Quan điểm này cho rằngkhí chất khí sắc chu kỳ khí chất KSCK nên được coi là một yếu tố nguy cơ gâybệnh lý tâm thần, làm tăng đáng kể khả năng phát triển RLCXLC I hoặc II, cũngnhư nhiều r
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-ĐINH PHƯƠNG HẠNH
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRƯỜNG HỢP
RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Hà Nội-2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-ĐINH PHƯƠNG HẠNH
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRƯỜNG HỢP
RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Mã số: 8310401.02
Người hướng dẫn khoa học: TS.BS Vũ Thy Cầm
Hà Nội-2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn của TS.BS Vũ Thy Cầm
Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, tháng 8 năm 2024
Học viên
Đinh Phương Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ, trước hết em xin được bày tỏ lòng biết
ơn tới các thầy, cô Khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Quốc gia Hà Nội - những người luôn tận tâm, nhiệt huyết giảng dạy;truyền đạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu cho em; dìu dắt em từ khicòn là một sinh viên đến bây giờ
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS.BS Vũ Thy Cầm người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hành và đã cónhững đóng góp quan trọng giúp em hoàn thành luận văn
-Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến cơ sở nơi tôi thực tập - ViệnSức khỏe Tâm thần Quốc gia đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi; cảm ơn thân chủ và giađình đã phối hợp với tôi trong quá trình thực hiện ca
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cácanh chị em cùng lớp Cao học Tâm lý lâm sàng khóa QH-2021 đã luôn đồng hànhvới tôi Nếu không có những sự ủng hộ và động viên quý báu ấy, tôi khó có thểhoàn thành được luận văn thạc sĩ này
Hà Nội, tháng 8 năm 2024
Học viên
Đinh Phương Hạnh
Trang 5DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DSM-5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth
Edition - Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần,Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, phiên bản thứ năm
ICD-10 International statistical classification of diseases and related
health problems, 10th revision, WHO - Phân loại thống kêquốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, phiênbản thứ 10, Tổ chức Y tế Thế giới
RLKSCK Rối loạn khí sắc chu kỳ
RLCXLC Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
CBT Cognitive Behavioral Therapy – Liệu pháp Nhận thức hành viDBT Dialectical behavior therapy – Liệu pháp Hành vi biện chứng
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 3
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ 6
1.1 Tổng quan về rối loạn khí sắc chu kỳ 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu 7
1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ 10
1.2 Các khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Định nghĩa 11
1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận giải thích về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng 14
1.2.3 Đặc điểm tâm lý của người rối loạn khí sắc chu kỳ 20
1.2.4 Các rối loạn đi kèm và có liên quan với rối loạn khí sắc chu kỳ 26
1.2.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán 30
1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp 36
1.3.1 Các phương pháp đánh giá 36
1.3.2 Các phương pháp can thiệp 38
Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ 50
2.1 Thông tin chung về thân chủ 50
2.2 Đánh giá 51
2.2.1 Mô tả ca 51
2.2.2 Kết quả đánh giá 54
2.2.3 Định hình trường hợp 60
2.3 Lập kế hoạch can thiệp 64
2.3.1 Xác định mục tiêu đầu ra 64
2.3.2 Xác định các mục tiêu quá trình 64
Trang 72.4 Thực hiện can thiệp 65
2.4.1 Buổi 1 66
2.4.2 Buổi 2 67
2.4.3 Buổi 3 69
2.4.4 Buổi 4 72
2.4.5 Buổi 5 74
2.4.6 Buổi 6 78
2.4.7 Buổi 7 81
2.4.8 Buổi 8 83
2.4.9 Buổi 9 84
2.4.10 Buổi 10 86
2.4.11 Buổi 11 88
2.4.12 Buổi 12 90
2.5 Đánh giá hiệu quả can thiệp 91
2.5.1 Cách thức đánh giá 91
2.5.2 Kết quả đánh giá 92
2.6 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp 96
2.7 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp 96
2.7.1 Ưu điểm 96
2.7.2 Tồn tại 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Rối loạn khí sắc chu kỳ (RLKSCK, tiếng Anh: Cyclothymia hayCyclothymic Disorder) là một rối loạn cảm xúc phức tạp, đặc trưng bởi sự mất điềuhòa cảm xúc và sự bất ổn về cảm xúc Các định nghĩa trong DSM-5 và ICD-10nhấn mạnh đây là một rối loạn kéo dài với những thay đổi cảm xúc thường xuyên,gồm các giai đoạn triệu chứng hưng cảm và trầm cảm nhẹ hơn so với rối loạn lưỡngcực I và II Các nghiên cứu gần đây còn xem RLKSCK là sự phóng đại của khí chấtchu kỳ (cyclothymic temperament) với tỷ lệ mắc bệnh đi kèm cao Dù có ý nghĩaquan trọng trong lâm sàng, rối loạn khí sắc chu kỳ vẫn chưa được chẩn đoán vànghiên cứu đầy đủ Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng rối loạn khí sắc chu kỳ
có thể ảnh hưởng đến 3-4% người trưởng thành trẻ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh trongsuốt cuộc đời chỉ khoảng 0,4% đến 1% do chẩn đoán sai hoặc không được chẩnđoán [30] Bệnh nhân mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ thường được chẩn đoán vàđiều trị đúng khi đã mắc bệnh nhiều năm, dẫn đến nguy cơ mắc chứng rối loạnlưỡng cực nghiêm trọng và các bệnh đi kèm cao hơn nếu không được điều trị Pháthiện sớm và điều trị thích hợp là rất quan trọng để cải thiện kết quả lâu dài
Trị liệu tâm lý là tổng hợp những phương thức tác động bằng các biện pháptâm lý lên tư duy, đời sống tâm lý-tình cảm và hành vi của người được tác động(thân chủ/người bệnh) [1] Chúng ta có thể hiểu trị liệu tâm lý là sự điều trị các rốiloạn cảm xúc, hành vi, nhân cách và tâm thần thông qua giao tiếp dùng ngôn ngữhay phi ngôn ngữ với người bệnh Trị liệu tâm lý đã chứng minh được hiệu quảtrong việc giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, học cách quản lýtriệu chứng và cải thiện kỹ năng đối phó Đối với rối loạn khí sắc chu kỳ, việc ápdụng các phương pháp trị liệu tâm lý phù hợp kết hợp với điều trị thuốc có thể giúpbệnh nhân có nhận thức đúng đắn về bệnh của mình, duy trì sự ổn định tâm lý, giảmtần suất và mức độ nghiêm trọng của các giai đoạn thay đổi cảm xúc, đồng thời tăngkhả năng thích nghi trong môi trường sống
Trang 9Tuy vậy, mặc dù có nhiều nghiên cứu về rối loạn lưỡng cực, các nghiên cứu
cụ thể về RLKSCK còn khá hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực trị liệu tâm lý Sự rõràng trong chẩn đoán và mối quan hệ với chứng rối loạn lưỡng cực vẫn đang đượcxem xét, với những gợi ý rằng RLKSCK có thể đại diện cho một dạng rối loạnlưỡng cực nhẹ Điều này tạo ra khoảng trống trong kiến thức và ứng dụng lâm sàng,đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định các phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả
Trong thực tiễn lâm sàng, các chuyên gia tâm lý thường gặp phải nhữngtrường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ Tuy nhiên, do thiếu thông tin và phương pháptrị liệu cụ thể, việc điều trị thường gặp khó khăn Nghiên cứu này sẽ cung cấp cácchiến lược trị liệu cụ thể và hiệu quả, giúp các chuyên gia có thể áp dụng trực tiếpvào thực tiễn, nâng cao chất lượng chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân
Nghiên cứu về trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ là cầnthiết và có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn Nghiên cứu này không chỉ gópphần nâng cao kiến thức khoa học mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho việc điềutrị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh Sự hiểu biết về cơ sở di truyền,dịch tễ học, và các thách thức trong quản lý lâm sàng sẽ giúp nâng cao nhận thức,chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả hơn cho chứng rối loạn khí sắc chu kỳ
Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Trị liệu tâm lý chotrường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ” với mong muốn hệ thống hóa cơ sở lý luận vềrối loạn khí sắc chu kỳ, thực hành trị liệu lâm sàng ca rối loạn khí sắc chu kỳ, đánhgiá hiệu quả can thiệp, đưa ra kết luận và khuyến nghị cho ca lâm sàng
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điểm luận một số nghiên cứu về rối loạn khí sắc chu kỳ
- Trình bày một số khái niệm liên quan đến rối loạn khí sắc chu kỳ
- Xác định các phương pháp và công cụ đánh giá cho một trường hợp rốiloạn khí sắc chu kỳ
Trang 10- Thực hiện đánh giá, định hình trường hợp, lên kế hoạch và can thiệp chomột trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp
- Đưa ra kết luận và khuyến nghị cho ca lâm sàng
Trang 11Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRƯỜNG HỢP
RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ 1.1 Tổng quan về rối loạn khí sắc chu kỳ
1.1.1 Khái niệm
Rối loạn khí sắc chu kỳ không phải là một rối loạn mới; mặc dù đã tồn tại từlâu trong truyền thống tâm thần học, nhưng nó đã bị bỏ qua phần lớn trong nămthập kỷ qua, ngay cả bởi các chuyên gia về rối loạn cảm xúc Phần lớn các nghiêncứu về dịch tễ học, tâm lý học, sinh học và lâm sàng tập trung vào các rối loạn Trầmcảm nặng, Rối loạn khí sắc, Rối loạn cảm xúc Lưỡng cực I và Lưỡng cực II Do đó,nghiên cứu điều trị chủ yếu nhắm vào các trạng thái hưng cảm và trầm cảm cấp tính
và phòng ngừa lâu dài các cơn cảm xúc nặng
Gần đây, sự không nhất quán trong việc khái niệm hóa chứng rối loạn khí sắc
và xu hướng mô tả nó chỉ dựa trên các triệu chứng cảm xúc đã dẫn đến sự hiểu lầm
và nhầm lẫn Theo Akikal, chứng rối loạn khí sắc đã được xem theo nhiều cáchkhác nhau như một phân nhóm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC), một khíchất (được trích dẫn bởi Brieger và Marneros, 1997) Brieger và Marneros thậm chíxem RLCXLC là một phong cách tính cách (Brieger và Marneros, 1997; Parker,2011)
Trong DSM-5, rối loạn khí sắc chu kỳ nằm trong phần “Rối loạn cảm xúclưỡng cực và các rối loạn có liên quan”, đặc trưng bởi biểu hiện mạn tính của cáctriệu chứng trầm cảm và hưng cảm nhẹ xen kẽ Theo DSM-5, nếu một cá nhân mắcchứng rối loạn khí sắc chu kỳ trải qua một cơn trầm cảm hoặc hưng cảm nặng, chẩnđoán sẽ được thay đổi thành RLCXLC I hoặc II Cách tiếp cận theo phân loại này
có xu hướng coi chứng khí sắc chu kỳ chỉ là một phân loại nhỏ còn sót lại thay vìthừa nhận ý nghĩa lâm sàng độc lập của nó
Theo quan điểm về khí chất của Akiskal năm 1979, khí sắc chu kỳ được coi
là một kiểu khí chất liên quan đến cảm xúc thất thường và bốc đồng, có khả năng
Trang 12toàn diện (được trích dẫn bởi Brieger và Marneros, 1997) Quan điểm này cho rằngkhí chất khí sắc chu kỳ (khí chất KSCK) nên được coi là một yếu tố nguy cơ gâybệnh lý tâm thần, làm tăng đáng kể khả năng phát triển RLCXLC I hoặc II, cũngnhư nhiều rối loạn cảm xúc, lo âu, tính cách, ăn uống và kiểm soát xung động khác,bao gồm lạm dụng chất gây nghiện và nghiện hành vi (Perugi và cộng sự, 2015).
Khái niệm về khí chất KSCK như một bệnh lý phù hợp với ý tưởng vềRLKSCK như một giai đoạn trung gian trong quá trình phát triển các rối loạn tâmthần khác Mặt khác, khuynh hướng khí sắc chu kỳ có thể được coi là một đặc điểmtính cách hoặc một mô tả tính cách mà không liên quan trực tiếp đến bệnh lý tâmthần (Brieger và Marneros, 1997) Mặc dù bất kỳ định nghĩa nào về RLKSCK nàyđều có thể được hỗ trợ về mặt thực nghiệm, nhưng phạm vi định nghĩa được ápdụng cho một thuật ngữ duy nhất có thể gây hiểu lầm Mỗi định nghĩa về RLKSCKthiết lập mối quan hệ phức tạp với các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là các rốiloạn cảm xúc và nhân cách, cũng như các rối loạn lo âu, sử dụng chất gây nghiện,
ăn uống và kiểm soát xung động Những mối quan hệ này có thể phức tạp đến mứckhông nhận ra rối loạn cảm xúc tiềm ẩn gần như là điều bình thường
Sự công nhận không đầy đủ này còn được khuyến khích bởi các tiêu chuẩnchẩn đoán quốc tế hiện tại, tập trung hoàn toàn vào các khía cạnh cảm xúc củachứng rối loạn khí sắc (ví dụ, luân phiên giữa các cơn trầm cảm và các triệu chứnghưng cảm nhẹ ở dạng nhẹ), trong khi bỏ qua các khía cạnh tâm lý, các triệu chứng
về hành vi và các đặc điểm lâm sàng quan trọng như phản ứng cảm xúc quá mức,bốc đồng và lo lắng
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu
Mối liên hệ giữa các trạng thái u sầu và hưng cảm và các dạng yếu hơn hoặccận lâm sàng của chúng đã được công nhận từ thời cổ đại Theo Baethge và cộng sựnăm 2003, thuật ngữ RLKSCK lần đầu tiên được Ewald Hecker (một học trò củaLudwig Kahlbaum) sử dụng để mô tả một rối loạn cảm xúc vào năm 1877 (đượctrích bởi Perugi và cộng sự, 2015) Theo Koukopoulos năm 2003, các mô tả lâm
Trang 13săng chính xâc vă hiểu biết sđu sắc về bệnh lý tđm thần của Hecker vă Kahlbaum đêđưa họ trở thănh những người tiín phong trong sự hiểu biết hiện đại về RLKSCK văRLCXLC II (được trích bởi Perugi vă cộng sự, 2015) Ban đầu, họ coi chứng loạnthần hưng cảm - trầm cảm (Vesania Typica Circularis), có xu hướng tiến triển xấu
đi, vă RLKSCK - vốn được nhìn nhận không liín quan đến chứng loạn thần hoặcchứng mất trí, lă những thực thể riíng biệt Tuy nhiín, dựa trín sự cùng tồn tạithường xuyín của câc dạng nhẹ vă nặng trong cùng một bệnh nhđn vă gia đình,Kraepelin (1921) đê chỉ trích quan điểm năy, coi chứng RLKSCK lă một dạng nhẹcủa bệnh hưng cảm-trầm cảm Kraepelin đê mở rộng khâi niệm truyền thống vềbệnh hưng cảm-trầm cảm để bao gồm không chỉ chứng hưng cảm vă u sầu trầmtrọng mă còn cả câc tình trạng trầm cảm nhẹ hơn xen kẽ với câc cơn hưng cảmcường độ thấp hơn (hưng cảm nhẹ) Ông cũng xâc định câc đặc điểm khí chất ổnđịnh lđu dăi: trầm cảm, hưng cảm (tăng khí sắc), khí sắc chu kỳ hoặc câu kỉnh, mẵng gọi lă "trạng thâi cơ bản" theo thể chất (được trích bởi Perugi vă cộng sự, 2015)
Cùng thời điểm đó, câc bâc sĩ tđm thần người Phâp Gaston Deny vă PierreKhan (1909) đê đóng góp đâng kể văo việc hiểu về chứng RLKSCK Kết nối quanđiểm của Kahlbaum vă Hecker ở một bín vă Kraepelin ở bín kia, Deny vă Khannhấn mạnh bản chất cấu tạo của chứng RLKSCK (được trích bởi Perugi vă cộng sự,2015) Họ coi những dạng bệnh hưng cảm-trầm cảm nhẹ năy lă sự phóng đại củamột "cấu tạo đặc biệt" tồn tại trước khi chúng xuất hiện vă vẫn tồn tại sau khi chúngbiến mất Khan (1909) đê cung cấp một mô tả chi tiết về bệnh lý tđm thần phức tạp
vă biểu hiện lđm săng của chứng rối loạn khí sắc chu kỳ, sử dụng 30 trường hợpminh họa để minh họa câc giai đoạn trầm cảm vă hưng cảm, câc đặc điểm hỗn hợpthường gặp, sự bất ổn vă phản ứng của cảm xúc, câc vấn đề về hănh vi vă quan hệ,bệnh đi kỉm vă chồng chĩo với câc rối loạn "loạn thần kinh" như suy nhược thầnkinh, suy nhược tđm thần vă hysteria (ngăy nay được gọi lă rối loạn hoảng sợ/sợ hêikhông gian rộng, OCD, lo đu xê hội vă câc rối loạn dạng cơ thể), cũng như lạmdụng rượu vă chất gđy nghiện
Trang 14Phải đến bảy thập kỷ sau, Akiskal (1981) mới phát triển một quan điểm vềkhí chất đối với chứng rối loạn khí sắc chu kỳ, kết hợp khái niệm "trạng thái cơbản" của Kraepelin như là biểu hiện về mặt cấu tạo của bệnh hưng-trầm cảm Cáctiêu chí hoạt động do Akiskal và cộng sự (1998) đề xuất phản ánh các mô tả kinhđiển và bản chất lưỡng cực của khí chất khí sắc chu kỳ, được hỗ trợ bởi các nghiêncứu cho thấy những cá nhân này có xu hướng chuyển sang hưng cảm nhẹ và/hoặchưng cảm khi được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, cũng như có xu hướng cótiền sử gia đình mắc RLCXLC (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015).
Nhờ những đóng góp đáng kể của Akiskal, chẩn đoán "rối loạn khí sắc chukỳ" đã được đưa vào DSM-3 (1980) trong chương về Rối loạn khí sắc, và xu hướngnày sau đó đã được củng cố bởi ICD-10 Rối loạn khí sắc chu kỳ đã nhận được sựxác nhận thực nghiệm rộng rãi như một rối loạn phổ lưỡng cực, đó là lý do tại sao
nó vẫn được phân loại là một rối loạn khí sắc trong DSM-4 và DSM-5, cùng vớiRLLC I, RLLC II và các rối loạn lưỡng cực biệt định hoặc không biệt định khác vàcác rối loạn liên quan Tuy nhiên, không có đặc điểm cụ thể nào được cung cấpngoài cường độ thấp hơn của các triệu chứng khí sắc và thời gian kéo dài của chúng
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, có nhiều hơn các nghiên cứu tập trung vào biểu hiệnlâm sàng, thách thức chẩn đoán và mối quan hệ của RLKSCK với các tình trạng tâmthần khác RLKSCK thường bị chẩn đoán thiếu mặc dù có khả năng là dạng rối loạnlưỡng cực phổ biến nhất Tiêu chuẩn chẩn đoán RLKSCK thường bị nhầm lẫn với rốiloạn nhân cách và các rối loạn cảm xúc khác do các triệu chứng chồng chéo TheoHowland & Thase (1993), sự nhầm lẫn này cản trở việc chẩn đoán và điều trị đúng cách,nhấn mạnh nhu cầu về các hướng dẫn chẩn đoán rõ ràng hơn (được trích bởi Perugi vàcộng sự, 2015) Theo Van Meter và cộng sự (2012), nghiên cứu cho thấy RLKSCK cóthể là tiền thân quan trọng của các rối loạn tâm trạng chính được biết đến, cần được chú ýnhiều hơn trong các bối cảnh lâm sàng và nghiên cứu (được trích bởi Perugi và cộng sự,2015) Việc phân loại chứng rối loạn khí sắc là một rối loạn cảm xúc có khía cạnh khíchất (temperament) cho thấy rằng chứng bệnh này nên được xem xét trong phổ lưỡngcực rộng hơn (Parker và cộng sự, 2012) Các chiến lược điều trị rối loạn khí sắc chu kỳ
Trang 15thường bao gồm thuốc ổn định tâm trạng và liệu pháp tâm lý, tập trung vào việc kiểmsoát các triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển thành các rối loạn nghiêm trọng hơn Canthiệp sớm và giáo dục tâm lý là rất quan trọng để cải thiện kết quả lâu dài (Perugi vàcộng sự, 2015) Các bệnh đi kèm phổ biến ở bệnh nhân RLKSCK là lo âu, lạm dụng chấtgây nghiện và rối loạn nhân cách Những bệnh đi kèm này thường làm phức tạp thêmtình trạng lâm sàng và trì hoãn chẩn đoán chính xác cũng như điều trị hiệu quả bệnh nhânRLKSCK (Perugi và cộng sự, 2017) Nhiều nghiên cứu mới cũng cho rằng khí chất khísắc chu kỳ (cyclothymic temperament), đặc trưng bởi sự bất ổn về tâm trạng và phản ứng,được coi là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến phát triển chứng rối loạn lưỡng cực toàndiện Nghiên cứu của Syrstad và cộng sự (2019) cũng ủng hộ quan điểm cho rằngRLKSCK nên được công nhận là một thực thể riêng biệt trong phổ lưỡng cực (Barbuti
và cộng sự, 2024)
Như vậy, các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh nhu cầu cải thiện việc nhận biết
và điều trị rối loạn khí sắc do tỷ lệ mắc bệnh cao và tác động đáng kể đến cuộc sốngcủa bệnh nhân Chẩn đoán sớm và can thiệp có mục tiêu có thể ngăn ngừa sự tiếntriển thành các rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn
1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ
Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ học cụ thể và đáng tin cậy về rối loạn khí sắcchu kỳ hầu như không có, nhưng những năm gần đây đã chứng kiến sự khám phásâu rộng về sự phổ biến của khí chất khí sắc chu kỳ và rối loạn khí sắc chu kỳ trongmột loạt các rối loạn tâm thần Những rối loạn này bao gồm trầm cảm nặng, OCD,rối loạn hoảng sợ/sợ hãi không gian rộng, rối loạn ăn uống và lạm dụng ma túy vàrượu (Perugi và cộng sự, 2015)
Theo Van Meter và cộng sự (2011), một phân tích tổng hợp các nghiên cứuđược tiến hành trên trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy rằng chứng rối loạn khí sắcchu kỳ phổ biến hơn trong cộng đồng so với chứng rối loạn lưỡng cực I (được tríchbởi Perugi và cộng sự, 2015) Các cuộc điều tra dân số lâm sàng đã chỉ ra rằngchứng trầm cảm xảy ra trong bối cảnh khí sắc chu kỳ là biểu hiện phổ biến nhất củachứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, được quan sát thấy ở khoảng 50% bệnh nhân
Trang 16trầm cảm trong các cơ sở ngoại trú tâm thần (Hantouche và cộng sự, 1998) Con sốnày cũng được xác nhận trong thực hành y tế nói chung (Manning và cộng sự,1997), cho thấy các trường hợp được quan sát trong các môi trường như vậy ítnghiêm trọng hơn (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015).
Trong số các rối loạn cảm xúc, rối loạn khí sắc chu kỳ ít được chú ý nhấttrong các nghiên cứu cộng đồng, với tỷ lệ mắc bệnh trong dân số nói chung chỉ mới đượcbiết đến gần đây Điều này thật đáng ngạc nhiên khi xét đến tần suất rối loạn này đượcphát hiện trong thực hành lâm sàng Theo Angst và cộng sự, các nghiên cứu gần đây ởThụy Sĩ báo cáo tỷ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời dao động từ 5% đến 8% đối với cácgiai đoạn hưng cảm nhẹ liên quan đến trầm cảm (được trích bởi Perugi và cộng sự,2015), với tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới theo tỷ lệ khoảng 2:1 Cácnghiên cứu dịch tễ học khác đã phát hiện ra tỷ lệ mắc bệnh rối loạn khí sắc chu kỳ daođộng từ 0,4% đến 2,5% Tỷ lệ RLCXLC bán hội chứng chưa phân biệt được báo cáo làcao tới 6% đến 13% dân số nói chung Theo Howland và Thase (1993), những sự khácbiệt này phát sinh do các nghiên cứu sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau, vớimột số đánh giá khí chất KSCK thay vì các rối loạn cảm xúc, do đó làm mờ ranh giớigiữa hai loại (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015)
Rối loạn khí sắc chu kỳ được phát hiện là phổ biến hơn ở phụ nữ so với namgiới trong cả mẫu cộng đồng (Perugi và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, cần lưu ý rằngcác nghiên cứu lâm sàng báo cáo tỷ lệ mắc rối loạn khí sắc chu kỳ cao hơn ở phụ nữ
có thể nhầm lẫn tỷ lệ mắc thực tế với việc tìm kiếm phương pháp điều trị có chọnlọc
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu dịch tễ nào dành riêng cho rối loạn khí sắcchu kỳ được tiến hành
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Định nghĩa
Hiện nay, chứng rối loạn khí sắc chu kỳ được định nghĩa theo hai cách chính.Thứ nhất, như một rối loạn cảm xúc trong các hệ thống phân loại chính thức, và thứhai, ít chính thức hơn, như một phong cách tính cách—cái gọi là “khí chất KSCK”
Trang 17Theo cách định nghĩa thứ nhất, DSM-5 liệt kê rối loạn khí sắc chu kỳ là một rốiloạn cảm xúc dao động mạn tính bao gồm nhiều giai đoạn của các triệu chứng hưngcảm nhẹ và triệu chứng trầm cảm, thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổitrưởng thành Hơn nữa, nó nêu rằng các triệu chứng hưng cảm nhẹ như vậy không đủ
về số lượng, mức độ nghiêm trọng, tính lan tỏa hoặc thời gian kéo dài để đáp ứng đầy
đủ các tiêu chí cho một giai đoạn hưng cảm và tương tự như vậy, các cơn trầm cảmkhông đáp ứng các tiêu chí tham số có liên quan cho một giai đoạn trầm cảm điển hình
Nó cần phải tồn tại trong 2 năm (một năm đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên),khoảng thời gian không có triệu chứng không thể kéo dài quá 2 tháng Sau 2 năm, cáccơn hưng cảm và trầm cảm nặng có thể chồng lên nhau, trong trường hợp đó, chẩnđoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực I và lưỡng cực II cũng có thể được đưa ra Nó khôngđược là thứ phát đối với các tình trạng bệnh lý hoặc tác động của chất và phải liên quanđến sự đau khổ hoặc suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng Tuy nhiên, DSM-5 không đưa
ra bất kỳ quy tắc nào để phân biệt giữa rối loạn lưỡng cực II chu kỳ nhanh và chứng khísắc chu kỳ, ngoài các đặc điểm dưới ngưỡng đã lưu ý trước đó ICD-10 liệt kê “F34.0 -Rối loạn khí sắc chu kỳ” trong phần “F34 - Các rối loạn cảm xúc dai dẳng”, thuộc phần
“F30-F39 - Các rối loạn khí sắc (cảm xúc)” cùng với “F30 - Giai đoạn hưng cảm”,
“F31 - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực”, “F32 - Giai đoạn trầm cảm”, Như vậy, có thểthấy Rối loạn khí sắc chu kỳ được ICD-10 xếp độc lập với các rối loạn cảm xúc khác
và đặc biệt Rối loạn khí sắc chu kỳ không phải là phân loại của Rối loạn cảm xúclưỡng cực mặc dù định nghĩa RLKSCK đặt các triệu chứng RLKSCK trong tươngquan so sánh với các rối loạn cảm xúc khác ICD-10 định nghĩa RLKSCK là sự bất ổndai dẳng về cảm xúc, với nhiều giai đoạn trầm cảm nhẹ và phấn khích nhẹ không đápứng các tiêu chí của rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc trầm cảm tái diễn, thường khôngliên quan đến các sự kiện trong cuộc sống và thường phát triển ở giai đoạn đầu củacuộc sống trưởng thành
Theo cách định nghĩa thứ hai, mặc dù không được đưa vào chính thức trongcác mô hình phân loại DSM và ICD như một phong cách tính cách, chứng rối loạn
Trang 18dai dẳng, ở đây được gọi là “khí chất khí sắc chu kỳ”, một quan điểm đã được địnhhình lại trong nhiều thập kỷ và với những mô tả có trọng lượng khác nhau về chứngrối loạn lưỡng cực hoặc phong cách tính cách Ví dụ, trong ấn bản thứ ba củaMayer-Gross, Slater và Roth's Clinical Psychiatry (1977), các tác giả mô tả "khí sắcchu kỳ theo thể chất", trong đó có những thay đổi về cảm xúc từ trầm cảm sanghưng cảm kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn, rằng sự tồn tại của nó ở các nghệ sĩ vànhà văn đã thu hút một số sự chú ý và ở những người làm công việc sáng tạo, nhịpđiệu của các chu kỳ có thể được đọc từ ngày bắt đầu và kết thúc công việc sản xuất.(Được trích dẫn bởi Gordon Parker và cộng sự, 2012) Gelder và cộng sự (1994)tuyên bố rằng những người có tính cách chu kỳ thay đổi từ giai đoạn phấn chấn, tựtin và tràn đầy năng lượng sang giai đoạn chán nản, tự ti và thiếu năng lượng, vànhững giai đoạn như vậy kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần (Được trích dẫnbởi Gordon Parker và cộng sự, 2012) Theo quan sát của Akiskal (1981), các giaiđoạn khác nhau, thường theo sau một sự thay đổi nhịp sinh học, giống như nhữngcơn bộc phát của cảm xúc hơn là những phản ứng dễ hiểu đối với các tình huốnggần gũi trong cuộc sống, trong đó những thay đổi đột ngột về cảm xúc và hành vi cócường độ và thời lượng khác biệt với trải nghiệm cảm xúc chuẩn mực Do đó, khíchất KSCK có thể được mô tả là một khuynh hướng vốn có của chứng rối loạn cảmxúc thường đi kèm với các rối loạn xã hội như hoang phí tài chính, thất bại tình cảmlặp đi lặp lại, quan hệ tình dục bừa bãi theo giai đoạn, bất ổn về mặt địa lý và thayđổi công việc cũng như là cốt lõi sinh học ổn định theo thời gian của nhân cách(Được trích dẫn bởi Gordon Parker và cộng sự, 2012).
Do đó, những mô tả như vậy về khí chất KSCK rõ ràng trùng lặp với cácđịnh nghĩa của DSM và ICD về RLKSCK và cả hai đều phản ánh và đóng góp vàođánh giá hiện tại xem xét liệu rối loạn khí sắc chu kỳ có nên được định vị là một rốiloạn cảm xúc và/hoặc là một phong cách tính cách hay không Vấn đề này khôngkhác gì DSM-5 cho phép cả rối loạn trầm cảm dai dẳng và rối loạn nhân cách trầmcảm, và lưu ý liệu sự phân biệt này có hữu ích hay không
Trang 191.2.2 Các lý thuyết tiếp cận giải thích về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
Cơ sở lý thuyết của RLKSCK liên quan đến nhiều góc nhìn khác nhau nhằmmục đích hiểu các cơ chế, nguyên nhân và khuôn khổ cơ bản giải thích chứng rốiloạn này cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến nó Các góc nhìn này bao gồm các
lý thuyết về sinh học, tâm lý và xã hội Dưới đây, tôi cung cấp tổng quan chi tiết vềtừng cơ sở lý thuyết:
Trang 20- Dopamine: rối loạn dopamine có liên quan đến các triệu chứng hưng cảmnhẹ như tăng năng lượng và hưng phấn Những biến đổi trong mức độ của các chấtdẫn truyền này có thể dẫn đến các triệu chứng hưng cảm và trầm cảm, đặc trưng củaRLKSCK.
* Não và hệ thần kinh:
Nghiên cứu hình ảnh não đã chỉ ra rằng có thể có những khác biệt trong cấutrúc và chức năng của não ở những người mắc RLKSCK, đặc biệt là ở các vùng nãoliên quan đến điều chỉnh cảm xúc như vỏ não trước trán, hạch hạnh nhân và hồi hảimã
Hơn nữa, một phân tích điều khiển học cho thấy rằng RLKSCK có thể liênquan đến rối loạn chức năng phó giao cảm trong hệ thần kinh thực vật (Kybernetic
Các rối loạn tâm lý nằm cùng phổ với các phản ứng cảm xúc bình thường,nhưng chúng bị khuếch đại và trở nên cứng nhắc hơn Chẳng hạn, trong trầm cảm,
sự buồn chán và mất hứng thú được đẩy lên mức cực độ và kéo dài; trong chứnghưng cảm, sự tự cao được gia tăng quá mức; còn trong lo âu, cảm giác mong manh
Trang 21và sợ hãi đạt đến đỉnh điểm Khi đối mặt với những tình huống mà họ cảm thấy cóthể đe dọa đến lợi ích sống còn, cá nhân có thể trải qua sự kiệt quệ tâm lý (Beck,Weishaar, 2008) Trong những thời điểm đó, nhận thức và cách diễn giải các sựkiện của họ trở nên chọn lọc cao, bảo thủ, cứng nhắc, suy luận chủ quan và kháiquát hóa quá mức Đồng thời, các chức năng nhận thức khác như dập tắt tư duy saibiệt, suy luận logic, phân tích, so sánh và kiểm chứng thực tế lại bị suy giảm.
Theo Lý thuyết Nhận thức, các vấn đề tâm bệnh xuất phát từ sự kết hợp củanhiều yếu tố khác nhau như di truyền, sinh học, lịch sử phát triển cá nhân và môitrường Do đó, không có yếu tố đơn lẻ nào là nguyên nhân duy nhất gây ra các rốiloạn bệnh lý Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao thường là những cá nhân đãtrải qua các trải nghiệm thất bại trong quá trình phát triển, dẫn đến những tổnthương trong cấu trúc nhận thức của họ và tạo ra sự diễn dịch sai lệch về thực tế
Mỗi một dạng rối loạn tâm lý lại có một cấu trúc nhận thức mang tính đặctrưng nhưng chúng đều giống nhau là cá nhân diễn dịch sai lệch, bóp méo thực tếhoặc cá nhân có kiểu đánh giá tiêu cực về tình huống/hoàn cảnh/vấn đề họ đangphải đối mặt cũng như năng lực ứng phó của chính bản thân họ
Đối với rối loạn khí sắc chu kỳ, lý thuyết nhận thức Beck cung cấp mộtkhuôn khổ sâu sắc để hiểu về rối loạn này, một rối loạn tâm trạng đặc trưng bởi sựdao động mạn tính giữa trạng thái hưng cảm nhẹ và trầm cảm Lý thuyết nhận thứcnhấn mạnh vai trò của các quá trình nhận thức trong sự phát triển và duy trì các rốiloạn cảm xúc, cho thấy rằng các mô hình suy nghĩ không thích nghi ảnh hưởngđáng kể đến phản ứng cảm xúc và hành vi
Lý thuyết Nhận thức được áp dụng vào giải thích nguyên nhân rối loạn khísắc chu kỳ:
- Những người mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ có thể dao động giữa quanđiểm tiêu cực và quá tích cực về bản thân, thế giới và tương lai của họ Trong cácgiai đoạn trầm cảm, họ có thể trải qua sự tự chỉ trích và bi quan sâu sắc, trong khi
Trang 22- Những người mắc rối loạn cảm xúc có những suy nghĩ tiêu cực tự động làmméo mó thực tế Trong rối loạn khí sắc chu kỳ, những suy nghĩ này có thể thay đổiđáng kể giữa các trạng thái cảm xúc, góp phần gây ra sự bất ổn.
Ví dụ về sự bóp méo: suy nghĩ theo kiểu tất cả hoặc không có gì, khái quáthóa quá mức và phóng đại các sự kiện tiêu cực có thể làm trầm trọng thêm tìnhtrạng thay đổi tâm cảm xúc
- Các lược đồ hoặc niềm tin cốt lõi phát triển thông qua các trải nghiệm sốngđóng vai trò quan trọng Những người mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ có thể cónhững niềm tin ăn sâu được kích hoạt trong các trạng thái cảm xúc khác nhau, duytrì chu kỳ dao động cảm xúc
- Những trải nghiệm tiêu cực hoặc đau buồn trong quá trình phát triển có thểhình thành nên những mô hình thích nghi kém, khiến cá nhân dễ mắc phải các kiểurối loạn cảm xúc
* Lý thuyết hành vi:
Lý thuyết hành vi cung cấp một góc nhìn khác về nguyên nhân và yếu tố duytrì rối loạn khí sắc chu kỳ, nhấn mạnh vai trò của các hành vi đã học và tương tácvới môi trường Lý thuyết này tập trung vào cách một số hành vi nhất định đượccủng cố hoặc trừng phạt, dẫn đến các kiểu bất ổn về cảm xúc
Các khía cạnh chính của Lý thuyết hành vi áp dụng cho rối loạn khí sắc chu kỳ:
- Sự củng cố và trừng phạt :
+ Củng cố tích cực: Các hành vi hưng cảm nhẹ, chẳng hạn như tăng năngsuất hoặc tham gia tích cực vào hoạt động xã hội, có thể được củng cố tích cực bằngcác phần thưởng bên ngoài (ví dụ: khen ngợi, thành công) Sự củng cố này có thểkhuyến khích các cơn hưng cảm nhẹ tiếp tục
+ Củng cố tiêu cực: Hành vi né tránh trong giai đoạn trầm cảm có thể làmgiảm căng thẳng hoặc lo âu tạm thời, do đó củng cố những hành vi né tránh đó vàcàng kéo dài các triệu chứng trầm cảm
Trang 23- Hành vi học được:
+ Bắt chước: Cá nhân có thể học các hành vi liên quan đến tâm trạng bằngcách quan sát những người khác, chẳng hạn như các thành viên gia đình mắc chứngrối loạn cảm xúc Sự bắt chước này có thể thiết lập các kiểu hành vi góp phần vào
xu hướng rối loạn khí sắc chu kỳ
+ Điều kiện hóa: Nếu một số hoạt động nhất định liên tục dẫn đến tâm trạngphấn chấn hoặc trầm cảm, cá nhân có thể trở nên có điều kiện để phản ứng vớinhững hoạt động đó bằng cách thay đổi tâm trạng
- Nhân tố môi trường:
+ Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống: Căng thẳng mạn tính hoặc các sự kiệnđau buồn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các thay đổi tâm trạng Lý thuyết hành vicho rằng cách các cá nhân đối phó với căng thẳng (ví dụ: tránh né, rút lui, hung hăng) cóthể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng và tần suất của rối loạn
+ Tương tác xã hội: Chất lượng các mối quan hệ xã hội và mạng lưới hỗ trợ
có thể tác động đáng kể đến sự ổn định tâm trạng Hỗ trợ xã hội kém và tương táctiêu cực có thể góp phần gây ra các giai đoạn trầm cảm, trong khi tương tác tích cựcđôi khi có thể làm tăng hành vi hưng cảm nhẹ
* Lý thuyết tâm động học: các lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của xung
đột vô thức và những trải nghiệm thời thơ ấu trong quá trình phát triển các rối loạn
Trang 24cảm xúc Các xung đột chưa được giải quyết và cơ chế phòng vệ không thích nghi
có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng RLKSCK
* Lý thuyết phát triển:
Lý thuyết này tập trung vào cách mà các trải nghiệm trong suốt cuộc đời, đặcbiệt là trong thời thơ ấu và thanh niên, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển củaRLKSCK Các sự kiện căng thẳng, chấn thương tâm lý và các trải nghiệm tiêu cựckhác có thể góp phần vào sự phát triển của rối loạn này
Cũng theo lý thuyết này, RLKSCK có thể phát triển qua các giai đoạn cuộc đờikhác nhau, với các triệu chứng và biểu hiện có thể thay đổi theo độ tuổi và giai đoạn pháttriển của một người Sự phát triển của RLKSCK có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sựphát triển sinh lý, thay đổi hormon và các sự kiện cuộc sống quan trọng
- Môi trường xã hội: các mối quan hệ giữa các cá nhân và hệ thống hỗ trợ xãhội đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc Sự gián đoạn trong cáckhía cạnh này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất ổn định cảm xúc ở nhữngngười mắc chứng rối loạn khí sắc
Trang 25- Khó khăn thời thơ ấu: những trải nghiệm như bị ngược đãi, bỏ bê thời thơ
ấu hoặc tiếp xúc với bệnh lý tâm thần của cha mẹ có liên quan đến việc tăng nguy
cơ mắc các rối loạn cảm xúc, bao gồm cả chứng rối loạn khí sắc
- Kiểu gắn bó: kiểu gắn bó không an toàn hình thành trong thời thơ ấu có thểảnh hưởng đến khả năng điều hòa cảm xúc và góp phần gây ra các rối loạn cảm xúc
d) Lý thuyết tích hợp
Để hiểu toàn diện về chứng RLKSCK đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợpxem xét sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội Mô hình sinh học-tâm lý-xã hội thường được sử dụng để khái niệm hóa rối loạn này, nhận ra rằngnhiều yếu tố góp phần vào sự khởi phát, duy trì và biểu hiện của các triệu chứng rốiloạn khí sắc chu kỳ
Tổng kết lại, RLKSCK là một rối loạn đa diện với cơ sở lý thuyết phức tạp.RLKSCK có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, từ sinh học, tâm lý đến
xã hội Sự hiểu biết về các lý thuyết này giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn vềrối loạn này, từ đó phát triển các phương pháp đánh giá và can thiệp hiệu quả
1.2.3 Đặc điểm tâm lý của người rối loạn khí sắc chu kỳ
Đặc điểm lâm sàng của chứng rối loạn khí sắc chu kỳ đặc biệt phong phú vềcác biểu hiện bệnh lý tâm thần Một định nghĩa chẩn đoán chỉ dựa trên các triệuchứng cảm xúc có thể đơn giản và gây hiểu lầm, vì các triệu chứng này thường bịxem nhẹ, không được báo cáo hoặc được nhiều bệnh nhân coi là không phải là triệuchứng Chứng rối loạn khí sắc chu kỳ có thể được định nghĩa tốt nhất bằng sự bất
ổn về cảm xúc và phản ứng quá mức với các kích thích tích cực hoặc tiêu cực, xét
về cả cường độ và thời gian
Những biến động cảm xúc dữ dội và nhanh chóng của cực đối lập luôn liênquan đến những thay đổi nhanh chóng về năng lượng và động lực, dẫn đến nhữnghậu quả đáng kể về mặt tâm lý, quan hệ liên cá nhân và hành vi Những đặc điểmnày thường phù hợp với thói quen của cá nhân và vì chứng rối loạn thường bắt đầu
Trang 26trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên nên chúng thường được coi là vấn đề về tínhcách hoặc nhân cách Các triệu chứng trầm cảm thường được quy cho các sự kiệncăng thẳng trong cuộc sống đi kèm, trong khi sự hưng phấn và các triệu chứng dướimức kích thích liên quan không được nhận ra hoặc được coi là dấu hiệu của sự khỏemạnh hạnh phúc hoặc hệ quả của các tình huống tích cực hoặc cơ hội mới.
Những người mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ trải qua những giai đoạncảm xúc lên xuống liên tục và không đều trong thời gian dài, với những lần thay đổicảm xúc thường đột ngột và những giai đoạn ổn định xen kẽ không thường xuyên.Trong một số trường hợp, những giai đoạn cảm xúc điển hình của cả hai cực có thểxuất hiện Những bệnh nhân có những lần thay đổi cảm xúc thường xuyên và độtngột, liên quan đến những pha trầm cảm và hưng cảm nhẹ, ngắn nhưng rõ ràng,được coi là những người có chu kỳ cực nhanh hoặc siêu tốc Cường độ, tốc độ vàtính không thể đoán trước của những thay đổi cảm xúc gây ra sự đau khổ đáng kể,dẫn đến sự bất ổn về lòng tự trọng, nghề nghiệp và các mối quan hệ liên cá nhân.(Perugi và cộng sự, 2015)
Do khí chất thất thường và khả năng phản ứng của họ, bệnh nhân khí sắc chu
kỳ biểu hiện các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm cực kỳ khác nhau về thời gian,mức độ nghiêm trọng và triệu chứng Các triệu chứng trầm cảm thường được xácđịnh nhiều hơn các triệu chứng hưng cảm nhẹ, bất kể mức độ nghiêm trọng Rốiloạn tâm vận động nghiêm trọng, các biểu hiện u sầu và loạn thần, không phổ biến,mặc dù đôi khi chúng xuất hiện trong các pha cảm xúc nặng Trầm cảm chu kỳthường ở mức độ nhẹ đến trung bình, biểu hiện bằng sự tuyệt vọng, đau khổ, mệtmỏi và các đặc điểm không điển hình Cảm giác tự ti, tội lỗi, bất an, phụ thuộc, dễxúc động, kích động và nhạy cảm cao được báo cáo, cùng với mức độ cáu kỉnh và
lo lắng cao, và có xu hướng nhấn mạnh vào những khó khăn về mặt xã hội và quan
hệ giữa các cá nhân Theo Pompili và cộng sự (2012), trong giai đoạn trầm cảmhoặc hỗn hợp, bệnh nhân mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ thường báo cáo vềnhững ý nghĩ tự tử thường xuyên và rất thường xuyên về hành vi tự hại hoặc toan tựsát (được trích dẫn bởi Perugi và cộng sự, 2015)
Trang 27Các giai đoạn hưng cảm nhẹ có thể khó xác định Các cơn hưng cảm nhẹthường kéo dài trong nhiều giờ hoặc ít gặp hơn - kéo dài hơn một hoặc hai ngàyhoặc nhiều tuần Tài liệu liên tục mô tả tính cáu kỉnh là một đặc điểm chính của rốiloạn khí sắc chu kỳ trong cả giai đoạn hưng cảm nhẹ và trầm cảm Hưng cảm nhẹchu kỳ có thể 'tối tăm', biểu hiện tính cáu kỉnh, bốc đồng và hành vi mạo hiểm Điềunày đặc biệt quan trọng ở những người trẻ tuổi, trong đó tính cáu kỉnh vừa phảihoặc nghiêm trọng, hung hăng và thù địch bên ngoài được báo cáo trong hơn 90%các trường hợp trong giai đoạn cảm xúc phấn khích Sự xuất hiện của tính cáu kỉnhtrong giai đoạn hưng cảm nhẹ có thể góp phần vào việc chẩn đoán nhầm thườngxuyên chứng rối loạn khí sắc chu kỳ là trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách (Perugi
và cộng sự, 2015)
Mặc dù không được công nhận trong các hướng dẫn chẩn đoán quốc tế chođến DSM-5, các trạng thái hỗn hợp trầm cảm - trong đó cả các triệu chứng trầmcảm và hưng cảm nhẹ đều có mặt - xảy ra thường xuyên và có lẽ là biểu hiện phổbiến nhất trong thực hành lâm sàng Các giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể đượcđánh dấu bằng sự cáu kỉnh cực độ, bốc đồng và khí chất bùng nổ Những suy nghĩdồn dập và vội vã, áp lực phải tiếp tục nói và xu hướng bị mất tập trung thườngđược báo cáo trong chứng trầm cảm đơn cực, lưỡng cực II và chu kỳ kinh nguyệt.Một số thay đổi cảm xúc có thể có thành phần sinh học với các đặc điểm hai pha,chẳng hạn như lờ đờ xen kẽ với phấn khích, năng suất nói giảm xen kẽ với nóinhiều quá mức và lòng tự trọng thấp xen kẽ với sự tự tin quá mức Những ngườimắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ có xu hướng bốc đồng và khó đoán trong cáctrạng thái hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp, với cảm xúc cáu kỉnh nhắm vào người khác,trong khi trong các giai đoạn trầm cảm, họ có thể rất nhạy cảm nhưng cũng có xuhướng trải qua sự cáu kỉnh tự định hướng phù hợp với cảm giác tội lỗi, suy ngẫmmiên man và tự trọng thấp
Cảm xúc và phản ứng cảm xúc quá mức là những đặc điểm chính củaRLKSCK và là đặc điểm cốt lõi trong biểu hiện lâm sàng tổng thể của nó Bệnh
Trang 28kích thích môi trường như một đặc điểm ổn định tiếp tục kể từ tuổi vị thành niên.
Họ phản ứng với các sự kiện tích cực bằng cách nhanh chóng trở nên vui vẻ, nhiệttình, năng động và chủ động (đôi khi với trạng thái hưng phấn và bốc đồng quámức); ngược lại, họ phản ứng với các sự kiện tiêu cực (thực tế hoặc nhận thức được)bằng sự đau khổ, cảm giác suy sụp sâu sắc, mệt mỏi cực độ, buồn bã, tuyệt vọng vàđôi khi là ý nghĩ tự tử Ngay cả những thất vọng nhỏ cũng có thể gây ra đau khổ,đôi khi trở nên phức tạp bởi những phản ứng tiêu cực không kiểm soát được vànhững cử chỉ tự làm hại bản thân
Cảm xúc tích cực và tiêu cực thái quá, cùng với các phản ứng cảm xúc, có thểđược kích hoạt bởi nhiều kích thích bên ngoài, cho dù là tâm lý (ví dụ: yêu và thất tình),môi trường (ví dụ: thay đổi thời tiết hoặc thay đổi múi giờ), vật lý (ví dụ: bất động vớihiếu động thái quá), hoặc hóa học (ví dụ: thuốc, rượu hoặc ma túy)
Sự nhạy cảm giữa các cá nhân và phản ứng cảm xúc quá mức có liên quanchặt chẽ với nhau; chúng đại diện cho các khía cạnh nhận thức và tình cảm củacùng một chiều hướng bệnh lý tâm thần (Perugi và cộng sự, 2015) Sự nhạy cảmcao với sự phán xét, chỉ trích và sự từ chối của người khác có liên quan đến lòng tựtrọng yếu Một số cá nhân mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ dễ bị xúc phạm và cóthể trải qua cảm giác thù địch và tức giận dữ dội đối với những người mà họ cho làchịu trách nhiệm cho sự đau khổ của họ Những tranh chấp nhỏ có thể gây ra sựbùng nổ của cơn thịnh nộ, dẫn đến hậu quả phá hoại trong các mối quan hệ giữa các
cá nhân Những phản ứng cảm xúc mãnh liệt có thể thúc đẩy xu hướng diễn giải vàđánh giá quá cao những ý tưởng
Lo âu chia ly có liên quan đến sự bất ổn và phản ứng cảm xúc khí sắc chu kỳ(Perugi và cộng sự, 2015) Các nghiên cứu của Toni và cộng sự (2008) đã chỉ ramối tương quan đáng kể giữa lo âu chia ly, sự nhạy cảm liên cá nhân và sự bất ổnđịnh cảm xúc khí sắc chu kỳ ở người lớn mắc các rối loạn cảm xúc và lo âu Mốiliên hệ giữa lo âu chia ly ở trẻ em và/hoặc người lớn và sự bất ổn định cảm xúc
Trang 29cyclothymic đã được nhiều nhóm nghiên cứu xác nhận (được trích dẫn bởi Perugi
và cộng sự, 2015)
Theo Hantouche (2012), nỗi sợ bị phản đối, từ chối hoặc chia ly, cùng với sự
lo lắng kéo theo, có thể dẫn đến hành vi phục tùng và dai dẳng tham gia vào cácmối quan hệ lạm dụng Sự cống hiến quá mức để làm hài lòng người khác có thểdẫn đến 'lòng vị tha bệnh lý' Sự dao động giữa tính tự mãn và thái độ tức giận-thùđịch dữ dội có thể tác động tiêu cực đến các mối quan hệ tình cảm, cuộc sống giađình và việc làm, khiến chúng ngày càng khó khăn và bất ổn Sự thay đổi định kỳgiữa ức chế và kích hoạt hành vi tạo ra một con đường đầy những kịch tính và bi kịchhiện sinh (được trích dẫn bởi Perugi và cộng sự, 2015)
Theo Signoretta và cộng sự (2005), một nguồn gây đau khổ khác là sự tồn tạiđồng thời của các thái độ xung đột, chẳng hạn như mức độ tìm kiếm sự mới lạ và nétránh nguy hiểm cao (được trích dẫn bởi Perugi và cộng sự, 2015) Theo Perugi vàAkiskal (2002), những người mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ thường tìm kiếm cácmối quan hệ tình cảm liên cá nhân trong thời kỳ phấn khích, nhưng có xu hướng cô lậpbản thân khi bị khó chịu Tuổi trẻ của họ có thể được đặc trưng bởi một loạt các mốiquan hệ lãng mạn ngắn ngủi, mãnh liệt với những đối tác không phù hợp (được tríchdẫn bởi Perugi và cộng sự, 2015)
Cũng theo Perugi và Akiskal (2002), cảm xúc mãnh liệt và phản ứng cảmxúc của những cá nhân khí sắc chu kỳ có thể dẫn đến hành vi tìm kiếm cảm giác và
tự kích thích, đặc biệt là trong giai đoạn hưng cảm nhẹ (được trích dẫn bởi Perugi
và cộng sự, 2015) Theo các nghiên cứu của Chaim và cộng sự (2014), McElroy vàcộng sự (1996, 2005), Perugi và Akiskal (2002), Powers và cộng sự (2013), điềunày có thể biểu hiện dưới dạng các rối loạn kiểm soát xung lực như cờ bạc bệnh lý
và tình dục cưỡng ép ở nam giới cũng như mua sắm cưỡng ép và ăn uống vô độ ởphụ nữ (được trích dẫn bởi Perugi và cộng sự, 2015) Theo Maremmani và cộng sự(2006), RLKSCK dường như cũng có thể dẫn đến việc lạm dụng và nghiện ma túy.Hành vi tìm kiếm cảm giác và khả năng phản ứng mạnh với các chất gây nghiện tạo
Trang 30điều kiện cho việc sử dụng nhiều loại ma túy khác nhau, bao gồm rượu, chất kíchthích, cocaine, thuốc ngủ và thuốc an thần (được trích dẫn bởi Perugi và cộng sự,2015) Theo Masi và cộng sự (2008), trong một số trường hợp, cảm xúc không ổnđịnh và bốc đồng, kết hợp với lạm dụng chất gây nghiện, có thể dẫn đến hành vichống đối xã hội gây hậu quả pháp lý (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015).
Tóm lại, các đặc điểm tâm lý thường gặp của người có RLKSCK là:
- Dao động cảm xúc mãnh liệt và khó dự đoán trước: họ thường có sự thay
đổi đột ngột giữa trạng thái hưng cảm nhẹ và trầm cảm Các giai đoạn daođộng thường khôngt đều, xen kẽ với ít thời kỳ ổn định; Biểu hiện "chu kỳcực nhanh" hoặc "siêu tốc" ở một số trường hợp
+ Triệu chứng trầm cảm thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, với biểu hiện
mệt mỏi, tuyệt vọng, tự ti, tội lỗi và lo âu
+ Triệu chứng hưng cảm kéo dài trong vài giờ đến vài ngày, với biểu hiệncáu kỉnh, bốc đồng và hành vi rủi ro cao; trạng thái hưng cảm nhẹ có thể bị nhầmlẫn là trạng thái khỏe mạnh hoặc hạnh phúc; tính cáu kỉnh, đặc biệt trong giai đoạnhưng cảm nhẹ, dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm với trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách
+ Họ cũng thường ở trạng thái có kết hợp đồng thời các triệu chứng trầmcảm và hưng cảm nhẹ Ở trạng thái này họ thường có cảm xúc không ổn định, gây
ra những hành vi bốc đồng
- Tính nhạy cảm cao với kích thích: họ thường phản ứng thái quá với các sự
kiện tích cực (VD: hưng phấn) hoặc tiêu cực (VD: buồn bã, mệt mỏi) Họcũng nhạy cảm với môi trường, các thay đổi tâm lý và hóa chất
- Hành vi xung đột và tìm kiếm cảm giác: người có RLKSCK thường có các
vấn đề về kiểm soát xung động như cờ bạc, mua sắm, ăn uống vô độ hoặclạm dụng chất gây nghiện Họ cũng tăng nguy cơ có hành vi chống đối xãhội và gây ra các hậu quả pháp lý
Trang 31- Có vấn đề trong các mối quan hệ liên cá nhân: người có RLKSCK thường
sợ bị từ chối hoặc chia ly, dẫn đến hành vi phục tùng hoặc tham gia vào cácmối quan hệ lạm dụng Do đặc điểm cảm xúc không ổn định, họ cũng gặpnhiều khó khăn trong các mối quan hệ liên cá nhân
1.2.4 Các rối loạn đi kèm và có liên quan với rối loạn khí sắc chu kỳ
Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng cảm xúc bất ổn, điển hình củachứng khí sắc chu kỳ, là nguyên nhân dẫn đến một loạt bệnh đi kèm và biến chứngliên quan đến tình trạng lưỡng cực Những bệnh này bao gồm lo âu, bốc đồng, nguy
cơ tự sát và lạm dụng ma túy Thông thường, những rối loạn đi kèm này thúc đẩy sựcan thiệp của bác sĩ tâm thần, vì những bệnh nhân mắc chứng rối loạn khí sắc chu
kỳ thường được chuyển đến vì các vấn đề như lo âu, ăn uống vô độ, lạm dụng chấtgây nghiện hoặc các vấn đề về hành vi khác thay vì những thay đổi về cảm xúc -thường được cho là do bản ngã và được coi là một phần của tính cách "bình thường"của họ (Perugi và cộng sự, 2015)
Theo Bowen và cộng sự (2004), Rối loạn khí sắc phổ biến ở những bệnhnhân mắc Rối loạn lo âu, thường dao động trong suốt cả ngày và đôi khi giống nhưtrạng thái hỗn hợp giảm nhẹ hoặc chu kỳ cực nhanh mà không có mô hình cố định(được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015) Theo Perugi và Akiskal (2002), Rối loạnhoảng sợ, có hoặc không có chứng sợ không gian rộng, là một trong những bệnh đikèm phổ biến nhất trong chứng Rối loạn khí sắc chu kỳ (được trích bởi Perugi vàcộng sự, 2015) Mối quan hệ giữa Rối loạn hoảng sợ và chứng rối loạn khí sắc chu
kỳ là đáng kể; Rối loạn hoảng sợ chu kỳ đã được xác định là một phân nhóm cụ thểcủa chứng rối loạn lưỡng cực gia đình, đặc trưng bởi khởi phát sớm, bệnh rối loạn
lo âu đi kèm, chuyển đổi sinh học nhanh chóng và cảm xúc không ổn định theo kiểuchu kỳ Các cơn hoảng sợ có thể bắt đầu hoặc trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạnhưng cảm nhẹ hoặc đánh dấu sự chuyển đổi từ giai đoạn hưng cảm nhẹ sang giaiđoạn trầm cảm (Perugi và cộng sự, 2015)
Trang 32Theo Mackinnon và cộng sự (2006), các nghiên cứu trên bệnh nhân rối loạnlưỡng cực có sự thay đổi cảm xúc nhanh chóng, tương tự như bệnh nhân rối loạnkhí sắc chu kỳ, cho thấy mối liên quan mang tính gia đình cao đối với các rối loạncảm xúc và lo âu, khởi phát sớm, nguy cơ tự tử rõ rệt và bệnh đi kèm với rối loạnhoảng sợ (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015) Theo Masi và cộng sự (2007),những phát hiện này phù hợp với các báo cáo ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc Rốiloạn cảm xúc lưỡng cực, cho thấy mối liên quan giữa tính gia đình cao, nhiều bệnh
đi kèm với rối loạn lo âu và sự thay đổi nhịp sinh học nhanh chóng Sự thay đổinhanh chóng và bệnh đi kèm với rối loạn hoảng sợ dường như xác định một phânnhóm rối loạn cảm xúc gia đình đặc trưng bởi sự khởi phát sớm và mất ổn định khísắc chu kỳ (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015)
Theo Himmelhoch (1998), một số cá nhân mắc chứng RLKSCK biểu hiệnchứng lo âu xã hội Khi chứng lo âu xã hội cùng tồn tại với chứng RLKSCK, nóthường dẫn đến việc lạm dụng rượu Chuyển đổi hưng cảm nhẹ được kích hoạt bởithuốc chống trầm cảm thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng ám ảnh sợ xãhội tổng quát hoặc rối loạn nhân cách né tránh cho thấy rằng lo âu xã hội tổng quát
có thể trái ngược với chứng hưng cảm nhẹ ở một số bệnh nhân Ngoài ra, khả năng
dễ bị sử dụng rượu hơn ở những bệnh nhân mắc chứng lo âu xã hội có thể liên quanđến tình trạng lưỡng cực, với phản ứng với ethanol hơn là các triệu chứng sợ xã hội.Việc sử dụng rượu không làm giảm lo âu xã hội trong các tình huống hoạt động vàkhông liên quan đến hiệu suất tốt hơn ở những bệnh nhân mắc chứng sợ xã hộikhông mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đi kèm Hiệu ứng hòa nhập xã hội vàgiảm ức chế được báo cáo bởi những bệnh nhân rối loạn khí sắc chu kỳ có lo âu xãhội sau khi sử dụng rượu có thể được điều hòa bởi sự tự tin tăng lên như một phầncủa chứng hưng cảm nhẹ được tạo điều kiện thuận lợi bởi việc uống rượu (đượctrích bởi Perugi và cộng sự, 2015)
Theo Hantouche và cộng sự (2003), trong các mẫu lâm sàng, bệnh nhân Rốiloạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có tỷ lệ mắc bệnh đi kèm với chứng rối loạn khí sắcchu kỳ và rối loạn phổ lưỡng cực từ 15,5% đến 50% (được trích bởi Perugi và cộng
Trang 33sự, 2015) Chứng hưng cảm nhẹ có liên quan đến tỷ lệ mắc OCD đi kèm cao trongcác nghiên cứu cộng đồng Bệnh nhân OCD khí sắc nhẹ biểu hiện mức độ nghiêmtrọng của triệu chứng OCD cao hơn, khởi phát sớm hơn, suy giảm đáng kể hơn,mắc bệnh đi kèm cao hơn với các tình trạng thần kinh tâm thần khác, nhập việnthường xuyên hơn và tỷ lệ cố gắng tự tử cao hơn so với những người không mắcchứng Rối loạn khí sắc chu kỳ Những bệnh nhân này cũng biểu hiện các triệuchứng trầm cảm và hưng cảm nhẹ nghiêm trọng hơn, bắt đầu điều trị bằng thuốctâm thần sớm hơn, đáp ứng kém hơn với các phương pháp điều trị OCD thôngthường, tỷ lệ chuyển đổi thuốc chống trầm cảm hưng cảm nhẹ cao hơn và tình trạngxấu đi "nghịch lý" khi điều trị bằng thuốc Rối loạn ám ảnh cưỡng chế chu kỳ có thể
là một dạng lâm sàng riêng biệt của OCD
Mối quan hệ giữa chứng Rối loạn khí sắc chu kỳ và Rối loạn tăng động giảmchú ý (ADHD) vẫn còn gây tranh cãi Theo Sebastian và cộng sự (2014), tính bốcđồng là một khía cạnh chung của chứng rối loạn lưỡng cực và ADHD (được tríchbởi Perugi và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, việc phân biệt giữa chứng mất ổn địnhcảm xúc liên quan đến ADHD và chứng mất ổn định cảm xúc đi kèm, đặc biệt phứctạp khi lạm dụng chất gây nghiện, là một thách thức Các nghiên cứu cụ thể cònkhan hiếm, nhưng theo nghiên cứu trên 586 người lớn mắc ADHD của Landaas vàcộng sự (2012) ước tính tần suất mắc chứng khí sắc chu kỳ là 71% (được trích bởiPerugi và cộng sự, 2015) Bệnh nhân ADHD kết hợp khí sắc chu kỳ cho thấy sự ảnhhưởng lớn hơn đến chức năng giáo dục và nghề nghiệp và bệnh lý tâm thần đi kèmcao hơn, đặc biệt là RPCXLC, so với những người không mắc chứng rối loạn khísắc chu kỳ
McElroy và cộng sự (1996) nhấn mạnh mối tương quan giữa rối loạn phổlưỡng cực và các hành vi bốc đồng như kiểm soát sự hung hăng, bản năng tình dục,chứng hoang tưởng và cờ bạc bệnh lý (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015) Rốiloạn kiểm soát xung động có nhiều triệu chứng và bệnh đi kèm với RLKSCK, baogồm hành vi có hại nhưng mang tính phần thưởng, tính bốc đồng, kém hiểu biết và
Trang 34thần khác như rối loạn lo âu, lạm dụng rượu và chất gây nghiện và các rối loạn ănuống Cảm xúc không ổn định và bốc đồng là những đặc điểm chính của chứng rốiloạn khí sắc chu kỳ trong giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp, đặc trưng bởi sựmất kiềm chế về hành vi và mất ổn định rõ rệt (Perugi và cộng sự, 2015).
Theo McElroy và cộng sự (2005), rối loạn ăn uống liên quan đến hành vi bốcđồng, chẳng hạn như chứng cuồng ăn, chán ăn thanh lọc, rối loạn ăn uống vô độ vàbéo phì, có thể được coi là một phân nhóm của rối loạn kiểm soát xung động (đượctrích bởi Perugi và cộng sự, 2015) Mối liên hệ giữa rối loạn ăn uống và cảm xúc đãđược ghi chép đầy đủ, đặc biệt là với chứng trầm cảm đơn cực Tài liệu về bệnh đikèm RLCXLC ít được biết đến hơn nhưng cho thấy mối tương quan với các dạnglưỡng cực II và RLKSCK Mối liên hệ này phổ biến hơn ở những bệnh nhân cuồng
ăn có dạng nghiêm trọng và mạn tính Theo Alciati và cộng sự (2007), chứng hưngcảm nhẹ dự đoán rối loạn ăn uống vô độ ở những bệnh nhân béo phì và theoVannucchi và cộng sự (2014), mức độ nghiêm trọng của bệnh béo phì có liên quanđáng kể đến tình trạng lưỡng cực ở những bệnh nhân trầm cảm nặng (được trích bởiPerugi và cộng sự, 2015)
Theo Maremmani và cộng sự (2006, 2009), Unseld và cộng sự (2012),RLKSCK khiến mọi người dễ lạm dụng chất gây nghiện và rượu trong cộng đồngnói chung (được trích bởi Perugi và cộng sự, 2015) Trong các quần thể lâm sàng,RLKSCK và bệnh lý phổ lưỡng cực có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những ngườinghiện rượu, những người sử dụng cocaine và những bệnh nhân mắc chứng rối loạn
sử dụng chất gây nghiện RLKSCK có liên quan đến nguy cơ cao mắc hội chứnglưỡng cực toàn phát, khởi phát sớm, lạm dụng nhiều loại thuốc và kết quả tồi tệ hơnđối với các rối loạn sử dụng chất gây nghiện và cảm xúc Rối loạn khí sắc chu kỳ vàrối loạn sử dụng chất có thể đại diện cho một khía cạnh tâm lý có liên hệ chặt chẽ.Phản ứng KSCK có thể khuếch đại sự củng cố về mặt cảm xúc và hành vi từ cácchất, làm tăng khả năng sử dụng Tiếp xúc nhiều lần với các chất hướng thần có thểlàm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn cảm xúc Rối loạn khí sắc chu kỳ đóng vai trò
Trang 35quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi bốc đồng, tìm kiếm cảm giác và tìm kiếm sựmới lạ.
Trong chứng rối loạn khí sắc, hành vi tìm kiếm cảm giác và tự kích thích cóthể liên quan đến bất kỳ chất hoặc hoạt động nào có khả năng gây nghiện, chẳnghạn như thức ăn, rượu, ma túy, tập thể dục, công việc, du lịch, sử dụng internet vàtình dục Hành vi nghiện dai dẳng có thể làm lu mờ sự bất ổn cảm xúc tiềm ẩn vàtrở thành nguồn chính gây ra đau khổ và cần can thiệp
1.2.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán
Trong thực hành lâm sàng, các nhân viên y tế, bác sỹ tâm thần, các nhà tâm
lý học lâm sàng và trị liệu thường sử dụng cuốn ICD-10 và hoặc DSM-5 hỗ trợcông tác chẩn đoán
a) Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn khí sắc chu kỳ theo DSM-5
Theo DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, FifthEdition), các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn khí sắc chu kỳ (cyclothymic disorder)bao gồm:
A Trong ít nhất 2 năm (1 năm đối với trẻ em và thanh thiếu niên) có nhiềugiai đoạn với các triệu chứng hưng cảm nhẹ (hypomanic symptoms) nhưng khôngđáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn hưng cảm nhẹ và nhiều giai đoạn với cáctriệu chứng trầm cảm (depressive symptoms) nhưng không đáp ứng đầy đủ tiêuchuẩn cho giai đoạn trầm cảm điển hình
- Ở RLKSCK, giai đoạn với các triệu chứng hưng cảm nhẹ (tạm gọi là pha hưng) có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau nhưng không đáp ứng đầy đủ
tiêu chuẩn cho giai đoạn hưng cảm nhẹ (như có 3 triệu chứng trở lên xuất hiện ởhầu hết thời gian trong ngày, kéo dài ít nhất 4 ngày liên tiếp):
1 Lòng tự trọng tăng cao hoặc tự cao
2 Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy thoải mái chỉ sau 3 tiếng ngủ)
Trang 363 Nói nhiều hơn bình thường hoặc cảm thấy có áp lực cần phải nói liên tục.
4 Bùng nổ ý nghĩ hoặc tư duy có sự phân tán
5 Thiếu tập trung hay đãng trí (sự chú ý dễ dàng bị thu hút bởi những kíchthích từ môi trường bên ngoài không quan trọng hoặc không liên quan) được kể lạihoặc bị quan sát thấy
6 Tăng hoạt động có mục đích (như hoạt động xã hội, làm việc, học tập hoặctình dục) hoặc kích động tâm thần vận động
7 Tham gia quá mức vào các hành vi có nguy cơ cao gây các hậu quả đau đớn (vídụ: mua sắm quá nhiều, quan hệ tình dục vô độ hoặc đầu tư kinh doanh bất lợi)
- Ở RLKSCK, giai đoạn với các triệu chứng trầm cảm (tạm gọi là pha trầm)
có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau nhưng không đáp ứng đầy đủ tiêuchuẩn cho giai đoạn trầm cảm điển hình (như có ít nhất 5 triệu chứng xuất hiệntrong 2 tuần, bao gồm khí sắc trầm buồn hoặc giảm hứng thú):
1 Khí sắc trầm cảm biểu hiện phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hằngngày được nhận biết bởi chính người bệnh (ví dụ: cảm thấy buồn, trống rỗng, mất
hy vọng) hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: nhìn thấy bệnh nhân khóc).Chú ý: ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích
2 Giảm đáng kể sự quan tâm, thích thú đối với mọi hoạt động diễn ra trongngày (được người bệnh tự nhận thấy hoặc người khác quan sát thấy)
3 Giảm trọng lượng cơ thể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: tănghơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng) hoặc tăng hoặc giảm cảm giác ngonmiệng hầu như hằng ngày Chú ý: đối với trẻ em là không đạt được trọng lượng cơthể cần thiết
4 Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hằng ngày
5 Kích động tâm thần vận động hoặc chậm chạp vận động hầu như hằngngày (được người khác quan sát thấy không chỉ là bệnh nhân cảm thấy sự bồn chồn
Trang 37hoặc chậm chạp).
6 Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hằng ngày
7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) diễn rahầu như hằng ngày (không chỉ đơn thuần là bệnh nhân tự trách mình hoặc tự buộctội về việc bị bệnh)
8 Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc khả năng ra quyết địnhdiễn ra hầu như hằng ngày (bệnh nhân tự nhận thấy hoặc người khác quan sát thấy)
9 Ý nghĩ thường xuyên về cái chết (không phải sợ chết) ý tưởng tự sát táidiễn mà không có một kế hoạch tự sát cụ thể hoặc có dự định (toan tính) tự sát hoặc
có một kế hoạch tự sát để tự sát thành công
B Trong thời gian 2 năm (1 năm đối với trẻ em và thanh thiếu niên), cáctriệu chứng của tiêu chí A xuất hiện ít nhất nửa thời gian và người bệnh không cóthời gian nào kéo dài hơn 2 tháng liên tục mà không có các triệu chứng đó
C Tiêu chí cho một giai đoạn trầm cảm điển hình, giai đoạn hưng cảm hoặcgiai đoạn hưng cảm nhẹ chưa bao giờ được đáp ứng
D Các triệu chứng trong tiêu chuẩn A không được giải thích tốt hơn bởi rốiloạn phân liệt cảm xúc, rối loạn phân liệt, rối loạn hoang tưởng hoặc rối loạn tâmthần khác
E Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất(như lạm dụng thuốc hoặc thuốc) hoặc tình trạng y tế khác (như cường giáp)
F Các triệu chứng gây ra sự suy giảm đáng kể trong chức năng xã hội, nghềnghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác
* Chẩn đoán phân biệt:
- Rối loạn lưỡng cực và liên quan do tình trạng bệnh lý khác gây ra: chẩn
đoán rối loạn lưỡng cực và rối loạn liên quan do tình trạng bệnh lý khác được đưa rakhi rối loạn tâm trạng được đánh giá là có thể quy cho tác động sinh lý của một tình
Trang 38trạng bệnh lý cụ thể, thường là mạn tính (ví dụ: cường giáp) Xác định này dựa trêntiền sử, khám sức khỏe và/hoặc xét nghiệm Nếu đánh giá rằng các triệu chứnghưng cảm nhẹ và trầm cảm không phải là hậu quả sinh lý của tình trạng bệnh lý, thìrối loạn tâm thần chính (tức là rối loạn khí sắc chu kỳ) và tình trạng bệnh sẽ đượcxác định Ví dụ, trường hợp này sẽ xảy ra nếu các triệu chứng tâm trạng được coi làhậu quả về mặt tâm lý (không phải sinh lý) của việc mắc một tình trạng bệnh lý mạntính, hoặc nếu không có mối quan hệ nguyên nhân giữa các triệu chứng hưng cảmnhẹ và trầm cảm với tình trạng bệnh lý.
- Rối loạn lưỡng cực và liên quan do chất/thuốc và rối loạn trầm cảm do
chất/thuốc: rối loạn lưỡng cực và liên quan do chất/thuốc và rối loạn trầm cảm do
chất/thuốc được phân biệt với rối loạn khí sắc chu kỳ bằng cách phán đoán rằng mộtchất/thuốc (đặc biệt là chất kích thích) có liên quan về mặt nguyên nhân đến rốiloạn cảm xúc Những thay đổi cảm xúc thường xuyên trong các rối loạn này (gợi ýđến những dấu hiệu của rối loạn khí sắc chu kỳ) thường được giải quyết sau khingừng sử dụng chất/thuốc
- Rối loạn lưỡng cực I và rối loạn lưỡng cực II, chu kỳ nhanh: cả hai rối loạn
đều có thể giống với rối loạn khí sắc chu kỳ do những thay đổi rõ rệt thường xuyên
về cảm xúc Theo định nghĩa, trong rối loạn khí sắc chu kỳ, các tiêu chí cho mộtgiai đoạn trầm cảm, hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ chưa bao giờ được đáp ứng,trong khi rối loạn lưỡng cực I và rối loạn lưỡng cực II "có chu kỳ nhanh" yêu cầuphải có các giai đoạn đầy đủ
- Rối loạn nhân cách ranh giới: rối loạn nhân cách ranh giới có liên quan đến
những thay đổi cảm xúc ngắn, rõ rệt, lặp lại - những dấu hiệu có thể gợi ý đến rốiloạn khí sắc chu kỳ Ở cả rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn khí sắc chu kỳ, cánhân đều có thể có sự tham gia vào các hành vi tự tổn hại nhưng những hành vi đóphải xảy ra trong bối cảnh các triệu chứng hưng cảm khác thì mới xác định có liênquan đến rối loạn khí sắc chu kỳ Sự bất ổn cảm xúc trong rối loạn nhân cách ranhgiới xảy ra trên nền lo lắng, cáu kỉnh và buồn bã; trong khi sự phấn khích, hưng
Trang 39phấn và/hoặc tăng năng lượng không phải là các đặc điểm đặc trưng của rối loạnnhân cách ranh giới Nếu đáp ứng các tiêu chí cho cả hai rối loạn, cả rối loạn nhâncách ranh giới và rối loạn khí sắc chu kỳ đều có thể được chẩn đoán.
b) Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn khí sắc chu kỳ theo ICD-10
(International Classification of Diseases, Tenth Revision)
A Phải có một khoảng thời gian ít nhất 2 năm có khí sắc không ổn định baogồm một số giai đoạn có cả trầm cảm và hưng cảm nhẹ, có xen kẽ hoặc không cócác giai đoạn khí sắc bình thường
B Không có biểu hiện nào của trầm cảm hoặc hưng cảm trong vòng 2 năm
đó đủ nặng hoặc tồn tại trong thời gian đủ dài để đáp ứng các tiêu chuẩn đối với giaiđoạn trầm cảm hoặc giai đoạn hưng cảm (vừa hoặc nặng) Tuy nhiên, các giai đoạntrầm cảm hoặc hưng cảm có thể xuất hiện trước hoặc có thể hình thành sau giaiđoạn khí sắc không ổn định dai dẳng này
C Trong ít nhất một số giai đoạn trầm cảm, ít nhất ba trong số các triệuchứng sau phải có mặt:
(1) Giảm năng lượng và giảm hoạt động
(8) Bi quan về tương lai hoặc buồn chán về quá khứ
D Trong ít nhất một số giai đoạn khí sắc tăng, ít nhất ba trong số các
triệu chứng sau phải có mặt:
Trang 40(1) Tăng năng lượng và tăng hoạt động
(2) Giảm nhu cầu ngủ
(3) Tự cao
(4) Suy nghĩ mau lẹ hoặc có ý nghĩ sáng tạo bất thường
(5) Tăng sự giao du
(6) Nói nhiều hoặc hay pha trò
(7) Tăng mối quan tâm và tăng hoạt động tình dục hoặc các hoạt động giảitrí khác
(8) Quá lạc quan hoặc phóng đại về các thành công trong quá khứ
Lưu ý: nếu muốn, thời điểm khởi phát có thể được biệt định như khởi phát sớm (ở cuối lứa tuổi thiếu niên hoặc trong lứa tuổi 20) hoặc khởi phát muộn (thường giữa tuổi 30 và 50 tiếp sau một giai đoạn rối loạn cảm xúc).
Tuy nhiên, cần lưu ý thêm ở đây Dữ liệu xuất hiện từ cả các trung tâm họcthuật và từ các cơ sở điều trị ngoại trú chỉ ra rằng từ 20% đến 50% tất cả các đốitượng tìm kiếm sự giúp đỡ về trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc và nghiện, sau khisàng lọc cẩn thận, bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn khí sắc chu kỳ Tỷ lệ bệnh nhân
có thể được phân loại là rối loạn khí sắc chu kỳ tăng đáng kể nếu các quy tắc chẩnđoán do DSM-5 đề xuất được xem xét lại và áp dụng phương pháp tiếp cận rộnghơn Không giống như định nghĩa của DSM-5 dựa trên các triệu chứng hưng cảmnhẹ và trầm cảm ở mức độ thấp, chứng rối loạn khí sắc chu kỳ được xác định tốtnhất bởi các biểu hiện: “sự phóng đại” tính khí thất thường được khởi phát sớm vàphản ứng cảm xúc kịch tính liên quan đến sự nhạy cảm của cá nhân về môi trường,những rối loạn đi kèm, và nguy cơ cao có hành vi bốc đồng và tự sát Nghiên cứudịch tễ học và lâm sàng đã chỉ ra tỷ lệ mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ cao và giátrị của khái niệm rằng nó nên được coi là một dạng lưỡng cực riêng biệt, không chỉđơn giản là một dạng nhẹ hơn của rối loạn cảm xúc lưỡng cực Chẩn đoán sai vàhậu quả là điều trị sai có liên quan đến nguy cơ cao chuyển rối loạn khí sắc chu kỳ