Thanh niên có những áp lựcnhất định: xác định bản thân, học tập, công việc, các mối quan hệ...Trước những áp lựcnày nếu thanh niên thiếu kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết sẽ dần hình t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn– Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thành Nam
Chủ tịch hội đồng: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng
Phản biện 1: TS Vũ Thy Cầm
Thư ký: PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái
Đề án được bảo vệ trước Hội đồng chấm đề án thạc sĩ ngày 30/12/2024
Có thể tìm hiểu đề án tại: Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, với nhịp sống hối hả cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong côngviệc, trong cuộc sống khiến con người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, căng thẳng.Những khó khăn, căng thẳng lâu ngày không được giải quyết sẽ dẫn đến tác động tiêucực về mặt sức khỏe thực thể và sức khỏe tâm thần Một trong số những rối loạn tâmthần phổ biến hiện nay đó là trầm cảm Tỷ lệ người mắc trầm cảm trong những nămgần đây tăng cao với những con số biết nói Theo thông tin cập nhật từ tổ chức Y tếThế Giới (WHO, 2021) ước tính có khoảng 3,8% dân số bị rối loạn trầm cảm Đặc biệt,
tỷ lệ người mắc rối loạn trầm cảm tăng nhanh sau đại dịch COVID - 19 Theo Bộ Y Tếthống kê năm 2021, tỉ lệ mắc trầm cảm trên thế giới đạt mức 31,4% cao hơn 6,4% sovới trước đại dịch
Trầm cảm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật, chiếm 40,5% tổng
số năm sống điều chỉnh theo khuyết tật (DALY) do rối loạn tâm thần và sử dụng chấtkích thích [50] Ngoài ra, trầm cảm được dự đoán là nguyên nhân hàng đầu gây gánhnặng bệnh tật ở các quốc gia trên toàn cầu vào năm 2030; Các rối loạn trầm cảm đượcxếp hạng số 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật ở các khu vực của WHO Việcđiều trị, can thiệp rối loạn này đang ngày được quan tâm với mục đích giảm bớt đaukhổ cá nhân, chi phí kinh tế và hậu quả [35]
Trầm cảm không phải một vấn đề nghiên cứu mới Tuy nhiên, đứng trước thựctrạng đáng báo động của sự gia tăng tỷ lệ mắc trầm cảm trong dân số, đặc biệt là trênnhóm đối tượng thanh niên, nhóm đối tượng này thuộc lớp người đang trưởng thành vàhoàn thiện về năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách Thanh niên có những áp lựcnhất định: xác định bản thân, học tập, công việc, các mối quan hệ Trước những áp lựcnày nếu thanh niên thiếu kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết sẽ dần hình thành cácrối nhiễu tâm lý như trầm cảm, lo âu, loạn thần, stress Vì vậy, việc nghiên cứu và hỗtrợ cho người trẻ tuổi (thanh niên) – lực lượng lao động nòng cốt trong tương lai có giátrị với cá nhân người mắc rối loạn tâm thần nói chung cụ thể là trầm cảm nói riêng Cóthể thấy, rối loạn trầm cảm đã, đang và có thể ngày càng trở nghiêm trọng nếu mỗi cánhân, toàn xã hội không thực sự quan tâm và tìm giải pháp vượt qua nó
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Trị liệu tâm lý cho một trường hợp
thanh niên có biểu hiện trầm cảm” để viết đề án tốt nghiệp chương trình đào tạo
Thạc sỹ Tâm lý học Lâm sàng
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu lý luận
- Tổng quan một số nghiên cứu về trầm cảm, trầm cảm ở thanh niên trên thế giới
và tại Việt Nam; Nghiên cứu về hiệu quả trị liệu tâm lý bằng liệu pháp Nhận thức –Hành vi trên thế giới và tại Việt Nam nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
Trang 4- Tìm hiểu về cơ chế phát sinh, phát triển và duy trì trầm cảm theo một vài
lý thuyết tiếp cận Các kỹ thuật, các công cụ đánh giá và cách chữa trị trầm cảm
- Trình bày một số lý luận liên quan đến trầm cảm như: Khái niệm, đặcđiểm, ảnh hưởng, nguyên nhân, tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
- Trình bày khái niệm thanh niên, đặc điểm thanh niên Xác định các công
cụ đánh giá trên một trường hợp thanh niên có biểu hiện trầm cảm
2.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Thực hiện tiếp cận, đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch và thựchiện trị liệu tâm lý theo định hình trên một trường hợp thanh niên có biểu hiện trầm cảm
- Đánh giá hiệu quả trị liệu, đưa ra kết luận và khuyến nghị; Lên kế hoạchquản lý ca, phòng ngừa tái phát sau trị liệu
3 Khách thể nghiên cứu
Một thân chủ trong độ tuổi thanh niên có biểu hiện trầm cảm
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
4.2 Phương pháp quan sát lâm sàng
4.3 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
4.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
4.5 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM
VÀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI 1.1 Tổng quan về rối loạn trầm cảm và rối loạn trầm cảm ở thanh niên
1.1.1 Các nghiên cứu dịch tễ về trầm cảm ở nước ngoài
Trên thế giới, có rất nhiều các nghiên cứu về trầm cảm Theo tổ chức Y tế Thếgiới WHO năm 2022, trên toàn cầu, trước đại dịch COVID - 19, cứ 8 người thì cókhoảng 1 người mắc bệnh tâm thần Vào năm 2020, ước tính các trường hợp rối loạntrầm cảm nặng đã tăng hơn 27% trên toàn cầu và các trường hợp rối loạn lo âu tănghơn 25%, thêm vào 1 tỷ người vốn đã mắc chứng rối loạn tâm thần [46]
Trầm cảm được xếp hạng là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng khuyết tậttoàn cầu (7,5% số năm sống chung với tình trạng khuyết tật vào năm 2015) Ở mức tồi
tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử, có hơn 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm.Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở lứa tuổi 15 - 29 [53]
Mặc dù đã có những phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả được biết đếnnhưng chưa đến một nửa số người bị ảnh hưởng trên thế giới (ở nhiều quốc gia, dưới10%) nhận được những phương pháp điều trị như vậy [53]
Từ những nghiên cứu về dịch tễ trầm cảm trên thế giới có thể thấy rối loạn trầmcảm đang tăng nhanh theo từng giai đoạn, tăng nhanh ở các độ tuổi và gây ra gánhnặng bệnh tật cho toàn cầu
1.1.2 Các nghiên cứu dịch tễ về trầm cảm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâmthần thường gặp năm 2014 là 14,2%, trong đó rối loạn trầm cảm là 2,45% Tỷ lệ tự tửnăm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân Hiện nay, WHO Việt Nam hỗ trợ chính phủ pháttriển mô hình lồng ghép sức khỏe tâm thần vào sức khỏe tổng quát, tập trung vào chămsóc sức khỏe ban đầu [40]
Các nghiên cứu về dịch tễ trầm cảm ở Việt Nam cho thấy: Tỷ lệ người dân mắctrầm cảm đang ngày càng gia tăng về số lượng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính,vùng miền, sắc tộc Điều này là minh chứng khẳng định các chiến lược phòng ngừa,
hỗ trợ, điều trị cho người trầm cảm tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quantrọng hiện nay
1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ về rối loạn trầm cảm ở thanh niên
Hiện nay, các nghiên cứu về trầm cảm ở độ tuổi thanh niên ngày càng đượcquan tâm hơn do lứa tuổi này thuộc lớp người đang trưởng thành và hoàn thiện vềnăng lực thể chất, tinh thần và nhân cách Thanh niên không còn là trẻ em nhưng cũngchưa hoàn toàn là người trưởng thành Họ cần được hướng dẫn để phát triển độc lập,trở thành người trưởng thành có ích [15] Chính những điều ấy dẫn đến những áp lựcnhất định đối với thanh niên, áp lực lâu ngày sẽ dần hình thành các rối nhiễu tâm lý
Trang 6Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở thanh niên cho thấy
sự gia tăng về tỷ lệ trầm cảm ở nhóm đối tượng này Các đặc điểm về giới tính, môitrường sống xa gia đình, độc lập, có trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ hay trảinghiệm căng thẳng trong học tập, trong cuộc sống ảnh hưởng lớn đến khả năng mắctrầm cảm Theo thống kê của Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (Institute of HealthMetrics and Evaluation) năm 2019 cho biết: 280 triệu người đang sống chung vớichứng trầm cảm, bao gồm 23 triệu trẻ em và thanh thiếu niên [54]
Tại Việt Nam, sau đại dịch COVID -19, tỷ lệ thanh niên mắc các rối loạn tâmthần trong đó có trầm cảm tăng lên đáng kể Trong đó nổi bật là tỷ lệ trầm cảm ở cácsinh viên ngành Y khi vừa áp lực trong công việc hỗ trợ người dân điều trị COVID -19,khi vừa áp lực đứng trước nỗi lo của cá nhân để bảo vệ chính mình vượt qua đại dịch
Từ các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có thể thấy tỉ lệ trầm cảm ởthanh niên đang ngày càng gia tăng với các mức độ nghiêm trọng Đồng thời cácnghiên cứu cũng cho thấy việc đánh giá, quan tâm và đưa ra các chiến lược hỗ trợnhóm đối tượng này là nhiệm vụ cần thiết trong thời đại ngày nay
1.2 Một số lý luận về trầm cảm và liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu rối loạn trầm cảm
1.2.1 Khái niệm trầm cảm
Học viên sử dụng khái niệm trầm cảm theo DSM – 5 làm cơ sở lí luận cho đề án
Trầm cảm “là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động, giảm năng lượng hoặc tăng mệt mỏi” (American
Psychiatric Association, 2013) Đặc điểm chủ đạo ở các rối loạn trầm cảm, đặc trưng bởi(1) trạng thái trầm buồn và/hoặc (2) sự mất hứng thú với các hoạt động ưa thích trước đó
Ở trầm cảm, có các dấu hiệu thay đổi rõ rệt và kéo dài về mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi
và thể chất Trong DSM - 5, giai đoạn trầm cảm chủ yếu được chẩn đoán khi các triệuchứng nghiêm trọng của các trạng thái trầm cảm kéo dài ít nhất hai tuần và gây suy giảm
rõ rệt đến các hoạt động chức năng của cá nhân
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán về trầm cảm
Trong khuôn khổ đề án này, học viên sử dụng bộ tiêu chuẩn chẩn đoán củaDSM - 5 để đối chiếu với các triệu chứng của thân chủ
1.2.3 Đặc điểm và một số ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm
Theo Đặng Hoàng Minh và cộng sự (2022), rối loạn trầm cảm còn đặc trưngbởi những yếu tố sau:
Về cảm xúc: Tâm trạng trầm uất được thông qua các cảm xúc khác nhau như:
Sự buồn bã, tuyệt vọng, cảm thấy trống rỗng hoặc tê liệt về cảm xúc Trong giai đoạntrầm cảm, họ không cảm nhận được hoặc cảm thấy rất ít sự vui vẻ, hứng thú trong giaotiếp với những người xung quanh
Trang 7Về nhận thức: Kiểu suy nghĩ phổ biến là các suy nghĩ bi quan, tự đổ lỗi, tự cho
rằng mình không có giá trị Họ có thể chìm sâu vào các câu chuyện buồn bã, căngthẳng, lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực như tự chỉ trích hay niềm tin không hợp lý
về bản thân Khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ, ra quyết định suy giảm rõ rệt Sự tuyệtvọng về tương lai, ý tưởng tự tử thường xuất hiện ở người trầm cảm
Về hành vi: Trong giai đoạn trầm cảm, con người sẽ mất năng lượng và không
còn hứng thú với những việc ưa thích Thu mình, mất kết nối xã hội, mất động cơ thựchiện các nhiệm vụ học tập và làm việc
Về thể chất: Một số người thường xuyên mất khẩu vị và giảm cân đáng kể,
ngược lại một số người ăn rất nhiều dẫn đến tăng cân Một số mất ngủ hoặc ngủ quánhiều, khi ngủ dậy thì không cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn [1, tr 220 - 221]
Trầm cảm cũng để lại nhiều ảnh hưởng, hậu quả từ mức độ nặng đến nhẹ đốivới người mắc phải Theo Giang Ngọc Thụy Vy và Trần Thành Nam (2017) bổ sungthêm: Hậu quả nặng nề và nghiêm trọng nhất của trầm cảm có lẽ vẫn là việc họ lựachọn rời bỏ cuộc sống [2]
Tự tử trong trầm cảm: Một trong những đặc điểm đặc biệt quan trọng và cần
được quan tâm trong trầm cảm là suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát, có hành vi tự tử vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người bị bệnh
Tình trạng tự tử trong giới trẻ tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng Tự tử lànguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai đối với trẻ em, thanh thiếu niên và thanhniên từ 15 đến 24 tuổi Phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên có ý định tự tử đều mắcchứng rối loạn sức khỏe tâm thần đáng kể, thường là trầm cảm Ở thanh thiếu niên, nỗlực tự tử có thể liên quan đến cảm giác căng thẳng, nghi ngờ bản thân, áp lực thànhcông, bất ổn tài chính, thất vọng và mất mát Đối với một số thanh thiếu niên, tự tửdường như là một giải pháp cho vấn đề của họ Suy nghĩ về việc tự sát và cố gắng tự
tử thường liên quan đến trầm cảm [23]
Nguyên nhân của tự tử xuất phát từ các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội cùngtác động với ý tưởng và hành vi tự tử của một người Một yếu tố đơn lẻ không gây ra
hệ quả này; tự tử là kết quả của các tác động cộng dồn
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm
Không có nguyên nhân nào là duy nhất và chắc chắn khẳng định dẫn đến trầmcảm Ở mỗi thân chủ nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm lại khác nhau Tựuchung lại, các nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm là sự kết hợp giữa các yếu tốtâm lý, sinh học và xã hội
1.2.4.1 Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm dựa trên các thuyết tâm lý
Thuyết phân tâm và liệu pháp tâm động học về trầm cảm
Thuyết hành vi về trầm cảm
Thuyết nhận thức về trầm cảm
Trang 8Thuyết sự bất lực được tập nhiễm (Learned Helplessness)
Thuyết mô hình quy kết nguyên nhân
1.2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm
Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm gồm các yếu tố sinh học, các yếu tố xã hội
và văn hóa
Từ những phân tích ở trên có thể thấy, các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm rất
đa dạng Chính vì vậy, mỗi người, đặc biệt là thanh niên cần nâng cao nhận thức vềcác rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng để phòng tránh cũng như biếtcách phục hồi sau khi mắc phải
1.2.5 Khái niệm thanh niên và đặc điểm tâm lý của thanh niên
1.2.5.1 Khái niệm thanh niên
Căn cứ theo Điều 1, Luật Thanh niên Việt Nam năm 2020, số 57/2020/QH14
quy định về độ tuổi của thanh niên như sau: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi Như vậy, thanh niên là những người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30
tuổi Đây là lớp người trẻ tuổi đang trong quá trình trưởng thành của con người Lànhững con người có sức trẻ, sức khỏe, sự nhiệt huyết và năng động, có nhu cầu khẳngđịnh bản thân cao [8]
1.2.5.2 Sự phát triển tâm lý tuổi thanh niên
18 tuổi, thanh niên đã là một công dân với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trướcpháp luật Đây là giai đoạn thanh niên dần phát triển độc lập, tự xác định bản thân vàchuẩn bị cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai Chính vì vậy, thanh niên cónhững đặc điểm tâm lý riêng biệt khác với nhóm đối tượng khác trong xã hội
Một số đặc điểm tâm lý tuổi thanh niên gồm: Thứ nhất, tự xác định ở tuổi thanhniên Thứ hai, chọn nghề, tìm việc và học việc Thứ ba, các mối quan hệ giao tiếp vàquan hệ thân tình Thứ tư, sự phát triển nhận thức và hình thành thế giới quan Có thểnói sự phát triển nhận thức ở thanh niên phát triển cao hơn ở các giai đoạn trước đó
Với những đặc điểm tâm lý như trên, thanh niên không chỉ đối mặt với nhữngthách thức về tinh thần mà còn phải đối mặt với những thách thức về định hướngtương lai, công việc và các mối quan hệ xã hội Những thách thức, kỳ vọng mà thanhniên gặp phải nếu không được trang bị kiến thức, kỹ năng để đối mặt, vượt qua, thanhniên rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng hoặc buôngxuôi…Điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, về thế giới.Những trạng thái tinh thần tiêu cực lâu ngày có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần, điểnhình là stress, trầm cảm, lo âu…
1.2.6 Các phương pháp trị liệu trầm cảm và liệu pháp nhận thức hành vi
1.2.6.1 Điều trị trầm cảm dựa trên các quan điểm tâm lý
Trang 9Điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý gồm nhiều phương thức khác nhau, cụthể như: trị liệu theo tiếp cận tâm động học, quan điểm hành vi, quan điểm nhận thức
và quan điểm cá nhân liên đới (Interpersonal psychotherapy)
1.2.6.2 Điều trị trầm cảm dựa trên liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp nhận thức hành vi ra đời từ thập niên 1950 và đến năm 1990 liệupháp này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Đến năm 2023 liệu pháp này đãthêm một bước tiến mới, bước sang làn sóng thứ 3 với sự mở rộng và bổ sung Liệupháp nhận thức hành vi được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị một số vấn đềsức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm, lo âu và một số rối loạn tâm thần khác
Trong những nghiên cứu độc lập của A Beck (Đại học Pensylvania) và Ellis đãchỉ ra một số sai lệch trong nhận thức cơ bản gây ra các vấn đề tâm bệnh như sau: Suyluận tùy tiện; Khái quát hóa có chọn lọc; Mở rộng thái quá; Phóng đại; Tối thiểu hóa;
Tự vận vào mình; Tư duy phân cực; Tư duy cực điểm; Cầu toàn
Liệu pháp nhận thức – hành vi sử dụng hệ thống các kỹ thuật với mục tiêu giúpthân chủ (1) Nhận ra tương tác lẫn nhau giữa nhận thức – Cảm xúc – Hành vi trongcác tình huống hàng ngày (2) Nhận diện được các mẫu hình nhận thức – Cảm xúc –Hành vi của chính mình và (3) cải thiện các cảm xúc bằng cách thách thức các suynghĩ không hợp lý và hành vi không thích nghi (Wright, 2006)
Về thực nghiệm: Trị liệu nhận thức hành vi đã được áp dụng và đem lại hiệu
quả cao cho các bệnh nhân trầm cảm là người trưởng thành, giới trẻ Có hơn 500nghiên cứu khác đã cho biết về hiệu quả của việc áp dụng trị liệu nhận thức hành vicho đa dạng các vấn đề liên quan đến tâm lý, các rối nhiễu tinh thần và các vấn đề liênquan giưa bệnh lý và tâm lý (Butler, Chapman, Forman & Beck, 2005; Chambless &Ollendick 2001; Anthony Roth & Peter Fonagy 2005) [7, tr.40] Nhiều bằng chứngkhác về hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị trầm cảm, đáng chú ý
là khả năng ngăn ngừa tái phát (Cuijpers et al., 2013) Các cá nhân có thể dễ dàngnhận diện và sử dụng các kỹ thuật để ứng phó tốt hơn khi trầm cảm quay trở lại [1, tr262] Hiện nay, tại Việt Nam liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi đang được sử dụngrộng rãi trong giảng dạy tại các khoa Tâm lý của các trường đại học Ngoài ra, đâycũng là liệu pháp được nhiều nhà tâm lý lựa chọn như là cách tiếp cận chính áp dụngtrị liệu cho các bệnh nhân trầm cảm, lo âu và một số rối loạn khác
1.3 Các phương pháp đánh giá và trị liệu rối loạn trầm cảm ở thanh niên
1.3.1 Phương pháp đánh giá
Các phương pháp đánh giá bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phươngpháp quan sát lâm sàng; Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng; Phương pháp trắc nghiệm;Phương pháp nghiên cứu trường hợp
1.3.2 Phương pháp trị liệu
Trang 10Trong khuôn khổ đề án này, học viên sử dụng tiếp cận nhận thức hành vi đểlàm lý thuyết, tiền đề giải thích các vấn đề của thân chủ Đồng thời, sử dụng các kỹthuật can thiệp trong liệu pháp nhận thức hành vi làm công cụ can thiệp tâm lý chothân chủ Những kỹ thuật của liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) đã được chứngminh khoa học và hiệu quả bao gồm: Tái cấu trúc nhận thức; Đối thoại Socrates; Sáchtrị liệu; Huấn luyện phòng ngừa stress; Huấn luyện giao tiếp; Huấn luyện kỹ năng xãhội; Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng; Kích hoạt hành vi.
1.4 Một số đặc điểm về hình thức trị liệu trực tuyến
Ngày nay, việc cung cấp các dịch vụ trị liệu tâm lý trực tuyến bằng công nghệ
là một hình thức đang phát triển, tiếp cận được nhiều bệnh nhân Trị liệu trực tuyến cóthể là một hình thức trị liệu hiệu quả và thuận tiện để tiếp cận các dịch vụ sức khỏetâm thần Nhưng điều đó không có nghĩa là nó phù hợp với tất cả mọi người và với cácrối loạn tâm thần Chính vì vậy, các nhà trị liệu tâm lý cần biết những rủi ro và lợi ích,cần cân nhắc khi sử dụng hoặc đảm bảo khắc phục các yếu tố hạn chế khi sử dụng hìnhthức trị liệu này
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong toàn bộ chương 1, học viên đã tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm nóichung và trầm cảm ở đối tượng là thanh niên nói riêng trên Thế giới cũng như tại ViệtNam Bên cạnh đó, chương 1 cũng tổng quan về các khái niệm trầm cảm theo các quanđiểm khác nhau Đề án sử dụng khái niệm trầm cảm, tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảmtheo DSM – 5, trình bày về đặc điểm, các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến trầmảnh bao gồm nguyên nhân tâm lý, sinh học, xã hội; Phần cuối của chương 1 trình bày
về các phương pháp đánh giá bao gồm: quan sát, hỏi chuyện lâm sàng, nghiên cứutrường hợp, sử dụng các trắc nghiệm tâm lý; Phương pháp trị liệu sử dụng liệu phápnhận thức hành vi làm cơ sở lý thuyết và các kỹ thuật gồm: Kích hoạt hành vi, tái cấutrúc nhận thức, đối thoại Socrates, sách trị liệu, các Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng,Huấn luyện kỹ năng xã hội Huấn luyện phòng ngừa stress; Huấn luyện kỹ năng giaotiếp
Trang 11CHƯƠNG 2 TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP THANH NIÊN
CÓ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM 2.1 Thông tin chung về thân chủ
2.1.1 Thông tin hành chính
(Tên thân chủ đã được thay đổi để đảm bảo tính bảo mật thông tin)
TC tên là Hương, giới tính nữ, sinh năm 2002, hiện tại chưa lập gia đình vàđang là sinh viên năm cuối của một trường ĐH tại Hà Nội Gia đình TC có 4 người: bố,
mẹ, em trai và TC, hiện tại những người thân sống ở quê TC học xa nhà và ở cùngmột bạn nữ tại phòng trọ gần trường đại học
2.1.2 Những lý do tìm đến thăm khám và trị liệu
TC cảm thấy mình không ổn, TC tự nhận thấy tình trạng trầm cảm của mìnhcòn tệ hơn trước rất nhiều TC muốn mình trở lại vui vẻ, hồn nhiên như ngày xưa TCcảm thấy lúc nào mình cũng mệt mỏi, buồn chán, lo nghĩ nhiều TC muốn hiểu rõ vấn
đề mình đang gặp phải nên tìm người hỗ trợ
2.1.3 Hoàn cảnh gặp gỡ
Thân chủ đến thăm khám bệnh ở Viện sức khỏe tâm thần Qua sự giới thiệu củabác sỹ đang điều trị bằng thuốc cho thân chủ, học viên được tiếp cận và hỗ trợ tâm lýcho thân chủ
2.1.4 Ấn tượng ban đầu về thân chủ
Ấn tượng ban đầu của HV về TC là: TC mặc quần áo giản dị, chỉnh tề, tóc buộcgọn gàng phía sau Trong các phiên làm việc, TC thường ngồi ngay ngắn, thẳng lưng,tay đặt lên bàn, thi thoảng bấm ngón tay vào nhau những lúc kể lại chuyện cũ hồi cấp
2 Gương mặt của TC trầm buồn, mệt mỏi, thi thoảng ngáp trong quá trình trò chuyện
TC nói chuyện rõ ràng, nhưng với âm lượng nhỏ Những phiên làm việc online, TCthường vào đúng giờ hẹn Quá trình làm việc đều bật camera, bật mic và tham gia trọnvẹn buổi trị liệu
2.2 Các vấn đề đạo đức
2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca
Học viên và thân chủ không có mối quan hệ đa chiều Thân chủ đến khám bệnh
ở Viện sức khỏe tâm thần Qua sự giới thiệu của các bác sỹ đang điều trị bằng thuốccho thân chủ, học viên được tiếp cận để hỗ trợ tâm lý cho thân chủ
2.2.2 Đạo đức trong đánh giá
Khi lựa chọn các trắc nghiệm phục vụ đánh giá, học viên lựa chọn các trắcnghiệm thích hợp với vấn đề của thân chủ, trắc nghiệm có độ tin cậy chính xác cao.Ngoài ra, học viên chỉ sử dụng các trắc nghiệm đã được đào tạo, đã nắm chắc quy trình
sử dụng Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành giới thiệu, giải thích cho thân chủ hiểu
về mục tiêu sử dụng trắc nghiệm, diễn giải kết quả trắc nghiệm một cách rõ ràng đểthân chủ nắm được vấn đề mình đang gặp phải