Liệu pháp này có thể giúp mọi người học cách suy nghĩ mới, cách đối phó liên quan đến sự lo lắng của họ, với người khác hoặc với thế giới bên ngoài, dạy mọi người cách đối mặt với những
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THU THỦY
ÁP DỤNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU
Chuyên ngành: Tâm lý học Lâm sàng
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Áp dụng liệu pháp tâm lý cho một trường hợp
có biểu hiện rối loạn lo âu” được tác giả thực hiện nghiên cứu và tiến hành can thiệp với một trường hợp Các kết quả đánh giá và can thiệp là hoàn toàn trung thực Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập, kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Người cam đoan Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp Tâm lý học lâm sàng K6, đặc biệt là những anh, chị, em thân thiết và hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ và nhân viên Khoa Sức khỏe vị thành niên và khoa Miễn dịch, bệnh viện Nhi Trung ương vì đã tạo điều kiện và sự
hỗ trợ nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập nghề nghiệp và thực hành ca lâm sàng
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thân chủ của mình Việc gặp gỡ và làm việc cùng chị không chỉ đem lại trải nghiệm nghề nghiệp vô giá mà còn tiếp thêm sức mạnh để tôi tiếp tục bước đi trên con đường nghề nghiệp
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và những người thân yêu đã đồng hành và giúp đỡ bằng rất nhiều cách, để tôi có thể bước đi đến ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU
1.1.1 Nghiên cứu dịch tễ 4
1.1.2 Nghiên cứu về áp dụng liệu pháp tâm lý với rối loạn lo âu 111.2 Lý luận về áp dụng liệu pháp tâm lý cho rối loạn lo âu 16
1.2.1 Khái niệm liệu pháp tâm lý 16
1.2.2 Lý luận về rối loạn lo âu 17
1.2.3 Lý luận về rối loạn lo âu lan tỏa 19
1.2.4 Liệu pháp tâm lý Nhận thức - Hành vi về rối loạn lo âu 26
1.3.1 Các phương pháp nghiên cứu và đánh giá 29
1.3.2 Các kỹ thuật can thiệp Nhận thức - Hành vi cho rối loạn lo âu 34CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ
2.2.1 Đạo đức trong tiếp cận ca lâm sàng 40
2.2.2 Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá
Trang 52.2.3 Đạo đức trong can thiệp tâm lý 41
2.5.1 Giai đoạn 1: Xây dựng mối quan hệ lâm sàng trị liệu và đánh giá tâm lý
2.5.2 Giai đoạn 2: Can thiệp trị liệu chính (7 buổi) 73
2.5.3 Giai đoạn 3: Dự phòng lo âu và kết thúc trị liệu (2 buổi) 96
2.6.1 Với các công cụ đánh giá 102
2.6.2 Đánh giá chức năng (các vấn đề hiện thời của thân chủ) sau can thiệp
1042.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp 105
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA
Bảng 2.1 Kết quả đánh giá ban đầu với các thang đánh giá lo âu 51
Bảng 2.2 Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa của thân chủ dựa trên
DSM-5
52-53
Bảng 2.4 Các chiến lược ứng phó của thân chủ 99 Bảng 2.5 Kết quả đánh giá trước - sau trị liệu với Thang đánh giá lo
âu lan tỏa GAD-7
103
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá trước - sau trị liệu với Thang đánh giá lo
âu Zung (SAS)
103
Bảng 2.7 Kết quả đánh giá trước - sau trị liệu với Thang đánh giá
Trầm cảm - Lo âu - Stress (DASS-21)
Trang 8MỞ ĐẦU
2 Lý do chọn ca lâm sàng
Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới và
có tác động đáng kể đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu Theo nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu trên 204 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 30 năm, từ năm
1990 đến năm 2019 ước tính có 4% dân số toàn cầu – tương đương 301,39 triệu trường hợp rối loạn lo âu trên toàn thế giới, với độ tuổi mắc phổ biến là từ 5 đến 39 tuổi (Yang và cộng sự, 2021) Báo cáo của Trường Y khoa Harvard giai đoạn 2001-
2003 ước tính có khoảng 19,1% người trưởng thành Hoa Kỳ mắc rối loạn lo âu, trong đó tỷ lệ ở nữ giới (23,4%) cao hơn nam giới (14,3%) Ước tính có khoảng 31,1% người trưởng thành ở Hoa Kỳ có rối loạn lo âu bất kỳ vào một thời điểm nào
đó trong đời (Kessler và cộng sự, 2008) Theo thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam năm 2023, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số - nghĩa là có gần 15 triệu người, trong đó lo âu là một trong những rối loạn chiếm tỉ lệ cao, lên tới 5-6% dân số (Bộ Y tế, 2023a)
Nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2019 chỉ ra, trong số 25 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến số năm sống với khuyết tật thì rối loạn lo âu đứng ở
vị trí cao thứ 8 trong xếp hạng này (GBD 2019 Mental Disorders Collaborators, 2022) Rối loạn lo âu gây ra các triệu chứng cơ thể như căng thẳng, bồn chồn, buồn nôn, đau bụng, tim đập nhanh, run rẩy chân tay, mất hoặc khó ngủ, (World Health Organization, 2023) Bên cạnh đó, rối loạn lo âu cũng có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống ở người mắc phải: gây suy giảm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, chức năng học tập, công việc, chức năng xã hội, gia đình và tình hình tài chính (Olatunji và cộng sự, 2007)
Lo âu có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và ở bất kỳ đối tượng nào Ennis và cộng sự (2012) đã khẳng định rằng đối tượng thân nhân chăm sóc cho người bệnh phải chịu mức độ đau khổ cao, bất kể mối quan hệ của họ với người bệnh là cha, mẹ
Trang 9hay vợ/chồng (Ennis và cộng sự, 2012) Một phân tích tổng hợp về tình trạng lo âu
ở cha mẹ có con mắc bệnh mạn tính của Pinquart (2019) cho thấy các triệu chứng lo
âu tăng vừa phải ở cha mẹ của những trẻ em mắc các bệnh mạn tính và khoảng 16% cha mẹ đáp ứng các tiêu chí của một rối loạn lo âu (Pi)quart, 2019) Có thể thấy, khi cha mẹ có con mắc bệnh mạn tính, họ cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái, điều này khiến họ phải đối mặt thường xuyên hơn với các tình huống gây lo
âu về bệnh tật của trẻ Ngoài ra, khi phải đối mặt với các mối lo âu tiềm tàng này, phụ nữ có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các kết quả tiêu cực có thể xảy ra và có khả năng đối phó thấp hơn so với nam giới (McLean & Anderson, 2009) Do đó, các đối tượng này rất cần được sàng lọc các dấu hiệu lo âu và nhận được hỗ trợ với rối loạn lo âu khi cần thiết Các biện pháp can thiệp tâm lý có thể giúp họ giảm bớt phần nào sự lo âu và không chắc chắn liên quan đến bệnh tật của con và chỉ cho cha
mẹ cách để họ có thể góp phần làm cho người bệnh tiến triển tốt hơn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, 2023), có một số phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng rối loạn lo âu, trong đó áp dụng liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị cần thiết Liệu pháp này có thể giúp mọi người học cách suy nghĩ mới, cách đối phó liên quan đến sự lo lắng của họ, với người khác hoặc với thế giới bên ngoài, dạy mọi người cách đối mặt với những tình huống, sự kiện, con người hoặc địa điểm khiến họ lo âu… Trị liệu nhận thức – hành vi là liệu pháp tâm lý có nhiều bằng chứng nhất để điều trị một loạt các rối loạn lo âu Ngoài
ra, việc học các kỹ năng quản lý căng thẳng, chẳng hạn như kỹ năng thư giãn và chánh niệm, có thể giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu (World Health Organization, 2023)
Tuy nhiên, cũng theo WHO (2022), các hệ thống y tế trên thế giới nói chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những người mắc rối loạn tâm thần (bao gồm
cả rối loạn lo âu) và đang thiếu nguồn lực đáng kể (World Health Organization, 2022) Tại Việt Nam, hiện nay, bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc của bác
sĩ tâm thần trong các cơ sở y tế thì phương pháp can thiệp, trị liệu tâm lý đang dần được quan tâm và đánh giá cao Theo Điều 26; Mục 3; Chương 3 trong Luật Khám
Trang 10bệnh, chữa bệnh đã quy định các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề (Bộ Y tế, 2023b), trong đó đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể với hoạt động can thiệp, trị liệu tâm lý, gồm cả tiêu chuẩn về đội ngũ nhà tâm lý lâm sàng có đầy
đủ kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, … để thực hiện hoạt động can thiệp trị liệu tâm lý Luật này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Chính vì vậy, tôi lựa chọn tên đề tài luận văn của mình là: “Áp dụng liệu pháp tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu” nhằm mô tả rõ hơn về những triệu chứng của rối loạn lo âu ở một trường hợp cụ thể và chứng minh hiệu quả khi áp dụng liệu pháp tâm lý trong trị liệu với thân chủ có biểu hiện rối loạn lo
âu Đặc biệt, qua đề tài tôi được rèn luyện thêm về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, thấm nhuần đạo đức hành nghề để có thể đáp ứng các yêu cầu cho hoạt động trị liệu tâm lý
2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá lâm sàng, xây dựng kế hoạch can thiệp tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu
- Áp dụng liệu pháp tâm lý trong can thiệp cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn
lo âu, từ đó đánh giá hiệu quả khi áp dụng liệu pháp tâm lý trong can thiệp cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu cũng như về áp dụng liệu pháp tâm lý với rối loạn lo âu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Xác định những khái niệm và công cụ được sử dụng trong đề tài
- Thực hiện đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch và áp dụng liệu pháp tâm
lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu
- Đánh giá tiến trình thực hiện, hiệu quả trong việc áp dụng liệu pháp tâm lý để từ
đó đưa ra kết luận và khuyến nghị cho trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu trên
Trang 114 Khách thể nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu và áp dụng liệu pháp tâm lý trên một trường hợp nữ giới có rối loạn lo âu Đây là mẹ của một bệnh nhi mắc bệnh mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU
VÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAN THIỆP RỐI LOẠN LO ÂU
1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về rối loạn
lo âu và áp dụng liệu pháp tâm lý cho rối loạn lo âu nói chung, đặc biệt là rối loạn lo
âu trên đối tượng là thân nhân người bệnh nói riêng:
1.1.1 Nghiên cứu dịch tễ
- Các nghiên cứu về rối loạn lo âu trong dân số nói chung:
Rối loạn lo âu là nhóm rối loạn tâm thần phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào (Kellerman và cộng sự, 2024)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2015 có đến 3,6% dân số mắc rối loạn
lo âu, tương đương 264 triệu người Con số này tiếp tục tăng lên 3,8% theo số liệu năm 2017, tương đương với 284 triệu người (World Health Organization, 2017) Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Seattle ước tính có khoảng 4% dân số toàn cầu – tương đương 301 triệu người hiện đang mắc rối loạn lo âu (Institute for Health Metrics and Evaluation, 2019) Sang năm 2020, số người mắc lo âu đã tăng đáng kể do đại dịch COVID-19 với ước tính ban đầu cho thấy mức tăng là 26% (World Health Organization, 2022)
Rối loạn lo âu thường khởi phát từ thời thơ ấu, tuổi vị thành niên hoặc thanh niên (Kellerman và cộng sự, 2024) Phụ nữ có tỉ lệ mắc rối loạn lo âu cao gấp 1,5 đến 2 lần nam giới (Bandelow & Michaelis S, 2015) Khác với cơn lo lắng nhẹ và xảy ra tương đối ngắn trước những sự kiện căng thẳng thường ngày, các rối loạn lo
âu có thể trở thành vấn đề quá mức và tiến triển ngày càng tồi tệ hơn nếu không được phát hiện và điều trị (National Institute of Mental Health, 2024)
Locke và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng
sợ là hai trong số các rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở Hoa Kỳ Các rối loạn này
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người mắc, gây ra các triệu chứng như lo lắng, bồn chồn, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, và các triệu chứng
Trang 13thể chất như căng cơ, tim đập nhanh, thở dốc, đổ mồ hôi, các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa và chứng đau đầu mạn tính (Locke và cộng sự, 2015)
Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng sợ trong 12 tháng ở người trưởng thành (từ 18 đến 64 tuổi) tại Hoa Kỳ lần lượt là 2,9% và 3,1% Trong nhóm dân số này, tỷ lệ mắc rối loạn lo âu lan tỏa trong suốt cuộc đời là 7,7% ở phụ nữ và 4,6% ở nam giới; và tỷ lệ mắc rối loạn hoảng sợ
là 7,0% ở phụ nữ và 3,3% ở nam giới (Kessler và cộng sự, 2012) Ở nghiên cứu của Ruscio và cộng sự (2017) đã báo cáo tỷ lệ mắc rối loạn lo âu lan tỏa suốt đời trong dân số là 3,7% (Ruscio và cộng sự, 2017) Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo
âu lan tỏa bao gồm: giới tính là nữ, tình trạng kết hôn là độc thân, trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém và sự hiện diện của các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống (Wolitzky-Taylor và cộng sự, 2010) Độ tuổi khởi phát trung bình của rối loạn
lo âu lan tỏa là 30 tuổi (Kessler và cộng sự, 2012)
Theo thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam năm 2023, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số - nghĩa là có gần 15 triệu người, trong đó lo âu là một trong những rối loạn chiếm tỉ lệ cao hàng đầu, lên tới 5-6% dân số (Bộ Y tế, 2023a) Bên cạnh đó, theo thống kê về các rối loạn lo âu phổ biến nhất tại Việt Nam thì các rối loạn lo âu đó bao gồm: rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn
ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lo âu xã hội (World Health Organization, 2023) Trần Nguyễn Ngọc (2018) sau khi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trên 170 bệnh nhân và hiệu quả điều trị trên 99 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa và được điều trị bằng liệu pháp thư giãn luyện tập, đã rút ra một số kết luận như sau: rối loạn lo âu lan tỏa phần lớn gặp ở nữ, có độ tuổi từ 26 đến 45 tuổi Đặc điểm triệu chứng của lo âu thường gặp ở mức độ nặng theo thang HAM-A (45,5%), có tần suất xuất hiện 5,2 ± 2,7 lần/tuần, tồn tại từ 21,9 ± 8,7 phút đến 32,0 ± 14,8 phút, hầu hết nặng lên vào tối (66,7%) Chủ đề lo âu không cố định, không hệ thống, thay đổi trong thời gian tiến triển bệnh, trong đó phần lớn là chủ đề gia đình (79,4%); thường gặp nhất là bệnh nhân có 3 chủ đề lo âu (40%) [Trần Nguyễn Ngọc, 2018]
Trang 14Nhóm tác giả Đinh Việt Hùng và Nguyễn Duy Đông (2021) đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan toả bằng thang điểm HAM-A trên 62 bệnh nhân rối loạn lo âu lan toả được điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 Kết quả cho thấy: bệnh nhân tái phát lần hai chiếm tỷ lệ cao 59,68% và có tới 56,46% bệnh nhân khám không đúng chuyên ngành Các triệu chứng khởi phát thường gặp của bệnh nhân là triệu chứng hồi hộp (95,16%) và thời gian mang bệnh
là 15,38 ± 9,85 tháng Phần lớn chủ đề lo âu về bệnh tật (82,26%), thời gian tồn tại của triệu chứng trung bình 19,35 ± 11,26 phút Ngoài ra, triệu chứng tâm thần thường gặp nhất là triệu chứng chóng mặt (83,87%) và điểm HAM-A nặng chiếm tỉ
lệ cao nhất với 53,22% (Đinh Việt Hùng & Nguyễn Duy Đông, 2021)
Nhóm tác giả Trần Nguyễn Ngọc và Dương Minh Tâm (2022) đã tiến hành nghiên cứu về “ 10 kết quả điều trị các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật ở người bệnh rối loạn lo âu lan toả bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập” Đây là một nghiên cứu can thiệp, theo chiều dọc bao gồm 99 bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn lo âu lan tỏa gặp nhiều hơn ở nữ (62,6%) với tuổi trung bình là 44,3 ± 12,5; triệu chứng nhiều nhất được ghi nhận là: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh (88,3%), tiếp theo là đổ mồ hôi và run có cùng tỷ
lệ là 58,6% (Trần Nguyễn Ngọc & Dương Minh Tâm, 2022)
Từ các thống kê trên có thể thấy rằng rối loạn lo âu là một trong những rối loạn ngày càng trở nên phổ biến trong dân số, trong đó tỷ lệ mắc rối loạn lo âu thường ở mức cao, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tâm lý của nhiều người trưởng thành trên thế giới cũng như tại Việt Nam
- Các nghiên cứu về rối loạn lo âu ở đối tượng thân nhân người bệnh:
Ennis và cộng sự (2012) đã khẳng định rằng đối tượng thân nhân chăm sóc cho người bệnh phải chịu mức độ đau khổ cao, bất kể mối quan hệ của họ với người bệnh là cha, mẹ hay vợ/chồng Nhiều nghiên cứu về các bệnh mạn tính đã tìm thấy
tỷ lệ gia tăng các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở cha mẹ và người chăm sóc (Ennis
và cộng sự, 2012)
Trang 15Lawoko và Soares (2002) đã tiến hành một nghiên cứu theo chiều dọc về “Sự đau khổ và tuyệt vọng ở cha mẹ của trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ của trẻ
em mắc các bệnh khác và cha mẹ của trẻ em khỏe mạnh” Kết quả cho thấy có các vấn đề tâm lý dai dẳng ở 7–22% cha mẹ của trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh Trong số các vấn đề sức khỏe tâm thần cụ thể được đánh giá trong quá trình nghiên cứu, cha
mẹ có con mắc bệnh tim bẩm sinh có tỷ lệ về: trầm cảm (18%), lo âu (16–18%), vấn
đề cơ thể (31–38%) và sự tuyệt vọng (16%) đều cao hơn mặt bằng chung dân số (Lawoko và Soares, 2002) Ngoài ra, Woolf-King và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng
có 25% đến 50% cha mẹ của trẻ mắc khuyết tật tim bẩm sinh cho biết các triệu chứng trầm cảm và/hoặc lo âu gia tăng, khoảng 30% đến 80% cha mẹ của trẻ mắc khuyết tật tim bẩm sinh đã trải qua tình trạng đau khổ về mặt tâm lý nghiêm trọng (Woolf-King và cộng sự, 2017) Nghiên cứu của Hearps và cộng sự (2014) cho rằng phần lớn cha mẹ có thể thích nghi với căng thẳng cấp tính sau khi con được phẫu thuật tim Tuy nhiên, 38,5% cha mẹ được xác định có nguy cơ cao về mức độ đau khổ tâm lý dai dẳng (Hearps và cộng sự, 2014) Bên cạnh đó, cha mẹ của trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nặng còn báo cáo về những cảm xúc đau khổ khác như: ít tự tin hơn vào khả năng làm cha mẹ của mình, tức giận, bất lực, không tin tưởng và hoài nghi (Brosig và cộng sự, 2007) Những điều này gây ảnh hưởng lớn tới việc chăm sóc con cái cũng như chất lượng cuộc sống của cha mẹ
Tình trạng sức khỏe mạn tính thường gắn liền với sự không chắc chắn và có thể gây lo âu cho các thành viên trong gia đình Năm 2007, Tổ chức Xơ nang đã tài trợ cho Nghiên cứu Dịch tễ học Trầm cảm/Lo âu Quốc tế (TIDES) để đánh giá tỷ lệ phổ biến toàn cầu của rối loạn tâm trạng ở bệnh nhân mắc xơ nang và cha mẹ của
họ Các phát hiện sơ bộ của TIDES ở Hoa Kỳ sử dụng dữ liệu của 492 bà mẹ và 131 ông bố chỉ ra rằng trong số các bà mẹ có con mắc bệnh xơ nang, có 51% có điểm lo
âu tăng cao và 26% có điểm trầm cảm tăng cao; và ở các ông bố, 44% có điểm lo âu tăng cao và 20% có điểm trầm cảm tăng cao (Quittner và cộng sự, 2010) Đến năm
2014, Quittner cùng cộng sự đã mở rộng quy mô và tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở 4102 phụ huynh tại 154 trung tâm điều trị xơ nang ở Châu Âu
Trang 16và Hoa Kỳ Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ trầm cảm và lo âu cao hơn, với 37% bà mẹ và 31% ông bố có điểm trầm cảm tăng cao; 48% bà mẹ và 36% ông
bố có điểm lo âu tăng cao Nhìn chung, sự gia tăng này cao gấp 2-3 lần so với các mẫu cộng đồng (Quittner và cộng sự, 2014) Tương tự, các bà mẹ có con nhỏ mắc bệnh tiểu đường cho biết các triệu chứng lo âu và trầm cảm tăng cao, với tỷ lệ vượt quá giới hạn lâm sàng tới 20% - 25% (Jaser và cộng sự, 2009) Một nghiên cứu khác cho thấy khi các triệu chứng trầm cảm và lo âu gia tăng thì chất lượng cuộc sống của cha mẹ sẽ giảm sút (Driscoll và cộng sự, 2009)
Pinquart (2019) đã tiến hành một phân tích tổng hợp xem liệu cha mẹ của những trẻ mắc bệnh thể chất mạn tính và/hoặc khuyết tật về giác quan/vận động có biểu hiện mức độ lo âu cao hơn cha mẹ của trẻ khỏe mạnh/không khuyết tật hoặc mẫu đối chứng hay không Kết quả cho thấy các triệu chứng lo âu tăng cao vừa phải
ở cha mẹ của những trẻ mắc bệnh mạn tính Khoảng 16% cha mẹ đáp ứng các tiêu chí về rối loạn lo âu Cha mẹ của những trẻ mắc chứng rối loạn thần kinh cơ, nhiễm HIV/AIDS và ung thư trong quá trình điều trị tích cực cho thấy các triệu chứng lo
âu tăng cao Mức độ gia tăng các triệu chứng lo âu nhỏ hơn trong các trường hợp: bệnh mạn tính kéo dài hơn, thời gian dài hơn kể từ khi kết thúc điều trị tích cực, ở các gia đình có trẻ lớn hơn, trong các mẫu có tỷ lệ bà mẹ thấp hơn và trong các nghiên cứu từ các nước phát triển kinh tế so với các nước kém phát triển hơn (Pinquart, 2019)
Nhóm tác giả Alice và cộng sự (2024) đã tiến hành nghiên cứu về “Chất lượng cuộc sống ở trẻ em mắc bệnh động kinh: Vai trò của sức khỏe tâm thần của cha mẹ
và tình trạng gián đoạn giấc ngủ” Trong đó các tác giả chỉ ra: tỉ lệ cao các cha mẹ
có con mắc bệnh động kinh gặp vấn đề liên quan đến chất lượng giấc ngủ về mặt lâm sàng (lên đến 67.9%); 33.3% cha mẹ có điểm lo âu cao trên ngưỡng lâm sàng, 12.1% cha mẹ có điểm trầm cảm cao trên ngưỡng lâm sàng Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng lo âu, trầm cảm và chất lượng giấc ngủ của cha mẹ ban đầu đều có ý nghĩa dự báo đáng kể về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ Mặc dù có sự khác biệt về tỷ lệ các triệu chứng sức khỏe tâm thần giữa các
Trang 17nghiên cứu, nhưng có thể thấy sự nhất quán về sự khác biệt tỉ lệ trong các triệu chứng lo âu và trầm cảm Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng ở cha
mẹ có con mắc bệnh động kinh thì các triệu chứng lo âu của họ cao hơn các triệu chứng trầm cảm (Alice và cộng sự, 2024) Các triệu chứng lo âu cao hơn có thể phát sinh do bản chất mạn tính và không lường trước được của bệnh động kinh, có thể khiến cha mẹ luôn trong tình trạng lo âu (Yong và cộng sự, 2008)
Các bà mẹ thường là người chăm sóc chính cho con khi trẻ nhập viện Nhằm tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của các bà mẹ có con mắc bệnh ung thư, nhóm tác giả Hung YL và Chen JY (2010) đã tiến hành nghiên cứu trên 120 bà mẹ có con điều trị ung thư từ hai trung tâm y tế ở miền nam Đài Loan Nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, năng lực xã hội, tình trạng lo âu, trầm cảm và hỗn hợp lo âu – trầm cảm của người mẹ đến từ: tình trạng hôn nhân và giai đoạn bệnh của trẻ Yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm của bà mẹ đến từ: độ tuổi của bà mẹ và thu nhập hàng tháng của gia đình Các tác giả cũng nhận thấy rằng hai yếu tố có mối quan hệ tích cực đáng kể đến tình trạng sức khỏe của bà mẹ là: sự hỗ trợ xã hội cho người mẹ và đặc thù về giai đoạn bệnh của trẻ (Hung YL và Chen JY, 2010)
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lo âu ở đối tượng
là thân nhân người bệnh Tuy nhiên, xét về số lượng các công trình nghiên cứu cũng như quy mô vẫn còn nhiều hạn chế so với các công trình nghiên cứu trên thế giới Việc chăm sóc con bị bệnh tật có thể tác động đến sức khỏe nói chung, sức khỏe tâm thần nói riêng của cha mẹ Nghiên cứu cắt ngang “Khảo sát tình trạng lo
âu của bố mẹ có con mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương” của Nguyễn Thị Dậu và Trương Việt Dũng (2020) đã tiến hành trên
112 bố mẹ có con mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống đang điều trị tại khoa Thận – lọc máu Các thông tin được tác giả thu thập qua bộ câu hỏi có sẵn của thang đo lo âu HADS-A phiên bản tiếng Việt, kết quả chỉ ra tỷ lệ lo âu ở bố mẹ của trẻ mắ– bệnh Lupus ban đỏ là rất cao: 83% (bố 85,3%, mẹ 82,1%), trong đó lo âu thực sự chiếm–49,1%; không có sự khác biệt về lo âu giữa bố và mẹ Các yếu tố có liên quan đến
Trang 18tình trạng lo âu của bố mẹ bao gồm: nghề nghiệp của bố mẹ (những bố mẹ làm nghề công nhân, nông dân, cán bộ nhà nước có tỷ lệ lo âu cao gấp 3,36 lần các bố mẹ làm nghề tự do), tình trạng kinh tế gia đình (nghèo), khả năng chi trả viện phí, giai đoạn
bệnh, thời gian chẩn đoán, tiến triển bệnh của trẻ (Nguyễn Thị Dậu & Trương Việt
Dũng, 2020)
Nhằm mô tả tình trạng lo âu, stress của bố/mẹ có con đang điều trị viêm phổi tại Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021, hai tác giả Nguyễn Tuấn Hoàng và Hà Thị Huyền đã tiến hành một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
100 bố/mẹ, thực hiện phỏng vấn bằng thang đánh giá trầm cảm, lo âu và stress DASS-21 tiếng Việt Kết quả chỉ ra tình trạng lo âu, stress của bố/mẹ chiếm tỷ lệ cao (tỉ lệ lần lượt là 69.0% và 58.0%), chủ yếu ở mức độ vừa và nặng/rất nặng (tỉ lệ
lo âu lần lượt là 47,8% mức độ vừa, 42,0% mức độ nặng và rất nặng; tỉ lệ stress là 41,4% mức độ vừa, 29,3% mức độ nặng và rất nặng) Các tác giả cũng nhận thấy yếu tố về tuổi của cha mẹ và số lần nhập viện của con có liên quan đến tình trạng stress, lo âu của cha mẹ (Nguyễn Tuấn Hoàng & Hà Thị Huyền, 2021) Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng số liệu của nghiên cứu này có thể chịu ảnh hưởng bởi thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu, đó là thời gian dịch COVID bắt đầu bùng phát phức tạp, kết hợp với số mẫu nghiên cứu bao gồm các trẻ em mắc viêm phổi nặng khá cao, cho nên cha mẹ của trẻ càng tăng thêm sự lo lắng, dẫn đến kết quả về lo âu thu được ở mức cao
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Phạm Ngọc Huấn và Lê Thị Ngọc (2023)
đã tiến hành nghiên cứu mô tả về rối loạn tâm lý và mối liên quan với gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn trung bình, trên 52 người chăm sóc chính cho người bệnh đến khám hoặc điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 Kết quả cho thấy: Tuổi trung bình của người chăm sóc là 53,75 ± 15,58 tuổi; nam nhiều hơn nữ (53,8% so với 46,2%) Gánh nặng chăm sóc trung bình theo thang điểm Zarit là: 40,08 ± 17,12 (thấp nhất là: 4 – cao nhất là: 69) Các rối loạn tâm lý ở người chăm sóc chính theo thang điểm DASS bao gồm: rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ nhiều nhất
Trang 1940,4% trường hợp (21,2% mức độ vừa, 19,2% mức độ nhẹ); trầm cảm 30,8% trường hợp (19,2% mức độ nhẹ, 11,6% mức độ vừa); và 25% trường hợp có triệu chứng căng thẳng (hầu hết là căng thẳng nhẹ 23,1%) Nghiên cứu không nhận thấy
có sự khác biệt giữa rối loạn tâm lý của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer khởi phát sớm và khởi phát muộn Bên cạnh đó, gánh nặng chăm sóc tương quan tuyến tính đồng biến chặt chẽ với tổng điểm DASS, lo âu của người chăm sóc và căng thẳng và trầm cảm ở người chăm sóc với kiểm định Spearman (Nguyễn Thanh Bình, Phạm Ngọc Huấn & Lê Thị Ngọc, 2023)
Tóm lại, những nghiên cứu về dịch tễ học trên thế giới và ở Việt Nam nhìn chung đã đi sâu vào rối loạn lo âu, từ thực trạng đến các triệu chứng cũng như nguyên nhân của rối loạn lo âu Các tác giả cũng chỉ ra rằng rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý phổ biến ở nhiều người dân trong cộng đồng; trong đó,
tỷ lệ đối tượng là thân nhân người bệnh mắc rối loạn lo âu cao hơn tỉ lệ chung trong dân số, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tình trạng thể chất, các hoạt động chức năng và tâm lý của họ Nhân viên y tế và các nhà tâm lý làm việc với thân chủ là thân nhân người bệnh cần chú ý rằng tình trạng bệnh của trẻ có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe thể chất và tâm lý của người chăm sóc trẻ Thực trạng này cũng đặt ra vấn đề về việc chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho cả đối tượng là những người thân chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là với những người có mức độ lo âu cao và cần được trị liệu tâm lý, từ đó đảm bảo sức khỏe cho cả người bệnh và người chăm sóc trong hệ thống y tế
1.1.2 Nghiên cứu về áp dụng liệu pháp tâm lý với rối loạn lo âu
Với tỉ lệ người mắc rối loạn lo âu ở mức cao trong dân số, cần thiết phải phát triển và phổ biến các biện pháp can thiệp và trị liệu hiệu quả cho các đối tượng này Và những người có các vấn đề về rối loạn lo âu đã thể hiện sự phù hợp và đáp ứng tốt với các phương pháp trị liệu tâm lý hơn so với điều trị bằng thuốc (McHugh
và cộng sự, 2013)
Trong thế kỷ qua, nhiều liệu pháp trị liệu tâm lý đã được áp dụng trên đối tượng mắc rối loạn lo âu (France và cộng sự, 2008), như trị liệu hướng nội, thân chủ
Trang 20trọng tâm, CBT, tâm động học… Mặc dù ban đầu liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) được phát triển trong bối cảnh cho trị liệu trầm cảm, nhưng cho đến hiện tại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng các liệu pháp CBT có hiệu quả cả trong điều trị rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng sợ Hiệu quả của liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) đối với người trưởng thành nói chung và với đối tượng là phụ nữ nói riêng cũng đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu phân tích tổng hợp
Nhằm đánh giá hiệu quả tức thời và dài hạn của CBT với rối loạn lo âu ở người trưởng thành, DiMauro và cộng sự (2013) đã tiến hành theo dõi trên 181 người (từ đủ 18 trở lên khi bắt đầu tham gia trị liệu theo CBT), đã tham gia tối thiểu
3 buổi trị liệu Kết quả theo dõi sau trị liệu cho thấy, sau một năm kể từ khi kết thúc trị liệu theo CBT, hơn 50% số người tham gia đạt được hiệu quả theo mục tiêu trị liệu, và dưới 50% số người tham gia được đánh giá là có thuyên giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu (DiMauro và cộng sự, 2013)
Dugas và cộng sự (2010) đã tiến hành so sánh giữa việc áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp thư giãn và không trị liệu, trong một mẫu gồm
65 người trưởng thành được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu Những người tham gia trị liệu CBT và trị liệu thư giãn đều đã tiến hành trong 12 buổi, kéo dài 1 giờ mỗi tuần Sau đó, tất cả các nhóm mẫu được đánh giá bởi các bác sĩ lâm sàng và bảng câu hỏi
tự khai tại thời điểm trước khi trị liệu và khi kết thúc trị liệu, cùng với việc theo dõi sau khi kết thúc trị liệu 6, 12 và 24 tháng Tại thời điểm kết thúc trị liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy ở nhóm mẫu được trị liệu theo CBT đạt hiệu quả vượt trội rõ ràng so với nhóm không tham gia vào trị liệu; nhóm sử dụng CBT có hiệu quả hơn
so với nhóm sử dụng thư giãn, và nhóm sử dụng thư giãn thì có hiệu quả hơn so với nhóm không trị liệu Quá trình theo dõi sau đó cho thấy việc áp dụng CBT và thư giãn đều có hiệu quả tương đương nhau, nhưng CBT lại dẫn đến những cải thiện liên tục ở người tham gia so với liệu pháp thư giãn (Dugas và cộng sự, 2010) Bên cạnh đó, một phân tích tổng hợp của 36 thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên bởi Chen và cộng sự (2012) về thiền định cho thấy liệu pháp thiền làm giảm các triệu
Trang 21chứng lo âu, đồng thời có tác dụng tốt giúp người bệnh thư giãn (Chen và cộng sự, 2012)
Kishita và Laidlaw (2017) đã tiến hành một phân tích tổng hợp để so sánh hiệu quả của CBT đối với rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) giữa đối tượng người trưởng thành trong độ tuổi lao động với người cao tuổi (tổng số 770 bệnh nhân) Kết quả là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả khi áp dụng CBT với RLLALT ở hai nhóm đối tượng này, tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng CBT có hiệu quả tổng thể ở mức vừa phải đối với người lớn tuổi, và ở mức cao đối với người trưởng thành trong độ tuổi lao động mắc RLLALT (Kishita & Laidlaw, 2017)
Để so sánh hiệu quả can thiệp giữa CBT với tâm-dược học (psychopharmacological), Alizadeh và cộng sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu trên
300 phụ nữ Iran có độ tuổi trung bình từ 18 đến 45, được chọn ngẫu nhiên trong số những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu (bao gồm RLLALT, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu xã hội) Nhà nghiên cứu chia các khách thể thành 6 nhóm: 3 nhóm đầu mắc một trong ba loại RLLA (RLLALT, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu xã hội) tự nguyện tham gia trị liệu CBT; 3 nhóm còn lại cũng mắc một trong ba loại RLLA trên đã tự nguyện tìm đến bác sĩ tâm thần được giới thiệu bởi nhóm nghiên cứu để can thiệp tâm-dược lý Khóa can thiệp tâm-dược lý kéo dài ít nhất 6 tháng; và tổng thời gian trị liệu CBT là 12 đến 16 buổi (được tổ chức hàng tuần) Khi kết thúc, cả hai nhóm đều hài lòng khi tham gia điều trị Tuy nhiên, nhóm phụ nữ tham gia trị liệu bằng CBT thể hiện mức độ hài lòng cao hơn nhóm được can thiệp tâm-dược lý Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy CBT không chỉ làm giảm các triệu chứng rối loạn lo âu mà còn thay đổi niềm tin phi lý, lối tư duy và kiểu suy nghĩ không thích ứng của người bệnh (Alizadeh và cộng sự, 2012) Do đó,
có thể thấy rằng hiệu quả của CBT đi kèm với việc bệnh nhân đạt được các kỹ năng
xã hội mới, dẫn đến tác dụng của CBT sẽ lâu dài và ổn định hơn và bệnh nhân không bị mắc vào một vòng chu kỳ hồi phục - tái phát Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cho rằng CBT có vai trò trong việc cải thiện đáng kể các triệu chứng lo
Trang 22âu/trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh (Meijer và cộng sự, 2011), hiệu quả cao với RLLALT ở cả phụ nữ mang thai và không mang thai (Green và cộng sự, 2015), tác dụng đối với chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng ở phụ nữ tiền sản giật (Asghari và cộng sự, 2016), giảm trầm cảm và lo âu ở những phụ nữ có hoặc không thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (Abdolahi, 2019)…
Nhằm tìm hiểu về hiệu quả của CBT ở phụ nữ mắc RLLALT về các khía cạnh: các triệu chứng thể chất, cảm giác lo lắng và sự thiếu tập trung, Salartash và cộng sự (2022) đã tiến hành một nghiên cứu trên 30 phụ nữ được chẩn đoán RLLALT bằng phương pháp lấy mẫu tự nguyện Các khách thể được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng Nhóm thử nghiệm được trị liệu theo CBT trong 10 buổi, còn nhóm đối chứng không tham gia trị liệu Đánh giá trước và sau thử nghiệm bằng các công cụ nghiên cứu bao gồm “Bảng câu hỏi
về kỹ năng tập trung của Savari và Oraki”, và “Thang đo lo lắng Pennsylvania”, các tác giả nhận thấy có hiệu quả rõ ràng và cách biệt đáng kể về sự cải thiện các triệu chứng giữa nhóm tham gia trị liệu theo CBT so với nhóm không trị liệu (Salartash
và cộng sự, 2022)
Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả can thiệp và trị liệu tâm lý với rối loạn lo âu Các công trình chủ yếu được thực hiện với quy mô trên nhóm mẫu nhỏ và còn nhiều hạn chế so với thế giới, tuy nhiên cũng đã chỉ ra được hiệu quả của việc can thiệp và trị liệu tâm lý với rối loạn lo âu, trong đó các liệu pháp tâm lý được tác giả lựa chọn là liệu pháp thư giãn và liệu pháp nhận thức hành vi
Nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập” của Trần Nguyễn Ngọc (2018) trên 170 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa ở các mức độ khác nhau điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, đã chỉ ra: các triệu chứng thần kinh thực vật và căng thẳng cơ bắp, căng thẳng tâm thần có hiệu quả sớm rõ rệt: 4 triệu chứng (hồi hộp/tim đập nhanh, vã mồ hôi, run và khô miệng) trong nhóm triệu chứng kích thích thần kinh thực vật của bệnh nhân nghiên cứu đều giảm rõ rệt sau các tuần điều trị tại
Trang 23tuần thứ 2 và tuần thứ 4 Trung bình số lượng triệu chứng đã giảm từ 2,5 ± 0,9 triệu chứng xuống còn 0,9 ± 1,1 triệu chứng Các triệu chứng gồm: căng cơ/đau đớn, căng thẳng tâm thần, cảm giác khối trong họng đều giảm mạnh khi kết thúc điều trị Nhóm tính cách hướng ngoại và loại hình thần kinh không ổn định đã thuyên giảm tại các thời điểm điều trị ở tuần thứ 2 và tuần thứ 4 có ý nghĩa thống kê (Trần Nguyễn Ngọc, 2018)
Nhóm tác giả Trần Nguyễn Ngọc và Dương Minh Tâm (2022) đã tiến hành nghiên cứu về “Kết quả điều trị các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật ở người bệnh rối loạn lo âu lan toả bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập” Mục đích của nghiên cứu này là phân tích kết quả điều trị triệu chứng kích thích thần kinh tự chủ
ở bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp rèn luyện thư giãn Đây là một nghiên cứu can thiệp, theo chiều dọc bao gồm 99 bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa Hiệu quả của liệu pháp thư giãn – tập luyện được theo dõi và so sánh từ trước khi điều trị và sau 1 tháng điều trị mà không có nhóm đối chứng Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra: đến cuối tuần thứ 2, triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim nhanh không giảm đáng kể Nhưng đến cuối tuần thứ 4, các triệu chứng này giảm hơn một nửa, từ 89% xuống còn 43% Các triệu chứng đổ mồ hôi, run rẩy và khô miệng cũng giảm hơn một nửa vào cuối tuần thứ 4) Ở bệnh nhân nam, các triệu chứng kích thích thần kinh tự chủ đã giảm hơn một nửa vào cuối tuần thứ 4 Kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở bệnh nhân nữ, các triệu chứng thần kinh tự chủ cũng giảm hơn một nửa vào cuối tuần thứ 4 (Trần Nguyễn Ngọc & Dương Minh Tâm, 2022)
Nhóm tác giả Trần Văn Minh và cộng sự (2022) đã tiến hành nghiên cứu về
“Can thiệp rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp nhận thức – hành vi kết hợp thuốc hóa dược tại bệnh viện tâm thần tỉnh Quảng Ngãi”, thực hiện trên 30 bệnh nhân có các triệu chứng lo âu quá mức và tất cả đều có dấu hiệu mất kiểm soát lo âu Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp tâm lý Nhận thức – Hành vi kết hợp thuốc hóa dược Fluoxetin kéo dài trong 24 tuần có hiệu quả điều trị, đặc biệt đạt hiệu quả rõ ràng tại hai thời điểm đánh giá ở tuần 12 và tuần
Trang 2424 Hiệu quả được thể hiện rõ về sự thuyên giảm: (1) triệu chứng lo âu, (2) triệu chứng khó kiểm soát lo âu, (3) các triệu chứng phối hợp, cũng như (4) giảm mức độ rối loạn lo âu theo thang đánh giá lo âu Zung Kết quả chung là sau 24 tuần can thiệp, số lượng bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán chỉ còn 10% Như vậy, nghiên cứu đã chứng minh rằng, thời gian can thiệp là 6 tháng với 24 phiên tâm lý trị liệu là phù hợp, đủ độ dài tối thiểu để sự kết hợp giữa thuốc và tâm lý trị liệu phát huy tác dụng Mô hình trị liệu kết hợp trị liệu bằng thuốc hóa dược Fluoxetin và Trị liệu Nhận thức – hành vi có thể ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa ở Việt Nam (Trần Văn Minh và cộng sự, 2022)
Nhìn chung, các nghiên cứu phân tích cũng như các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam đã ủng hộ việc áp dụng liệu pháp CBT trong trị liệu rối loạn lo âu nhiều hơn các liệu pháp trị liệu khác, và đây cũng là liệu pháp được chúng tôi sử dụng trong đề tài này
1.2 Lý luận về áp dụng liệu pháp tâm lý cho rối loạn lo âu
1.2.1 Khái niệm liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là một thuật ngữ xuất hiện từ lâu và có nhiều định nghĩa
xoay quanh thuật ngữ này Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sử dụng định nghĩa và các quan điểm liên quan đến liệu pháp tâm lý dựa trên cơ sở của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association)
Liệu pháp tâm lý hay tâm lý trị liệu (psychotherapy) là bất kỳ dịch vụ tâm
lý nào được cung cấp bởi một chuyên gia được đào tạo, chủ yếu sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để đánh giá, chẩn đoán và điều trị các rối loạn chức năng trong phản ứng cảm xúc, cách suy nghĩ và kiểu hành vi Liệu pháp tâm lý có thể được cung cấp cho các cá nhân, cặp đôi (liệu pháp cặp đôi), gia đình (liệu pháp gia đình) hoặc thành viên của một nhóm (liệu pháp nhóm) Có nhiều loại liệu pháp tâm
lý, nhưng nhìn chung có bốn loại chính: liệu pháp tâm động học, liệu pháp nhận thức hoặc liệu pháp hành vi, liệu pháp nhân văn và liệu pháp tâm lý tích hợp (American Psychological Association, 2023b)
Trang 25Áp dụng liệu pháp tâm lý là việc sử dụng các phương pháp tâm lý, nhất là khi dựa trên sự tương tác thường xuyên giữa nhà trị liệu với (các) thân chủ, để giúp thân chủ thay đổi hành vi, gia tăng hạnh phúc và vượt qua các vấn đề Việc áp dụng liệu pháp tâm lý có mục đích cải thiện sức khỏe tâm thần và cảm nhận hạnh phúc của cá nhân, giúp cá nhân giải quyết hoặc làm giảm đi các hành vi kém thích ứng, cải thiện niềm tin, thay đổi những suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực, và cải thiện các mối quan hệ cũng như các kỹ năng xã hội
1.2.2 Lý luận về rối loạn lo âu
Khái niệm rối loạn lo âu:
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association),
rối loạn lo âu được định nghĩa là một nhóm rối loạn có chủ đề trọng tâm là trạng
thái cảm xúc sợ hãi, lo lắng hoặc mối lo sợ quá mức Rối loạn lo âu mặc dù có
cường độ tăng giảm tùy thời điểm nhưng thường diễn biến mạn tính (American Psychological Association, 2023a)
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5 của
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association -APA), rối loạn
lo âu là một nhóm các rối loạn có chung đặc điểm là sợ hãi và lo âu quá mức cũng như các rối loạn hành vi liên quan (American Psychiatric Association, 2013)
Đặc điểm rối loạn lo âu:
Sợ hãi là phản ứng cảm xúc trước mối đe dọa thực sự hoặc được nhận thấy sắp xảy ra, trong khi lo âu là sự dự đoán về mối đe dọa trong tương lai Rõ ràng, hai trạng thái này có những đặc điểm giống nhau, nhưng chúng cũng khác nhau: nỗi sợ hãi thường liên quan đến sự dâng trào của tình tình trạng tự kích thích cần thiết cho phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, những suy nghĩ về mối nguy hiểm trước mắt và hành vi trốn chạy; còn lo âu thường liên quan đến căng cơ, sự cảnh giác và các hành
vi thận trọng hoặc né tránh khi chuẩn bị cho tình huống nguy hiểm trong tương lai
Đôi khi mức độ sợ hãi hoặc lo âu giảm đi nhờ các hành vi né tránh xâm nhập Cơn
hoảng sợ kịch phát như một kiểu phản ứng rõ ràng trong rối loạn lo âu Mặc dù vậy,
Trang 26cơn hoảng sợ kịch phát không giới hạn chỉ trong rối loạn lo âu mà còn có thể gặp
trong các rối loạn tâm thần khác (dẫn theo APA, 2013)
Hầu hết các rối loạn lo âu diễn ra ở nữ giới thường xuyên hơn ở nam giới (tỷ
lệ khoảng 2:1) Mỗi rối loạn lo âu chỉ được chẩn đoán khi các triệu chứng không phải do tác động sinh lý của một loại chất kích thích/thuốc hoặc do một tình trạng bệnh lý hoặc không được giải thích rõ ràng hơn bởi một chứng rối loạn tâm thần khác (APA, 2013)
Phân biệt giữa rối loạn lo âu với lo lắng thông thường:
Tác giả Starcevic (2010) đưa ra các yếu tố phân biệt giữa lo âu bệnh lý (rối loạn lo âu) với lo lắng thông thường theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Các yếu tố phân biệt giữa rối loạn lo âu với lo lắng thông thường
Cường độ Tương đối cao và/hoặc
không tương xứng với tình huống hoặc hoàn cảnh
Tương đối thấp và/hoặc tương xứng với tình huống hoặc hoàn cảnh
Khoảng thời gian Dài hơn hoặc tái phát Ngắn hơn
Tính chất của trải
nghiệm
Đau khổ, choáng ngợp, bất lực
Khó chịu nhưng không quá choáng ngợp hoặc không gây đau khổ kéo dài
Trang 27Các rối loạn lo âu khác nhau về loại đối tượng hoặc tình huống gây ra sự sợ hãi, lo âu hoặc hành vi tránh né, ý nghĩ và nhận thức liên quan APA (2013) phân loại các rối loạn trong nhóm rối loạn lo âu như sau:
- Rối loạn lo âu lan tỏa
- Rối loạn lo âu xã hội
- Rối loạn hoảng sợ
- Rối loạn sợ khoảng trống
- Rối loạn lo âu chia tách
- Rối loạn câm biệt định
- Ám sợ, ám sợ biệt định
- Rối loạn lo âu do dùng chất
- Rối loạn lo âu bệnh lý
- Rối loạn lo âu biệt định khác
- Rối loạn lo âu không biệt định khác
Trong khi các rối loạn lo âu có xu hướng kết hợp với nhau, chúng có thể.được phân biệt với nhau bằng cách xem xét kỹ lưỡng các loại tình huống gây ra hoặc tránh né và nội dung của những suy nghĩ hoặc niềm tin liên quan (APA, 2013)
1.2.3 Lý luận về rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) là một trong những dạng rối loạn lo âu phổ biến, ảnh hưởng đến 2.9% người trưởng thành Hoa Kỳ (APA, 2022)
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder – GAD) là cảm giác lo âu và lo lắng quá mức về một loạt các mối bận tâm (ví dụ: các sự kiện thế giới, vấn đề tài chính, sức khỏe, ngoại hình, hoạt động của các thành viên trong gia đình và bạn bè, công việc, trường học) kèm theo các triệu chứng như bồn chồn, mệt mỏi, kém tập trung, khó chịu, căng cơ và rối loạn giấc ngủ Trong chẩn đoán chính thức về rối loạn lo âu lan tỏa, nỗi lo âu thường khó kiểm soát và các triệu chứng khác nhau đi kèm với lo âu và lo lắng xảy
ra nhiều ngày trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên (American Psychological Association, 2018)
Trang 28Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5 của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association), rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder – GAD) có bản chất là sự lo âu và lo lắng quá mức về nhiều chủ đề, sự kiện hoặc hoạt động khác nhau Cường độ, thời gian hoặc tần suất của lo âu và lo lắng không tương xứng với khả năng hoặc tác động thực tế của sự kiện Cá nhân cảm thấy khó khăn để kiểm soát cảm xúc và những suy nghĩ lo
âu, làm cản trở sự chú ý đến công việc trước mắt Người trưởng thành mắc rối loạn
lo âu lan tỏa thường lo lắng về hoàn cảnh sống thường ngày, chẳng hạn như trách nhiệm trong công việc, sức khỏe và tài chính, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, những rủi ro của con cái hoặc những vấn đề nhỏ nhặt (ví dụ: làm việc nhà hoặc trễ hẹn) Trong rối loạn lo âu lan tỏa, sự lo âu có thể chuyển từ mối bận tâm này sang mối bận tâm khác [dẫn theo APA, 2013]
Đặc điểm lâm sàng của RLLALT là sự lo âu và lo quá mức đi kèm với ít
nhất ba trong số các triệu chứng sau: bồn chồn hoặc cảm thấy căng thẳng hoặc khó chịu, dễ mệt mỏi, khó tập trung hoặc đầu óc trống rỗng, căng cơ và rối loạn giấc ngủ,… (chỉ cần một triệu chứng bổ sung ở trẻ em) Liên quan đến tình trạng căng
cơ, có thể có hiện tượng run rẩy, co giật, cảm giác run rẩy và đau cơ hoặc nhức mỏi Nhiều người mắc RLLALT cũng gặp phải các triệu chứng cơ thể (đổ mồ hôi, buồn nôn, tiêu chảy) và phản ứng giật mình quá mức Các triệu chứng của chứng hưng phấn tự chủ (nhịp tim tăng nhanh, khó thở, chóng mặt) ít xảy ra ở RLLALT hơn so với các rối loạn lo âu khác (như rối loạn hoảng sợ) Các tình trạng khác thường đi kèm với RLLALT có thể liên quan đến căng thẳng (hội chứng ruột kích thích, đau đầu) [dẫn theo APA, 2013]
APA (2013) đưa ra tiêu chí chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa dựa trên những
biểu hiện sau:
A Lo âu quá mức hoặc lo lắng xảy ra nhiều ngày trong ít nhất 6 tháng, tập trung vào một số sự kiện hoặc hoạt động (công việc hoặc học tập)
B Cá nhân khó kiểm soát được sự lo lắng của mình
Trang 29C Sự lo âu và lo lắng có liên quan đến ít nhất ba trong sáu triệu chứng sau đây (kéo dài ít nhất 6 tháng):
Lưu ý: Chỉ cần một triệu chứng ở trẻ em
1 Bồn chồn hoặc cảm giác nguy khốn hoặc bế tắc
E Sự rối loạn không được quy cho các tác động sinh lý của một chất (ví dụ: lạm dụng ma túy hoặc thuốc) hoặc một tình trạng bệnh khác (ví dụ: cường giáp)
F Sự rối loạn không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm thần khác
Nguyên nhân RLLALT:
Không có một nguyên nhân duy nhất nào dẫn đến RLLALT, mà các bằng chứng đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố phức hợp gây ra RLLALT (Newman và cộng
sự, 2016) Các yếu tố gây ra và có nguy cơ cao dẫn đến RLLALT bao gồm:
- Nguyên nhân về gene di truyền:
Các nghiên cứu về gen trong gia đình chỉ ra rằng RLLALT có thể chịu ảnh hưởng bởi 30% là do di truyền giữa những người trong cùng một gia đình, trong đó
tỉ lệ di truyền giữa cha mẹ - con cái là khoảng 25%, giữa cặp song sinh cùng trứng
là 50% và giữa cặp song sinh khác trứng là 15% (Gottschalk & Domschke, 2017) Những phát hiện tổng thể cho thấy rằng gene đóng một vai trò quan trọng ở mức độ vừa phải trong nguyên nhân của RLLALT Bên cạnh đó, người ta đã phát hiện ra một đặc điểm cụ thể có khả năng di truyền, được gọi là độ nhạy cảm với lo âu, đó là
Trang 30xu hướng cảm giác trở nên đau khổ với niềm tin rằng chính những cảm giác lo âu
có hậu quả tiêu cực (Davies và cộng sự, 2015)
- Các yếu tố liên quan đến thần kinh
Biến thể gen vận chuyển serotonin là một ví dụ cụ thể có thể dẫn đến mức serotonin thấp (APA, 2000) Có một số mã gen có khả năng liên quan đến rối loạn
lo âu, bên cạnh đó, hoạt động của hạch hạnh nhân trong vỏ não cũng có thể tác động
và điều khiển các kích thích gây ra lo âu (Shin & Liberzon, 2010)
- Giới tính:
Phụ nữ có tỉ lệ mắc rối loạn lo âu cao gấp 1,5 đến 2 lần nam giới (Bandelow & Michaelis, 2015) Nguyên nhân của điều này được cho là do phụ nữ phải chịu đựng các sự kiện gây áp lực và tổn thương trong cuộc sống nhiều hơn nam giới như quá trình mang thai, sinh nở, giai đoạn tiền mãn kinh, … Bên cạnh đó, tỉ lệ phụ nữ là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục và lạm dụng tinh thần trong gia đình cao hơn nam giới Điều này có thể làm gia tăng tỉ lệ phụ nữ có các RLLA cao hơn nam giới (Bandelow & Michaelis, 2015)
- Tuổi khởi phát:
Thường khó xác định tuổi khởi phát RLLALT vì 60 đến 80% số người mắc RLLALT nhớ rằng họ đã lo âu gần như suốt cuộc đời, và nhiều người khác cho biết họ cảm thấy lo âu khởi phát một cách chậm rãi và âm thầm RLLALT thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên, tuy nhiên nhiều người mắc RLLALT cho biết họ có xu hướng lo âu suốt đời Một khi đã mắc RLLALT, rối loạn này thường diễn biến mạn tính; và trong một nghiên cứu, khoảng một nửa số người mắc RLLALT cho biết các triệu chứng vẫn diễn ra trong vòng 5 năm sau cuộc phỏng vấn nghiên cứu đầu tiên Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã ghi nhận rằng RLLALT thường phát triển ở người lớn tuổi, đối tượng này là đối tượng phổ biến nhất ghi nhận mắc các rối loạn lo âu (Stein & Heimberg, 2004)
Cụ thể, với lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi, đây là
độ tuổi đang nằm trong giai đoạn phát triển và có nhiều mốc quan trọng của cuộc đời, các biểu hiện RLLA khởi phát ở độ tuổi này thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ
Trang 31Vào thời điểm này, những người trẻ trải qua những thay đổi lớn về thể chất, nhận thức và tâm lý xã hội, và dễ dẫn đến RLLA Các yếu tố như lần đầu làm cha mẹ, áp lực tìm việc, thu nhập nhấp, hay việc sử dụng rượu và thuốc lá có thể là yếu tố liên quan đến mức độ RLLA ở tuổi này (Mondin và cộng sự, 2013) Ngoài ra, có nghiên cứu chỉ ra rằng RLLA ở những người trưởng thành trẻ tuổi có thể là hậu quả đến từ các biểu hiện RLLA hoặc trầm cảm đã khởi phát từ tuổi vị thành niên (Nielsen và cộng sự, 2017)
- Yếu tố văn hóa:
Mọi người ở mọi nền văn hóa dường như đều có thể mắc RLLA Nhưng đối tượng và tính chất của lo âu lại khác nhau tùy theo từng nền văn hóa Một số điểm đặc trưng về mặt văn hóa đã cung cấp ví dụ về cách văn hóa và môi trường có thể định hình chủ đề và đối tượng của RLLA Ví dụ, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, Kayak-angst, một chứng rối loạn tương tự như rối loạn hoảng sợ, xảy ra ở người Inuit – người dân phía tây Greenland; những thợ săn hải cẩu đơn độc trên biển có thể cảm thấy sợ hãi tột độ, mất phương hướng và lo sợ bị đuối nước Các hội chứng khác, chẳng hạn như koro – nỗi sợ hãi đột ngột rằng bộ phận sinh dục của một người sẽ co rút vào cơ thể - được báo cáo ở Nam và Đông Á Các yếu tố văn hóa khác nhau như thái độ đối với bệnh tâm thần, mức độ căng thẳng, bản chất của mối quan hệ gia đình và tỷ lệ nghèo đói – tất cả đều được biết là có vai trò trong sự xuất hiện hoặc duy trì RLLA (Hofmann & Hinton, 2014)
Trang 32liên quan trực tiếp đến kiểu nhân cách nhiễu tâm (Kotov và cộng sự, 2010) Kiểu nhân cách này đặc trưng bởi các cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress, từ đó dẫn đến mất cân bằng cảm xúc và gây ra lo âu Cá nhân mang kiểu nhân cách nhiễu tâm sẽ có xu hướng sử dụng các kiểu ứng phó không lành mạnh với các tình huống gây căng thẳng và do đó làm gia tăng lo âu Cơ chế chiến đấu hoặc bỏ chạy (fight or flight) của lo âu tương ứng với kiểu cảm xúc giận dữ hoặc sợ hãi của kiểu nhân cách nhiễu tâm (Zheng và cộng sự, 2016)
Bên cạnh đó, kiểu nhân cách hướng nội cũng có tương quan với nét nhân cách lo âu, dù mối tương quan này thấp hơn với kiểu nhân cách nhiễu tâm và lo âu, với tỉ lệ gần khoảng 1:2 Đặc điểm cảm xúc trầm buồn và không hài lòng ở kiểu nhân cách hướng nội làm duy trì các kiểu RLLA (Dong và cộng sự, 2022)
- Nguyên nhân môi trường và xã hội:
Các yếu tố môi trường và xã hội, bao gồm các hành vi học được, có liên quan đến sự phát triển của rối loạn lo âu Các yếu tố nguy cơ đó có thể bao gồm: sự bảo vệ quá mức của cha mẹ, sự chỉ trích quá mức và thiếu sự ấm áp; ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro khác như sự cô lập xã hội, nghèo đói, nỗi mất mát tái diễn và việc tiếp xúc với bạo lực
+ Trải nghiệm sang chấn/tổn thương: Những trải nghiệm khó khăn như lạm dụng thể chất và tinh thần, cái chết của người thân, bị bỏ rơi, ly hôn hoặc cô lập đều có thể là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ RLLALT Khi một người trải qua những trải nghiệm đặc biệt khó khăn khiến họ cảm thấy không chắc chắn, nhục nhã hoặc e ngại về việc tin tưởng người khác, thì việc họ trở nên lo lắng trong nhiều tình huống khác nhau trong tương lai là điều dễ hiểu (Kascakova và cộng sự, 2020)
+ Stress trường diễn: RLLALT gắn với các sự kiện căng thẳng diễn ra trong thời gian dài ở thời thơ ấu và tuổi trưởng thành (Moreno-Peral và cộng sự, 2014) Căng thẳng và việc liên tục trải nghiệm và tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng cũng có liên quan đến RLLA, cũng như tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, tim mạch, nội tiết và hệ thần kinh trung ương Sự kiện căng thẳng trong cuộc sống
Trang 33cũng liên quan đến việc tăng khả năng tái phát ngay cả sau khi người bệnh hồi phục hoàn toàn
Cụ thể hơn, cha mẹ của trẻ mắc bệnh mạn tính có thể biểu hiện mức độ lo âu cao do: nhận thấy sự không chắc chắn về bệnh tình của con mình; lo lắng về khả năng thất bại của việc điều trị; khả năng của việc trẻ có những hành vi không tuân thủ việc điều trị bệnh; lo lắng về tài chính trong tương lai để chữa trị cho trẻ; hậu quả tiêu cực của tình trạng bệnh đối với cuộc sống tương lai của con (ví dụ như các vấn đề liên quan đến học tập) và cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình; cũng như việc có thể mất con nếu trẻ mắc một căn bệnh có khả năng gây tử vong (Heath và cộng sự, 2017; Van Horn và cộng sự, 2001) Nếu tình trạng mạn tính có liên quan đến sự suy giảm chức năng dai dẳng hoặc bệnh trở nặng hơn, cha mẹ cũng
có thể lo lắng về việc không thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc cho trẻ trong tương lai hoặc không tìm được phương án chăm sóc thay thế thỏa đáng khi họ không còn khả năng chăm sóc cần thiết cho con (Heath và cộng sự, 2017) Trên thực tế, một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan từ trung bình đến mạnh giữa
sự không chắc chắn liên quan đến bệnh tật và các triệu chứng lo âu chung ở cha mẹ (Grootenhuis & Last, 1997; Mu và cộng sự, 2002) Mặc dù cha mẹ của những trẻ mắc bệnh mạn tính có thể trải qua cảm giác lo âu khi đối mặt với các mối đe dọa có đối tượng liên quan đến bệnh mạn tính của con, nhưng cũng có khả năng sự lo âu của cha mẹ đã có từ trước khi trẻ mắc bệnh mạn tính Cookson và cộng sự (2009) phát hiện ra rằng mức độ lo âu cao của bà mẹ trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao liên quan đến việc trẻ mắc bệnh hen suyễn ở độ tuổi 7,5 (Cookson và cộng sự, 2009) Tuy vậy, mối liên hệ giữa các triệu chứng lo âu của cha mẹ và việc có con mắc bệnh mạn tính cũng có thể dựa trên biến thứ ba (gồm các yếu tố thuộc về di truyền và môi trường nói chung)
+ Tiềm lực kinh tế kém cũng có thể là một trong những nguyên nhân của RLLALT (Moreno-Peral và cộng sự, 2014)
Trang 34Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xem xét vấn đề của TC dựa trên mô hình siêu
nhận thức của RLLALT (Wells, 2011) để có góc nhìn đa chiều và sâu sắc hơn trong
việc hỗ trợ cho TC Điểm cốt lõi của mô hình này cho rằng suy nghĩ và niềm tin của
cá nhân về lo âu (tức là niềm tin siêu nhận thức) góp phần vào sự phát triển và duy trì của rối loạn Lo âu thường được kích hoạt bởi những suy nghĩ xâm nhập tiêu cực dưới dạng câu hỏi “nếu như”, ví dụ, “Nếu như tôi gặp tai nạn thì sao?” Sau đó, việc
sử dụng lo âu có liên quan đến việc kích hoạt các niềm tin siêu nhận thức tích cực
về những lợi ích hoặc ưu điểm của việc lo âu Ví dụ về những niềm tin tích cực như vậy là “Lo âu giúp tôi có sự chuẩn bị, và việc tập trung vào mối đe dọa lại có thể giúp tôi an toàn”
Mô hình này đề xuất rằng những người mắc RLLALT có xu hướng sử dụng lo âu như một chiến lược đối phó để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa và nguy hiểm trong nhận thức Ví dụ về các phản ứng khác nhằm đối phó với mối đe dọa thường được những người mắc RLLALT sử dụng là: kìm nén suy nghĩ, theo dõi mối đe dọa, đánh lạc hướng chú ý, né tránh và tìm kiếm sự trấn an Các chiến lược đối phó này phản tác dụng và củng cố niềm tin rằng sự lo lắng là không thể kiểm soát Do đó, các chiến lược đối phó phản tác dụng cần được điều chỉnh để có thể giảm lo âu
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc hình thành và duy trì RLLALT Vì thế, nhà trị liệu cần xem xét nhiều yếu tố tác động đến tình trạng RLLALT ở thân chủ để có thể trị liệu hiệu quả
1.2.4 Liệu pháp tâm lý Nhận thức – Hành vi về rối loạn lo âu
Có nhiều liệu pháp tâm lý đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm về RLLA dựa trên các trường phái khác nhau Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng quan điểm của liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi về RLLA
Nguồn gốc của CBT bắt nguồn một phần từ lý thuyết của các nhà nghiên cứu ban đầu như B F Skinner và Joseph Wolpe, những người đi tiên phong trong phong trào trị liệu hành vi vào những năm 1950 (Bandelow và cộng sự, 2017) Trị liệu nhận thức hành vi (CBT) là một phương pháp điều trị ngắn hạn tập trung vào
Trang 35hiện tại thay vì dành thời gian cố gắng xác định nguyên nhân của các triệu chứng và
sự đau khổ Liệu pháp tâm lý dựa trên kỹ năng, định hướng mục tiêu và có cấu trúc cao này đã có hiệu quả trong việc điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần bao gồm lo âu và trầm cảm (Twomey và cộng sự, 2015)
CBT dựa trên tiền đề rằng có sự tác động qua lại giữa suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi của một người
Lý thuyết cơ bản của CBT là lý thuyết nhận thức Nhận thức (bao gồm những suy nghĩ và hình dung) có xu hướng thiên kiến như đánh giá sai lệch các sự kiện và tình huống có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm Theo Beck (1964), chính cách một người nhìn nhận một sự kiện, chứ không phải chính tình huống đó, mới dẫn đến đau khổ Vì vậy, cảm giác của một người thực sự được quyết định bởi cách diễn giải một tình huống Vì thế, một trong những mục tiêu là hỗ trợ thân chủ học cách phát triển nhận thức và hành vi thích ứng hơn (Fenn & Byren, 2013)
Theo Beck (1964), mô hình nhận thức minh họa cách suy nghĩ và nhận thức ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của một người diễn ra như sau:
Tình huống ➜ Suy nghĩ tự động ➜ Phản ứng[Cảm xúc ⇔ Hành vi ⇔ Cơ thể]
Về mặt lý thuyết, có ba cấp độ nhận thức là một phần của mô hình nhận thức dẫn đến rối loạn lo âu: niềm tin cốt lõi, giả định rối loạn chức năng và suy nghĩ tiêu cực tự động (Beck và cộng sự, 1979)
Niềm tin cốt lõi, còn được gọi là những sơ cấu nhận thức, là những niềm
tin sâu sắc về bản thân, về người khác và thế giới Những niềm tin này được hình thành từ rất sớm trong cuộc sống và bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm bắt đầu từ thời thơ ấu chẳng hạn như mối quan hệ với bạn bè, giáo viên và/hoặc người chăm sóc Những trải nghiệm cuộc sống đầy thử thách ban đầu có thể dẫn đến những niềm tin cốt lõi có vấn đề hoặc không phù hợp Những niềm tin cốt lõi có vấn đề có thể bao gồm cảm giác thất bại, không đáng yêu thương, nhàm chán, thiếu sót hoặc giữ niềm tin rằng một số người bị lôi kéo/không thể tin cậy được hoặc thế giới là một nơi nguy hiểm Điều quan trọng cần lưu ý là một số niềm tin cốt lõi có tác dụng bảo vệ trong khi những niềm tin khác lại có vấn đề Trị liệu thường là học cách
Trang 36nhận ra sự khác biệt trong bất kỳ thời điểm nào Những niềm tin này có thể khó thay đổi vì chúng đã ăn sâu vào phần nhận thức của não bộ chúng ta
Các niềm tin trung gian, còn được gọi là niềm tin có điều kiện, ảnh hưởng
đến cách một người phản ứng với những trải nghiệm và tình huống trong cuộc sống Những niềm tin trung gian là sản phẩm của niềm tin cốt lõi của một người và ảnh hưởng đến những suy nghĩ tự động Người ta tin rằng những niềm tin này là những quy tắc mà con người tuân theo Những niềm tin này có xu hướng cứng nhắc (không linh hoạt), không dựa trên thực tế và có thể dẫn đến các hành vi có vấn đề hoặc không có ích Những niềm này có xu hướng xuất hiện trong các tuyên bố/suy nghĩ có chứa “nếu…thì…nên” Một số niềm tin có thể cải thiện cuộc sống của chúng ta trong khi những niềm tin khác lại gây rắc rối, do đó dẫn đến đau khổ
Những suy nghĩ tự động là những suy nghĩ xảy ra ở mức độ vô thức, do đó nằm ngoài nhận thức của một người Những suy nghĩ tự động xảy ra để phản ứng
với một tín hiệu hoặc yếu tố kích hoạt và có thể có tác động trung tính, tiêu cực hoặc tích cực Khi một trải nghiệm dẫn đến tác động tiêu cực thì những suy nghĩ
liên quan đến trải nghiệm này được gọi là suy nghĩ tiêu cực tự động Suy nghĩ tiêu
cực tự động thường phi lý và tự hủy hoại, do đó ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận và hành xử Một trong những mục tiêu của CBT là phát triển kỹ năng suy nghĩ
có ý thức
Đằng sau 3 cấp độ nhận thức là lỗi bóp méo nhận thức, được coi là kiểu
suy nghĩ phi lý và tiêu cực Cụ thể hơn, chúng là những quan điểm thiên kiến ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới của mình Những lỗi suy nghĩ này diễn ra tự động và rập khuôn đến mức khó có thể nhận thức và sửa đổi Tác động của lối suy nghĩ lệch lạc có thể dẫn đến và/hoặc gây ra các triệu chứng lo
âu và trầm cảm Một số kiểu bóp méo nhận thức phổ biến có ảnh hưởng đến lo âu
và trầm cảm:
- Mở rộng thái quá: khái quát quy luật dựa trên 1 hoặc một loạt sự kiện trùng hợp, cho rằng tất cả các sự kiện trong tương lai sẽ có cùng một kết quả
Trang 37- Màng lọc tâm lý: trái ngược với sự khái quát hóa quá mức, nhưng có cùng kết quả tiêu cực Thay vì lấy một sự kiện nhỏ và khái quát hóa nó một cách không thích hợp, màng lọc tâm lý lấy một sự kiện nhỏ và chỉ tập trung vào nó, lọc ra bất kỳ điều
gì khác
- Đánh giá thấp điều tích cực: là một sự bóp méo nhận thức bao gồm việc phớt lờ hoặc hạ thấp về những điều tốt đẹp đã xảy ra Nó tương tự như màng lọc tâm lý, nhưng thay vì đơn giản bỏ qua những điều tích cực, người có tư duy này lại chủ động từ chối chúng
- Vội vàng kết luận: bằng hai cách:
+ Gán suy nghĩ: Nghĩ ai đó sẽ phản ứng theo một cách cụ thể hoặc tin rằng
ai đó đang nghĩ những điều mà họ không nghĩ
+ Suy luận tùy tiện: Dự đoán các sự kiện sẽ diễn ra theo một cách cụ thể, thường là để tránh phải thử điều gì đó khó khăn
- Phóng đại: phóng đại tầm quan trọng của những vấn đề và thiếu sót, trong khi giảm thiểu tầm quan trọng của những phẩm chất và điều tích cực
- Diễn giải cảm tính: là một cách đánh giá bản thân hoặc hoàn cảnh dựa trên cảm xúc Kiểu lập luận này cho rằng một cảm xúc tiêu cực đang trải qua phản ánh chính xác thực tế
- Trạng thái “nên/phải”: liên quan đến việc luôn suy nghĩ về những điều mà mình
“nên” hoặc “phải” làm, có thể gây cảm giác lo lắng hoặc lo âu, hay thậm chí cảm thấy tội lỗi hoặc cảm giác thất bại Bởi vì luôn nghĩ rằng mình “nên” làm điều gì đó nên cuối cùng cảm thấy như thể mình liên tục thất bại
- Dán nhãn: là một sự bóp méo nhận thức liên quan đến việc đưa ra đánh giá về bản thân hoặc người khác với tư cách là một con người, thay vì coi hành vi đó là điều
mà người đó đã làm và không xác định toàn bộ con người họ
- Cá nhân hóa và đổ lỗi: là một sự bóp méo nhận thức, khi hoàn toàn đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác về một tình huống mà trên thực tế có liên quan đến nhiều yếu
tố nằm ngoài tầm kiểm soát
Trang 38Theo thuyết hành vi, con người học cách liên kết nỗi sợ qua các sự kiện gây căng thẳng hoặc sang chấn bằng một số dấu hiệu nhất định, chẳng hạn như một địa điểm, một âm thanh hoặc một cảm giác Khi các tín hiệu này quay lại, họ lập tức trải nghiệm cảm giác lo lắng như trước kia Những người rối loạn lo âu thường cố gắng tránh những tín hiệu như vậy Khi họ có hành vi tránh né, họ có thể cảm thấy
an toàn hơn, nhưng về lâu những hành vi này đóng vai trò là tác nhân củng cố tiêu cực, làm tăng cảm giác lo lắng liên quan đến các tín hiệu
Như vậy, liệu pháp CBT dựa trên quan điểm cho rằng vấn đề lo âu là kết quả của thói quen suy nghĩ và hành vi không thích ứng, thường bao gồm xu hướng đánh giá quá mức khả năng xảy ra điều gì đó tiêu cực và bị mắc kẹt trong việc thực hiện các hành vi kém thích ứng càng làm duy trì nỗi lo âu của họ Để chống lại điều này, nhà trị liệu thường sẽ dạy những cách suy nghĩ và hành vi mới và dần dần giúp thân chủ đối mặt với những nguyên nhân gây ra và duy trì cơn lo âu của chính mình
1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp
1.3.1 Các phương pháp nghiên cứu và đánh giá
Có nhiều phương pháp đã được đưa ra, sử dụng để nghiên cứu và đánh giá RLLA, dưới đây là các phương pháp được sử dụng trong đề tài:
1.3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong đánh giá rối loạn lo âu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng đầu tiên khi người nghiên cứu bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu Mục đích của phương pháp là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến
đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê Các bước nghiên cứu tài liệu thường trải qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước đó
Trong đánh giá RLLA, việc nghiên cứu các lý thuyết về liệu pháp tâm lý trong trị liệu RLLA giúp nhà trị liệu xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Đồng thời, các nghiên cứu thực tiễn giúp nhà trị liệu quyết định sử dụng liệu pháp tâm lý nào
Trang 39trong thực hành, áp dụng như thế nào và lưu ý gì để áp dụng hiệu quả trong bối cảnh thực hành lâm sàng
1.3.1.2 Hỏi chuyện lâm sàng trong đánh giá rối loạn lo âu
Hỏi chuyện lâm sàng hay phỏng vấn lâm sàng là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở của mỗi tương tác nghề nghiệp đặc biệt giữa nhà tâm lý và thân chủ nhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, các biểu hiện nhận thức, cảm xúc hành vi cũng như các triệu chứng, các cơ chế tâm lý và các cấu trúc rối loạn (vấn đề) của thân chủ để hỗ trợ việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định can thiệp phù hợp (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2016) Việc hỏi chuyện lâm sàng giúp nhà trị liệu tìm hiểu được phản ứng của thân chủ đối với một hoặc một số phương pháp tác động trực tiếp của chính nhà trị liệu đó lên thân chủ
Đối với đánh giá RLLA, hỏi chuyện lâm sàng giúp nhà trị liệu tiếp cận thêm được với những triệu chứng lâm sàng mà thân chủ khó có thể thể hiện ra trong quá trình trị liệu Chẳng hạn nhà trị liệu hỏi về các biểu hiện về mặt cơ thể như hệ tiêu hóa (đau dạ dày), tiến sử bệnh lý, tiền sử gia đình… Hỏi chuyện lâm sàng cũng giúp nhà trị liệu tìm hiểu về căn nguyên lo âu của thân chủ thông qua các mẫu hồi tưởng, các câu hỏi về thói quen và các mối quan hệ xã hội Việc sử dụng các bộ câu hỏi trong hỏi chuyện lâm sàng không chỉ giúp thân chủ giải bày những tâm sử của bản thân mà còn là lúc nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật trị liệu để điều trị bước đầu cho các thân chủ có RLLA
1.3.1.3 Quan sát lâm sàng trong đánh giá rối loạn lo âu
Quan sát lâm sàng là một công cụ lâm sàng thuộc nhóm các phương pháp
mô tả Nhóm phương pháp này nhằm mục tiêu ghi nhận (mô tả) bức tranh sinh động nhất, đưa ra những hình ảnh chân thật nhất về đối tượng nghiên cứu (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2016)
Việc quan sát lâm sàng trong đánh giá lo âu giúp nhà trị liệu quan sát được các biểu hiện bên ngoài của thân chủ và đối chiếu chúng với các tiêu chuẩn chẩn đoán
và biểu hiện thông thường của người có RLLA Chẳng hạn như thân chủ có thường xuyên biểu lộ nét lo âu trên gương mặt, thân chủ nói nhanh và vấp, đồ nhiều mồ
Trang 40hôi, thở gấp, dễ hoảng hốt… Những biểu hiện của thân chủ được nhà trị liệu phát hiện trong quá trình quan sát lâm sàng tuy không thể khẳng định chắc chắn việc thân chủ có lo âu hay những biểu hiện đó đến từ nguyên nhân nào khác, song kết hợp với hỏi chuyện lâm sàng, thì những dữ liệu quan sát sẽ giúp nhà trị liệu tiến gần hơn tới việc khẳng định bác bỏ giả thuyết về vấn đề lo âu của thân chủ
1.3.1.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp trong đánh giá rối loạn lo âu
Nghiên cứu trường hợp là một trong những cách tiếp cận đặc trưng nhất của nghiên cứu lâm sàng Nhà tâm lý lâm sàng tìm hiểu, mô tả, nghiên cứu, phát hiện, xây dựng chân dung tâm lý của một cá nhân hoặc một vài cá nhân Nghiên cứu trường hợp là thu thập thông tin và sắp xếp, mô tả nó theo theo một logic nào đó bằng cách tìm hiểu và mô tả tiểu sử, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc đời, các mối quan hệ và cả những diễn biến nhận thức, thái độ, xúc cảm, cơ chế phòng vệ, hành vi của chủ thể Các thông tin thu thập được có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: từ chính chủ thể, người thân, bác sĩ điều trị cho thân chủ, bạn bè, người quen của thân chủ (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2016)
Nghiên cứu trường hợp cụ thể trong đánh giá RLLA giúp nhà lâm sàng xác định vị trí và bối cảnh xuất hiện, tái diễn tình trạng lo âu ở thân chủ, đồng thời ghi nhận và mô tả được những thông tin liên quan đến thân chủ ở cả quá khứ và hiện tại, xác định được vấn đề hiện tại của thân chủ thông qua những trắc nghiệm tâm lý/thang đo Từ tất cả vấn đề trên, nhà lâm sàng xác định căn nguyên dẫn đến RLLA
ở thân chủ và có kế hoạch trị liệu phù hợp
1.3.1.5 Phương pháp trắc nghiệm/ thang đo trong đánh giá rối loạn lo âu
Trong quá trình đánh giá, ngoài việc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần theo DSM-5 thì một số thang đánh giá khác cũng được sử dụng như là những công cụ để bổ trợ:
- Thang đo rối loạn lo âu lan tỏa 7 mục (GAD-7) là một công cụ sàng lọc ban đầu
dễ thực hiện đối với chứng rối loạn lo âu lan tỏa GAD-7 đã được kiểm chứng và sử dụng rộng khắp thế giới (Löwe B và cộng sự, 2008)