Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ
2.2.2. Kết quả đánh giá
- Nhận định ban đầu về vấn đề của thân chủ: sau khi quan sát và hỏi chuyện lâm sàng, cơ bản học viên đã có nhận định rằng thân chủ có rối loạn cảm xúc với sự xuất hiện của các pha hưng cảm và trầm cảm. Khi xem xét các nhóm triệu chứng mà thân chủ đang có và dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-5, có thể thấy thân chủ đang có những biểu hiện đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của Rối loạn khí sắc chu kỳ (F34.0):
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Triệu chứng của thân chủ
Mức độ đáp ứng
Đáp ứng
Chưa đáp ứng A. Trong ít nhất 2 năm (1 năm đối với trẻ em và
thanh thiếu niên) có nhiều giai đoạn với các triệu chứng hưng cảm nhẹ (hypomanic symptoms) nhưng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn hưng cảm nhẹ và nhiều giai đoạn với các triệu chứng trầm cảm (depressive symptoms) nhưng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm điển hình.
Từ khoảng 13 tuổi đến 17 tuổi thân chủ đã nhận thấy sự luân phiên của các giai đoạn với các triệu chứng được mô tả như ở dưới.
X
- Ở RLKSCK, giai đoạn với các triệu chứng hưng cảm nhẹ (tạm gọi là pha hưng) có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau nhưng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn hưng cảm nhẹ (như có 3 triệu chứng trở lên xuất hiện ở hầu hết thời gian trong ngày, kéo dài ít nhất 4 ngày liên tiếp):
1. Lòng tự trọng tăng cao hoặc tự cao.
2. Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy thoải mái chỉ sau 3 tiếng ngủ).
3. Nói nhiều hơn bình thường hoặc cảm thấy có
+ Tự nhiên thấy yêu đời,
học hành
năng suất hơn bình thường
+ Đi lại
nhiều, nói nhiều
+ Tiêu nhiều tiền
X
áp lực cần phải nói liên tục.
4. Bùng nổ ý nghĩ hoặc tư duy có sự phân tán.
5. Thiếu tập trung hay đãng trí (sự chú ý dễ dàng bị thu hút bởi những kích thích từ môi trường bên ngoài không quan trọng hoặc không liên quan) được kể lại hoặc bị quan sát thấy.
6. Tăng hoạt động có mục đích (như hoạt động xã hội, làm việc, học tập hoặc tình dục) hoặc kích động tâm thần vận động.
7. Tham gia quá mức vào các hành vi có nguy cơ cao gây các hậu quả đau đớn (ví dụ: mua sắm quá nhiều, quan hệ tình dục vô độ hoặc đầu tư kinh doanh bất lợi).
- Ở RLKSCK, giai đoạn với các triệu chứng trầm cảm (tạm gọi là pha trầm) có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau nhưng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm điển hình (như có ít nhất 5 triệu chứng xuất hiện trong 2 tuần, bao gồm khí sắc trầm buồn hoặc giảm hứng thú):
8. Khí sắc trầm cảm biểu hiện phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hằng ngày được nhận biết bởi chính người bệnh (ví dụ: cảm thấy buồn, trống rỗng, mất hy vọng) hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: nhìn thấy bệnh nhân khóc). Chú ý: ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích.
+ Cảm thấy cuộc sống vô nghĩa
+ Thích ở trong bóng tối, không thích nói chuyện, tiếp xúc với người khác
+ Ngủ nhiều (mười mấy tiếng/ngày)
X
9. Giảm đáng kể sự quan tâm, thích thú đối với mọi hoạt động diễn ra trong ngày (được người bệnh tự nhận thấy hoặc người khác quan sát thấy).
10. Giảm trọng lượng cơ thể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: tăng hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng) hoặc tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng hầu như hằng ngay. Chú ý: trẻ em là không đạt được trọng lượng cơ thể cần thiết.
11. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hằng ngày 12. Kích động tâm thần vận động hoặc chậm chạp vận động hầu như hằng ngày (được người khác quan sát thấy, không chỉ là bệnh nhân cảm thấy sự bồn chồn hoặc chậm chạp).
13. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hằng ngày.
14. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) diễn ra hầu như hằng ngày (không chỉ đơn thuần là bệnh nhân tự trách mình hoặc tự buộc tội về việc bị bệnh).
15. Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc khả năng ra quyết định diễn ra hầu như hằng ngày (bệnh nhân tự nhận thấy hoặc người khác quan sát thấy).
16. Ý nghĩ thường xuyên về cái chết (không phải sợ chết) ý tưởng tự sát tái diễn mà không
có một kế hoạch tự sát cụ thể hoặc có dự định (toan tính) tự sát hoặc có một kế hoạch tự sát để tự sát thành công.
B. Trong thời gian 2 năm (1 năm đối với trẻ em và thanh thiếu niên), các triệu chứng của tiêu chí A xuất hiện ít nhất nửa thời gian và người bệnh không có thời gian nào kéo dài hơn 2 tháng liên tục mà không có các triệu chứng đó.
X
C. Tiêu chí cho một giai đoạn trầm cảm điển hình, giai đoạn hưng cảm hoặc giai đoạn hưng cảm nhẹ chưa bao giờ được đáp ứng.
X
D. Các triệu chứng trong tiêu chuẩn A không được giải thích tốt hơn bởi rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn phân liệt, rối loạn hoang tưởng hoặc rối loạn tâm thần khác.
X
E. Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (như lạm dụng thuốc hoặc thuốc) hoặc tình trạng y tế khác (như cường giáp).
X
F. Các triệu chứng gây ra sự suy giảm đáng kể trong chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác
X
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Bệnh lý thể chất hoặc thuốc: thân chủ có lịch sử phát triển tâm vận động bình thường; không có lịch sử viêm não; không tiền sử hen, dị ứng; không lạm dụng
chất tác động tâm thần; không bệnh lý mạn tính. Do đó có thể loại trừ khả năng có những triệu chứng đã nêu do ảnh hưởng bởi bệnh lý cơ thể hay ảnh hưởng bởi thuốc + Rối loạn lưỡng cực I và II với chu kỳ nhanh: theo định nghĩa, trong rối loạn khí sắc chu kỳ, các tiêu chí cho một giai đoạn trầm cảm, hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ chưa bao giờ được đáp ứng, trong khi rối loạn lưỡng cực I và rối loạn lưỡng cực II "có chu kỳ nhanh" yêu cầu phải có các giai đoạn đầy đủ.
Đặc trưng cơ bản để xác định giai đoạn hưng cảm nhẹ là phải có 3 triệu chứng hưng cảm trở lên xuất hiện ở hầu hết thời gian trong ngày, kéo dài ít nhất 4 ngày liên tiếp. Các triệu chứng trong pha hưng cảm của thân chủ không đáp ứng tiêu chí này.
Đặc trưng cơ bản để xác định giai đoạn trầm cảm là phải có có ít nhất 5 triệu chứng trầm cảm xuất hiện trong 2 tuần, bao gồm khí sắc trầm buồn hoặc giảm hứng thú. Các triệu chứng trong pha trầm cảm của thân chủ không đáp ứng tiêu chí này.
Do đó, chẩn đoán thân chủ rối loạn khí sắc chu kỳ là chính xác hơn.
+ Rối loạn nhân cách ranh giới:sự bất ổn cảm xúc trong rối loạn nhân cách ranh giới xảy ra trên nền lo lắng, cáu kỉnh và buồn bã; trong khi sự phấn khích, hưng phấn và/hoặc tăng năng lượng không phải là các đặc điểm đặc trưng của rối loạn nhân cách ranh giới. Ở đây, mặc dù các pha hưng của thân chủ ngắn hơn các pha trầm, tuy nhiên vẫn xuất hiện những pha hưng mà ở đó thân chủ phấn khích, hưng phấn, tăng năng lượng. Do đó, chẩn đoán thân chủ rối loạn khí sắc chu kỳ sẽ được ưu tiên hơn.
- Bên cạnh đó, học viên cũng kết hợp đối chiếu những biểu hiện của thân chủ với Đặc điểm tâm lý của người RLKSCKđược tổng hợp qua các nghiên cứu trong phần 1.2.3 Luận văn này. Theo đó, những người RLKSCK thường bất ổn về cảm xúc, phản ứng dữ dội trước các kích thích, trải qua những giai đoạn cảm xúc lên xuống liên tục và không đều trong thời gian dài. Các trạng thái hỗn hợp - trong đó cả các triệu chứng trầm cảm và hưng cảm nhẹ đều có mặt, phổ biến trong thực hành lâm sàng. Những người RLKXCK cũng có xu hướng bốc đồng và khó đoán trong
các trạng thái hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp, với cảm xúc cáu kỉnh nhắm vào người khác, trong khi trong các giai đoạn trầm cảm, họ có thể rất nhạy cảm nhưng cũng có xu hướng trải qua sự cáu kỉnh tự định hướng phù hợp với cảm giác tội lỗi, suy ngẫm miên man và tự trọng thấp. Những biểu hiện của thân chủ gần như tương ứng với những đặc điểm tâm lý của người RLKSCK đã được tổng hợp và báo cáo.
Như vậy, sau quá trình đánh giá và thực hiện các chẩn đoán loại trừ, có thể kết luận: thân chủ có rối loạn khí sắc chu kỳ.