Đánh giá hiệu quả can thiệp

Một phần của tài liệu Luận văn trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ (Trang 96 - 101)

Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN KHÍ SẮC CHU KỲ

2.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp

Hoạt động đánh giá hiệu quả trị liệu được thực hiện thông qua các cách thức, công cụ như sau:

- Đối chiếu các biểu hiện thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, cơ thể và mức độ cải thiện chức năng ở thân chủ so với các mục tiêu đã đặt ra (mục tiêu quá trình).

- Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ thân chủ, gia đình thân chủ liên quan đến những biểu hiện nhận thức, cảm xúc, hành vi của thân chủ cũng như quá trình trị liệu.

2.5.2. Kết quả đánh giá

Theo sự tự đánh giá bản thân và việc chủ động tăng cường thực nghiệm trong các mối quan hệ của thân chủ, những phản hồi của gia đình, sau khi phối hợp giữa các bên liên quan và các liệu pháp khác nhau để hỗ trợ - cả liệu pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc thì trị liệu cơ bản đã đạt đươc các mục tiêu quá trình, mục tiêu đầu ra. Cụ thể, kết quả được thể hiện như sau:

Vấn đề Trước khi trị liệu Sau khi trị liệu

Chứcnăng

- Nhận thức: thân chủ thấy cuộc sống vô nghĩa, không muốn sống nữa vì không chấp nhận mình bị bệnh, uống thuốc không khỏi - Cảm xúc: tự ti, ghen tị với tất cả những người hơn mình, trên mọi khía cạnh; mệt mỏi tinh thần vì phải cố cư xử như người bình thường;

- Hành vi: tối trước hôm vào viện thân chủ mất kiểm soát hành vi, định cầm dao đâm vào

- Nhận thức: thân chủ đã chấp nhận tình trạng sức khỏe tâm thần của bản thân, không còn suy nghĩ muốn chết;

thân chủ chấp nhận bệnh có thể kéo dài nhưng có thể giảm triệu chứng bệnh cũng như tác động của nó đến cuộc sống nếu tuân thủ điều trị thuốc kết hợp trị liệu tâm lý và thực hành các kỹ năng ứng phó được học

- Cảm xúc: bớt cảm xúc tự ti, tăng tự tin; giảm mệt mỏi tinh thần

- Hành vi: thân chủ không mất kiểm

mình, sau đó định dùng dao đâm người nhà khi bị cản.

soát hành vi gây hậu quả nghiêm trọng lần nào suốt trong quá trình trị liệu và sau đó 3 tháng.

quan hệMối

- Gia đình:

+ Thân chủ không tâm sự được cùng bố mẹ; Bố mẹ cư xử thất thường, đôi lúc mắng mỏ thậm tệ.

+ Thân chủ không thân cũng không chia sẻ được cùng các em - Bạn bè: trong lớp có một nhóm bạn thường body shaming, nói thân chủ “béo, ngu, chậm”. Thân chủ không biết ứng xử thế nào với việc đó.

- Gia đình:

Thân chủ đã cởi mở chia sẻ được với mẹ hơn; Mẹ thân chủ cũng học được cách tương tác với thân chủ; thân chủ đã biết cách tương tác với gia đình.

- Bạn bè: thân chủ nhận ra cần thay đổi bản thân thì sẽ không quan tâm đến lời bạn bè nói nữa

Đánh giá hiệu quả can thiệp theo quan điểm của CBT và DBT:

- Hiệu quả đạt được theo CBT: CBT tập trung vào việc thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi thông qua tái cấu trúc nhận thức và lập kế hoạch hành động.

+ Nhận thức:

o Thân chủ đã chấp nhận tình trạng sức khỏe tâm thần của bản thân, không còn suy nghĩ muốn chết.

o Nhận thức rõ rằng bệnh có thể được quản lý tốt hơn nếu tuân thủ điều trị thuốc, trị liệu tâm lý và thực hành kỹ năng.

o Thân chủ đã thay thế các suy nghĩ tiêu cực như "cuộc sống vô nghĩa" bằng nhận thức tích cực hơn: bệnh có thể kéo dài nhưng không phải không thể kiểm soát.

+ Cảm xúc:

o Cảm giác tự ti được giảm đáng kể, thay thế bằng sự tự tin.

o Tình trạng mệt mỏi tinh thần đã được cải thiện, phản ánh sự thay đổi trong cách xử lý và đối diện với các vấn đề tâm lý.

+ Hành vi:

o Không còn các hành vi tự hại hoặc mất kiểm soát trong quá trình trị liệu và 3 tháng sau đó.

o Thân chủ đã áp dụng thành công các hành vi tích cực và lành mạnh thay vì phản ứng tiêu cực trước các tình huống căng thẳng. Thân chủ duy trì việc sinh hoạt theo thời gian biểu, ngủ điều độ. Thân chủ cố gắng hoàn thành các việc đã đặt ra, không phụ thuộc vào cảm xúc (làm việc nhà, tập thể dục, học đàn, đi làm thêm,…)

+ Mối quan hệ:

o Thân chủ cải thiện kỹ năng giao tiếp và tương tác với gia đình, đặc biệt là với mẹ.

o Nhận ra rằng thay đổi bản thân sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của những lời nói tiêu cực từ bạn bè, qua đó giảm sự phụ thuộc vào quan điểm của người khác.

 Hiệu quả can thiệp CBT rõ ràng trong việc thay đổi các suy nghĩ méo mó và thay thế bằng nhận thức thực tế, tích cực hơn. Điều này dẫn đến sự cải thiện cảm xúc và hành vi, đồng thời thúc đẩy khả năng quản lý các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.

- Hiệu quả đạt được theo DBT: DBT nhấn mạnh vào việc điều tiết cảm xúc, chấp nhận thực tế, và phát triển các kỹ năng ứng phó lành mạnh để giảm bớt căng thẳng và cải thiện các mối quan hệ.

+ Kỹ năng chấp nhận thực tế:

o Thân chủ đã học cách chấp nhận thực tế rằng tình trạng rối loạn của mình có thể kéo dài, nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát. Việc từ bỏ suy nghĩ

"muốn chết" và thay bằng suy nghĩ "bệnh có thể kiểm soát nếu tuân thủ điều trị" là minh chứng cho sự chấp nhận triệt để.

o Thân chủ chấp nhận việc không phải lúc nào mọi người cũng nói những lời mình muốn nghe.

o Thân chủ chấp nhận việc thực tế có thể không diễn ra theo cách mình mong muốn.

+ Kỹ năng điều tiết cảm xúc: Thân chủ đã điều tiết được cảm xúc khi có cảm xúc ghen tị với em gái, cảm xúc khó chịu khi mẹ nhắc nhở,… - những tình huống mà trước kia thân chủ có phản ứng rất mạnh gắn với hành vi tiêu cực.

+ Kỹ năng chịu đựng nỗi đau: Trong quá trình trị liệu và 3 tháng sau đó, thân chủ không có hành vi tự hại hay mất kiểm soát cho thấy khả năng đối diện với các cảm xúc mãnh liệt đã được cải thiện đáng kể.

+ Kỹ năng chánh niệm: Thân chủ đã nhận ra rằng thay đổi bản thân (tập trung vào hành vi và suy nghĩ của mình) quan trọng hơn việc quan tâm đến những lời nói tiêu cực từ bạn bè. Đây là dấu hiệu của việc tập trung vào hiện tại mà không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Việc thực hành chánh niệm trong ăn uống đã giúp thân chủ tập trung vào cảm giác ăn uống, kiểm soát tốt hơn các cơn thèm ăn.

+ Kỹ năng cải thiện mối quan hệ:

o Thân chủ đã cải thiện giao tiếp và tương tác với mẹ.

o Mẹ thân chủ cũng thay đổi cách tương tác, tạo ra môi trường hỗ trợ tốt hơn trong gia đình.

 Hiệu quả can thiệp DBT thể hiện qua sự cải thiện trong điều tiết cảm xúc, tăng cường kỹ năng chịu đựng nỗi đau và cải thiện mối quan hệ với người khác. Những thay đổi này cho thấy thân chủ đã xây dựng được khả năng ứng phó lành mạnh và ổn định cảm xúc.

Như vậy, CBT, DBT và các bài tập – kỹ thuật khác đã được kết hợp hiệu quả để hỗ trợ thân chủ.

Khoảng thời gian làm việc chỉ diễn ra 12 buổi trong khoảng gần 2 tháng. Vì thế, những đánh giá về sự thuyên giảm hay thay đổi ở thân chủ chỉ mang tính chất đánh giá giai đoạn và tạm thời. Thông thường các hoạt động đánh giá sau 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm trị liệu có thể cho kết quả mang tính khách quan và phản ánh rõ ràng, chính xác hơn cả. Bên cạnh đó, các công cụ đánh giá mang tính định lượng được khuyến nghị nên sử dụng để đảm bảo kết quả khách quan đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Luận văn trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)