1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn Ám Ảnh cưỡng chế (tt)

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Tác giả Trương Hàn Đan
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thu Hương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 268,21 KB

Nội dung

Tuy vậy,nếu hiện tượng này trở nên quá thường xuyên, khiến cá nhân cảm thấy khó chịu và tốn quá nhiều thờigian cho các hành vi như vậy thì có thể đó là những dấu hiệu đầu tiên của Rối lo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG HÀN ĐAN

-CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP

CÓ RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ

TÓM TẮT ĐỀ ÁN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG HÀN ĐAN

-CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP

CÓ RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ

Đề án Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng

Mã số: 8310402

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thu Hương

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn ca lâm sàng

Hiện tượng phải kiểm tra lại khóa cửa một lầncho yên tâm sau khi đi khỏi nhà là một hiện tượngtương đối phổ biến trong dân số Thông thường,những hiện tượng như vậy không quá gây khó chịu

và mất thời gian cho những người gặp phải Tuy vậy,nếu hiện tượng này trở nên quá thường xuyên, khiến

cá nhân cảm thấy khó chịu và tốn quá nhiều thờigian cho các hành vi như vậy thì có thể đó là những

dấu hiệu đầu tiên của Rối loạn ám ảnh - cưỡng chế

(sau đây viết tắt là OCD)

Đặc trưng của OCD là sự tồn tại của ý nghĩ

ám ảnh và/hoặc hành vi cưỡng chế Ý nghĩ ám ảnh là

những suy nghĩ, hình ảnh, xung động cố định và lặp

đi lặp lại, gây khó chịu cho thân chủ Hành vi cưỡngchế là các hành vi được cá nhân thực hiện để làmgiảm cảm giác khó chịu hoặc ngăn chặn sự kiện nào

đó cá nhân sợ hãi xảy ra

Theo nhận định của Markarian và cộng sự(2010), OCD có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng

Trang 4

của giấc ngủ, cũng như các hoạt động chức năngtrong các lĩnh vực như công việc, học tập Có thểthấy rằng OCD là một rối loạn cần được can thiệp và

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

● Trình bày cơ sở lý luận, đánh giá, chẩn đoánvấn đề OCD

● Thực hiện can thiệp vấn đề OCD cho TC,đánh giá hiệu quả của quá trình can thiệp

● Đưa ra kết luận và khuyến nghị cho ca lâmsàng

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN ÁM

ẢNH CƯỠNG CHẾ

Trang 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng

Nghiên cứu của Fawcett và cộng sự (2020)ước lượng rằng trên thế giới, tỷ lệ người mắc OCDvào khoảng 1,1%, trong một thời điểm; theo giaiđoạn thì con số này rơi vào khoảng 0,8% và trongtoàn bộ cuộc sống có khoảng 1,3% dân số mắcchứng OCD Nữ giới có nguy cơ mắc OCD cao gấp1,6 lần nam giới và có những xu hướng cho thấyOCD khởi phát nhiều hơn ở người trưởng thành trẻtuổi Nghiên cứu của Brakoulias và cộng sự (2017)

về các rối loạn đồng diễn của các trường hợp OCDtrên thế giới cũng cho thấy rằng có rất nhiều rối loạn

có xu hướng đồng diễn với OCD

Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiêncứu về OCD Chủ đề này đã được nhắc tới trong mô

tả của Nguyễn Văn Thiêm (2002) hay một nghiêncứu khác của Tô Thanh Phương (2016) về liệu phápcho vấn đề Ngoài ra, những mô tả về sự tồn tại củaOCD cũng xuất hiện trong một số nghiên cứu khác

Trang 6

1.1.2 Các nghiên cứu về hệ quả

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (2022) đã mô

tả rất rõ ràng về những hệ quả của OCD OCD cóliên hệ với sự suy giảm chất lượng đời sống cũngnhư sự trục trặc trong các hoạt động chức năng về xãhội hoặc công việc Sự trục trặc trong đời sống cóthể đến từ lượng thời gian mà cá nhân bị mất Sự nétránh các tình huống kích hoạt các ý nghĩ ám ảnhhoặc hành vi cưỡng chế cũng có thể gây ảnh hưởngđến hoạt động chức năng Thêm vào đó, Hiệp hộiTâm thần học Hoa Kỳ cũng khẳng định rằng cáctriệu chứng cụ thể cũng có thể tạo ra những cản trởkhác nhau đối với đời sống của cá nhân

1.1.3 Tổng quan về nguyên nhân

Hiện nay các nhà khoa học chưa biết chínhxác về nguyên nhân gây ra OCD Tuy vậy, có nhiềuquan điểm về nguyên nhân của OCD được đưa ra

OCD được cho là có một số yếu tố di truyền.Mahjani và cộng sự (2021) khi tổng hợp các tài liệu

về tính di truyền của OCD đã nhận định rằng OCD làmột rối loạn di truyền, đa gen với tác động của cả

Trang 7

biến thể gen phổ biến và biến thể gen hiếm gặp,thậm chí bao gồm cả các biến thể có hại cho ditruyền.

OCD cũng có thể là do sự bất ổn trong hoạtđộng của một số bộ phận của não gây ra TheoButcher và cộng sự (2016), trong hoạt động của não

bộ người mắc OCD, sự hoạt động quá mạnh của thùytrán kết hợp với sự bất ổn trong tương tác giữa ba bộphận của não bao gồm thùy trán, hạch nền (mà cụthể là thể vân hoặc nhân đuôi) và đồi thị (nơi tiếpnhận thông tin từ thể vân) có thể là nhân tố chínhtrong các vấn đề não bộ ở người mắc OCD

Quan điểm của thuyết hành vi về nguyênnhân của OCD dựa trên quan điểm về quy trình haibước trong điều kiện hóa hành vi né tránh/ngăn cảnnguy cơ của Mowrer (1947) cũng có thể là lý giảicho nguyên nhân của vấn đề Cụ thể, quan điểm nàycho rằng các kích thích trung tính được liên hệ vớicác ý nghĩ hoặc trải nghiệm tiêu cực thông qua quátrình điều kiện hóa cổ điển, từ đó kích hoạt phản ứng

lo âu của cá nhân

Trang 8

Quan điểm tâm lý học tiến hóa cho rằng OCD

có thể là sản phẩm của quá trình tiến hóa: Mineka vàZinbarg (2006) cho rằng những ám ảnh liên quanđến bẩn, nhiễm độc và những tình huống có thể gâynguy hiểm khác có thể là do chúng có những cơ sở

từ trong quá trình tiến hóa của con người Ngoài ra,theo Butcher và cộng sự (2016), một số tác giả kháccũng nhận thấy những sự tương đồng giữa các hành

vi của động vật trong trạng thái căng thẳng và cáchành vi cưỡng chế

Theo quan điểm tâm lý học nhận thức, OCD

có thể là do một số nguyên nhân về nhận thức gây ra,như việc nỗ lực để ngăn chặn các ý nghĩ ám ảnh lạikhiến chúng gia tăng tần suất xuất hiện; các cá nhân

có cảm giác về trách nhiệm quá mức; hoặc một sốthiên kiến và sai lệch nhận thức

1.1.4 Tổng quan về đánh giá

Trong chẩn đoán và đánh giá OCD, có nhiềuloại công cụ và bộ tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau.Hai bộ tiêu chuẩn chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay

Trang 9

cho OCD nói riêng và các rối loạn tâm thần nóichung là DSM-5-TR-2022 và ICD-11.

Bên cạnh việc chẩn đoán, hoạt động đánh giácũng là một bước quan trọng trong quá trình địnhhình trường hợp và can thiệp cho OCD Benito vàStorch (2011) nhận định rằng có nhiều cách khácnhau để đánh giá và thu thập thông tin về vấn đềOCD ở người trưởng thành, bao gồm: các hình thứcphỏng vấn lâm sàng, các công cụ tự báo cáo và giađình báo cáo, các công cụ sàng lọc nhanh hoặc trựctuyến Bên cạnh các công cụ kể trên, trong đánh giáOCD có thể cần thêm công cụ là quan sát lâm sàng

1.1.5 Tổng quan về các liệu pháp

OCD có thể gây tổn hại rất lớn cho đời sốngcủa những người mắc phải Do đó, đã có nhiều liệupháp được nghiên cứu để can thiệp cho vấn đề này

Về mặt sinh học, có nhiều bằng chứng chứngminh hiệu quả của nhóm thuốc SSRI vàclomipramine trong điều trị OCD Đối với những cánhân không đáp ứng tốt, đã có các bằng chứng chothấy hiệu quả trị liệu của việc kết hợp với thuốc

Trang 10

chống loạn thần hoặc tăng liều SSRI (Fineberg vàcộng sự, 2015).

Về liệu pháp tâm lý trị liệu, liệu pháp nhậnthức - hành vi (Cognitive-Behavioral Therapy - CBT)được chứng minh là có hiệu quả đối với OCD(Olatunji và cộng sự, 2013) Bên cạnh đó, liệu phápchánh niệm cũng có những minh chứng nhất định vềtác dụng trong trị liệu OCD với tư cách một liệupháp chính cũng như một liệu pháp bổ sung cho cácliệu pháp truyền thống (Riquelme-Marín và cộng sự,2022)

Bên cạnh hai liệu pháp chính là hóa dược vàtâm lý, các nhà nghiên cứu cũng xem xét đến nhữngliệu pháp cho OCD khác trong trường hợp cá nhânkhông đáp ứng tốt với thuốc hay tâm lý trị liệu Cụthể, một số nhà khoa học đã xem xét về liệu phápphẫu thuật thần kinh (neurosurgical)

1.2 Lý luận về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

1.2.1 Khái niệm rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Học viên định nghĩa OCD là một rối loạntrong hoạt động tâm trí được đặc trưng bởi sự tồn tại

Trang 11

của ý nghĩ ám ảnh – các hình ảnh, xung động, suynghĩ không mong muốn mà cá nhân trải nghiệm lặp

đi lặp lại, và các hành vi cưỡng chế để xoa dịu, trunglập hóa các ý nghĩ ám ảnh đó

1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán

Trong đề án này, học viên sử dụng tiêu chuẩnchẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (2022),được trình bày trong DSM-5-TR-2022

1.2.3 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn

Penzel (2017) nhận định rằng ngay từ cái têncủa vấn đề, đã có thể xác định hai yếu tố nổi bậttrong OCD là sự tồn tại của ý nghĩ ám ảnh và hành

vi cưỡng chế Ý nghĩ ám ảnh gây ra sự lo lắng, đaukhổ cho cá nhân và hành vi cưỡng chế được thựchiện để xoa dịu sự khó chịu đến từ ý nghĩ ám ảnh

Các chủ đề của ý nghĩ ám ảnh và hành vicưỡng chế trong OCD thường chủ yếu xoay quanhcác chủ đề như cảm giác bị nhiễm bẩn, cảm giác vềnguyên tắc, các ý nghĩ cấm kị và sự nguy hiểm Ứngvới các chủ để của ý nghĩ ám ảnh thường là các hành

vi cưỡng chế có liên hệ với ý nghĩ ám ảnh Các lối

Trang 12

suy nghĩ đặc trưng của vấn đề OCD thường khiếnngười có OCD giảm khả năng tiếp nhận và xử lýthông tin đầy đủ, đồng thời đề cao quá mức nguy cơ

và sự an toàn

1.2.4 Lý thuyết tiếp cận

Quan điểm tiếp cận OCD dùng trong đề ánnày là quan điểm của thuyết Nhận thức - Hành vi

cho rằng Ý nghĩ ám ảnh là hiện tượng phổ biến ở tất

cả mọi người, nhưng những lỗi trong nhận thức của người có OCD khiến những ý nghĩ này trở nên đáng

sợ và gây ra những cảm xúc tiêu cực ở họ Hành vi cưỡng chế hoặc sự né tránh được thực hiện để giúp người có OCD giảm bớt các cảm xúc tiêu cực mà họ

có khi ý nghĩ ám ảnh được kích hoạt, nhưng những hành vi như vậy không có tác dụng giảm hoàn toàn

sự lo lắng đến từ ý nghĩ ám ảnh, mà chỉ giúp họ giải tỏa tạm thời và các ý nghĩ ám ảnh sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai, tạo ra một vòng luẩn quẩn và khiến đời sống của người có OCD bị ảnh hưởng.

Trang 13

1.3 Phương pháp đánh giá và can thiệp

Học viên sử dụng các phương pháp đánh giábao gồm Nghiên cứu tài liệu, Quan sát lâm sàng, Hỏichuyện lâm sàng, Trắc nghiệm/thang đo và Nghiêncứu trường hợp để đánh giá vấn đề tâm lý ở thân chủ

Để can thiệp vấn đề OCD cho thân chủ, họcviên sử dụng các kỹ thuật bao gồm Giáo dục tâm lý,Tái cấu trúc nhận thức, Phơi nhiễm không phản ứng,Điều chỉnh hành vi và các kỹ thuật thư giãn

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, học viên đã trình bày cơ sở

lý luận về vấn đề OCD, bao gồm định nghĩa, cáckhái niệm cơ bản, các nghiên cứu dịch tễ học, cácquan điểm về nguyên nhân của OCD, hậu quả củaOCD và các liệu pháp có hiệu quả

CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH CAN THIỆP TÂM

LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN ÁM

ẢNH CƯỠNG CHẾ

Trang 14

2.1 Thông tin chung về TC

Thân chủ L là nữ, 21 tuổi, hiện tại là một sinhviên tại một trường Đại học ở Hà Nội Thân chủ là

em gái trong một gia đình có hai chị em

2.2 Các vấn đề đạo đức

Sau khi tiếp nhận yêu cầu được hỗ trợ của TC,học viên đã trao đổi về quy trình, các biện pháp đểđánh giá, can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của TC.Các công cụ và liệu pháp được sử dụng đều phù hợpvới mục đích sử dụng và đã được sử dụng rộng rãitrên thế giới Quá trình làm việc cũng được diễn ratheo đúng quy điều đạo đức của nghề tâm lý

2.3 Đánh giá

2.3.1 Mô tả ca lâm sàng

Thân chủ tìm đến một dự án cộng đồng đểđược hỗ trợ tâm lý với những than phiền về “rối loạn

lo âu” và hiện tượng “hay quên”

Các vấn đề hiện tại của thân chủ bắt đầu trongmột lần thân chủ đi ra khỏi nhà và quên không khóacửa Thân chủ mô tả cảm giác của mình khi đó là

“cảm thấy rất sợ hãi và ngay lập tức chạy từ nhà xe

Trang 15

lên nhà để khóa cửa lại” Kể từ đó, thân chủ thườngxuyên nghi ngờ và thấy rất lo lắng về việc cửa củaphòng mình chưa được khóa cẩn thận Để đối phó,thân chủ bắt đầu chụp ảnh khóa cửa của phòng mìnhmỗi ngày trước khi ra khỏi nhà rất cẩn thận Sau khichụp ảnh, mỗi khi thân chủ nghi ngờ, thân chủ sẽxem lại ảnh khóa cửa một lần.

Một thời gian sau khi được can thiệp tâm lýđối với hành vi kiểm tra khóa cửa, thân chủ phát sinhhành vi kiểm tra bình xăng Thân chủ sợ rằng nếumình không kiểm tra nắp bình xăng xe, thì có thểxăng xe sẽ bị rò ra ngoài, gây cháy nổ, tai nạn vàthân chủ không thể đền được

2.3.2 Kết quả đánh giá

Những mô tả về vấn đề của TC gợi ý đếnOCD Khi đối chiếu tiêu chuẩn chẩn đoán OCD củaDSM-5-TR-2022 với các vấn đề của TC, học viênnhận định rằng ở TC các triệu chứng đáp ứng tiêuchuẩn chẩn đoán của OCD theo DSM-5-TR-2022

Các công cụ được lựa chọn để đánh giá là trắcnghiệm vết mực loang Rorschach và Y-BOCS Kết

Trang 16

quả đánh giá Rorschach thể hiện xu hướng tư duycứng nhắc, khả năng tri giác sai, cũng như một sốyếu tố tự sát ở TC Trong lần đầu trả lời Y-BOCS,

TC đạt 22 điểm – mức trung bình của các triệuchứng OCD

2.3.3 Định hình trường hợp

Ở TC, cách mà TC tiếp nhận những ý nghĩ vềviệc trộm sẽ vào nhà lấy cắp đồ đạc là một ví dụ rấtđiển hình của lỗi nhận thức trong việc tiếp nhận các

ý nghĩ ám ảnh, do đó ở TC sẽ có sự lo lắng, sợ hãikhi ý nghĩ ám ảnh xuất hiện Những lỗi nhận thứcnhư vậy khiến TC cảm thấy mình phải có nhữnghành động đáp ứng đối với những ý nghĩ ám ảnh củabản thân, qua đó TC có những hành vi kiểm tra để từ

đó đảm bảo rằng nỗi sợ của mình không thể xảy ra.Điều này vừa củng cố cho hành vi kiểm tra, vừacủng cố cho sự khó chịu mà ý nghĩ ám ảnh gây ra.Điều này tạo ra một “vòng luẩn quẩn”, dẫn đến việc

TC ngày càng bị cuốn vào các ý nghĩ ám ảnh vàhành vi cưỡng chế

Trang 17

Nguyên nhân gây ra vấn đề của TC là các lỗinhận thức trong quá trình xử lý các ý nghĩ ám ảnh,một hiện tượng bình thường xuất hiện trong đời sống

cá nhân Các lỗi nhận thức này cũng góp phần hìnhthành các hành vi cưỡng chế, thứ giúp củng cố các ýnghĩ ám ảnh và tiếp tục duy trì các vấn đề của TC.Với nhận định đó, việc can thiệp cho TC sẽ tập trungvào việc thay đổi các lỗi nhận thức trong việc lý giảicác ý nghĩ ám ảnh, cũng như cắt giảm, điều chỉnhcác hành vi cưỡng chế để giải quyết vấn đề OCD ởTC

2.4 Lập kế hoạch can thiệp

Trên cơ sở xem xét các thông tin mà TC cungcấp, cũng như tham khảo các tài liệu liên quan đếnvấn đề OCD, học viên và TC thống nhất với bốnmục tiêu đầu ra: (1) Cải thiện chất lượng đời sốngliên quan đến các ám ảnh của TC, (2) Thay đổi cáclối suy nghĩ khiến TC gặp khó khăn liên quan đếncác ý nghĩ ám ảnh, (3) Cắt giảm và điều chỉnh cáchành vi cưỡng chế và (4) Dự phòng nguy cơ tái pháttrong tương lai Để đạt được các mục tiêu đầu ra, học

Trang 18

viên cần đạt được các mục tiêu quá trình Cụ thể nhưsau:

- Cải thiện chất lượng đời sống liên quan đến

- Cắt giảm và điều chỉnh hành vi cưỡng chế.

 Khử điều kiện hóa sự liên kết giữa ýnghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế

 Điều chỉnh các hành vi gây ra phảnứng lo lắng quá mạnh mẽ, không thểcắt hẳn được

- Dự phòng nguy cơ tái phát trong tương lai.

Trang 19

 Giáo dục về cách nhận biết sự tái phátcủa các ý nghĩ ám ảnh.

 Dự phòng hành vi cưỡng chế trongtương lai

 Cung cấp các liên hệ cần thiết

2.5 Thực hiện can thiệp

Học viên đã tiến hành tổng cộng 46 phiên làmviệc với TC, được chia thành 4 giai đoạn

Giai đoạn 1 được tiến hành trong 3 buổi làmviệc đầu tiên với tần suất 1 tuần/buổi Cuối giai đoạnnày học viên và TC thống nhất với 4 mục tiêu đầu racho tiến trình làm việc sau này, bao gồm (1) Cảithiện chất lượng đời sống liên quan đến các ám ảnh,(2) Thay đổi các lối suy nghĩ gây phản ứng lo lắng,(3) Cắt giảm và điều chỉnh các hành vi cưỡng chế và(4) Dự phòng nguy cơ tái phát trong tương lai

Giai đoạn 2 kéo dài từ sau buổi làm việc thứ 3đến buổi làm việc thứ 21 với tần suất từ 1-2 tuầngiữa mỗi buổi Trong giai đoạn 2, TC đã được cungcấp các thông tin cần thiết về bản chất sinh học thầnkinh của các ý nghĩ ám ảnh Thêm vào đó, TC cũng

Trang 20

hiểu được về các lỗi nhận thức đang duy trì vấn đề ở

TC Hoạt động điều chỉnh hành vi đã thành côngtrong việc giúp TC nhận ra rằng “OCD chỉ bắt tôilàm gì đó, chứ không nhất định phải làm theo đúngnhư những gì các ý nghĩ ám ảnh yêu cầu” Dù vậy,hoạt động can thiệp trong giai đoạn 2 chưa thể giúp

TC hoàn toàn ổn định và không còn bị OCD làm ảnhhưởng đến đời sống

Giai đoạn 3 kéo dài từ sau buổi làm việc thứ

22 đến buổi làm việc thứ 45 với tần suất 2 buổi mỗituần, cùng với một cuộc điện thoại trong tuần giữahai buổi làm việc Hoạt động can thiệp trong giaiđoạn 3 đã cắt giảm phần lớn các hành vi cưỡng chếđang duy trì các vấn đề của TC Đối với các tìnhhuống kích hoạt ý nghĩ ám ảnh quá mạnh, các hành

vi cưỡng chế được điều chỉnh thành các hành vi xoadịu dễ chịu hơn

Giai đoạn 4 được thực hiện trong buổi làmviệc số 46 Ở giai đoạn 4, TC và học viên đã cùngnhau nhìn nhận lại tiến trình đã qua, đồng thời TCcũng được cung cấp cách để ứng phó với các ý nghĩ

Ngày đăng: 14/02/2025, 16:14