấy tác dụngtrong việc giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng Bên cạnh đó, một số tổ

Trang 16

chức phi chính phủ như CSAGA và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũngtriển khai các chương trình trị liệu nghệ thuật và hội thảo cộng đồng nhằm

hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Việc đánh giá mức độ tổn thương tâm lý ở nạn nhân bạo lực giađình đóng vai trò quan trọng trong xây dựng kế hoạch can thiệp hiệu quả.Các công cụ đánh giá phổ biến hiện nay bao gồm Thang đo trầm cảm Beck(BDI), Thang đo rối loạn căng thẳng sau sang chấn PCL-5 và Thang đo lo

âu Zung (SAS), giúp xác định mức độ nghiêm trọng của các vấn đề tâm lýliên quan đến bạo lực gia đình

Thang đo trầm cảm Beck (BDI) gồm 21 mục, đo lường mức độtrầm cảm thông qua các triệu chứng như mất hứng thú, rối loạn giấc ngủ,cảm giác vô vọng và ý nghĩ tự sát Các nghiên cứu cho thấy BDI là công cụđáng tin cậy trong việc đánh giá tác động tiêu cực của bạo lực gia đình đếnsức khỏe tâm thần, khi nhiều nạn nhân có điểm số BDI cao, phản ánh tìnhtrạng trầm cảm kéo dài Trong khi đó, Thang đo PCL-5 (Post-TraumaticStress Disorder Checklist for DSM-5) được sử dụng để đánh giá mức độ rốiloạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) ở những người từng trải qua bạo lựcgia đình PCL-5 gồm 20 mục, phản ánh các triệu chứng PTSD như hồitưởng sang chấn, né tránh, tăng cảnh giác và suy giảm nhận thức, giúp xácđịnh mức độ nghiêm trọng của PTSD để xây dựng kế hoạch trị liệu phùhợp Ngoài ra, Thang đo lo âu Zung (SAS) với 20 mục đánh giá mức độ lo

âu qua các triệu chứng sinh lý và tâm lý như căng thẳng, mất ngủ, tim đậpnhanh và lo âu kéo dài Kết quả từ SAS giúp nhận diện mức độ lo âu củanạn nhân, từ đó định hướng các phương pháp can thiệp phù hợp

Bên cạnh đánh giá, liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là mộttrong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các nạn nhân bạo lựcgia đình, giúp họ điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực, kiểm soát cảm xúc và thay

Trang 17

đổi hành vi không thích ứng Trong điều trị trầm cảm, CBT tập trung vàoviệc nhận diện và điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực, thay thế bằng nhữngquan điểm thực tế và tích cực hơn, giúp giảm điểm số BDI đáng kể sau liệutrình can thiệp Với PTSD, CBT thường kết hợp với các kỹ thuật tiếp xúcdần dần với sang chấn, giúp nạn nhân tái cấu trúc nhận thức và giảm mức

độ né tránh, lo sợ, từ đó làm giảm điểm số PCL-5 Ngoài ra, CBT còn được

áp dụng trong điều trị lo âu, thông qua việc giúp nạn nhân học cách đối phóvới căng thẳng, điều chỉnh phản ứng cơ thể và suy nghĩ một cách hợp lýhơn, dẫn đến sự giảm điểm số SAS sau trị liệu

Bằng cách kết hợp các công cụ đánh giá như BDI, PCL-5 và SASvới liệu pháp CBT, việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trở nên hiệu quảhơn, không chỉ giúp họ phục hồi sức khỏe tinh thần mà còn tăng cường khảnăng thích ứng, xây dựng lại cuộc sống và giảm nguy cơ tái diễn các vấn đềtâm lý trong tương lai Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứngdụng các phương pháp khoa học trong công tác đánh giá và can thiệp,nhằm mang lại những giải pháp thiết thực và bền vững cho nạn nhân bạolực gia đình

Các nghiên cứu này không chỉ giúp các nạn nhân bạo lực gia đìnhvượt qua những tổn thương tâm lý mà còn góp phần xây dựng một xã hội

an toàn và công bằng hơn Việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển cácphương pháp trị liệu mới là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacác nạn nhân bạo lực gia đình và góp phần vào công cuộc chống bạo lựcgia đình trên toàn thế giới

Trang 18

1.2 Lý luận về các vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm và định nghĩa

1.2.1.1 Định nghĩa bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, gây ảnh hưởng

to lớn đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của các nạn nhân.Bạo lực gia đình được định nghĩa khác nhau trong các nghiên cứu tùythuộc vào bối cảnh pháp lý, văn hóa và học thuật, nhưng có một số điểmchung như sau:

Theo Liên Hợp Quốc (UN, 1993): “Bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi

nào gây ra tổn hại hoặc đau đớn về thể chất, tinh thần, hoặc tình dục đối với người khác, bao gồm cả đe dọa, ép buộc hoặc kiểm soát” Định nghĩa này

mang tính bao quát và nhấn mạnh các yếu tố phi bạo lực như đe dọa và áp bứctinh thần

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2013):

“Bạo lực gia đình là bất kỳ hành động bạo lực nào trong gia đình

hoặc mối quan hệ thân thiết, bao gồm các hành vi như bạo lực thể chất, tình dục, tâm lý, hoặc các hành vi kiểm soát khác WHO nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình là một vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các nạn nhân.”

Theo Heise và cộng sự (1994): “Bạo lực gia đình là hành vi lặp lại

của việc lạm dụng quyền lực và kiểm soát bởi một người trong mối quan hệ thân mật, bao gồm các dạng bạo lực như thể chất, tinh thần tình dục, và kinh tế ” Định nghĩa này nhấn mạnh sự mất cân bằng quyền lực giữa người

thực hiện và nạn nhân

Theo Walker (1979): Bạo lực gia đình được hiểu như một chu kỳgồm ba giai đoạn: (1) căng thẳng tăng cao, (2) bạo lực xảy ra, và (3) hối

Trang 19

hận hoặc hòa giải Lý thuyết này nhấn mạnh tính lặp lại và khó thoát khỏicủa bạo lực trong các mối quan hệ gia đình.

Theo Johnson (1995): Johnson đưa ra khái niệm bạo lực gia đìnhthân mật (intimate partner violence - IPV), phân loại thành bốn dạng:

- Bạo lực kiểm soát: Các hành vi kiểm soát và thống trị nhằm duytrì quyền lực trong mối quan hệ

- Xung đột bạo lực: Xảy ra do tranh cãi nhưng không mang tínhkiểm soát lâu dài

- Bạo lực kháng cự: Phản ứng tự vệ của nạn nhân trước kẻ bạo hành

- Bạo lực tình huống: Bạo lực xảy ra do căng thẳng trong tìnhhuống cụ thể, không mang tính kiểm soát

Theo Stark (2007): Stark nhấn mạnh khái niệm kiểm soát cưỡng

bức , trong đó “bạo lực gia đình không chỉ bao gồm hành vi bạo lực thể

chất mà còn là các hành vi kiểm soát, đe dọa, cô lập, và thao túng nhằm làm suy yếu quyền tự quyết của nạn nhân.”

Theo Dobash & Dobash (1979): “Bạo lực gia đình là biểu hiện của

quyền lực gia trưởng, trong đó nam giới sử dụng bạo lực như một công cụ

để duy trì quyền lực và kiểm soát phụ nữ.” Định nghĩa này có nền tảng từ

các lý thuyết về giới và phong trào nữ quyền

Theo Campbell và cộng sự (2002): “Bạo lực gia đình được xác định

là một dạng bạo lực có hệ thống, với các tác động tiêu cực lâu dài về sức khỏe thể chất và tinh thần” Campbell nhấn mạnh các hậu quả như rối loạn căng thẳng

sau sang chấn (PTSD), trầm cảm, và các vấn đề sức khỏe mãn tính

Theo Cochrane (2020), bạo lực gia đình thường được mô tả nhưmột tập hợp hành vi lạm dụng có thể xảy ra ở mọi giai đoạn của cuộc sống

và không giới hạn trong bối cảnh gia đình hạt nhân Nó có thể bao gồm bạo lựcđối với trẻ em, người già, và các thành viên phụ thuộc khác trong gia đình

Trang 20

Tại Việt Nam, bạo lực gia đình trong bối cảnh Việt Nam đã đượcnghiên cứu dưới nhiều góc độ, phản ánh tính đặc thù của văn hóa và xã hộiViệt Nam.

Theo Nguyễn Thị Oanh (2002), “bạo lực gia đình là các hành vi lạm

dụng quyền lực và sức mạnh của một thành viên trong gia đình để kiểm soát hoặc gây tổn thương về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế đối với thành viên khác” Nguyễn Thị Oanh nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình thường gắn liền với

tư tưởng gia trưởng và bất bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam truyền thống

Lê Thị Quý (2006) “bạo lực gia đình không chỉ bao gồm các hành

vi xâm phạm trực tiếp mà còn cả các hành vi cô lập, kiểm soát và lạm dụng quyền lực trong các mối quan hệ gia đình”.

Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Hồng (2010) chỉ ra rằng bạo lựcgia đình ở Việt Nam thường mang tính ẩn giấu, do các yếu tố văn hóa nhưtâm lý “giữ gìn thể diện gia đình” và thiếu sự hỗ trợ pháp lý mạnh mẽ

Theo Nguyễn Thị Hường (2000), bạo lực gia đình là hành vi cố ý

của một thành viên trong gia đình nhằm gây đau khổ hoặc tổn thương về thể chất, tinh thần, tình dục cho các thành viên khác Hành vi này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc đánh đập, hành hạ, lạm dụng tình dục đến kiểm soát tài chính, cô lập xã hội và hành hạ tâm lý Những hành vi này thường diễn ra trong môi trường kín đáo, khó phát hiện

và ít được công khai do sự e ngại, xấu hổ và sợ hãi của nạn nhân.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam (2007) đưa ra định

nghĩa mang tính pháp lý, “bạo lực gia đình là các hành vi cố ý của thành

viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác”.

Từ các nghiên cứu này, có thể thấy bạo lực gia đình tại Việt Namkhông chỉ mang tính cá nhân mà còn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ thống giá trị vàcấu trúc xã hội, đòi hỏi sự can thiệp toàn diện và đồng bộ từ nhiều phía

Trang 21

Bạo lực gia đình là một hiện tượng đa diện, bao gồm nhiều hìnhthức như bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục, tài chính và kiểm soát Cácđịnh nghĩa đều đồng thuận rằng đây không chỉ là hành vi cá nhân mà còn là sảnphẩm của các yếu tố văn hóa, xã hội và hệ thống quyền lực không bình đẳng

Trong nghiên cứu này chúng tôi xin phép được sử dụng định nghĩa

của Heise và cộng sự (1994):”Bạo lực gia đình là hành vi lặp lại của việc lạm

dụng quyền lực và kiểm soát bởi một người trong mối quan hệ thân mật, bao gồm các dạng bạo lực như thể chất, tinh thần tình dục, và kinh tế ”

1.2.1.2.1 Bạo lực thể chất

Bạo lực thể chất là hình thức dễ nhận biết nhất trong các loại bạolực gia đình, chiếm tỷ lệ lớn trong các báo cáo về bạo lực gia đình (NguyễnThị Hường, 2000; WHO, 2013) Đây là hành vi sử dụng vũ lực để gây đauđớn hoặc thương tích cho nạn nhân, bao gồm đánh đập, đấm đá, tát, kéo tóc,hoặc sử dụng vũ khí gây thương tích Nguyễn Thị Hường (2000) cho rằngbạo lực thể chất không chỉ gây tổn thương trực tiếp đến cơ thể mà còn đểlại những hậu quả tâm lý nghiêm trọng như lo âu, trầm cảm và sợ hãi.Những vết thương về thể chất có thể hồi phục, nhưng những tổn thương vềtinh thần thường kéo dài và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của nạn nhân.Điều này phù hợp với kết luận của García-Moreno và cộng sự (2005), nhấnmạnh rằng bạo lực thể chất trong gia đình thường gắn liền với nguy cơ giatăng các vấn đề sức khỏe tâm lý và xã hội

Trang 22

1.2.1.2.2 Bạo lực tinh thần

Bạo lực tinh thần, hay còn gọi là bạo lực tâm lý, là hình thức bạolực gia đình khó nhận biết hơn nhưng lại gây ra những tổn thương sâu sắc.Theo Lê Thị Quy (2002), bạo lực tinh thần bao gồm các hành vi như chửibới, lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa, kiểm soát và cô lập nạn nhân Những hành vinày không gây tổn thương về mặt thể chất nhưng làm suy yếu tinh thần củanạn nhân, khiến họ cảm thấy lo âu, trầm cảm và mất tự tin Bạo lực tinh thầnthường kéo dài và diễn ra liên tục, tạo ra một môi trường sống độc hại Nghiêncứu của Stark (2007) về “bạo lực cưỡng chế” (coercive control) cho thấy rằngcác hành vi kiểm soát và hạ thấp tinh thần thường không được chú ý, nhưnglại là nguồn gốc chính của sự phụ thuộc và bất lực ở nạn nhân

1.2.1.2.3 Bạo lực kinh tế

Bạo lực kinh tế là hình thức bạo lực gia đình ít được chú ý nhưnglại có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của nạn nhân Bạo lực kinh tế baogồm các hành vi như kiểm soát tài chính, ngăn cản nạn nhân đi làm, khôngcung cấp đủ tiền bạc cho các nhu cầu thiết yếu, hoặc chiếm đoạt tài sản củanạn nhân Phạm Thị Thanh Hương (2015) nhấn mạnh rằng bạo lực kinh tếkhiến nạn nhân sống trong tình trạng phụ thuộc tài chính, mất quyền tự chủ

và không có khả năng rời bỏ mối quan hệ bạo lực Điều này phù hợp vớinghiên cứu của Adams và cộng sự (2008), khi tác giả nhận định rằng phụthuộc tài chính là một trong những rào cản lớn nhất ngăn nạn nhân thoátkhỏi các mối quan hệ độc hại

1.2.1.2.4 Bạo lực tình dục

Bạo lực tình dục trong gia đình là hành vi ép buộc hoặc lạm dụngtình dục đối với các thành viên trong gia đình mà không có sự đồng thuận.Trần Thị Lan (2018) định nghĩa bạo lực tình dục bao gồm các hành vi nhưcưỡng hiếp, ép buộc quan hệ tình dục, hoặc lạm dụng tình dục trẻ em tronggia đình Ngoài ra, Heise và cộng sự (1999) chỉ ra rằng bạo lực tình dục

Trang 23

trong gia đình thường bị che giấu do các yếu tố văn hóa và định kiến xã hội,khiến nạn nhân khó tiếp cận sự hỗ trợ cần thiết Bạo lực tình dục không chỉgây tổn thương về mặt thể chất mà còn gây ra những tổn thương sâu sắc vềtinh thần, khiến nạn nhân trải qua cảm giác xấu hổ, tội lỗi và sợ hãi Nạnnhân của bạo lực tình dục thường phải đối mặt với những hậu quả lâu dài

về tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và khả năng táihòa nhập xã hội (Trần Thị Lan, 2018; Jewkes et al., 2010)

Các hình thức bạo lực gia đình bao gồm bạo lực thể chất, tinh thần,kinh tế và tình dục, đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân.Mỗi hình thức bạo lực đều có những đặc điểm riêng và gây ra những tổnthương khác nhau, nhưng đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần

và chất lượng cuộc sống của nạn nhân Việc hiểu rõ và nhận diện các hìnhthức bạo lực gia đình là cần thiết để có những biện pháp phòng ngừa, canthiệp và hỗ trợ hiệu quả Chỉ khi nào xã hội nhận thức đầy đủ về vấn đề này

và hành động quyết liệt, nạn nhân của bạo lực gia đình mới có cơ hội vượtqua những tổn thương và tái hòa nhập cuộc sống một cách toàn diện

1.2.2 Các yếu tố gây ra bạo lực gia đình

1.2.2.1 Yếu tố văn hóa, xã hội

Yếu tố văn hóa và xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và duy trì bạo lực gia đình Văn hóa truyền thống thường áp đặt cácchuẩn mực giới tính cứng nhắc, quy định vai trò và vị trí của nam và nữtrong gia đình Trong nhiều nền văn hóa, nam giới thường được coi làngười đứng đầu, có quyền kiểm soát và quyết định mọi việc trong gia đình,trong khi phụ nữ được kỳ vọng phải tuân thủ và phục tùng Những chuẩnmực này tạo điều kiện cho bạo lực gia đình phát triển, khi nam giới sử dụngquyền lực của mình để kiểm soát và đàn áp phụ nữ Theo Nguyễn ThịHường (2000), trong nhiều gia đình, bạo lực được coi là một phần của đời

Trang 24

sống gia đình, là cách để duy trì trật tự và kỷ luật Văn hóa bạo lực đượctruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khi trẻ em chứng kiến và trải nghiệmbạo lực trong gia đình, chúng sẽ có xu hướng chấp nhận và tái tạo hành vibạo lực khi trưởng thành.

Các yếu tố xã hội như sự thiếu hụt về giáo dục, thiếu hiểu biết vềquyền con người và bình đẳng giới cũng góp phần làm gia tăng bạo lực giađình Lê Thị Quy (2002) cho rằng, trong các cộng đồng nghèo khó và ít học,nhận thức về quyền con người và bình đẳng giới thường rất hạn chế Phụ

nữ trong những cộng đồng này thường không nhận thức được quyền lợi củamình, không biết cách tự bảo vệ và không có nguồn lực để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi bị bạo lực Ngoài ra, sự thiếu hụt các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệnạn nhân bạo lực gia đình, như nhà tạm lánh, tư vấn pháp lý và tâm lý,cũng làm tăng nguy cơ bạo lực

1.2.2.2 Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân chính gây rabạo lực gia đình Tình trạng nghèo đói, thất nghiệp và khó khăn về kinh tếtạo ra áp lực lớn đối với các thành viên trong gia đình, dẫn đến căng thẳng

và xung đột Khi gia đình không có đủ nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu

cơ bản, các thành viên có xu hướng đổ lỗi cho nhau và sử dụng bạo lực nhưmột cách giải tỏa căng thẳng Phạm Thị Thanh Hương (2015) chỉ ra rằng,trong nhiều trường hợp, nam giới sử dụng bạo lực để khẳng định quyền lực

và uy quyền của mình trong bối cảnh mất việc làm hoặc không có khả năngcung cấp cho gia đình Bạo lực kinh tế cũng là một hình thức bạo lực giađình phổ biến, khi một thành viên sử dụng quyền kiểm soát tài chính đểkhống chế và đàn áp các thành viên khác Điều này làm cho nạn nhân,thường là phụ nữ, sống trong tình trạng phụ thuộc kinh tế, không có khảnăng tự lập và không dám rời bỏ mối quan hệ bạo lực

Trang 25

1.2.2.3 Yếu tố cá nhân (tính cách, tâm lý)

Yếu tố cá nhân, bao gồm tính cách và tâm lý của các thành viêntrong gia đình, cũng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành bạo lực gia đình.Những người có tính cách hung hăng, bạo lực hoặc có vấn đề về kiểm soátcảm xúc thường có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết xung đột TrầnThị Lan (2018) cho rằng, những người trải qua các trải nghiệm bạo lựctrong quá khứ, chẳng hạn như bị lạm dụng hoặc chứng kiến bạo lực giađình, có nguy cơ cao trở thành người gây bạo lực khi trưởng thành Nhữngtổn thương tâm lý không được chữa lành, những cảm xúc tiêu cực tích tụqua thời gian dẫn đến các hành vi bạo lực

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như trầm cảm, lo âu, rối loạn căngthẳng sau chấn thương (PTSD) và nghiện chất kích thích, cũng góp phần làmgia tăng nguy cơ bạo lực gia đình Những người mắc các vấn đề về sức khỏetâm thần thường không có khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình,dẫn đến những hành vi bạo lực không kiểm soát Ngoài ra, việc sử dụng rượubia và các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình, khi nhữngngười sử dụng rượu bia thường mất kiểm soát và dễ dàng sử dụng bạo lực khigặp xung đột

Bạo lực gia đình là một vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng từ nhiềuyếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và cá nhân Các chuẩn mực văn hóa truyềnthống, sự thiếu hụt về giáo dục và dịch vụ hỗ trợ, tình trạng nghèo đói vàkhó khăn kinh tế, cũng như các vấn đề về tính cách và sức khỏe tâm thần,đều góp phần làm gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình Việc hiểu rõ các yếu

tố này là cần thiết để có những biện pháp phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợhiệu quả, góp phần giảm thiểu và chấm dứt bạo lực gia đình trong xã hội

Trang 26

1.2.3 Tổn thương tâm lý bạo lực gia đình

1.2.3.1 Khái niệm tổn thương tâm lý

Thuật ngữ “tổn thương” (tiếngAnh là trauma) bắt nguồn là từ “trauma” trongtiếng Hy Lạp dịch là Wound - vết thương Thuật ngữ này có thể được giải thích trongbối cảnhcủa vết thương cả về thể chất và tinh thần (dẫn theoSwart,2009)

Trong Tâm lý học, Pearlman & Saakvitne (1995) cho rằng thươngtâm lý là trải nghiệm cá nhân đối với một sự kiện hoặc các sự kiện lâu đài,bao gồm: khả năng tích hợp trải nghiệm cảm xúc của nhân là quá sức chịuđựng; hoặc những trải nghiệm chủ quan của cá nhân như là mối đe dọa đốivới sự sống, tính toàn vẹn của cơ thể hoặc sự tỉnh táo của cá nhân (dẫn theoGiller, 1999)

Theo Corsini (2002), khái niệm tổn thương được hiểu ở hai góc độ:thứ nhất, tổn thương là kết quả/hậu quả của một sự kiện đầu đớn, về thểchất hoặc tinh thần, gây ra tổn thương ngay lập tức cho cơ thể hoặc sốc chotinh thần Những sang chấn tâm lý bao gồm những cú sốc tinh thần có ảnhhưởng lâu dài đến nhân cách, chẳng hạn như bị từ chối, ly hôn, kinhnghiệm chiến đấu, thảm họa dân sự và chủng tộc hoặc kỳ thị tôn giáo Thứhai, kết quả liên tục của một sự kiện như vậy đối với cơ thể hoặc tâm tríhoặc cả hai, nó được gọi là những tổn thương (dẫn tới theo Swart, 2009)

Từ những định nghĩa trên, nhiều tác giả hàm ý định nghĩa mở rộnghơn về tổn thương Sẽ phù hợp hơn khi hiểu tổn thương là những trảinghiệm bất lợi hoặc “những sự kiện căng thẳng trong akrông (Briggs &Price, 2009; Real và cộng sự, 2011; Rosso và cộng sự 2012)

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn (2019), tổn thương tâm lý là trạng đedọa sự toàn vẹn, yên ổn về thể chất hoặc tinh thần của họ, có ảnh thái tâm

lý sau khi cá nhân trải nghiệm những sự kiện bất thường hưởng tiêu cựcđến hoạt động sống của cá nhân Các sự kiện gây sẵn thương tâm lý thường

Trang 27

bao gồm lạm dụng quyền lực, phản bội lòng tin, sự mắc kẹt, bất lực, đauđớn, sự hoang mang và hoặc mất mặt Những điều này làm lấn át khả năngđương đầu của cá nhân Giller 1999), là những yếu tố làm dao động, thậmchí đảo lộn trạng thái cân bằng tâm lý, thường tác động tiêu cực đến sựphát triển bình thường (Văn Thị Kim Cúc, 2016).

Theo Dykshoorn (2014), sự kiện gây tổn thương là bất kỳ sự kiệnnào gây ra sự đau khổ về thể chất, tình cảm hoặc tâm lý của cá nhân Do đó,những sự kiện này có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) xung đột giữacác cá nhân, mất tài sản, trở thành nạn nhân, bị chỉ trích hoặc chế giễu,bệnh tật, mất lòng tin, cái chết của người thân, chiến tranh, thiên tai, tai nạn

xe hơi và/hoặc ly hôn hoặc chia ly với những người thân yêu Về cơ bản,bất kỳ sự kiện nào cũng có thể được coi là đau thương nếu cá nhân đó trảiqua nó như vậy Bằng cách áp dụng định nghĩa mở này về tổn thương, chophép có thể đánh giá tốt hơn tác động của các sự kiện quan trọng cuộc sốngđối với con người

Các nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn người trưởng thành sẽ trải quamột sự kiện tổn thương vào một thời điểm nào đó , nhưng cuộc đời của họ,mặc dù có sự khác biệt giữa các quốc gia về tỷ lệ các loại sự kiện tổn thương

cụ thể (Benjet và cộng 3, 2017 to & Maercker 2014) Trên thực tế, tổn thươngtâm lý cũng phụ thuộc vào từng cá nhân, từng sự kiện tác động từng bối cảnh.Hai người có thể trải qua cùng một sự kiện độc hại và một người có thể bị tổnthương trong khi người kia vẫn còn tương đối bình tỉnh Ngoài ra, các khíacạnh cụ thể của một sự kiện gây chấn thương sẽ khác nhau từ cá nhân nàysang cá nhân khác Điều đó phụ thuộc vào văn hóa, vào thời đại, vào khả năngchịu đựng của mỗi người, vào ý nghĩa Ví dụ như con cái là một giá trị càngđược coi trọng trong văn hóa t của sự kiện đối với người đó (Giller, 1999; VănThị Kim Cúc, 2016)

Trang 28

Các sự kiện gây tổn thương không chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên

mà có thể bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm cá nhân, mối quan hệ nhóm đồngđẳng, đặc điểm cộng đồng và các yếu tố chính trị - xã hội Ví dụ, ở cấp độ

cá nhân, khả năng bị các tổn thương cụ thể khác nhau tùy theo giới tính,tuổi tác, chủng tộc/dân tộc và xu hướng tình dục (Garcia-Moreno và cộng

sự, 2006; McLaughlin và cộng sự, 2013 Rees và cộng sự, 2011) Ở mộtkhía cạnh khác, Levine (1997) cho rằng chính việc nhận thức về sự kiện sẽquyết định mức độ và tính chất của tác động mà sự kiện đó gây ra đối vớicon người Thuật ngữ những trải nghiệm đe dọa đến tính mạng được nhậnthức” hoặc “những trải nghiệm quá sức được nhận thức” đã được đề cậpđến nhiều lần trong các nghiên cứu (Levine, 2005; Van der Kolk &McFarlane, 1996)

Theo Herman (1992), tổn thương tâm lý là hậu quả của một sự kiệngây sang chấn khiến cá nhân cảm thấy bất lực, mất kiểm soát và bị áp đảobởi nỗi sợ hãi hoặc sự đe dọa nghiêm trọng, làm gián đoạn cảm giác antoàn và niềm tin vào thế giới

Theo American Psychological Association (APA, 2022) định nghĩatổn thương tâm lý là phản ứng cảm xúc đối với một sự kiện cực kỳ tiêu cựchoặc gây sốc, có thể dẫn đến các triệu chứng lo âu, trầm cảm hoặc rối loạncăng thẳng sau sang chấn (PTSD)

Trong khi đó, van der Kolk (2014) nhấn mạnh rằng tổn thương tâm

lý không chỉ là trải nghiệm tâm lý mà còn có tác động sâu sắc đến hệ thầnkinh và cơ thể, làm thay đổi phản ứng căng thẳng và điều hòa cảm xúc

Bonanno (2004) cho rằng không phải ai cũng bị ảnh hưởng nghiêmtrọng sau khi trải qua tổn thương, mà một số cá nhân có khả năng tự phụchồi (resilience) tùy thuộc vào cơ chế đối phó và sự hỗ trợ từ môi trườngxung quanh Theo DSM-5 (APA, 2013), tổn thương tâm lý liên quan đến

Trang 29

trải nghiệm một sự kiện đe dọa tính mạng, bạo lực nghiêm trọng hoặcchứng kiến người khác trải qua sang chấn, có thể dẫn đến PTSD hoặc cácrối loạn liên quan.

Các yếu tố cộng đồng và chính trị xã hội cũng ảnh hưởng đến khảnăng xảy ra tổn thương ở các khu vực địa lý Một số loại tổn thương nhấtđịnh (ví dụ bạo lực) có nhiều khả năng xảy ra ở một số địa điểm nhất định

Như vậy, định nghĩa tổn thương tâm lý là phản ứng cảm xúc đối vớimột sự kiện cực kỳ tiêu cực hoặc gây sốc, có thể dẫn đến các triệu chứng lo

âu, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn.(APA, 2022)

1.2.3.2 Tổn thương tâm lý của người bạo lực gia đình

Nạn nhân bạo lực gia đình thường phải đối mặt với cảm giác sợ hãi, lo

âu và trầm cảm Cảm giác sợ hãi là phản ứng đầu tiên của nhiều người khi họphải chứng kiến hoặc trải nghiệm bạo lực Những người bị bạo lực gia đìnhsống trong tình trạng liên tục lo lắng về sự an toàn của bản thân và nhữngngười xung quanh

Theo Herman (1992), tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình là trạngthái suy giảm nghiêm trọng về cảm giác an toàn, lòng tự trọng và khả năngkiểm soát cuộc sống khi cá nhân liên tục trải qua hoặc chứng kiến các hành vibạo lực trong gia đình Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác bất lực kéo dài

và khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ lành mạnh sau này

Van der Kolk (2014) nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình, đặc biệt khi xảy

ra trong thời gian dài, có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh,dẫn đến khó khăn trong việc điều hòa cảm xúc, gia tăng mức độ căng thẳng vàlàm suy giảm khả năng đối phó với các tình huống trong tương lai

Theo nghiên cứu của Evans et al (2008), trẻ em lớn lên trong môitrường bạo lực gia đình có nguy cơ cao bị tổn thương tâm lý kéo dài, bao gồm

Trang 30

rối loạn cảm xúc, hành vi hung hăng hoặc thu mình, cũng như khó khăn trongviệc xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh.

Walker (1979) đưa ra khái niệm "chu kỳ bạo lực", trong đó nhấnmạnh rằng những người từng trải qua bạo lực gia đình có nguy cơ cao tiếp tụctái diễn hoặc chịu đựng bạo lực trong các mối quan hệ tương lai, do ảnhhưởng của tổn thương tâm lý và sự điều chỉnh nhận thức sai lệch về bạo lực

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2022), nạn nhân bạo lực giađình thường xuyên trải qua cảm giác bất an và căng thẳng, dẫn đến nhữngtriệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh, và cảm giác không thể thở được.Những cảm xúc này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng,chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe thểchất khác (Nguyễn Thị Mai, 2022)

Lo âu là một phản ứng khác thường gặp ở nạn nhân bạo lực giađình Lo âu không chỉ xuất hiện trong các tình huống cụ thể mà còn thườngxuyên hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của nạn nhân Theo Đỗ ThịLan (2021), lo âu kéo dài và thường xuyên có thể dẫn đến các rối loạn lo âunhư rối loạn lo âu tổng quát hoặc rối loạn hoảng sợ Nạn nhân của bạo lựcgia đình thường phải đối mặt với cảm giác không kiểm soát được tình hình,điều này làm gia tăng mức độ lo âu và căng thẳng (Đỗ Thị Lan, 2021)

Trầm cảm là một tác động ngắn hạn khác của bạo lực gia đình Nhữngngười trải qua bạo lực thường cảm thấy tuyệt vọng, buồn bã và mất niềm tinvào cuộc sống Theo DSM-5 (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2013), trầm cảmđược xếp vào nhóm rối loạn khí sắc và thường đi kèm với các triệu chứng nhưgiảm năng lượng, khó tập trung, cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi quá mức, rốiloạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể xuấthiện ý nghĩ hoặc hành vi tự sát Những đặc điểm chính của trầm cảm bao gồmrối loạn khí sắc kéo dài, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã,

Trang 31

chán nản hoặc trống rỗng ngay cả khi không có nguyên nhân rõ ràng Họ cũngmất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích, cảm thấy kiệt sức, thiếu độnglực, khó tập trung và khó ra quyết định Trầm cảm có thể gây rối loạn giấcngủ như mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, thay đổi khẩu vị dẫn đến tăng hoặcgiảm cân, đồng thời làm gia tăng cảm giác vô dụng và tội lỗi quá mức Ở mức

độ nghiêm trọng, người bệnh có thể có ý nghĩ tự sát hoặc tự hại Trầm cảm cóthể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thểảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống Việc điều trị thường baogồm tâm lý trị liệu, liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), sử dụng thuốcchống trầm cảm và các biện pháp hỗ trợ xã hội nhằm giúp người bệnh cảithiện tình trạng tâm lý và nâng cao chất lượng cuộc sống.Theo nghiên cứu của

Lê Thị Hương (2023), trầm cảm ở nạn nhân bạo lực gia đình không chỉ làmgiảm chất lượng cuộc sống mà còn làm suy yếu khả năng của nạn nhân trongviệc đối mặt với các vấn đề hàng ngày và duy trì các mối quan hệ xã hội (LêThị Hương, 2023) Trầm cảm có thể dẫn đến sự giảm sút khả năng làm việc

và học tập, đồng thời gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất Liệu pháp nhậnthức – hành vi (CBT) là một phương pháp phổ biến, tập trung vào việc nhậndiện và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, giúp người bệnh điều chỉnh cáchnhìn nhận về bản thân, thế giới xung quanh và tương lai Ngoài ra, liệu phápkích hoạt hành vi (BA) khuyến khích người bệnh tham gia vào các hoạt độngtích cực nhằm cải thiện tâm trạng và giảm sự thờ ơ, mất hứng thú Bên cạnh

đó, liệu pháp chánh niệm (MBCT) giúp người bệnh rèn luyện khả năng quansát và chấp nhận suy nghĩ, cảm xúc mà không phán xét, từ đó kiểm soát căngthẳng và ngăn ngừa tái phát trầm cảm Các biện pháp hỗ trợ như tham gianhóm đồng đẳng, tập thể dục, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và xâydựng hệ thống hỗ trợ xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều

Trang 32

trị Việc kết hợp các phương pháp phù hợp với từng cá nhân có thể giúp ngườibệnh cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và duy trì sự ổn định về mặt tinh thần.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm của Herman

(1992), tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình là trạng thái suy giảm nghiêm

trọng về cảm giác an toàn, lòng tự trọng và khả năng kiểm soát cuộc sống khi

cá nhân liên tục trải qua hoặc chứng kiến các hành vi bạo lực trong gia đình.

1.2.3.3 Ảnh hưởng dài hạn (rối loạn stress sau sang chấn, tự tử, các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác)

Bạo lực gia đình có thể gây ra nhiều rối loạn tâm thần nghiêm trọng,đặc biệt khi nạn nhân phải chịu đựng sang chấn kéo dài Một trong nhữngrối loạn phổ biến nhất là rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), trong

đó nạn nhân thường xuyên trải qua hồi tưởng ám ảnh, né tránh các yếu tốgợi nhớ đến sang chấn, thay đổi tiêu cực trong cảm xúc và luôn trong trạngthái căng thẳng, cảnh giác quá mức Ngoài PTSD, bạo lực gia đình cũng cóthể dẫn đến trầm cảm với các triệu chứng như mất hứng thú trong cuộcsống, cảm giác tuyệt vọng, mất ngủ và có thể dẫn đến ý định hoặc hành vi

tự tử

Ngoài ra, nhiều nạn nhân phát triển rối loạn lo âu lan tỏa, khiến

họ luôn trong trạng thái lo lắng quá mức về cuộc sống, hoặc rối loạn hoảng

sợ, gây ra những cơn hoảng loạn đột ngột kèm theo khó thở, tim đập nhanh

và sợ hãi cực độ Một số người còn xuất hiện rối loạn phân ly, đặc biệt làrối loạn nhận dạng phân ly hoặc trạng thái tê liệt cảm xúc, như một cơ chếbảo vệ khỏi những trải nghiệm đau thương

Trẻ em chứng kiến hoặc trải qua bạo lực gia đình có nguy cơ caogặp phải rối loạn hành vi, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc cácvấn đề phát triển xã hội, ảnh hưởng đến khả năng xây dựng mối quan hệlành mạnh trong tương lai Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạo lực

Trang 33

kéo dài có thể góp phần gây ra rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rốiloạn sử dụng chất kích thích hoặc các hành vi nguy cơ cao khác Việc canthiệp sớm thông qua trị liệu tâm lý, hỗ trợ xã hội và môi trường sống antoàn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực củabạo lực gia đình đối với sức khỏe tâm thần.

Ảnh hưởng dài hạn của bạo lực gia đình có thể dẫn đến các vấn

đề tâm lý nghiêm trọng hơn như rối loạn stress sau sang chấn, suy nghĩ

tự tử, và các vấn đề tâm lý khác Rối loạn căng thẳng sau sang chấn Traumatic Stress Disorder – PTSD) là một rối loạn tâm lý xuất hiện sau khimột cá nhân trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây sang chấn nghiêmtrọng, chẳng hạn như tai nạn, bạo lực, chiến tranh hoặc thiên tai Theo DSM-5(Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2013), PTSD được đặc trưng bởi bốn nhóm triệuchứng chính: xâm nhập ký ức, né tránh, thay đổi tiêu cực trong nhận thức vàcảm xúc, cùng với trạng thái kích thích quá mức Trong khi đó, ICD-11 (Tổchức Y tế Thế giới, 2018) mô tả PTSD thông qua ba đặc điểm cốt lõi là hồitưởng không kiểm soát về sự kiện sang chấn, né tránh các tình huống gợi nhớ

(Post-và sự kích thích tâm lý kéo dài Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất mộttháng và gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống cá nhân, công việc và các mốiquan hệ xã hội Không phải ai cũng phát triển PTSD sau sang chấn, bởi nguy

cơ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của sựkiện, khả năng đối phó cá nhân, hỗ trợ xã hội và yếu tố sinh học Nếu khôngđược can thiệp kịp thời, PTSD có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm,ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống củangười bệnh Suy nghĩ tự tử là một hệ quả nghiêm trọng của những ảnhhưởng dài hạn từ bạo lực gia đình Theo Trần Thị Thu Hương (2021), nạnnhân bạo lực gia đình có nguy cơ cao gặp phải ý nghĩ tự tử hoặc hành vi tựsát Tình trạng cảm thấy bị mắc kẹt trong một môi trường bạo lực và không

Trang 34

có lối thoát là yếu tố chính dẫn đến những suy nghĩ và hành động nguyhiểm này (Trần Thị Thu Hương, 2021) Các yếu tố tâm lý như cảm giác vôvọng, cảm giác tội lỗi và sự thiếu hỗ trợ xã hội thường dẫn đến nguy cơ caocủa các hành vi tự tử ở nạn nhân bạo lực gia đình.

Các tiếp cận tâm lý đối với rối loạn căng thẳng sau sang chấn(PTSD) bao gồm tiếp cận hành vi và tiếp cận nhận thức – hành vi (CBT),

cả hai đều nhấn mạnh vào cách PTSD hình thành và duy trì, cũng như đềxuất các phương pháp can thiệp hiệu quả Tiếp cận hành vi dựa trên nguyêntắc điều kiện hóa, trong đó các kích thích liên quan đến sang chấn trở thànhtác nhân có điều kiện, gây ra phản ứng sợ hãi ngay cả khi nguy hiểm đã qua.Người mắc PTSD có xu hướng né tránh các tình huống hoặc suy nghĩ gợinhớ đến sang chấn, và chính hành vi né tránh này lại duy trì triệu chứngbệnh Để can thiệp, liệu pháp tiếp xúc (Exposure Therapy) giúp người bệnhdần đối mặt với nỗi sợ trong môi trường an toàn, trong khi liệu pháp giảimẫn cảm và tái xử lý bằng chuyển động mắt (EMDR) hỗ trợ xử lý ký ứcsang chấn Trong khi đó, tiếp cận nhận thức – hành vi (CBT) tập trung vàonhững suy nghĩ tiêu cực duy trì PTSD, chẳng hạn như niềm tin méo mó vềbản thân (“Tôi yếu đuối”), thế giới (“Thế giới không an toàn”) và tương lai(“Mọi thứ sẽ không bao giờ tốt hơn”) CBT sử dụng các kỹ thuật như liệupháp tiếp xúc kéo dài (PE) để giúp người bệnh đối mặt với ký ức đauthương, liệu pháp xử lý nhận thức (CPT) để thay đổi suy nghĩ tiêu cực, vàtái cấu trúc nhận thức nhằm điều chỉnh những niềm tin sai lệch Cả hai tiếpcận này đều có hiệu quả cao trong điều trị PTSD, thường được áp dụng kếthợp để giúp người bệnh dần kiểm soát nỗi sợ và điều chỉnh tư duy mộtcách linh hoạt hơn

Bạo lực gia đình gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cả vềngắn hạn và dài hạn đối với nạn nhân Trong ngắn hạn, cảm giác sợ hãi, lo âu

Trang 35

và trầm cảm thường xuyên xuất hiện, gây ra các vấn đề sức khỏe tâm lý và thểchất Trong dài hạn, những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như rối loạn stresssau sang chấn, suy nghĩ tự tử và các vấn đề tâm lý khác trở nên phổ biến.Những nghiên cứu và tài liệu hiện có chỉ rõ ràng việc nhận thức và can thiệpkịp thời là cần thiết để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và giúp họ vượt quanhững khó khăn tâm lý này.

1.2.4 Các lý thuyết tâm lý liên quan đến bạo lực gia đình

Lý thuyết “Chu kỳ Bạo lực” của Walker (1979) giúp lý giải về sựlặp lại của bạo lực trong mối quan hệ gia đình, với ba giai đoạn chính: căngthẳng, bạo lực, và hối lỗi Lý thuyết này cho thấy sự tổn thương tâm lý mànạn nhân trải qua và vai trò của bạo lực trong việc hình thành tổn thươngtâm lý lâu dài Finkelhor (1984) phát triển lý thuyết về tổn thương do lạmdụng tình dục, mô tả bốn yếu tố chính gây ra tổn thương tâm lý cho trẻ em:

sự phá vỡ cảm giác an toàn, thiếu quyền kiểm soát, sự xung đột nội tâm vềhành vi tình dục, và sự cô lập cảm xúc Những yếu tố này không chỉ ảnhhưởng ngay lập tức mà còn dẫn đến các hậu quả tâm lý lâu dài

Lý thuyết của Lazarus và Folkman (1984) nghiên cứu quá trìnhđánh giá căng thẳng (stress appraisal process), chỉ ra rằng việc nạn nhâncảm nhận khả năng vượt qua tình huống căng thẳng có thể làm giảm tổnthương tâm lý Nghiên cứu này giúp lý giải cách các yếu tố tâm lý và xãhội tác động đến khả năng phục hồi sau sang chấn Judith Herman (1992)

mô tả ba giai đoạn phục hồi sau sang chấn: hồi phục từ sốc và hoảng loạn,nhớ lại và xử lý lại, và tái thiết lập sự tin tưởng Lý thuyết này nhấn mạnh

sự quan trọng của hỗ trợ từ các mối quan hệ an toàn và trị liệu tâm lý trongviệc giúp nạn nhân tái hòa nhập xã hội sau tổn thương tâm lý Cuối cùng, lýthuyết của Van der Kolk (2014) về tổn thương tâm lý liên quan đến PTSD

và bạo lực chỉ ra tầm quan trọng của các phương pháp can thiệp thân thể

Trang 36

như trị liệu dựa trên chánh niệm, giúp nạn nhân phục hồi từ tổn thương tâm

lý lâu dài

Lý thuyết hệ thống gia đình

Lý thuyết hệ thống gia đình là một lý thuyết quan trọng khác trongviệc phân tích bạo lực gia đình Lý thuyết này xem gia đình như một hệthống đa chiều, nơi mọi yếu tố đều có thể ảnh hưởng lẫn nhau và duy trì sự

ổn định của toàn bộ hệ thống Theo lý thuyết này, bạo lực gia đình khôngchỉ là kết quả của hành vi của một cá nhân mà còn là sự tương tác phức tạpgiữa các thành viên trong gia đình và các yếu tố bên ngoài (Minh Văn Đức,2022) Mọi hành vi trong gia đình đều chịu sự chi phối của các quy tắc, vaitrò và mối quan hệ giữa các thành viên Bạo lực gia đình, trong bối cảnhnày, là một phần của sự tương tác hệ thống gia đình, phản ánh sự bất hòa,xung đột và thiếu hụt trong các mối quan hệ giữa các thành viên

Nghiên cứu của Phạm Thị Lệ (2021) cho thấy rằng bạo lực gia đình

có thể được hiểu như một hệ quả của những rối loạn trong cấu trúc gia đình

và các mối quan hệ giữa các thành viên Ví dụ, sự thiếu hụt trong các vaitrò gia đình, sự xung đột không được giải quyết và sự thiếu hụt sự hỗ trợ từcác thành viên khác đều có thể góp phần vào việc hình thành bạo lực.Nghiên cứu của Trần Thanh Phương (2023) chỉ ra rằng các vấn đề như sựkhông đồng thuận trong việc chia sẻ quyền lực, sự bất bình đẳng trong cácmối quan hệ và các yếu tố xã hội bên ngoài như áp lực kinh tế đều có thểảnh hưởng đến sự xuất hiện của bạo lực gia đình (Phạm Thị Lệ, 2021; TrầnThanh Phương, 2023)

Ngoài ra, lý thuyết hệ thống gia đình cũng nhấn mạnh rằng việc giảiquyết bạo lực gia đình đòi hỏi phải có sự can thiệp từ nhiều phía Theo lýthuyết này, để giảm thiểu bạo lực gia đình, các chương trình can thiệpkhông chỉ tập trung vào nạn nhân hoặc thủ phạm mà còn cần phải chú ý

Trang 37

đến toàn bộ hệ thống gia đình Theo Đinh Thị Lan (2022), các can thiệphiệu quả thường bao gồm việc hỗ trợ các thành viên gia đình trong việc cảithiện các mối quan hệ, thay đổi các quy tắc gia đình và xây dựng các kênhgiao tiếp hiệu quả hơn (Đinh Thị Lan, 2022)

1.2.5 Khái niệm và Tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm

Rối loạn trầm cảm bao gồm trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, trầmcảm do một chất và trầm cảm do một bệnh thực tổn Trong đó rối loạn trầmcảm chủ yếu được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnhnhân phải có ít nhất 5 triệu chứn chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất 1trong 2 triệu chứng chủ yếu là: Khí sắc giảm; mất hầu hết các hứng thú/sởthích Các giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần Bệnh nhân khôngđược có tiền sử lạm dụng chất (rượu, ma tuý, thuốc) và chấn thương sọ não(DSM5 – 2013)

Nguyễn Bá Đạt (2022) “Rối loạn trầm cảm là trạng thái giảm khísắc, giảm mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng hoạt động Trong rốiloạn trầm cảm điển hình, bệnh nhân có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt độngtâm thần: Khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm mọi quan tâm thích thú, cảm thấytương lai ảm đảm, tư duy chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình làhèn kém, giảm vận động, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ Ở các thểnặng, có thể có hoang tưởng bị tội, có ý tưởng và hành vi tự sát”

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, được định nghĩa như tâm trạngbuồn và đau khổ kèm theo sự suy giảm hoạt động tâm trí và vận động.không nên nhầm lẫn trầm cảm với nỗi buồn thoáng qua trong ngôn ngữthông thường, một trạng thái mà mọi người trong chúng ta đều trải quảtrong cuộc sống Đó là nỗi buồn thoáng qua trong vài giờ, thậm chí vàingày, nhưng rồi sẽ trôi qua và hầu như không kéo theo sự thay đổi hành vi

Trang 38

nào Còn trầm cảm là trạng thái tuyệt vọng trầm trọng lâu dài (NguyễnNgọc Diệp, 2015).

Trong thực hành lâm sàng, các nhân viên y tế, bác sĩ tâm thần, cácnhà tâm lý học lâm sàng và trị liệu luôn sử dụng cuốn ICD 10 hoặc DSM 5

hỗ trợ công tác chẩn đoán lâm sàng các rối loạn tâm thần nói chung, trầmcảm nói riêng:

* Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM 5

A Ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện cùng lúc, kéodài 2 tuần làm thay đổi so với hoạt động trước đó; ít nhất một trong cáctriệu chứng phải là: (1) khí sắc trầm cảm, (2) mất hứng thú hoặc mất vui

Ghi chú: các triệu chứng này không phải do một bệnh khác gây nên.(1)Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày đượckhai báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng)hoặc thông quan quan sát của người khác (ví dụ: khóc)

Chú ý: ở trẻ em và thành thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức.2) Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui trong tất cả, hầu như tất cảcác hoạt động hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởibệnh nhân hoặc thông qua quan sát của người khác)

(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ:thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng) hoặc tăng hay giảm cảmgiác ngon miệng gần như mỗi ngày Ghi chú: ở trẻ em có thể không đạtmức tăng cân như dự đoán

(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày(được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnhnhân về việc bứt rứt hoặc chậm chạp bên trong cơ thể)

6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày

Trang 39

(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặckhông thích hợp (có thể đạt đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày(không chỉ là việc tự trách móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh).

(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoánhầu như mỗi ngày (do bệnh nhân khai báo hoặc được quan sát bởi người khác)

(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự

tử tái diễn nhưng không có kế hoạch tự tử, hoặc có mưu toan tự tử hoặc có

kế hoạch tự tử cụ thể

B.Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ

đáng kể về mặt lâm sàng hoặc làm biến đổi hoạt

động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác

C Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực tiếp củamột chất hoặc do một bệnh khác gây nên

Chú ý: Tiêu chuẩn A-C đại diện cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.Chú ý: Phản ứng trước những mất mát lớn (ví dụ: mất người thân, bị phásản, tổn thất do thiên tai, bệnh nan y hoặc tàn tật cũng có thể xuất hiện cảmgiác buồn dữ dội, trầm tư, mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân như

mô tả theo tiêu chuẩn A, tình trạng này cũng giống như một giai đoạn trầmcảm Tuy nhiên, các triệu chứng trên và một giai đoạn trầm cảm là nhữngphản ứng tự nhiên của con người trước những mất mát lớn cần được xem xétcẩn thận Vì thế, cần phải đưa ra các đánh giá lâm sàng dựa trên tiểu sử cánhân và những đặc điểm về văn hóa trong việc thể hiện sự buồn bã trướcnhững mất mát

1.2.6 Khái niệm và Tiêu chuẩn chẩn đoán của sang chấn

Theo WHO, PTSD được mô tả như sau: “Rối loạn này phát sinhnhư một phản ứng trì hoãn và/hoặc kéo dài đối với sự kiện hoặc hoàn cảnhgây stress (hoắc ngắn hoặc kéo dài) có tính chất đe doạ hoặc thảm hoạ đặc

Trang 40

biệt và có thể gây tràn ngập đau khổ cho hầu như bất cứ ai (tai hoạ thiênnhiên hoặc do người gây ra chiến tranh tai nạn nghiêm trọng chứng kiếncái chết khốc liệt của người khác hoặc là nạn nhân của tra tấn khủng bốhãm hiếp hoặc tội ác khác)”.

Theo DSM – 5, “PTSD là chứng bệnh thường xảy ra ở những cánhân đã từng sống sót hay trải qua những tình huống, biến cố gây ra sựkinh hoàng, khiếp đảm làm chấn động tổn thương to lớn cho tinh thần Sựtrải nghiệm các biến cố sang chấn có thể bằng những hình thức khác nhaunhư trực tiếp đối phó chứng kiến và đối phó gián tiếp”

Scott C.Litin đã viết trong cuốn Mayo Clinic Family Health Book

xuất bản năm 2018 như sau: “PTSD là một tình trạng sức khoẻ tâm thầnđược gây ra bởi một sự kiện kinh hoàng – trải qua hoặc chứng kiến nó Cáctriệu chứng có thể bao gồm hồi tưởng, ác mộng, lo lắng nghiêm trọng cũngnhư những suy nghĩ không thể kiểm soát được về sự kiện đó”

Trong nghiên cứu, HV sử dụng khái niệm Rối loạn stress sau sangchấn theo DSM 5

* Tiêu chuẩn chẩn đoán sang chấn theo DSM 5:

A Thực sự giáp mặt với cái chết hoặc mối đe dọa sẽ chết, trải quachấn thương nghiêm trọng, hoặc bạo lực tình dục theo một hoặc nhiều cáchsau đây:

1 Trực tiếp trải nghiệm (những) sự kiện gây sang chấn

2 Tận mắt chứng kiến (những) sự kiện gây sang chấn khi nó xảy ravới người khác

3 Biết được (những) sự kiện gây sang chấn xảy đến với người thântrong gia đình hoặc bạn thân Trong trường hợp cái chết hoặc mối đe dọachết của người thân hoặc bạn bè, (những) sự kiện này phải có tính bạo lựchoặc đột ngột

Ngày đăng: 28/02/2025, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Australian Aid, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, & UNFPA. (2020). Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: Báo cáo tóm tắt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: Báo cáo tóm tắt
Tác giả: Australian Aid, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, UNFPA
Năm: 2020
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2018). Báo cáo kết quả 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình: Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật PCBLGĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình: Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật PCBLGĐ
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2018
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2018). Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008–2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008–2017
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2018
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, & UNICEF. (2008). Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, UNICEF
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 2008
5. Bùi Thị Thanh. (2023). Lý thuyết giao dịch xã hội và bạo lực gia đình.Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết giao dịch xã hội và bạo lực gia đình
Tác giả: Bùi Thị Thanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2023
6. Châu, N. T. T. (2022). Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay. Tạp chí Khoa học-Đại học Tây Bắc, (23) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học-Đại học Tây Bắc
Tác giả: Châu, N. T. T
Năm: 2022
8. Đặng Thị Hoa. (Cb). (2020). Bạo lực gia đình ở Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố tác động. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình ở Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố tác động
Tác giả: Đặng Thị Hoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2020
9. Đinh Thị Lan. (2022). Can thiệp bạo lực gia đình theo lý thuyết hệ thống gia đình. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Can thiệp bạo lực gia đình theo lý thuyết hệ thống gia đình
Tác giả: Đinh Thị Lan
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2022
10. Đỗ Minh Tuấn (2021). Học tập xã hội và hành vi bạo lực trong gia đình. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập xã hội và hành vi bạo lực trong gia đình
Tác giả: Đỗ Minh Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2021
11. Lê Thị Quý. (2002). Phụ nữ và bạo lực gia đình: Thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ và bạo lực gia đình: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Lê Thị Quý
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Năm: 2002
12. Lê Thị Quý Minh, V. Đ. (2022). Lý thuyết hệ thống gia đình và bạo lực gia đình. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hệ thống gia đình và bạo lực gia đình
Tác giả: Lê Thị Quý Minh, V. Đ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2022
13. Nguyễn Hữu Minh. (2020). Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam. Phụ nữ trong xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Minh
Nhà XB: Phụ nữ trong xã hội Việt Nam
Năm: 2020
14. Nguyễn Hữu Minh, & Carney, P. (2013). Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam. UN tại Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Minh, Carney, P
Nhà XB: UN tại Việt Nam
Năm: 2013
15. Nguyễn Kiến Quốc., & cộng sự. (2023). Thực trạng bạo hành do chồng ở phụ nữ mang thai tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Y học Việt Nam, 531(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bạo hành do chồng ở phụ nữ mang thai tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Kiến Quốc, cộng sự
Nhà XB: Tạp chí Y học Việt Nam
Năm: 2023
16. Nguyễn Thị Diễm My (2024). Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, 21(1), 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học, 21
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm My
Năm: 2024
17. Nguyễn Thị Hường (2000). Bạo lực gia đình và vấn đề phụ nữ. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình và vấn đề phụ nữ
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
18. Nguyễn Thị Hường (2022). Lý thuyết giao dịch xã hội và bạo lực gia đình. Nhà xuất bản Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết giao dịch xã hội và bạo lực gia đình
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nhà xuất bản Phụ nữ
Năm: 2022
19. Phạm Thị Lệ (2021). Tâm lý học gia đình và bạo lực gia đình. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học gia đình và bạo lực gia đình
Tác giả: Phạm Thị Lệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 2021
35. Campbell, J. C. (2002). Health consequences of intimate partner violence. The Lancet, 359(9314), 1331–1336.https://doi.org/10.1016/S0140-6736(02)08336-8 Link
38. Nasreen, B., Rahman, M. K., & Karim, S. M. T. (2022). The socio- cultural barriers to addressing domestic violence in South Asia: A systematic review. Frontiers in Psychology, 13, Article 857193.https://doi.org/10.3389/fpsyg.2022.857193 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w