Tự đánh giá về chất lượng can thiệp

Một phần của tài liệu Luận văn trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ (Trang 101 - 106)

Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ

2.7. Tự đánh giá về chất lượng can thiệp

Trong quá trình hỗ trợ tâm lý cho thân chủ, học viên đã xây dựng được mối quan hệ trị liệu an toàn, tin tưởng và hợp tác với thân chủ. Mối quan hệ tin cậy này đã giúp củng cố động cơ và tăng cường nỗ lực cải thiện khó khăn của thân chủ.

Bằng chứng là thân chủ luôn chủ động đến đúng giờ, có trách nhiệm và luôn cố

gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao cả trong và ngoài phiên làm việc với học viên.

Đây là một trường hợp được trị liệu tại môi trường bệnh viện, vì thế học viên đã thúc đẩy sự phối hợp các nguồn lực khác nhauđể cùng tham gia vào quá trình hỗ trợ thân chủ, bao gồm: người nhà, bác sỹ tâm thần, nhân viên y tế.

Trong quá trình hỗ trợ, học viên đã xây dựng đượckế hoạch hỗ trợ dựa trên đề nghị của bác sỹ tâm thần điều trị cho thân chủ, ý kiến của nhà tâm lý giám sát, nhu cầu chính của thân chủ và có sự chấp nhận, ủng hộ từ gia đình. Quá trình hỗ trợ đã bám sát kế hoạch đề ra và các bên liên quan cũng nỗ lực phối hợp để cải thiện khó khăn của thân chủ.

Thân chủ đã được giáo dục tâm lý về rối loạn khí sắc chu kỳ và chấp nhận rối loạn của mình là một phần của cuộc sống. Bên cạnh đó, thân chủ cũng đã hiểu về các triệu chứng mà mình gặp phải, có kỹ năng để ứng phó và làm giảm nhẹ những tác động xấu của rối loạn đến đời sống. Thân chủ cũng đã có khả năng ứng dụng những công cụ đã học vào trong tình huống thực tế khi ra viện trở về cuộc sống bình thường. Thân chủ đã hình thành được những thói quen và chế độ sinh hoạt lành mạnh khiến thân chủ khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

Học viên đã làm việc với gia đình và thân chủ để giúp thân chủ tin tưởng vào quá trình sử dụng thuốc đúng liều lượng, uống thuốc đúng giờ cũng như chủ đông, nỗ lực ứng dụng những gì đã học, có niềm tin vào kỹ thuật can thiệp đã được sử dụng. Sự phối hợp này đã hỗ trợ thân chủ cải thiện khí sắc, thay đổi niềm tin về bản thân, tăng cường các thực nghiệm xã hội để hình thành kỹ năng. Ngoài ra, chất lượng mối quan hệ giữa thân chủ và các thành viên trong gia đình cũng có sự tiến triển tích cực.

2.7.2. Tồn tại

Sau mỗi trải nghiệm thực hành, học viên có bước tự phản ánh và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình thực hiện can thiệp

trường hợp này, học viên nhận thấy lần sau mình có thể thực hiện tốt hơn trong những trường hợp tương tự. Cụ thể như sau:

- Về hoạt động đánh giá:

Ở ca này, học viên chỉ sử dụng phương pháp đánh giá thông qua hoạt động quan sát, hỏi chuyện lâm sàng. Với các ca tương tự về sau, học viên nên sử dụng thêm công cụ, thang đo định tính để đánh giá nhằm tăng tính khách quan và độ tin cậy cho quá trình đánh giá.

Trong quá trình làm việc, học viên cần hỏi thêm ý kiến chuyên gia – Bác sĩ tâm thần đã chẩn đoán và đang điều trị cho thân chủ và các chuyên gia khác trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng và tâm thần học một các tích cực và hiệu quả hơn.

- Về hoạt động can thiệp:

Học viên cũng đã bám vào quy trình và các kỹ thuật can thiệp nhưng chưa chặt chẽ; các phiên làm việc diễn ra có cấu trúc chưa rõ ràng, chưa có sự ổn định và nhất quán. Trong quá trình phát triển nghề nghiệp và thực hiện các case tương tự, học viên cần thực hành tốt hơn cách tiếp cận, kỹ thuật được thực hiện trong luận văn này; học hỏi thêm các cách tiếp cận, kỹ thuật, bài tập khác để áp dung nhằm đảm bảo có những chiến lược hiệu quả hơn với thân chủ.

Học viên thường xuyên làm việc và trao đổi thông tin với gia đình trong quá trình hỗ trợ thân chủ nhưng lại chưa tạo thành form (mẫu ghi chép) có cấu trúc để trình bày cụ thể trong bản luận văn này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn nhằm giải quyết các nhiệm vụ như điểm luận một số nghiên cứu về rối loạn khí sắc chu kỳ; trình bày một số khái niệm liên quan đến rối loạn khí sắc chu kỳ; xác định các phương pháp và công cụ đánh giá cho một trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ; thực hiện đánh giá, định hình trường hợp, lên kế hoạch và can thiệp cho một trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ; đánh giá hiệu quả can thiệp. Sau quá trình nghiên cứu tài liệu, thực hành can thiệp đã đạt được một số nhiệm vụ như đã trình bày.

- Về lý luận: đưa ra được tổng quan nghiên cứu về rối loạn khí sắc chu kỳ. Ở Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu về rối loạn khí sắc chu kỳ cũng như chưa có nghiên cứu ứng dụng thực tiễn trị liệu với rối loạn khí sắc chu kỳ. Trên thế giới, các nghiên cứu về điều trị rối loạn khí sắc chu kỳ chủ yếu thuộc lĩnh vực y khoa tâm thần, liên quan đến điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân. Ít có nghiên cứu riêng về trị liệu tâm lý cho rối loạn khí sắc chu kỳ mà chủ yếu là được nhắc tới trong trị liệu các rối loạn cảm xúc khác. Ngoài ra, mặc dù những năm gần đây việc định nghĩa rối loạn khí sắc chu kỳ đã khiến cho rối loạn khí sắc chu kỳ dễ tiếp cận hơn trong chẩn đoán nhưng tiêu chuẩn chẩn đoán chính thống vẫn khá cứng nhắc và dễ dẫn đến bỏ sót trong chẩn đoán lâm sàng.

- Về thực tiễn: trong thực hành ca lâm sàng, liệu pháp trị liệu Nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp Hành vi biện chứng (DBT) đã đạt được những hiệu quả nhất định. Các kỹ thuật CBT được dùng là: Giáo dục tâm lý cho thân chủ và gia đình về sức khỏe tâm thần nói chung và rối loạn của thân chủ nói riêng; Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức; Lập kế hoạch hoạt động và kích hoạt hành vi; Quy trình tự kiểm soát. Liệu pháp DBT nổi bật với Chánh niệm - Kỹ thuật chánh niệm trong ăn uống và Kỹ năng chịu đựng nỗi đau – Bài tập Chấp nhận triệt để. Bên cạnh đó, các bài tập thư giãn, vệ sinh giấc ngủ,... cũng góp phần mang lại hiệu quả trị liệu. Thân chủ đã hiểu về cơ chế thay đổi cảm xúc thất thường của bản thân, có kỹ năng ứng phó với tình trạng bệnh, học được cách thể hiện bản thân và tương tác trong các mối

quan hệ; thân chủ cũng xây dựng được kế hoạch tham gia các hoạt động lành mạnh nhằm gia tăng tự tin và cảm nhận hạnh phúc của bản thân.

Song song với trị liệu tâm lý, thân chủ cũng dùng thuốc để điều trị. Do đó, luận văn là minh chứng rõ hơn trong việc sử dụng các liệu pháp khác nhau để hỗ trợ cải thiện tình hình của thân chủ, cụ thể là sự phối hợp giữa sử dụng thuốc với trị liệu tâm lý và sự phối hợp của các liệu pháp tâm lý khác nhau.

2. Khuyến nghị

- Lý luận: cần nhiều hơn các nghiên cứu chuyên biệt về rối loạn khí sắc chu kỳ ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng.

- Thực tiễn: đây là rối loạn mang đặc tính di truyền cao và mạn tính. Việc điều trị chỉ có thể làm tăng cơ hội giảm cường độ và tần suất rối loạn chứ không đảm bảo sẽ khỏi hoàn toàn. Vì vậy thân chủ cần có nhận thức rõ về bệnh, về tình trạng bệnh để chủ động trong các kế hoạch cuộc sống, tăng khả năng thích nghi và cảm nhận hạnh phúc. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình can thiệp thân chủ có rối loạn khí sắc chu kỳ. Gia đình cần có sự hiểu biết rõ về cơ chế bệnh, về tình trạng bệnh của thân chủ; cần quan tâm, hỗ trợ thân chủ và phối hợp thường xuyên với nhà trị liệu. Nhấn mạnh một số điều sau:

- Sự hỗ trợ của gia đình là điều luôn cần được duy trì trong việc cải thiện các khó khăn của thân chủ.

- Thân chủ cần duy trì thường xuyên các kỹ thuật, bài tập đã được học viên hướng dẫn kết hợp dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ tâm thần.

- Cần có sự trao đổi và phối hợp giữa học viên và bác sỹ tâm thần trị liệu cho thân chủ.

Một phần của tài liệu Luận văn trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)