Tự đánh giá về chất lƣợng can thiệp

Một phần của tài liệu Áp dụng liệu pháp tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo Âu (Trang 115 - 118)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU

2.8. Tự đánh giá về chất lƣợng can thiệp

● HV tự đánh giá đã làm đƣợc những điều sau:

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong trị liệu.

- Xây dựng tốt mối quan hệ trị liệu với TC: tôn trọng, lắng nghe không phán xét, thấu hiểu.

- Thực hiện tốt các kỹ năng: lắng nghe, hỏi chuyện, thấu cảm, thực hiện các thang đo một cách phù hợp với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hiểu của TC.

- Nhạy cảm trong việc hướng dẫn các kỹ thuật cho TC, chú ý đến khả năng hiểu và đáp ứng của TC cũng nhƣ tính hiệu quả khi áp dụng.

- Linh hoạt và phù hợp với các tình huống, diễn biến xảy ra khi trị liệu.

- Khích lệ, hỗ trợ TC nhƣng không ép buộc, không gay gắt.

● Những điều tồn tại:

- Vì HV chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trực tiếp với đối tượng là người trưởng thành nên khi làm việc HV có phần lo lắng và chưa tự tin. Bên cạnh đó, HV làm việc trong bối cảnh ở bệnh viện với vai trò là HV thực tập nên luôn cần chú ý khi làm việc và gặp gỡ TC, để ý phối hợp với cán bộ tâm lý và các bác sĩ, tránh để xảy ra sơ sót hoặc bị phản ánh bởi người bệnh và thân nhân người bệnh. Trong quá

109

trình làm việc với chồng TC, HV cũng cảm thấy đôi chút căng thẳng và chƣa tự tin khi làm việc với đối tƣợng lớn tuổi hơn mình, đã có nhiều trải nghiệm va vấp nhiều hơn mình.

- Trong quá trình làm việc cùng TC, do những giới hạn về không gian, thời gian và các điều kiện khách quan nên HV luôn phải chú ý về mặt giờ giấc khi gặp TC, đôi khi gây ra bối rối và áp lực trong việc thực hiện các kỹ thuật với TC. Do đó dẫn đến việc xây dựng và quản lý khung trị liệu chƣa tốt.

- HV vẫn chƣa khai thác kỹ và đi sâu vào việc tìm hiểu thông tin tiểu sử cuộc đời của TC, do đó HV chƣa nắm bắt đƣợc hết các vấn đề về thời thơ ấu cũng nhƣ các mô tuýp suy nghĩ và nhận thức của TC. Bên cạnh đó, HV nhận thấy do những bỡ ngỡ từ phía bản thân HV và sự hạn chế trong việc nắm bắt thông tin từ phía TC nên HV chƣa thực hiện đƣợc triệt để kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức đối với TC.

- Trong quá trình làm việc với TC, HV chƣa tìm hiểu rõ ràng đƣợc nhiều thông tin về bệnh tình của con gái TC (TC trình bày với HV rất nhiều bệnh của con; còn phía bác sĩ điều trị lại chỉ cho thông tin rằng họ chƣa rõ về loại bệnh cụ thể mà trẻ đang mắc, việc điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc truyền kháng sinh để giảm bớt triệu chứng), do đó các thông tin mà HV đƣợc biết cũng chƣa rõ ràng, HV chƣa thể phát ngôn điều gì liên quan đến bệnh của trẻ mà chỉ có thể tập trung vào việc hỗ trợ tâm lý và giảm căng thẳng cho TC.

- Trong quá trình thực hành ca lâm sàng, HV chƣa chủ động liên lạc đều đặn để nhận sự giám sát kịp thời từ nhà chuyên môn. Điều này khiến HV chƣa thực sự thực hiện đƣợc các kỹ thuật một cách phù hợp với TC. Đây là bài học lớn để HV sửa chữa trong quá trình thực hành nghề về sau.

110

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, học viên đã ứng dụng các kỹ thuật của liệu pháp Nhận thức – hành vi để tiến hành trị liệu cho thân chủ. Tuy thời lƣợng của các phiên trị liệu chƣa dài do các đặc điểm liên quan đến bối cảnh thực hành nhƣng HV đã linh hoạt trong việc thực hiện các mục tiêu trị liệu một cách hợp lý và đem lại hiệu quả nhất định cho thân chủ, giúp thân chủ bình ổn cảm xúc, hướng dẫn TC thực hiện tập chánh niệm, tăng khả năng của thân chủ để vƣợt qua giai đoạn khó khăn.

111

Một phần của tài liệu Áp dụng liệu pháp tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo Âu (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)