nhất định: xác định bản thân, học tập, công việc, các mối quan hệ...Trước những áp lựcnày nếu thanh niên thiếu kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết sẽ dần hình thành cácrối nhiễu tâm lý n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề án này là công trình nghiên cứu khoa học và thực hành củariêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS Trần Thành Nam Các tài liệu, nội dung lýluận và thực hành đều có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ theo các nguyên tắc khoa học
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2024
Học viên
Bùi Bích Phượng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Ngày đặt chân vào ngôi trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tôi luônbiết ơn vì mình được đón nhận tại ngôi trường này, đặc biệt là Khoa Tâm lý học Tôixin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy côgiáo của Khoa Tâm lý học đã giảng dạy các kiến thức, giúp tôi có thêm nhiều hiểu biết,kinh nghiệm quý báu trên con đường hành nghề trong tương lai
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thành Nam! Thầy là người đãđồng hành, dẫn dắt tôi trong toàn bộ quá trình làm đề án Thầy đã tận tình chỉ dạy,đóng góp những ý kiến đắt giá để tôi có thể hỗ trợ thân chủ tốt nhất và định hướng đểtôi có thể hoàn thành đề án chỉnh chu, hoàn thiện nhất Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tớiThS Đoàn Thị Hương, cô là người đã giám sát, đóng góp ý kiến trong giai đoạn đầutôi thực hành làm ca Sự đồng hành của thầy, cô giúp cho một học viên còn non trẻ vềkinh nghiệm như tôi tự tin hơn trên con đường thực hành
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân yêu luôn động viên, tạođiều kiện tốt nhất để tôi có thể giành thời gian trọn vẹn cho việc học và thực hành.Cảm ơn chị Nguyễn Minh Hà, người chị đã tạo cho tôi nhiều động lực và giúp đỡ tôitrong quá trình nghiên cứu lý luận
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thân chủ của mình! Người đã tin tưởng,trao cho tôi cơ hội được thực hành, người đã đồng hành, hợp tác để tôi có thể hoànthành đề án này
Sau cùng, tôi xin cảm ơn chính mình vì đã không bỏ cuộc! Cảm ơn cuộc sống
vì đã cho tôi gặp những mối nhân duyên tốt đẹp để tôi được học hỏi, được làm việc vàđược dần trưởng thành
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2024
Học viên Bùi Bích Phượng
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition
Bảng 1 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM - 5
Bảng 2 Diễn giải kết quả của trắc nghiệm DASS - 42
Bảng 3 Tổng hợp thông tin và danh sách các vấn đề của thân chủ
Bảng 4 Kết quả trắc nghiệm DASS - 42 (trước trị liệu)
Bảng 5 Tiêu chuẩn chẩn đoán Trầm cảm theo DSM - 5 của thân chủ
Bảng 6 Mục tiêu đầu ra, mục tiêu quá trình hỗ trợ thân chủ
Bảng 7 Kế hoạch trị liệu dự kiến
Bảng 8 Đánh giá mục tiêu trị liệu và đáp ứng của thân chủ theo từng giai đoạn
Hình
Hình 1 Biểu đồ cảm xúc của thân chủ đầu – cuối phiên làm việc
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ MINH HỌA
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Nghiên cứu lý luận 2
2.2 Nghiên cứu thực tiễn 2
3 Khách thể nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI 3
1.1 Tổng quan về rối loạn trầm cảm và rối loạn trầm cảm ở thanh niên 3
1.1.1 Các nghiên cứu về dịch tễ về trầm cảm ở nước ngoài 3
1.1.2 Các nghiên cứu về dịch tễ về trầm cảm ở Việt Nam 4
1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ về rối loạn trầm cảm ở thanh niên 5
1.2 Một số lý luận về trầm cảm và liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu rối loạn trầm cảm 7
1.2.1 Khái niệm trầm cảm 7
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán về trầm cảm 8
1.2.3 Đặc điểm và một số ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm 9
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm 12
1.2.5 Khái niệm thanh niên và đặc điểm tâm lý của thanh niên 16
1.2.6 Các phương pháp trị liệu trầm cảm và liệu pháp nhận thức hành vi 18
1.3 Các phương pháp đánh giá và trị liệu rối loạn trầm cảm ở thanh niên 21
1.3.1 Phương pháp đánh giá 21
1.3.2 Phương pháp trị liệu 24
1.4 Một số đặc điểm về hình thức trị liệu trực tuyến 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2 TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP THANH NIÊN CÓ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM 29
2.1 Thông tin chung về thân chủ 29
2.1.1 Thông tin hành chính 29
2.1.2 Những lý do tìm đến thăm khám và trị liệu 29
2.1.3 Hoàn cảnh gặp gỡ 29
Trang 72.2 Các vấn đề đạo đức 29
2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca 29
2.2.2 Đạo đức trong đánh giá 29
2.2.3 Đạo đức trong trị liệu 30
2.3 Đánh giá 30
2.3.1 Mô tả ca 30
2.3.2 Đánh giá 34
2.4 Định hướng và chẩn đoán ban đầu 37
2.5 Định hình trường hợp 41
2.5.1 Danh sách các vấn đề của thân chủ 41
2.5.2 Các yếu tố kích hoạt, khởi phát vấn đề hiện tại 42
2.5.3 Các yếu tố củng cố, duy trì vấn đề 42
2.5.5 Lý giải nguyên nhân vấn đề của thân chủ theo góc độ của lý thuyết nhận thức hành vi 43
2.6 Xác định mục tiêu đầu ra, mục tiêu quá trình và lập kế hoạch trị liệu 45
2.6.1 Mục tiêu đầu ra, mục tiêu quá trình 45
2.6.2 Tiến hành trị liệu 47
2.6.3 Tiến trình trị liệu 49
2.7 Đánh giá hiệu quả trị liệu 93
2.7.1 Các giai đoạn đánh giá và đáp ứng của thân chủ 93
2.7.2 Kết quả đánh giá 95
2.7.3 Tâm trạng của thân chủ trước và sau mỗi phiên trị liệu 96
2.7.4 Đánh giá mục tiêu và kết quả sau mỗi phiên trị liệu 97
2.8 Kết thúc ca và theo dõi sau trị liệu 97
2.8.1 Tình trạng của thân chủ khi kết thúc ca 97
2.8.2 Theo dõi sau trị liệu 97
2.9 Bàn luận về quá trình trị liệu 97
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
1 Kết luận 99
2 Khuyến nghị 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, với nhịp sống hối hả cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong công việc,trong cuộc sống khiến con người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, căng thẳng.Những khó khăn, căng thẳng lâu ngày không được giải quyết sẽ dẫn đến tác động tiêucực về mặt sức khỏe thực thể và sức khỏe tâm thần Một trong số những rối loạn tâmthần phổ biến hiện nay đó là trầm cảm Tỷ lệ người mắc trầm cảm trong những nămgần đây tăng cao với những con số biết nói Theo thông tin cập nhật từ tổ chức Y tếThế Giới (WHO, 2021) ước tính có khoảng 3,8% dân số bị rối loạn trầm cảm Đặc biệt,
tỷ lệ người mắc rối loạn trầm cảm tăng nhanh sau đại dịch COVID - 19 Theo Bộ Y Tếthống kê năm 2021, tỉ lệ mắc trầm cảm trên thế giới đạt mức 31,4% cao hơn 6,4% sovới trước đại dịch
Trầm cảm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật, chiếm 40,5% tổng
số năm sống điều chỉnh theo khuyết tật (DALY) do rối loạn tâm thần và sử dụng chấtkích thích [50] Ngoài ra, trầm cảm được dự đoán là nguyên nhân hàng đầu gây gánhnặng bệnh tật ở các quốc gia trên toàn cầu vào năm 2030; Các rối loạn trầm cảm đượcxếp hạng số 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật ở các khu vực của WHO Việcđiều trị, can thiệp rối loạn này đang ngày được quan tâm với mục đích giảm bớt đaukhổ cá nhân, chi phí kinh tế và hậu quả [35]
Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng, đặc biệt được Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là ảnh hưởng đến gần 350 triệu người trên toàn thếgiới WHO đã phát triển các hướng dẫn và đưa ra các công cụ khác nhau để giải quyếtmối quan tâm ngày càng tăng này, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình(LMICs) bởi nhiều người bị trầm cảm ở LMICs vẫn không được điều trị, làm trầmtrọng thêm gánh nặng cá nhân và kinh tế Những sáng kiến này nhằm cải thiện việcphát hiện, chẩn đoán và điều trị trầm cảm, nhấn mạnh sự cần thiết của các phươngpháp sàng lọc phù hợp về văn hóa và các biện pháp can thiệp hiệu quả [31]
Một trong những chiến lược can thiệp các rối loạn tâm thần, trong đó có trầmcảm là: Hướng dẫn can thiệp của Mental Health Gap Action Programme (mhGAP)cung cấp các chiến lược dựa trên bằng chứng để quản lý các rối loạn tâm thần, baogồm cả trầm cảm, trong LMICs (Limenih et al., 2023) [55]
Trầm cảm có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào: Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên,người trưởng thành, người cao tuổi, không phân biệt giới tính, thu nhập hay môitrường sống
Trầm cảm không phải một vấn đề nghiên cứu mới Tuy nhiên, đứng trước thựctrạng đáng báo động của sự gia tăng tỷ lệ mắc trầm cảm trong dân số, đặc biệt là trênnhóm đối tượng thanh niên, nhóm đối tượng này thuộc lớp người đang trưởng thành vàhoàn thiện về năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách Thanh niên có những áp lực
Trang 9nhất định: xác định bản thân, học tập, công việc, các mối quan hệ Trước những áp lựcnày nếu thanh niên thiếu kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết sẽ dần hình thành cácrối nhiễu tâm lý như trầm cảm, lo âu, loạn thần, stress Vì vậy, việc nghiên cứu và hỗtrợ cho người trẻ tuổi (thanh niên) – lực lượng lao động nòng cốt trong tương lai có giátrị với cá nhân người mắc rối loạn tâm thần nói chung cụ thể là trầm cảm nói riêng Cóthể thấy, rối loạn trầm cảm đã, đang và có thể ngày càng trở nghiêm trọng nếu mỗi cánhân, toàn xã hội không thực sự quan tâm và tìm giải pháp vượt qua nó.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Trị liệu tâm lý cho một trường hợp thanh niên có biểu hiện trầm cảm” để viết đề án tốt nghiệp chương trình đào tạo
Thạc sỹ Tâm lý học Lâm sàng
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu lý luận
- Tổng quan một số nghiên cứu về trầm cảm, trầm cảm ở thanh niên trên thế giới
và tại Việt Nam; Nghiên cứu về hiệu quả trị liệu tâm lý bằng liệu pháp Nhận thức –Hành vi trên thế giới và tại Việt Nam nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Tìm hiểu về cơ chế phát sinh, phát triển và duy trì trầm cảm theo một vài
lý thuyết tiếp cận Các kỹ thuật, các công cụ đánh giá và cách chữa trị trầm cảm
điểm, ảnh hưởng, nguyên nhân, tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
- Trình bày khái niệm thanh niên, đặc điểm thanh niên Xác định các công
cụ đánh giá trên một trường hợp thanh niên có biểu hiện trầm cảm
2.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Thực hiện tiếp cận, đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch và thựchiện trị liệu tâm lý theo định hình trên một trường hợp thanh niên có biểu hiện trầm cảm
- Đánh giá hiệu quả trị liệu, đưa ra kết luận và khuyến nghị; Lên kế hoạchquản lý ca, phòng ngừa tái phát sau trị liệu
3 Khách thể nghiên cứu
Một thân chủ trong độ tuổi thanh niên có biểu hiện trầm cảm
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
4.2 Phương pháp quan sát lâm sàng
4.3 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
4.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
4.5 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý
Trang 10CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM
VÀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI 1.1 Tổng quan về rối loạn trầm cảm và rối loạn trầm cảm ở thanh niên
1.1.1 Các nghiên cứu dịch tễ về trầm cảm ở nước ngoài
Trên thế giới, có rất nhiều các nghiên cứu về trầm cảm Theo tổ chức Y tế Thếgiới WHO năm 2022, trên toàn cầu, trước đại dịch COVID - 19, cứ 8 người thì cókhoảng 1 người mắc bệnh tâm thần Vào năm 2020, ước tính các trường hợp rối loạntrầm cảm nặng đã tăng hơn 27% trên toàn cầu và các trường hợp rối loạn lo âu tănghơn 25%, thêm vào 1 tỷ người vốn đã mắc chứng rối loạn tâm thần [46]
Tỷ lệ dân số trên toàn cầu bị trầm cảm năm 2015 được ước tính là 4,4%, phổbiến hơn ở nữ giới (5,1%) so với nam giới (3,6%) Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo độtuổi, độ tuổi mắc phải nhiều nhất là tuổi trưởng thành lớn tuổi (trên 7,5% ở nữ trong độtuổi 55 – 74 và trên 5,5% ở nam) Ước tính tổng số người sống chung với trầm cảmtăng 18,4% từ 2005 đến 2015 Điều này phản ánh sự gia tăng tương ứng ở các nhómtuổi mà trầm cảm phổ biến hơn [30]
Trầm cảm được xếp hạng là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng khuyết tậttoàn cầu (7,5% số năm sống chung với tình trạng khuyết tật vào năm 2015) Ở mức tồi
tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử, có hơn 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm.Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở lứa tuổi 15 - 29 [53]
Trong bài báo “Rối loạn trầm cảm” đăng tải trên trang của tổ chức Y tế Thếgiới WHO ngày 31 tháng 3 năm 2023: Ước tính có khoảng 3,8% dân số bị trầm cảm,bao gồm 5% người trưởng thành (4% ở nam và 6% ở nữ) và 5,7% người lớn trên 60tuổi Khoảng 280 triệu người trên thế giới bị trầm cảm [52]
Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) năm 2015 cho thấy: Rốiloạn trầm cảm nặng (MDD) là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật ở cácquốc gia có thu nhập thấp, trung bình và cao (Ferrari và cộng sự, 2013) Phụ nữ cónguy cơ mắc MDD cao gấp đôi so với nam giới và do đó chiếm tỷ lệ gánh nặng bệnhtật lớn hơn khi đo lường theo tỷ lệ lưu hành (Ferrari và cộng sự, 2013) [51]
Trước tỷ lệ trầm cảm tăng nhanh với những hậu quả nặng nề, có nhiều nghiêncứu về các phương pháp để hỗ trợ, điều trị trầm cảm Trong đó có nghiên cứu củaMurphy, Simons, Wetzed Lustman, (1984) chỉ ra cả ba phương pháp điều trị: liệu phápnhận thức, sử dụng thuốc và sử dụng kết hợp cả thuốc và liệu pháp nhận thức cho thấyhiệu quả đáng kể theo thời gian Với các bệnh nhân trầm cảm mức độ trung bình đếnnặng đều giảm mức độ vào cuối điều trị Hầu hết sự thay đổi xảy ra trong 6 tuần điềutrị đầu tiên Bệnh nhân được sử dụng kết hợp cả thuốc và liệu pháp tâm lý thì hiệu quảtốt hơn so với việc điều trị bằng một trong hai biện pháp trên (tỷ lệ đáp ứng vượt quá50% trong việc sử dụng kết hợp và tiếp cận 70% bệnh nhân điều trị kết hợp) [38, tr.47
- 48]
Trang 11Trong một nghiên cứu khác của Sirry Alang & Donna McAlpine để xem xétmối quan hệ giữa phương thức điều trị và hiệu quả điều trị được cảm nhận Nghiêncứu sử dụng mẫu người lớn được điều trị trầm cảm ngoại trú từ: “Khảo sát quốc gia về
sử dụng ma túy và sức khỏe năm 2015 - 2016” (N = 4169) cho kết quả như sau: Có
371 người chọn chỉ dùng thuốc chiếm 9,2%; 1012 người chọn “chỉ tư vấn” chiếm23,1%; 2768 người chọn điều trị kết hợp “cả thuốc và tư vấn” chiếm 68,7% Ngườitrầm cảm được điều trị bằng các biện pháp đánh giá về mức độ hiệu quả sau điều trịcho biết: Họ cảm thấy “hiệu quả một chút/không một chút nào” có 925 người chiếm20,7; “Hiệu quả một số/hiệu quả rất nhiều/hiệu quả cực kỳ nhiều” có 3218 ngườichiếm 79,3%.[24]
Mặc dù đã có những phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả được biết đếnnhưng chưa đến một nửa số người bị ảnh hưởng trên thế giới (ở nhiều quốc gia, dưới10%) nhận được những phương pháp điều trị như vậy Rào cản đối với việc chăm sóchiệu quả bao gồm thiếu nguồn lực, thiếu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏeđược đào tạo và sự kỳ thị của xã hội liên quan đến rối loạn tâm thần Một rào cản khácđối với việc chăm sóc hiệu quả là đánh giá không chính xác [53]
Từ những nghiên cứu về dịch tễ trầm cảm trên thế giới có thể thấy rối loạn trầmcảm đang tăng nhanh theo từng giai đoạn, tăng nhanh ở các độ tuổi và gây ra gánhnặng bệnh tật cho toàn cầu Tuy rằng những phương pháp điều trị trầm cảm đã và đangđược chứng minh hiệu quả nhưng đây vẫn là một trong những rối loạn tâm thần cầnđược quan tâm, đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng sức khỏe tâm thần, nâng caocảm nhận hạnh phúc ở mỗi cá nhân và trong toàn cộng đồng
1.1.2 Các nghiên cứu dịch tễ về trầm cảm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâmthần thường gặp năm 2014 là 14,2%, trong đó rối loạn trầm cảm là 2,45% Tỷ lệ tự tửnăm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân Hiện nay, WHO Việt Nam hỗ trợ chính phủ pháttriển mô hình lồng ghép sức khỏe tâm thần vào sức khỏe tổng quát, tập trung vào chămsóc sức khỏe ban đầu [40]
Nghiên cứu của Nguyễn Trường Nam và cộng sự năm 2022, khi phân tích dữliệu từ Khảo sát Lão hóa quốc gia Việt Nam (VNAS) thực hiện năm 2022 với mẫu đạidiện toàn quốc gồm 3.006 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tại 12 tỉnh, thành Tỷ lệmắc các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi là 20,2%, trong đó 14,3% bị trầm cảmnhẹ và 5,9% bị trầm cảm mức độ trung bình/nặng Các yếu tố liên quan làm tăng nguy
cơ trầm cảm ở người lớn tuổi là giới tính nữ, sống ở khu vực nông thôn, nhóm ngũphân vị nghèo nhất, sức khỏe kém, từng bị bạo lực gia đình trong 12 tháng qua [11]
Bên cạnh đó còn có nghiên cứu của Hồ Nguyễn Yến Phi và cộng sự (2023) trên
238 bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm nặng (MDD) theo DSM - 5, baogồm 43 bệnh nhân từ 10 đến 17 tuổi, 74 bệnh nhân từ 18 đến 59 tuổi và 121 bệnh nhân
Trang 12từ 60 tuổi trở lên, đã được thể hiện trong một nghiên cứu cắt ngang từ tháng 3 đếntháng 8 năm 2022 tại ba phòng khám tâm thần ở thành phố Hồ Chí Minh Kết quả từnghiên cứu cho thấy: Tất cả những người tham gia đều có tâm trạng chán nản và58,8% thừa nhận có ý định tự tử, với tỷ lệ đáng báo động ở thanh thiếu niên (72,1%).Thanh thiếu niên ít gặp phải các triệu chứng giảm hứng thú, khó ăn, mất ngủ, mệt mỏi
và lo lắng hơn các nhóm khác [4]
Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Huyền về: “Hành vi tự tử vàtrầm cảm trong thanh thiếu niên ở Hà Nội, Việt Nam: Phân tích dữ liệu đa cấp độ từKhảo sát hành vi rủi ro thanh thiếu niên 2019” cho biết: Nghiên cứu đã khảo sát 3trường trung học phổ thông ở Hà Nội và 661 học sinh trung học phổ thông được đưavào nghiên cứu Kết quả khảo sát cho thấy: tỷ lệ có ý định tự tử, kế hoạch tự sát và cốgắng tự tử trong 12 tháng lần lượt là 14,2%, 5,5% và 3,0% Đáng chú ý, điểm trầmcảm trung bình là 16,1 ± 4,9 là một trong những yếu tố dự báo chính về ý tưởng tự tử [12]
Một nghiên cứu trên nhóm đối tượng là phụ nữ sau sinh về “Tỷ lệ và yếu tốnguy cơ trầm cảm sau sinh ở Việt Nam từ 2010 đến 2020” cho thấy: Trầm cảm sausinh (PPD) thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh và có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấuđến sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của trẻ Tỷ lệ PPD được báo cáo ở Việt Nam
ở bà mẹ sau sinh từ 1 đến 12 tháng dao động từ 8,2 đến 48,1% Các yếu tố nguy cơ cóthể được nhóm lại thành ba nhóm: yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố môitrường [13]
Từ các nghiên cứu về dịch tễ trầm cảm ở Việt Nam cho thấy: Tỷ lệ người dânmắc trầm cảm đang ngày càng gia tăng về số lượng và gây ra những hậu quả nghiêmtrọng Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân nào, không phân biệt tuổi tác, giớitính, vùng miền, sắc tộc Điều này là minh chứng khẳng định các chiến lược phòngngừa, hỗ trợ, điều trị cho người trầm cảm tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụquan trọng hiện nay
1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ về rối loạn trầm cảm ở thanh niên
Như đã trình bày trong phần mở đầu, trầm cảm xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ trẻ
em, thanh niên cho tới người trưởng thành và cả người già Hiện nay, các nghiên cứu
về trầm cảm ở độ tuổi thanh niên ngày càng được quan tâm hơn do lứa tuổi này thuộclớp người đang trưởng thành và hoàn thiện về năng lực thể chất, tinh thần và nhâncách Thanh niên không còn là trẻ em nhưng cũng chưa hoàn toàn là người trưởngthành Họ cần được hướng dẫn để phát triển độc lập, trở thành người trưởng thành cóích [15] Chính những điều ấy dẫn đến những áp lực nhất định đối với thanh niên, áplực lâu ngày sẽ dần hình thành các rối nhiễu tâm lý Trong phạm vi đề án nghiên cứu,học viên sẽ điểm lược một số kết quả nghiên cứu như sau:
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở thanh niên cho thấy
sự gia tăng về tỷ lệ trầm cảm ở nhóm đối tượng này Các đặc điểm về giới tính, môi
Trang 13trường sống xa gia đình, độc lập, có trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ hay trảinghiệm căng thẳng trong học tập, trong cuộc sống ảnh hưởng lớn đến khả năng mắctrầm cảm Theo thống kê của Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (Institute of HealthMetrics and Evaluation) năm 2019 cho biết: 280 triệu người đang sống chung vớichứng trầm cảm, bao gồm 23 triệu trẻ em và thanh thiếu niên [54]
Trong giai đoạn từ 2011–2016, tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên Mỹ đã tăng từ8,3% lên 12,9% Tỷ lệ trầm cảm thậm chí còn cao hơn ở nữ giới và thanh thiếu niênlớn tuổi từ 14 đến 19 [42]
Trong một nghiên cứu cắt ngang trên 431 bệnh nhân trẻ HIV/AIDS về “Tỷ lệtrầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV/AIDS thanh niên đến khám tạiPhòng khám ART tại Cơ sở Y tế Chính phủ Thị trấn Dessie, Đông Bắc Ethiopia” củaAmare Getaye, Cherie, Getaw Walle Bazie and Teshome Gebremeskel Aragie, 2021cho biết: Kết quả tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HIV/AIDS thanh niên trong độ tuổi từ 20đến 24 là 26,2% Các yếu tố như: Tuổi tác, sự kỳ thị liên quan đến HIV, hỗ trợ xã hội,mất việc và tuân thủ điều trị kém được cho là những yếu tố dự báo độc lập về trầmcảm [32]
Nghiên cứu của Faiza Rab, R Mamdou, S Nasir (2007) về: “Tỷ lệ trầm cảm và
lo âu ở nữ sinh viên y khoa ở Pakistan” trên 87 nữ sinh viên y khoa được chọn ngẫunhiên tại một trường cao đẳng y tế ở Lahore, Pakistan Kết quả nghiên cứu cho biết:43,7% học sinh cho biết lo lắng và 19,5% trầm cảm Sinh viên sống trong ký túc xá đạihọc bị trầm cảm và lo lắng nhiều hơn đáng kể so với những sinh viên sống ở nhà.Những người có tiền sử trải qua những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống gần đây cónhiều khả năng bị trầm cảm hơn Những sinh viên trong 2 năm đầu tiên ở trường y sẽcăng thẳng hơn và những người có nhiều bạn bè hơn sẽ ít lo lắng và trầm cảm hơn [43]
Trong nghiên cứu về: “Đặc điểm suy giảm nhận thức thần kinh ở người trẻ bịtrầm cảm nặng: trạng thái, đặc điểm hay vết sẹo?” của Kelly Allott và cộng sự (2016)cho thấy: Rối loạn trầm cảm nặng (MDD) ảnh hưởng đến 1/4 thanh thiếu niên vàthanh niên và có liên quan đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu lớn nhất ở nhóm dân sốnày Ngày càng có nhiều tài liệu, chủ yếu ở người lớn, cho thấy tình trạng suy giảmnhận thức thần kinh đáng kể là phổ biến ở MDD [25]
Tại Việt Nam, sau đại dịch COVID -19, tỷ lệ thanh niên mắc các rối loạn tâmthần trong đó có trầm cảm tăng lên đáng kể Trong đó nổi bật là tỷ lệ trầm cảm ở cácsinh viên ngành Y khi vừa áp lực trong công việc hỗ trợ người dân điều trị COVID -19,khi vừa áp lực đứng trước nỗi lo của cá nhân để bảo vệ chính mình vượt qua đại dịch
Cụ thể, trong nghiên cứu của Phạm Phương Mai và cộng sự năm 2022 đăng trên tạpchí Nghiên cứu Y học của Đại học Y Hà Nội về thực trạng trầm cảm ở thanh niêntrong đại dịch COVID -19 Nghiên cứu được thực hiện trên toàn quốc với cỡ mẫu là9.781 người tham gia nhằm mô tả mức độ phổ biến của trầm cảm và lo âu ở thanh niên
Trang 14Việt Nam (15 - 24 tuổi) trong thời kỳ dịch bệnh COVID - 19 bùng phát và các yếu tốliên quan Kết quả cho thấy 10% thanh niên Việt Nam có biểu hiện trầm cảm từ mức
độ nhẹ đến cực nặng và 15,6% có lo lắng từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng Đặc biệt,1% người tham gia cho biết họ bị bệnh nặng hoặc cực kỳ nghiêm trọng Trong đó cáctriệu chứng trầm cảm nghiêm trọng và 2,6% [16]
Trong nghiên cứu của Phan Nguyệt Hà và Trần Thơ Nhị thực hiện từ tháng 11/2021đến tháng 6/2022 để thống kê và đo mức độ trầm cảm của sinh viên trường Đại học Y HàNội trong đại dịch COVID - 19 cho thấy: 57,1% sinh viên có nguy cơ mắc trầm cảm Trong
đó có 16,5 % trầm cảm ở mức độ nhẹ; 25,1% trầm cảm ở mức độ vừa, 7,1% trầm cảm ởmức độ nặng và có đến 8,4% trầm cảm ở mức độ rất nặng [19]
Ngoài ra có “Nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên điều dưỡng và y tế công cộngtại TP Hồ Chí Minh” của Hồ Ngọc Quỳnh (2009) cho biết: 17,6% sinh viên y tế côngcộng và 16,5% sinh viên điều dưỡng mắc trầm cảm Các yếu tố ảnh hưởng đến trầmcảm như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xãhội, tự nhận thức bản thân [3, tr.95-100]
Nghiên cứu của Lê Minh Thuận (2011) về “Sức khỏe tâm trí của sinh viên”.Nghiên cứu cắt ngang trên 252 sinh viên cho thấy: tỉ lệ lo âu mức độ rất nặng khoảng7% là nữ và 4% là nam (chung là 11%), tỷ lệ trầm cảm là 5% (nữ) Lo âu mức độ nặng
là 12%, stress là 2% và trầm cảm 2% [6, tr.72.]
Từ các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có thể thấy tỉ lệ trầm cảm ởthanh niên đang ngày càng gia tăng với các mức độ nghiêm trọng Đồng thời cácnghiên cứu cũng cho thấy việc đánh giá, quan tâm và đưa ra các chiến lược hỗ trợnhóm đối tượng này là nhiệm vụ cần thiết trong thời đại ngày nay
1.2 Một số lý luận về trầm cảm và liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu rối loạn trầm cảm
Khái niệm trầm cảm trong sách: “How Spychology works” có viết: Trầm cảm
là một căn bệnh thông thường, có thể được chẩn đoán khi một người cảm thấy buồnchán và lo lắng, mất niềm vui trong các hoạt động thường ngày từ hai tuần trở lên Cáctriệu chứng của nó bao gồm tâm trạng u uất, buồn bã kéo dài, thấy giá trị bản thân thấp,cảm thấy vô vọng hay bất lực Một người trầm cảm sẽ không tìm thấy động lực và
Trang 15không hứng thú để làm bất kỳ điều gì, họ khó đưa ra quyết định và không có niềm vuinào trong cuộc sống [20, tr 37]
Quan điểm trầm cảm của Nguyễn Văn Siêm viết theo Sandler và Joffe: “Phảnứng trầm cảm là phản ứng cuối cùng để tránh sự bất lực trước trạng thái đau thể chất
và tâm lý” [14]
Theo Tâm bệnh học của Phạm Toàn định nghĩa trầm cảm là tình trạng suy sụptinh thần, tâm trí và thể chất với những triệu chứng buồn rầu, rũ rượi, đờ đẫn, chán đời
và kiệt sức [17, tr 313]
Học viên sử dụng khái niệm trầm cảm theo DSM – 5 làm cơ sở lí luận cho đề án
Trầm cảm “là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động, giảm năng lượng hoặc tăng mệt mỏi” (American
Psychiatric Association, 2013) Đặc điểm chủ đạo ở các rối loạn trầm cảm, đặc trưng bởi(1) trạng thái trầm buồn và/hoặc (2) sự mất hứng thú với các hoạt động ưa thích trước đó
Ở trầm cảm, có các dấu hiệu thay đổi rõ rệt và kéo dài về mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi
và thể chất Trong DSM - 5, giai đoạn trầm cảm chủ yếu được chẩn đoán khi các triệuchứng nghiêm trọng của các trạng thái trầm cảm kéo dài ít nhất hai tuần và gây suy giảm
rõ rệt đến các hoạt động chức năng của cá nhân
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán về trầm cảm
Trong khuôn khổ đề án này, học viên sử dụng bộ tiêu chuẩn chẩn đoán củaDSM - 5 để đối chiếu với các triệu chứng của thân chủ [26]
Bảng 1 Tiêu chuẩn chẩn đoán Trầm cảm theo DSM - 5
Tiêu chuẩn chẩn đoán
A Năm (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau, cùng xuất hiện trong thời gian 2 tuần vàthể hiện sự thay đổi so với hoạt động chức năng trước đó; Ít nhất phải có 1 trong 2triệu chứng chính là (1) khí sắc trầm hoặc (2) mất quan tâm hoặc thích thú
Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng là hệ quả rõ ràng của tình trạng bệnh lý vềthể chất hoặc các ảo giác hoặc các hoang tưởng không tương thích với khí sắc
1 Khí sắc trầm gần như cả ngày, kéo dài hầu hết tất cả các ngày, do cá nhân tự báocáo (ví dụ: cảm thấy buồn, trống rỗng, mất hy vọng) hoặc được quan sát bởi ngườikhác (ví dụ: nhìn thấy người bệnh khóc) Chú ý: ở trẻ em và vị thành niên có thể làtâm trạng khó chịu, cáu kỉnh
2 Giảm sự quan tâm hoặc hứng thú rõ rệt ở tất cả, hoặc như tất cả các hoạt động tronggần như cả ngày, kéo dài hầu hết tất cả các ngày (do cá nhân tự nhận thấy hoặc dongười khác quan sát thấy)
3 Giảm cân khi không ăn kiêng hoặc tăng cân 1 cách đáng kể (ví dụ: thay đổi nhiềuhơn 50% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng) hay giảm hoặc tăng cảm giác ngonmiệng gần như tất cả các ngày
Trang 16Ghi chú: Ở trẻ em, lưu ý trường hợp không đạt mức tăng cân cần thiết.
4 Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều hầu hết tất cả các ngày
5 Có sự kích động hoặc chậm chạp về tâm thần vận động hầu hết ở tất cả các ngày(phải do người khác quan sát được, không chỉ dựa trên cảm giác bồn chồn hoặc chậmchạp đi theo chủ quan của cá nhân)
6 Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu hết tất cả các ngày
7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi một cách quá mức và không phù hợp (có thể là hoangtưởng) hầu hết tất cả các ngày (không chỉ là cá nhân tự trách mình hay thấy mình tộilỗi về việc bị bệnh)
8 Giảm khả năng tư duy hoặc tập trung chú ý hoặc khả năng quyết định hầu hết tất cảcác ngày (do cá nhân tự nhận thấy hoặc do người khác quan sát thấy)
9 Suy nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại (không chỉ là nỗi sợ cái chết), có ý tưởng tự tử lặp
đi lặp lại mà chưa có kế hoạch cụ thể, hoặc có hành vi toan tự tử hoặc có kế hoạch tựtử
B Các triệu chứng gây ra căng thẳng hoặc làm suy giảm rõ rệt các hoạt động chứcnăng về xã hội, nghề nghiệp và trong các lĩnh vực quan trọng khác
C Các triệu chứng không phải là hệ quả của các tác động sinh lí của một chất (ví dụ:chất gây nghiện, thuốc) hoặc do tình trạng bệnh lý về thể chất (ví dụ: Bệnh suy giáp)
D Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm nặng không được giải thích rõ hơn bởi rối loạndạng phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, hoặc phổ tâm thần phân liệt
cụ thể và không xác định và các rối loạn tâm thần khác
E Chưa bao giờ có một giai đoạn hưng cảm hoặc cận hưng cảm
1.2.3 Đặc điểm và một số ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm
Trong phân tích của bài viết về “Rối loạn trầm cảm” đăng tải trên trang WHO(3/2023) Các đặc điểm của rối loạn trầm cảm bao gồm: Kém tập trung; Cảm giác tộilỗi quá mức hoặc giá trị bản thân thấp; Vô vọng về tương lai; Suy nghĩ về cái chếthoặc tự sát; Giấc ngủ bị gián đoạn; Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng; Cảm thấy rất mệtmỏi hoặc thiếu năng lượng [52]
Theo Đặng Hoàng Minh và cộng sự (2022), rối loạn trầm cảm còn đặc trưngbởi những yếu tố sau:
Về cảm xúc: Tâm trạng trầm uất được thông qua các cảm xúc khác nhau như:
Sự buồn bã, tuyệt vọng, cảm thấy trống rỗng hoặc tê liệt về cảm xúc Trong giai đoạntrầm cảm, họ không cảm nhận được hoặc cảm thấy rất ít sự vui vẻ, hứng thú trong giaotiếp với những người xung quanh
Về nhận thức: Kiểu suy nghĩ phổ biến là các suy nghĩ bi quan, tự đổ lỗi, tự cho
rằng mình không có giá trị Họ có thể chìm sâu vào các câu chuyện buồn bã, căng
Trang 17thẳng, lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực như tự chỉ trích hay niềm tin không hợp lý
về bản thân Khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ, ra quyết định suy giảm rõ rệt Sự tuyệtvọng về tương lai, ý tưởng tự tử thường xuất hiện ở người trầm cảm
Về hành vi: Trong giai đoạn trầm cảm, con người sẽ mất năng lượng và không
còn hứng thú với những việc ưa thích Thu mình, mất kết nối xã hội, mất động cơ thựchiện các nhiệm vụ học tập và làm việc
Về thể chất: Một số người thường xuyên mất khẩu vị và giảm cân đáng kể,
ngược lại một số người ăn rất nhiều dẫn đến tăng cân Một số mất ngủ hoặc ngủ quánhiều, khi ngủ dậy thì không cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn [1, tr 220 - 221]
Trầm cảm cũng để lại nhiều ảnh hưởng, hậu quả từ mức độ nặng đến nhẹ đốivới người mắc phải Trong một vài nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho biết:Trầm cảm có liên quan chặt chẽ và bị ảnh hưởng bởi sức khỏe thể chất Nhiều yếu tốảnh hưởng đến trầm cảm (chẳng hạn như không hoạt động thể chất hoặc sử dụng rượu
ở mức có hại) cũng là những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh như bệnh tim mạch, ungthư, tiểu đường và các bệnh về đường hô hấp Đổi lại, những người mắc các bệnh nàycũng có thể thấy mình bị trầm cảm do những khó khăn liên quan đến việc kiểm soáttình trạng của họ [52]
Theo Gotlib, I H., Lewinsohn, P M., & Seeley, J R (1998), trầm cảm ở tuổi vịthành niên được cho là có thể dự đoán tỷ lệ kết hôn cao hơn ở phụ nữ trẻ và sự bất mãntrong hôn nhân sau đó [34]
Trong nghiên cứu của Sherry Glied, Daniel S (2002) về “Hậu quả và mối tươngquan của trầm cảm ở tuổi vị thành niên” cho thấy các hậu quả của trầm cảm ở tuổi vịthành niên như sau: Đầu tiên, trầm cảm có thể khiến các bé gái và bé trai phải nghỉ họchoặc tụt hậu ở trường Thứ hai, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác củasức khỏe Những tác động như vậy có thể xảy ra thông qua mối liên hệ giữa trầm cảm
và các hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như sử dụng rượu, ma túy và hút thuốc Trẻ em
bị rối loạn cảm xúc và hành vi nói chung có nhiều khả năng sử dụng chất gây nghiệnhơn và có nguy cơ cao hơn liên quan đến hệ thống tư pháp dành cho trẻ vị thành niên.Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như ởngười lớn Theo dữ liệu từ khảo sát giám sát hành vi rủi ro ở thanh thiếu niên, gần20% thanh thiếu niên đã nghiêm túc cân nhắc việc tự tử trong năm trước [33]
Theo Giang Ngọc Thụy Vy và Trần Thành Nam (2017) bổ sung thêm: Hậu quảnặng nề và nghiêm trọng nhất của trầm cảm có lẽ vẫn là việc họ lựa chọn rời bỏ cuộcsống [2]
Tự tử trong trầm cảm: Một trong những đặc điểm đặc biệt quan trọng và cần
được quan tâm trong trầm cảm là suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát, có hành vi tự tử vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người bị bệnh
Trang 18Hành vi tự tử được hiểu là một sự lựa chọn có chủ tâm, suy nghĩ thận trọng, cố ý tựlàm hại bản thân mình với mong muốn được chết Ý tưởng tự tử xuất hiện thoáng quatrong suy nghĩ khi cá nhân rơi vào vô vọng, bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề khókhăn Họ mới có ý tưởng mà chưa suy nghĩ cụ thể bằng cách nào, như thế nào [21]
Tự tử là việc cố ý lấy mạng sống của chính mình Đây là một vấn đề phức tạp,không có một lý do hay sự giải thích nào cho việc tự tử và nhiều yếu tố có thể tác độngtrong việc là gia tăng khả năng một người nào đó có thể nghĩ đến hoặc lên kế hoạchnhằm kết thúc của sống của họ [5] Các thống kê cho thấy tỷ lệ cao những người có hành
vi tự tử có các triệu chứng của rối loạn tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,rối loan stress sau sang chấn, rối loạn lạm dụng chất, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách haytâm thần phân liệt (O’ Connor & Nock, 2014) [1, tr 275]
Rối loạn tâm thần được cho là góp phần từ 47% - 74% nguy cơ tự tử Rối loạncảm xúc là rối loạn thường gặp nhất trong bối cảnh này Rối loạn trầm cảm được tìmthấy trong 50 - 65% trường hợp tự tử, thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam Lạm dụngchất gây nghiện và cụ thể hơn là lạm dụng rượu cũng có liên quan chặt chẽ đến nguy
cơ tự tử, đặc biệt ở thanh thiếu niên và nam giới lớn tuổi Trong số 30 - 40% số ngườichết do tự tử có rối loạn nhân cách, chẳng hạn như rối loạn nhân cách ranh giới hoặcchống đối xã hội Tự tử thường là nguyên nhân gây tử vong ở những người trẻ mắcchứng rối loạn ăn uống, đặc biệt là chứng chán ăn tâm thần, cũng như ở những ngườimắc bệnh tâm thần phân liệt, mặc dù bệnh tâm thần phân liệt như vậy chiếm rất íttrong số các vụ tự tử ở thanh thiếu niên [28]
Tình trạng tự tử trong giới trẻ tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng Tự tử lànguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai đối với trẻ em, thanh thiếu niên và thanhniên từ 15 đến 24 tuổi Phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên có ý định tự tử đều mắc rốiloạn sức khỏe tâm thần đáng kể, thường là trầm cảm Ở thanh thiếu niên, nỗ lực tự tử
có thể liên quan đến cảm giác căng thẳng, nghi ngờ bản thân, áp lực thành công, bất ổntài chính, thất vọng và mất mát Đối với một số thanh thiếu niên, tự tử dường như làmột giải pháp cho vấn đề của họ Suy nghĩ về việc tự sát và cố gắng tự tử thường liênquan đến trầm cảm [23]
Nghiên cứu của Afaf H Khalil, Menan A Rabie và cộng sự (2010) cho thấy: cáctriệu chứng trầm cảm phổ biến ở nữ thanh thiếu niên gồm: Mệt mỏi là triệu chứng trầmcảm xuất hiện phổ biến nhất (81,3%), bên cạnh đó còn có các triệu chứng cảm xúc, nhậnthức và sinh lý khác Ý tưởng tự tử là triệu chứng tự tử phổ biến nhất ở nữ thanh thiếuniên bị trầm cảm (20%), với 2,5% có ý định tự tử nghiêm trọng Cho đến nay, các triệuchứng cơ thể là triệu chứng biểu hiện phổ biến nhất ở thanh thiếu niên nữ mắc chứng rốiloạn trầm cảm Các biểu hiện trầm cảm bao gồm tâm trạng buồn bã, mệt mỏi không rõnguyên nhân, giảm năng lượng, thay đổi tâm lý vận động, thiếu tập trung, thay đổi cânnặng và ý tưởng tự tử là những biểu hiện điển hình [37]
Trang 19Nguyên nhân của tự tử xuất phát từ các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội cùngtác động với ý tưởng và hành vi tự tử của một người Một yếu tố đơn lẻ không gây ra
hệ quả này; Tự tử là kết quả của các tác động cộng dồn
Về mặt sinh học, tự tử bị ảnh hưởng bởi mức serotonin thấp trong não, thườngđược tìm thấy ở người có ý tưởng tự tử và bệnh nhân trầm cảm Các nghiên cứu chothấy lượng Axit 5 - hydroxyindoleacetic thấp (5 - HIAA) có thể tạo thành tính dễ tổnthương sinh học, khi cá nhân gặp các sự kiện gây stress, nó có thể kích hoạt dẫn đếnquyết định tự tử (Sudol & Mann, 2017) [1, tr 277] Ngoài ra, các nghiên cứu về gencũng cho thấy, tỷ lệ tự tử và sự cố gắng tự sát cao nằm trong số cha mẹ, người thân củanhững người cố gắng thực hiện việc tự sát [21]
Về mặt tâm lý, nhiều người có hành vi tự tử có tiền sử mắc các rối loạn tâmthần Họ gặp phải các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu như lạm dụng tình dục, lạmdụng cảm xúc Sự hổ thẹn, sự căng thẳng trong vì các áp lực học tập hoặc xã hội, sựchán nản và các yếu tố gây căng thẳng khác trong đời sống cũng có thể góp phần tạothành ý tưởng tự tử của cá nhân (Haw, Hawton, Niedzwiedz & Platt, 2013) [1, tr 278].Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm thần dẫn đến nguy cơ tự tử Nỗi buồn gia tăng,cảm giác lo lắng, tức giận và xấu hổ tăng cao, cảm giác không thuộc về và cảm thấybản thân là gánh nặng, sự tuyệt vọng là những hấu hiệu mạnh mẽ khiến cá nhân trầmcảm quyết định tự tử [21]
Về mặt xã hội, các yếu tố gây chia tách cá nhân hoặc khiến cho họ suy giảm cáckết nối với gia đình, bạn bè, cộng đồng; Sự đau buồn sau khi trải qua mất mát, các cảmxúc đi cùng mối quan hệ tan vỡ, ly hôn, xung đột với gia đình có thể thúc đẩy cá nhân tự
tử (Linde, Treml, Steinig, Nagl & Kersting, 2017; Van Orden et al., 2010) [1, tr 278]
Phát hiện sớm và trị liệu hiệu quả phải dựa trên việc hiểu các yếu tố nguy cơ vàyếu tố bảo vệ với nguy cơ tự tử Việc trị liệu cá nhân với một người có ý tưởng tự tửbao gồm 3 bước: (1) Nhận diện các yếu tố thúc đẩy việc tự tử; (2) Xác định mức độnguy cơ cá nhân sẽ thực hiện hành vi tự tử; (3) Áp dụng các biện pháp phù hợp
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm
Không có nguyên nhân nào là duy nhất và chắc chắn khẳng định dẫn đến trầmcảm Ở mỗi thân chủ nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm lại khác nhau Tựuchung lại, các nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm là sự kết hợp giữa các yếu tốtâm lý, sinh học và xã hội
1.2.4.1 Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm dựa trên các thuyết tâm lý
Thuyết phân tâm và liệu pháp tâm động học về trầm cảm
Người sáng lập ra phân tâm học, Sigmund Freud đã chỉ ra rằng, tất cả các vấn
đề tâm lý bắt nguồn từ vô thức; rằng các vấn đề chưa được giải quyết hay sang chấn bị
đè nén, ẩn giấu trong tâm trí vô thức gây ra các triệu chứng như lo âu, trầm cảm Việc
Trang 20điều trị có thể đưa những mâu thuẫn trong vô thức lên trên bình diện ý thức để ngườibệnh có thể giải quyết chúng [20, tr.118]
Học thuyết phân tâm tin rằng những triệu chứng của trầm cảm là hậu quả củanhững “xung đột nội tâm” (intrapsychic conflicts), là nền tảng khởi đầu cho việc hìnhthành và phát triển đời sống tâm lý của trẻ là mối quan hệ của nó với cha mẹ và ngườithân trong gia đình Đứa trẻ luôn muốn được yêu thương, có cảm giác an toàn Khi đứatrẻ lớn lên với những tổn thương, những tác động như mất mát, thiếu hụt, quá nuôngchiều… dần dần được giữ lại trong tâm khảm của trẻ một cách vô thức và dẫn trởthành nội tâm phức tạp của bản thân trẻ về sau
Trong cuộc sống, cá nhân ấy có khuynh hướng nhìn mọi sự việc xuyên qua sựphản chiếu của tấm gương nội tâm đã từng được hình thành của nó Theo đó các cảmgiác như mất mát, phẫn uất, giận hờn, buồn chán sâu kín sẽ có cơ hội xuất hiện dướidạng các triệu chứng của trầm cảm [17, tr 322-323]
Thuyết hành vi về trầm cảm
Cá nhân thiếu các củng cố tích cực làm giảm các hành vi thích ứng lành mạnhcủa cá nhân dẫn đến các triệu chứng của trầm cảm Theo thuyết hành vi, các sự kiệnmôi trường và các hành vi tránh né khiến cá nhân không nhận được đủ củng cố xã hội
là nguyên nhân hình thành trầm cảm (Kanter et al, 2010)
Theo Lewinsohn (1974) việc thiếu hụt các củng cố này có thể đến từ các yếu tố:(1) cá nhân ít tham gia vào các sự kiện hay hoạt động có khả năng củng cố (2) sự hạnhữu của các nguồn mang đến sự củng cố trong môi trường; (3) cá nhân không có khảnăng để trải nghiệm được các phần thưởng do thiếu các hành vi công cụ phù hợp, nhưcác kỹ năng xã hội; (4) cá nhân phải trải qua nhiều hơn các kích thích gây khó chịudưới dạng các sự kiện gây căng thẳng Các sự kiện này có thể gây ra một chu trìnhphản ứng ở cá nhân để hình thành và duy trì trầm cảm Ví dụ như khi có sự kiện xảy ramất người thân, ly hôn, mất việc cá nhân mất đi các củng cố xã hội tích cực và có thểbắt đầu các hành vi không hiệu quả như thu mình hay từ chối tham gia hoạt động Cáchành vi này càng làm giảm khả năng cá nhân có thể có các củng cố tích cực mới, vàkhiến cho các triệu chứng trầm cảm không được cải thiện hoặc thậm chí còn trầmtrọng hơn [1, tr 246]
Thuyết nhận thức về trầm cảm
Tiếp cận nhận thức cho rằng bản chất của trầm cảm bắt nguồn từ các suy nghĩbóp méo hiện thực Người bệnh trầm cảm có xu hướng diễn giải các sự kiện hàng ngàytheo một cách tiêu cực Lối diễn giải tiêu cực này ảnh hưởng đến các cảm xúc của cánhân, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm như sự tuyệt vọng, hình ảnh bản thân tiêu cựchay cảm giác bất lực Trong mô hình nhận thức của Beck (1979) có ba thành tố khiếncho một người nhìn nhận và phản ứng với các sự kiện một cách không hợp lý
Trang 21Đầu tiên là bộ ba nhận thức: là tập hợp các niềm tin tiêu cực, bóp méo về bảnthân, về thế giới xung quanh và về tương lai Các niềm tin này sẽ bao phủ cách mà mộtngười diễn giải các trải nghiệm của mình, khiến cho họ đổ lỗi cho bản thân mình, hoặccảm thấy tuyệt vọng và bất lực.
Thành tố thứ hai là “sơ cấu nhận thức” kém thích nghi, các “kiểu hình nhậnthức bền vững” mà các cá nhân dựa trên do để phân loại và điền giải các trái nghiệmcủa mình Có thể hiểu các sơ cấu này là một hệ thống các niềm tin ngầm ẩn của cánhân về bản thân và những mặt khác trong cuộc sống Beck cho rằng các trải nghiệmthời thơ ấu sẽ dẫn đến sự phát triển các sơ cấu kém thích nghi Khi xảy ra sự kiện chủchốt, thường là các sự kiện gây stress trong cuộc đời, các sơ cấu và niềm tin này đượckích hoạt, tạo thành các suy nghĩ tự động tiêu cực và các triệu chứng hành vi, cảm xúc
và cơ thể ở cá nhân
Thành tố thứ ba là các “lỗi nhận thức”, là các cách xử lý thông tin và suy luậnkhông phù hợp với thực tế và không có hữu ích của cá nhân khi tình huống xảy ra.Beck chỉ ra một số sai lệch nhận thức cơ bản sau: (1) Suy luận tùy tiện (2) Khái quáthóa có chọn lọc (3) Phóng đại và tối thiểu hóa (5) Tự vận vào mình (6) Cầu toàn
Tóm lại, theo tiếp cận nhận thức, người trầm cảm có những niềm tin cốt lõi tiêucực về bản thân và những điều xảy ra với họ Niềm tin này có thể được xây dựng từnhiều trải nghiệm khó khăn trong quá khứ Khi một sự kiện xảy ra, các niềm tinthường trực này có thể kích hoạt các suy nghĩ tự động, các suy nghĩ này đến nhanhchóng và hầu như cá nhân không ý thức được chúng và không thấy rằng mình đangsuy nghĩ theo cách không hợp lý hoặc không hiệu quả Do vậy, các sự kiện nhỏ béthường ngày cũng có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ Dần dần, khi kiểusuy nghĩ này được duy trì liên tục, cá nhân dễ rơi vào trạng thái cảm xúc bất lực và biquan hơn, phát triển thành rối loạn trầm cảm [1, tr 246-248]
Thuyết sự bất lực được tập nhiễm (Learned Helplessness)
Theo lý thuyết này, bản chất của trầm cảm là khi cá nhân tin rằng họ khôngkiểm soát được những sự kiện gây stress trong cuộc sống của mình (W.R.Miller &Seligman,1975).[1, tr.249] Con người bị trầm cảm không phải họ nhận được quá ít sựcủng cố mà bởi vì họ tin rằng những cố gắng của họ để đạt được sự củng cố tích cựcđều không có hiệu quả Chính vì vậy, họ không muốn tiếp tục cố gắng để đạt đượccủng cố tích cực
Thuyết mô hình quy kết nguyên nhân
Mô hình quy kết nguyên nhân của rối loạn trầm cảm cho rằng cá nhân trầm cảm
vì cách họ quy kết, giải thích các sự kiện tích cực hay tiêu cực đã xảy ra Khi cá nhân
có kiểu quy kết theo hướng sự bất lực được tập nhiễm thì sẽ có những giả định sai lầmtiêu cực về các trải nghiệm của mình, hệ quả là các triệu chứng của trầm cảm Kiểuquy kết này có 3 đặc điểm: (1) hướng vào bên trong: các sự kiện tiêu cực hoàn toàn do
Trang 22lỗi của bản thân; (2) bền vừng: những chuyện tồi tệ sẽ luôn diễn ra do lỗi của tôi; (3)khái quát: Tất cả mọi thứ trong cuộc sống của tôi đều tồi tệ [1, tr 250]
Từ lý thuyết về nhận thức, thuyết sự bất lực được tập nhiễm, thuyết mô hìnhquy kết nguyên nhân ở trên có thể thấy trầm cảm có liên quan đến các suy nghĩ tiêucực và cách diễn giải bi quan, không hợp lí Các đặc điểm này tạo nên tính dễ tổnthương về tâm lý/nhận thức Với những cá nhân có tính dễ tổn thương cao, khi xuấthiện các sự kiện gây stress trong cuộc sống sẽ kích hoạt niềm tin và suy nghĩ tiêu cựchình thành các rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm
1.2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm
Yếu tố sinh học
Kết quả từ các nghiên cứu dịch tễ về di truyền đã khẳng định yếu tố di truyền làcăn nguyên trong rối loạn trầm cảm McGuffin và cs (1996) đã tìm ra rằng 46% cáccặp sinh đôi cùng trứng cùng bị trầm cảm, trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệnày là 20% Trong nghiên cứu của K.S Kendler, Gardner, Neale and Prescott (2001)ước tính di truyền trầm cảm ở nữ là 40%, ở nam là 30% [1, tr 239]
Ngoài ra, các nghiên cứu về sinh lí thần kinh cho thấy căn nguyên của trầm cảmnằm ở chỗ các chất hóa học thần kinh tương tác để duy trì trạng thái bình ổn về thểchất và tâm thần của con người Bất ổn ở một điểm có thể làm mất cân bằng hoạt độngcủa cả hệ thống gây ra các triệu chứng của trầm cảm Sự thiếu hụt serotonin đi cùngvới sự mất câng bằng cả hệ thống các chất dẫn truyền sẽ gây ra các triệu chứng củatrầm cảm [1, tr.241] Tình trạng trầm cảm xuất hiện khi “thiếu hụt cả hai chấtnorepinephrine và serotonin” [17, tr 320]
Các nghiên cứu về vai trò của hệ nội tiết trong việc hình thành rối loạn trầmcảm tập trung vào rối loạn hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận(trục HPA) và sự sản sinh quá mức hoocmon liên quan đến stress [1, tr 242] Mộttrong những loại hormone có tên là Cortisol được giả thiết là nguyên nhân gây trầmcảm vì Cortisol được tiết ra rất nhiều khi một cá nhân đang bị stress [17, tr 321]Lượng cortisol tăng cao cũng làm suy giảm một số chất dẫn truyền thần kinh nhưserotonin gây ra các triệu chứng trầm cảm, hoặc gây ảnh hưởng đến sự giải phóng cácenzyme tham gia vào vận chuyển serotonin trong não bộ (Frodl et al, 2010; Karg,Burmeister, Shedden & Sen, 2011)
Cá nhân có các triệu chứng của trầm cảm là khi vùng vỏ não hoạt động quámức, cá nhân tập trung quá mức vào trạng thái cảm xúc của mình, hoặc suy nghĩ trầmuất triền miên (Berman et al, 2011) Vùng vỏ não trước trán điều tiết các phản ứngcảm xúc, với người trầm cảm thì lại không được kích hoạt trong trường hợp có kíchthích cảm xúc tiêu cực Ngoài ra, vùng vỏ não thái dương và vỏ não trán ổ mắt cũngkhông được kích hoạt bình thường ở người bệnh trầm cảm với những cảm xúc tích cực
Vì thế, nó gây ra sự rối loạn chức năng ở những đường liên kết trên não bộ chịu trách
Trang 23nghiệm cho việc kiểm soát và điều tiết cảm xúc (Groenewold, Opmeer, de Jonge,Aleman & Costafreda, 2013).
Các yếu tố xã hội và văn hóa
Các yếu tố xã hội và văn hóa dẫn đến các triệu chứng của trầm cảm bao gồm:Các sự kiện stress liên cá nhân Ví dụ: Tiền bạc: rất nhiều người rơi vào hoàn cảnhthiếu tiền và căng thẳng do bận tâm về tài chính Chính vì vậy dẫn đến lo lắng, tiêucực kéo dài Căng thẳng: Khi một người không thể đương đầu với những đòi hỏi, áplực đặt lên họ Công việc hay sự thất nghiệp: Yếu tố này tác động đến địa vị và lòng tựtôn, việc nhìn nhận tương lai tích cực và năng lực giao tiếp xã hội Mối quan hệ gắn
bó với người chăm sóc Ví dụ: Mất đi người thân yêu: Sau cái chết của một thành viêntrong gia đình, bạn bè thân thiết hoặc thú cưng cũng có thể dẫn đến trầm cảm Yếu tốgiới với trầm cảm Thiếu hụt các nguồn hỗ trợ xã hội Có các trải nghiệm bị phân biệtđối xử…
Từ những phân tích ở trên có thể thấy, các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm rất
đa dạng Chính vì vậy, mỗi người, đặc biệt là thanh niên cần nâng cao nhận thức vềcác rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng để phòng tránh cũng như biếtcách phục hồi sau khi mắc phải
1.2.5 Khái niệm thanh niên và đặc điểm tâm lý của thanh niên
Căn cứ theo Điều 1, Luật Thanh niên Việt Nam năm 2020, số 57/2020/QH14
quy định về độ tuổi của thanh niên như sau: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi Như vậy, thanh niên là những người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30
tuổi Đây là lớp người trẻ tuổi đang trong quá trình trưởng thành của con người Lànhững con người có sức trẻ, sức khỏe, sự nhiệt huyết và năng động, có nhu cầu khẳngđịnh bản thân cao [8]
Trong đề án học viên sử dụng khái niệm “thanh niên” theo điều 1 - Luật Thanhniên Việt Nam để phù hợp với đặc điểm của thân chủ đang là thanh niên Việt Nam
1.2.5.2 Sự phát triển tâm lý tuổi thanh niên
18 tuổi, thanh niên đã là một công dân với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trướcpháp luật Đây là giai đoạn thanh niên dần phát triển độc lập, tự xác định bản thân vàchuẩn bị cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai Chính vì vậy, thanh niên cónhững đặc điểm tâm lý riêng biệt khác với nhóm đối tượng khác trong xã hội
Thứ nhất, tự xác định ở tuổi thanh niên Tự xác định bao gồm ý thức về nănglực của bản thân, ý thức về phẩm chất và vị trí của mình với tư cách là một thành viêncủa xã hội: Tôi là ai? Tôi làm gì có ích cho gia đình, cho xã hội Dù thanh niên cảmthấy khó khăn trên con đường tìm kiếm bản thân mình, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩacuộc sống, về vị trí của mình trong xã hội nhưng việc tự xác định bản thân ở thanhniên trở nên cấp bách và quan trọng hơn so với lứa tuổi thanh thiếu niên Ở thanh niên,
Trang 24việc tự xác định, tự đánh giá có liên quan đến nhân cách Giai đoạn này, họ học cáchchấp nhận bản thân, lòng tự trọng, khả năng tự điều chỉnh hành vi và cảm xúc cũngtăng lên rõ rệt Ngoài ra, tự xác định ở thanh niên thể hiện rõ qua sự đánh giá và lựachọn đường hướng cho tương lai Thanh niên cần xác định được mình muốn làm gìsau khi tốt nghiệp phổ thông, tiếp tục đi học hay đi làm để kiếm tiền và phát triển mộtcách độc lập Dù là lựa chọn con đường nào thì sự rèn luyện nhân cách, việc xác địnhmục tiêu phấn đấu rõ ràng, rèn luyện tính ham học hỏi, ý chí vươn lên là điều cần thiếtcho sự thành công ở thanh niên.
Thứ hai, chọn nghề, tìm việc và học việc Thanh niên khi đứng trước lựa chọntrong nghề, tìm việc và học việc còn khá lúng túng vì họ hầu như còn thiếu nhận cónhận thức đầy đủ về lĩnh vực ngành nghề trong xã hội Nhiều thanh niên rơi vào trạngthái căng thẳng khi phải đưa ra quyết định về công việc trong tương lai Tuy nhiên,hầu hết thanh niên đều nhanh nhẹn, năng động, dám nghĩ dám làm, có khả năng tiếpthu nhanh, sáng tạo Chính vì vậy, hoạt động định hướng nghề nghiệp của nhà trường,cha mẹ là rất cần thiết cho thanh niên
Thứ ba, các mối quan hệ giao tiếp và quan hệ thân tình Mối quan hệ giao tiếpvới người lớn vẫn ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình tự xác định và hình thànhnhân cách ở thanh niên, đặc biệt là giao tiếp với cha mẹ Mặc dù, thanh niên đang dầnphát triển độc lập, nhưng họ vẫn cần lời khuyên bổ ích của cha mẹ về trải nghiệm,kinh nghiệm sống và làm việc Trong giao tiếp với bạn bè thường là giao tiếp cá nhânthân tình, giãi bầy Họ chia sẻ những sở thích, đam mê, những khó khăn với nhữngngười bạn để tìm được sự đồng cảm, đồng điệu trong cuộc sống Nhờ vậy, thanh niêndần biết chấp nhận và tôn trọng bản thân, tôn trọng sự khác biệt của người khác Ngoài
ra, trong mối quan hệ thân tình ở thanh niên có cả tình yêu Tình yêu tuổi thanh niênchứa đựng các nhu cầu về sự thông cảm, sự gắn bó tâm hồn, tính trách nhiệm và cả sựlôi cuốn, hấp dẫn về mặt sinh học
Thứ tư, sự phát triển nhận thức và hình thành thế giới quan Có thể nói sự pháttriển nhận thức ở thanh niên phát triển cao hơn ở các giai đoạn trước đó Thanh niêndần chuyển từ những nhận thức mang tính khuôn mẫu, cứng nhắc sang linh hoạt, mềmdẻo hơn Năm 1970, W Perry đã tiến hành nghiên cứu về những biến đổi trong quátrình tư duy ở sinh viên trường đại học trong 4 năm cho thấy: Từ năm nhất đến năm tư,sinh viên chuyển từ quan điểm tuyệt đối (chỉ có đúng hoặc sai) sang quan điểm tươngđối, tiếp theo là tự mình lựa chọn các quan điểm, ý tưởng và niềm tin phù hợp vớimình Tương tự với sự phát triển nhận thức, sự hình thành thế giới quan ở thanh niênphát triển rõ rệt và dần đạt đến sự chín muồi Dù sự phát triển nhận thức, năng lực tưduy trừu tượng, sự phát triển tình cảm, góc nhìn của mỗi thanh niên là khác nhaunhưng nhìn chung họ đều có xu hướng phát triển quan điểm của riêng mình, dần ổnđịnh và ít bị lung lay bởi người khác [22]
Trang 25Với những đặc điểm tâm lý như trên, thanh niên không chỉ đối mặt với nhữngthách thức về tinh thần mà còn phải đối mặt với những thách thức về định hướngtương lai, công việc và các mối quan hệ xã hội Những thách thức, kỳ vọng mà thanhniên gặp phải nếu không được trang bị kiến thức, kỹ năng để đối mặt, vượt qua, thanhniên rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng hoặc buôngxuôi…Điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, về thế giới.Những trạng thái tinh thần tiêu cực lâu ngày có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần, điểnhình là stress, trầm cảm, lo âu…
1.2.6 Các phương pháp trị liệu trầm cảm và liệu pháp nhận thức hành vi
1.2.6.1 Điều trị trầm cảm dựa trên các quan điểm tâm lý
Điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý gồm nhiều phương thức khác nhau, cụthể như: trị liệu theo tiếp cận tâm động học, quan điểm hành vi, quan điểm nhận thức
và quan điểm cá nhân liên đới (Interpersonal psychotherapy)
Quan điểm tâm động học bắt nguồn từ lý thuyết phân tâm học (psychoanalysis)
của bác sĩ Sigmund Freud từ thế kỷ XX Quan điểm cho rằng mọi hành vi của cá nhân,bình thường hay bất thường đều bị tác động và thúc đẩy bởi những yếu tố tâm lý tiềm
ẩn bên trong cá nhân ấy ở những mức độ khác nhau tùy theo từng trường hợp Nhữngđộng lực tâm lý vô thức này tương tác với nhau (xung khắc, tranh chấp, đè nén, bù trừ,phối hợp…) trong một tình huống liên tục dẫn đến kết quả là làm phát sinh những ýtưởng, cảm nghĩ và hành vi của cá nhân ấy [17, tr 51] Quan điểm này cho rằng trầmcảm là hậu quả của những nỗi sầu muộn vô thức về những mất mát hoặc có thật hoặc
do tưởng tượng… Nếu những nỗi sầu muộn này được gợi lên và nhận thức rõ trong ýthức thì cá nhân sẽ hiểu được rõ nguồn gốc và bản chất của những triệu chứng đau khổcủa mình, từ đó học cách làm sao dứt bỏ chúng Quan điểm tâm động học sử dụng kỹthuật giải thích các ý nghĩ, cảm xúc có sự phối hợp và liên kết lẫn nhau, những giấc
mơ, những phản ứng vô thức của cá nhân, giúp cá nhân nhận định và đánh giá lạinhững gì đã xung đột nhau trong quá khứ có ảnh hưởng đến những triệu chứng trầmcảm của hiện tại [17, tr.326 – 327]
Quan điểm hành vi sử dụng các kỹ thuật củng cố và huấn luyện những khả năng
giao tiếp để cá nhân tiếp cận và hòa mình vào những sinh hoạt tích cực của xã hộinhằm giảm thiểu dần các hành vi tiêu cực Cá nhân được hướng dẫn chọn những sinhhoạt nào cảm thấy thích thú nhất sau đó được khích lệ hàng ngày theo lịch trình liêntục và có hệ thống Sự thực hành của cá nhân được theo dõi và củng cố bằng hình thứcthưởng theo từng thời gian [17, tr.328]
Một nghiên cứu của Michael Noetel và cộng sự (2024) trên 218 nghiên cứu độcđáo với tổng số 495 nhóm và 14170 người tham gia về: “Tác dụng của tập thể dục đốivới bệnh trầm cảm” cho biết: So với các biện pháp kiểm soát tích cực (ví dụ: chăm sócthông thường, viên giả dược), mức độ trầm cảm giảm ở mức độ vừa phải được nhận
Trang 26thấy khi đi bộ hoặc chạy bộ, tập yoga và rèn luyện sức mạnh sẽ hiệu quả hơn các bàitập khác, đặc biệt là khi tập ở cường độ cao Những hình thức tập thể dục này có thểđược coi là phương pháp điều trị cốt lõi cùng với liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầmcảm [41]
Quan điểm nhận thức cho rằng cảm xúc và hành động của một người phần lớn
bị ảnh hưởng bởi khung nhận thức riêng tư hay gọi là nếp suy nghĩ có sẵn của họ.Trầm cảm là hậu quả của nếp suy nghĩ sai lệch, méo mó với những ý tưởng tự động,những phỏng đoán không có bằng chứng nghiệm bằng thực tại Có 4 giai đoạn trong 1
ké hoạch trị liệu bằng nhận thức như sau: (1) Khích lệ cá nhân phải năng động, tự tintrong các sinh hoạt thường nhật; (2) Nhờ lịch sinh hoạt tích cực và đều đặn hàng ngàylàm cho khí sắc tăng thì giai đoạn thảo luận và đánh giá lĩnh vực nhận thức sẽ bắt đầu.Những ý tưởng máy móc, lệch lạc được nêu ra để bàn bạc, cá nhân được giao phócông việc ghi nhật ký các ý tưởng xuất hiện trong tâm trí để thảo luận trong các phiênlàm việc (3) Bằng lý luận và minh chứng cụ thể giúp cá nhân nhận rõ sự nguy hạitrong các ý tưởng tự động và định kiến trong suy nghĩ của mình Từ ấy giúp cá nhânthấy rõ sự liên quan giữa những suy nghĩ ấy với các triệu chứng đang có (4) Sau cùng
là khích lệ cá nhân tích cực và kiên trì thay đổi nếp suy nghĩ cũ [17, tr 329]
Quan điểm cá nhân liên đới cho rằng con người thuộc xã hội nên các triệu
chứng của trầm cảm cũng bắt nguồn từ vấn đề thuộc những mối quan hệ trong xã hội.Liệu pháp này giúp cá nhân nhận định rõ những tiếp xúc, quan hệ nào cần tiếp tục, cầnthay đổi hay chấm dứt; giúp cá nhân hiểu rõ vai trò của mình trong gia đình, xã hội;giúp cá nhân chấp nhận những tính chất tương đối trong mọi mối tương quan và sẵnsàng thích ứng tốt đẹp với những giai đoạn chuyển tiếp trong đời [17, tr.330]
1.2.6.2 Điều trị trầm cảm dựa trên liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp nhận thức hành vi ra đời từ thập niên 1950 và đến năm 1990 liệupháp này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Đến năm 2023 liệu pháp này đãthêm một bước tiến mới, bước sang làn sóng thứ 3 với sự mở rộng và bổ sung Liệupháp nhận thức hành vi được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị một số vấn đềsức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm, lo âu và một số rối loạn tâm thần khác [7, tr.31]
Trong những nghiên cứu độc lập của A Beck (Đại học Pensylvania), người đãphát triển phương pháp trị liệu nhận thức (Cognitive therapy) cho rằng: có mối quan
hệ giữa tác nhân kích thích và hệ thống niềm tin, mong muốn, nếp nghĩ của cá nhân để
“nhận diện, phiên dịch” trước khi nảy sinh tình cảm và hành vi [9, tr 74]
Beck (1967) đã chỉ ra một số sai lệch trong nhận thức cơ bản gây ra các vấn đềtâm bệnh như sau:
Suy luận tùy tiện: Đây là kiểu suy luận đưa ra kết luận mà không có bằng chứng
hoặc là có các bằng chứng đối lập
Trang 27Khái quát hóa có chọn lọc: Sự tiếp nhận một tình huống dựa trên một số thông
tin nào đó mà bỏ qua các thông tin khác
Mở rộng thái quá: Khái quát một quy luật từ một hoặc một vài sự kiện hoặc
chi tiết đơn lẻ
Phóng đại: Nhìn nhận một điều gì đó ở mức quá có ý nghĩa so với thực tế mà
nó vốn có
Tối thiểu hóa: Nhìn nhận điều gì đó ít ý nghĩa hơn rất nhiều so với thực tế mà
bản thân có
Tự vận vào mình: Gán những tính chất của sự việc bên ngoài cho cá nhân mình
mà không có bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa chúng
Tư duy phân cực: Tư duy mang tính cực đoan theo cách phân loại các trải
nghiệm vào một trong hai cực Hoặc là thành công hoàn toàn, hoặc là thất bại hoàn toàn
Ngoài ra, Ellis còn chỉ ra hai kiểu bóp méo nhận thức khác nữa (theo Dryden &Mytton, 2005) đó là:
Tư duy cực điểm: Suy nghĩ bị đẩy lên đến giới hạn cao nhất của một cực.
Cầu toàn: Đòi hỏi tới mức độ hoàn hảo đối với mọi việc, mọi người, mối quan
Liệu pháp nhận thức – hành vi sử dụng hệ thống các kỹ thuật với mục tiêu giúpthân chủ (1) Nhận ra tương tác lẫn nhau giữa nhận thức – Cảm xúc – Hành vi trongcác tình huống hàng ngày (2) Nhận diện được các mẫu hình nhận thức – Cảm xúc –Hành vi của chính mình và (3) cải thiện các cảm xúc bằng cách thách thức các suynghĩ không hợp lý và hành vi không thích nghi (Wright, 2006)
Theo Lê Thị Minh Tâm (2023), Liệu pháp nhận thức hành vi được hiểu mộtcách cơ bản là liệu pháp được áp dụng để tìm hiểu và làm việc trên các suy nghĩ tiêucực hay không hữu ích trong nhận thức của con người trong một tình huống hay sựkiện nào đó Khi một sự kiện nào đó kích hoạt suy nghĩ của cá nhân, suy nghĩ tác độngđến cảm xúc dẫn đến việc cá nhân hành động ra bên ngoài Suy nghĩ, cảm xúc, hành vi,thể lý có sự tác động qua lại lẫn nhau [7]
Theo Nguyễn Công Khanh (2023) cho rằng trọng tâm chính của trị liệu nhận
thức – hành vi “nhằm nhận diện những nhân tố đang duy trì hành vi bệnh và tìm cách loại bỏ chúng”.
Về thực nghiệm: Trị liệu nhận thức hành vi đã được áp dụng và đem lại hiệu
quả cao cho các bệnh nhân trầm cảm là người trưởng thành, giới trẻ Một phân tích
Trang 28meta của Stuart J Rupke, David Blecke, Marjorie Renfrow, 2006 trên 191 bệnh nhâncho kết quả: Trị liệu nhận thức hành vi đạt kết quả cao hơn các can thiệp thuốc hoặccác can thiệp mang tính chất thụ động khác trong việc quản lý trầm cảm cho thanhthiếu niên [45]
Có hơn 500 nghiên cứu khác đã cho biết về hiệu quả của việc áp dụng trị liệunhận thức hành vi cho đa dạng các vấn đề liên quan đến tâm lý, các rối nhiễu tinh thần
và các vấn đề liên quan giưa bệnh lý và tâm lý (Butler, Chapman, Forman & Beck,2005; Chambless & Ollendick 2001; Anthony Roth & Peter Fonagy 2005) [7, tr.40]Nhiều bằng chứng khác về hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trịtrầm cảm, đáng chú ý là khả năng ngăn ngừa tái phát (Cuijpers et al., 2013) Các cánhân có thể dễ dàng nhận diện và sử dụng các kỹ thuật để ứng phó tốt hơn khi trầmcảm quay trở lại [1, tr 262]
Trong nghiên cứu của Sarah Hamill - Skock, Paul Hicks, Ximena Prieto-Hicks,
2012 về “Việc sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức trong điều trị trầm cảm khángthuốc ở thanh thiếu niên” cho thấy: Bằng chứng sơ bộ từ các thử nghiệm được công bốhiện nay cho thấy rằng việc sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi kết hợp với thuốcchống trầm cảm mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh trầm cảm kháng trị ở thanh thiếuniên Các phân tích thứ cấp cũng cho thấy rằng tiện ích của liệu pháp nhận thức hành
vi có thể được tăng lên bằng cách đảm bảo thanh thiếu niên nhận được liều điều trịtrong các buổi điều trị (hơn chín buổi) và bao gồm hai thành phần điều trị: kỹ năng xãhội và đào tạo giải quyết vấn đề Kết quả của nghiên cứu TORDIA đã chứng minhrằng CBT kết hợp với thuốc cải thiện đáp ứng lâm sàng (54,8%) nhiều hơn so với chỉdùng thuốc (40,5%) Kết hợp CBT và thuốc có hiệu quả hơn so với dùng thuốc đơnthuần ở trẻ em da trắng, trẻ lớn hơn (18 – 19 tuổi) [36]
Hiện nay, tại Việt Nam liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi đang được sử dụngrộng rãi trong giảng dạy tại các khoa Tâm lý của các trường đại học Ngoài ra, đâycũng là liệu pháp được nhiều nhà tâm lý lựa chọn như là cách tiếp cận chính áp dụngtrị liệu cho các bệnh nhân trầm cảm, lo âu và một số rối loạn khác
Có thể thấy có rất nhiều các phương pháp, liệu pháp can thiệp nhằm điều trị rốiloạn trầm cảm Mỗi phương pháp, liệu pháp đều đem lại những hiệu quả nhất định chođối tượng được trị liệu Tuy nhiên, học viên nhận thấy các kỹ thuật của liệu pháp nhậnthức hành vi đem lại những hiệu quả lớn đối với bệnh nhân trầm cảm Vì vậy, trongkhuôn khổ nghiên cứu này, học viên sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi để can thiệpcho trường hợp thanh niên có triệu chứng của trầm cảm
1.3 Các phương pháp đánh giá và trị liệu rối loạn trầm cảm ở thanh niên
1.3.1 Phương pháp đánh giá
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 29Mục đích của phương pháp nghiên cứu tài liệu là tổng hợp, phân tích các tàiliệu liên quan đến dịch tễ, triệu chứng, hiệu quả của các liệu pháp can thiệp trong rốiloạn trầm cảm Từ đó định hướng cơ sở vững chắc cho phần lý luận và lựa chọn các kỹthuật phù hợp với thân chủ.
Phương pháp quan sát lâm sàng
Quan sát lâm sàng thuộc nhóm các phương pháp mô tả với mục tiêu ghi nhậnbức tranh sinh động nhất, đưa ra hình ảnh chân thực nhất về đối tượng nghiên cứu.Quan sát lâm sàng cho phép nhà tâm lý tri giác những biểu hiện sinh động ở các mặtnhận thức, thái độ, xúc cảm, hành vi, các cơ chế phòng vệ của thân chủ trong nhữnghoàn cảnh cụ thể Trong quan sát lâm sàng cần xác định mục đích quan sát và lập kếhoạch quan sát Khi quan sát lâm sàng, nhà tâm lý có thể sử dụng sơ đồ gồm các bướcsau đây: (1) Ghi lại sự kiện trước khi diễn ra hành vi hay biểu hiện rối nhiễu của thânchủ; (2) Ghi lại, mô tả biểu hiện của rối nhiễu và tình huống diễn ra xung quanh thânchủ; (3) Mô tả hệ quả tiếp sau hành vi của thân chủ;(4) Mô tả phản ứng của nhữngngười xung quanh trước, trong và sau khi hành vi của thân chủ diễn ra Nhà tâm lý cầntập trung ghi lại những biểu hiện cảm xúc, hành vi, lời nói, cử chỉ, nét mặt, tưthế…của thân chủ [10, tr 321]
Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
Hỏi chuyện lâm sàng là một trong những phương pháp chủ đạo trong thực hànhtâm lý học lâm sàng Mục đích cơ bản của hỏi chuyện lâm sàng là đánh giá nhận thức,cảm xúc, hành vi cũng như các đặc điểm về nhân cách của thân chủ Hỏi chuyện lâmsàng còn giúp nhà thực hành tâm lý làm rõ động cơ tiềm ẩn và các cơ chế tâm lý sâubên trong cũng như “trợ giúp khẩn cấp” cho thân chủ Từ những thông tin đã thu thậpđược, nhà thực hành tâm lý sẽ phân tích, sắp xếp để tìm ra nguyên nhân vấn đề củathân chủ Từ đó, lựa chọn liệu pháp trị liệu cũng như các mục tiêu phù hợp với thânchủ trong giai đoạn can thiệp tiếp theo
Về hình thức, hỏi chuyện lâm sàng có 3 loại: Hỏi chuyện lâm sàng có cấu trúc(các câu hỏi được xây dựng sẵn theo một định hướng nhất định của nhà tâm lý) Hỏichuyện lâm sàng bán cấu trúc (các câu hỏi trước theo một định hướng nhất định nhưngphụ thuộc vào tình huống cụ thể trong cuộc trò chuyện với thân chủ để điều chỉnh cáccâu hỏi tiếp theo cho phù hợp) Hỏi chuyện lâm sàng phi cấu trúc (không có các câuhỏi và định hướng trước, nội dung các câu hỏi phụ thuộc vào tình huống diễn ra trongcuộc trò chuyện với thân chủ) [18]
Về nguyên tắc, hỏi chuyện lâm sàng có 4 nguyên tắc chính: Thứ nhất, câu hỏiđặt ra cho thân chủ cần đơn nghĩa, cụ thể, chính xác Thứ hai, ngôn ngữ của nhà tâm lýlâm sàng cần phù hợp với đặc điểm của thân chủ để đảm bảo rằng thân chủ hiểu chínhxác lời nói, câu hỏi của mình Thứ ba, nhà tâm lý cần kiểm tra độ chính xác của việc
Trang 30hiểu lời nói, hiểu câu hỏi của thân chủ Thứ tư, câu hỏi của nhà tâm lý không đượcmang tính chất dấn dắt, gợi ý.
Phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm tâm lý là một hình thức thực nghiệm đặc biệt Đó là những bài tập
đã được tiêu chuẩn hóa để đo lường không chỉ sự có mặt mà cả mức độ của một nănglực tâm lý nào đó (Liublinxcaia, 1971; Trần Trọng Thủy, 1992)
Trắc nghiệm DASS-42 (Depression Anxiety and Stress Scales)
Đây là thang đánh giá được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học NewSouth Wales (University of New South Wales), Australia DASS - 42 có thể đượcdùng trong tầm soát và đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress
Trắc nghiệm Bản kiểm kê trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory/BDI)
Trắc nghiệm này được nhà tâm lý học Aron Beck và các cộng sự xây dựng năm
1961, được chuẩn hóa năm 1969 Trắc nghiệm đánh giá trầm cảm Beck gồm mộtchuỗi các câu hỏi để đánh giá cường độ, mức độ và nhận thức về trầm cảm ở nhữngngười có dấu hiệu trầm cảm Trắc nghiệm tâm lý này dành cho người từ 15 tuổi trở lên.Trắc nghiệm tâm lý này gồm 21 nhóm đề mục, mỗi mục có 4 phương án trả lời theothang điểm từ 0 – 3 nhằm đánh giá cảm xúc nói chung và mức độ trầm cảm nói riêngthông qua tự đánh giá của người bệnh
Cách tính điểm: Tính tổng điểm của 21 items rồi đối chiếu với điểm ngưỡng đểdiễn giải kết quả [27]
Học viên sử dụng trắc nghiệm này vì: Thứ nhất, ấn tượng ban đầu của học viên
về các biểu hiện của thân chủ có liên quan đến trầm cảm; Thứ hai, tăng độ tin cậy vềmức độ trầm cảm của thân chủ sau khi sử dụng thang sàng lọc DASS 42; Thứ ba, trắcnghiệm dễ sử dụng, ngắn gọn, dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-V
Thang tự đánh giá lo âu Zung (Self – rating Anxiety Scale – SAS)
Thang tự đánh giá lo âu của Zung được xây dựng, phát triển và sử dụng rộng rãitrong cả môi trường nghiên cứu và thực hành lâm sàng Thang gồm 20 câu hỏi, xếp
Trang 31hạng theo thang likert 1 (không có hoặc một chút thời gian) đến 4 (hầu hết thời gianhoặc mọi lúc) trong đó các câu 5,9,13,17,19 tính điểm ngược từ 4 ->1 Mức độ điểmtăng dần với mức độ lo âu: Mức độ nhẹ (41 – 50 điểm); Mức độ vừa (51 – 60 điểm);Mức độ nặng (61 – 70 điểm); Mức độ rất nặng (71 – 80 điểm)
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp là tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về một trường hợp.Thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu trường hợp có thể bao gồm thông tinđịnh lượng và định tính Mục đích của phương pháp là tìm kiếm những minh chứngcho kết quả đã tìm ra; Hướng đến việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý, các vấn đề tiền
sử cũng như sự phát sinh và phát triển bệnh lý và đánh giá kết quả căp thiệp bằng trịliệu tâm lý [18, tr.138]
1.3.2 Phương pháp trị liệu
Trong khuôn khổ đề án này, học viên sử dụng tiếp cận nhận thức hành vi đểlàm lý thuyết, tiền đề giải thích các vấn đề của thân chủ Đồng thời, sử dụng các kỹthuật can thiệp trong liệu pháp nhận thức hành vi làm công cụ can thiệp tâm lý chothân chủ Những kỹ thuật của liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) đã được chứngminh khoa học và hiệu quả
Tái cấu trúc nhận thức: Kỹ thuật này có nguồn gốc từ liệu pháp nhận thức của
A Beck và A Ellis được xây dựng dựa trên giả định, cảm xúc tiêu cực có thể là hậuquả của tư duy phi chức năng, bao gồm cả nhận thức sai lệch so với thực tế vốn có.Nhà trị liệu có nhiệm vụ là hướng dẫn thân chủ thay đổi kiểu tư duy gây ra các cảmxúc tiêu cực bằng cách đưa ra bằng chứng về sự không hợp lý trong lối tư duy của thânchủ [10, tr 227]
Đối thoại Socrates: Nhà trị liệu xây dựng những câu hỏi khơi gợi tiềm năng
nhận thức, tự giải quyết vấn đề của chính mình Mục tiêu của các câu hỏi là: (1) Thuthập thông tin về tiểu sử và chẩn đoán; để đánh giá khả năng chống chịu stress, nănglực ứng phó, nội tâm bên trong của thân chủ; (2) Hỗ trợ trong việc xác định những suynghĩ, hình ảnh và các giả định; (3) Khám phá ý nghĩa của sự kiện đối với bệnh nhân;(4) Đánh giá hệ quả của các tư duy cũng như hành vi bệnh lý [10, tr 262]
Sách trị liệu: Sách, tài liệu, video được chọn lọc với mục đích cung cấp thêm
thông tin, góc nhìn đa chiều về vấn đề của thân chủ Giúp thân chủ hiểu tại sao họ lạixuất hiện các triệu chứng này đồng thời giúp họ tự biết cách giúp đỡ chính mình [10,tr.268]
Huấn luyện phòng ngừa stress: Huấn luyện phòng ngừa stress gồm 3 giai đoạn:
Cấu trúc lại khái niệm, luyện tập kỹ năng ứng phó, thực hành trong các tình huống cụ thể
Giai đoạn cấu trúc lại khái niệm: đây là giai đoạn nhận thức lại vấn đề, thay thế
những ý nghĩ không hợp lý, niềm tin sai lệch bằng những ý nghĩ, niềm tin hợp lý hơn.Thân chủ nên xem ứng phó là một quá trình gồm 5 bước: (1) Chuẩn bị sẵn sàng chấp
Trang 32nhận tình huống gây stress (2) Tìm cách đương đầu và ứng phó với tình huống này (3)Sẵn sàng giải quyết hậu quả (nếu có) (4) Đánh giá hiệu quả trong việc thực hiện việcđương đầu với tình huống (5) Tự thưởng để củng cố, khuyến khích những hành vi phùhợp.
Giai đoạn luyện tập kỹ năng ứng phó: Có 4 nhóm kỹ năng chung sau đây được
xem là kỹ năng để đương đầu với stress: Thư giãn với các nhóm cơ khác nhau, hiệuchỉnh những cái sai lầm trong nhận thức, học cách giải quyết vấn đề, tự khuyến khích,củng cố để tăng lòng tự tin Học các kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề sẽ giúp tađương đầu hiệu quả với stress hơn
Giai đoạn thực hành ứng dụng trong các tình huống đời thường: Giai đoạn này
liên quan đến nảy sinh những thái độ mới (hợp lý hơn) và triển khai những hành viứng phó cụ thể và luyện tập với các tình huống gây stress cụ thể [9, tr 176 – 178]
Giải quyết vấn đề: Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết, phân tích vấn đề để
chia nhỏ các thành phần của vấn đề; Bước 2: Tìm giải pháp cho vấn đề/tiểu vấn đềbằng phương pháp tấn công não (Brain Storm); Bước 3: Phân tích ưu/nhược điểm củamỗi giải pháp; Bước 4: Chọn giải pháp có xác suất thành công cao nhất, nhiều ưu điểmnhất và ít nhược điểm nhất; Bước 5: Thực hiện giải pháp đó; Bước 6: Xem giải pháp
đó có hiệu quả không? Hiệu quả ở mức nào Nếu giải pháp chưa thực sự mang lại hiệuquả thì cần tìm ra điều cản trở nó Nếu giải pháp không khả thi hoặc không hiệu quảthì có thể bắt đầu lại từ giai đoạn lựa chọn giải pháp
Huấn luyện giao tiếp: Nhà trị liệu cần hướng dẫn, huấn luyện các kỹ năng gửi
thông điệp và nhận phản hồi Thân chủ được phân tích về ý nghĩa ngôn ngữ và phingôn ngữ; Các kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, phản hồi…
Huấn luyện kỹ năng xã hội: Tìm kiếm, thực hành và tích hợp các kỹ năng xã hội
để thân chủ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng chúng Các kỹ năng xã hội bao gồm quyếtđoán, giao tiếp, tạo lập mối quan hệ thân thiết, kỹ năng duy trì giao tiếp bằng mắt,ngôn ngữ cơ thể…
Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng: Phương pháp này nhấn mạnh đến tưởng
tượng và tự ám thị, giống như phương pháp thiền của Á Đông Khi thư giãn người tậpđồng thời quán tưởng những cảnh như dạo chơi trên bãi biển, nghe tiếng sóng vỗ nhènhẹ hay dạo chơi trên đồng cỏ, hương cỏ thơm nhẹ…Các kỹ thuật tưởng tượng đềunhằm kiểm soát tâm trí và cơ thể Mục tiêu của liệu pháp thư giãn tĩnh là phát triểnmột mối liên hệ giữa một ý tưởng thông qua tưởng tượng và quán tưởng bằng lời vớitrạng thái thư giãn mong muốn Trong lúc thư giãn tĩnh tập trung chú ý vào tư thế của
cơ thể, tưởng tượng (tự ám thị), trạng thái tâm thần mong muốn, thì toàn bộ cơ thếđược đưa vào trạng thái yên lặng thụ động [9, tr.137]
Kích hoạt hành vi: Đây là nhóm kỹ thuật được xây dựng dựa trên mối quan hệ
giữa hành vi, hoạt động và cảm xúc nhằm giúp bệnh nhân hoạt động, hạn chế thời gian
Trang 33nhàn rỗi, tăng giá trị bản thân, tăng cảm xúc tích cực Nhà tâm lý sẽ cùng bệnh nhânxác định và lựa chọn những hoạt động yêu thích, sau đó lên kế hoạch thực hiện mộtcách hợp lý Sau mỗi tuần, thân chủ và nhà tâm lý rà soát lại việc thực hiện hoạt độngnhư thế nào? Mục tiêu đã đạt được chưa? Sự thay đổi ở bệnh nhân như thế nào? Nhàtâm lý cùng thân chủ điều chỉnh [10, tr.224]
1.4 Một số đặc điểm về hình thức trị liệu trực tuyến
Ngày nay, việc cung cấp các dịch vụ trị liệu tâm lý trực tuyến bằng công nghệ
là một hình thức đang phát triển, tiếp cận được nhiều bệnh nhân Tuy nhiên, các nhà trịliệu tâm lý cần biết những rủi ro và lợi ích khi sử dụng hình thức trị liệu này
Liệu pháp trực tuyến đề cập đến các dịch vụ tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý đượcthực hiện qua internet Trái ngược với liệu pháp trực tiếp, liệu pháp trực tuyến chophép bạn kết nối với một nhà trị liệu hoặc cố vấn được cấp phép ngay tại nhà bằng bất
kỳ thiết bị nào có kết nối internet, chẳng hạn như máy tính, máy tính bảng hoặc điệnthoại thông minh [29]
Trị liệu trực tuyến có thể đem lại nhiều lợi ích Cụ thể, trị liệu trực tuyến giúpcác bệnh nhân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà người dân có rất ít khảnăng tiếp cận các hình thức trị liệu trực tiếp được tiếp cận các dịch vụ điều trị sức khỏetâm thần Ngoài ra, trị liệu trực tuyến tăng khả năng tiếp cận cho những người có hạnchế về thể chất như người khuyết tật, không thể di chuyển Trị liệu trực tuyến có thểgiúp người bệnh tiết kiệm chi phí (chi phí đi lại, chi phí thuê văn phòng…).[29] Trongnghiên cứu về “Các vấn đề đạo đức trong liệu pháp tâm lý trực tuyến” của Stoll.J,Muller J A, Trachsel M (2020) cho biết: Trong số 24 lập luận đạo đức ủng hộ liệupháp tâm lý trực tuyến có 5 lập luận đạo đức hàng đầu ủng hộ liệu pháp tâm lý trựctuyến là (1) tăng khả năng tiếp cận liệu pháp tâm lý và tính sẵn có cũng như tính linhhoạt của dịch vụ; (2) lợi ích của liệu pháp và tăng cường giao tiếp; (3) những lợi thếliên quan đến các đặc điểm cụ thể của khách hàng (ví dụ: vị trí xa); (4) sự tiện lợi, sựhài lòng, sự chấp nhận và nhu cầu tăng lên; và (5) lợi thế kinh tế [47]
Có thể thấy, trị liệu trực tuyến đem lại nhiều lợi thế và hiệu quả cho người bệnh.Trong một nghiên cứu về “Hiệu quả của các biện pháp can thiệp dựa trên internet đốivới trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ tuổi mắc chứng lo âu và/hoặc trầm cảm”nghiên cứu có sự tham gia của 569 người tham gia trong độ tuổi từ 7 đến 25 cho kếtquả không tìm thấy sự khác biệt thống kê nào về các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảmgiữa can thiệp dựa trên internet và can thiệp trực tiếp (hoặc chăm sóc thông thường).[49] Hay trong nghiên cứu “Phát triển và đánh giá ban đầu về hệ thống hỗ trợ dựa trênInternet cho Liệu pháp hành vi nhận thức trực tiếp” Nghiên cứu bao gồm 15 bệnhnhân bị lo âu hoặc trầm cảm nhẹ đến trung bình Tất cả những người tham gia đềuđược phỏng vấn sau chín tuần can thiệp.Điểm số triệu chứng giảm ở tất cả các biệnpháp Chỉ số thay đổi đáng tin cậy dao động từ 60% đến 87% đối với bệnh trầm cảm
Trang 34và lo âu [39] Hay nghiên cứu của Rice S M và cộng sự (2014) cho thấy các biệnpháp can thiệp trực tuyến tập trung vào hành vi nhận thức có triển vọng trong việcgiảm các triệu chứng trầm cảm ở những người trẻ tuổi [44]
Bên cạnh các nghiên cứu về hiệu quả của trị liệu trực tuyến còn có nghiên cứuchứng minh hiệu quả của kể hợp hai hình thức trị liệu trực tuyến và trực tiếp Cụ thểnghiên cứu của Rosalie van der Vaart về “Kết hợp liệu pháp trực tuyến vào liệu pháptrực tiếp thông thường để điều trị trầm cảm” năm 2014 cho thấy: Sự yêu thích của nhàtrị liệu và bệnh nhân giữa các buổi trực tuyến và trực tiếp khác nhau Hầu hết các nhàtrị liệu thích các buổi trực tiếp 75%, hầu hết bệnh nhân thích 50 đến 60% Các cuộcphỏng vấn cho thấy việc điều chỉnh phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân là điềucần thiết trong chăm sóc sức khỏe tâm thần thứ cấp, do tính phức tạp của các vấn đềcủa họ Bệnh nhân và nhà trị liệu coi việc kết hợp các buổi trực tuyến và trực tiếptrong liệu pháp điều trị trầm cảm tích hợp là một cải tiến tích cực [48]
Bên cạnh những lợi thế mà trị liệu trực tuyến đem lại, hình thức trị liệu nàycũng có những mặt hạn chế so với trị liệu trực tiếp Thứ nhất, trị liệu trực tuyến gặpkhó khăn khi khả năng truy cập internet của người dùng hạn chế Thứ hai, các vấn đề
về đường truyền, sóng viễn thông không ổn định cũng ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.Thứ ba, vấn đề đạo đức trong trị liệu như: bảo mật, quyền riêng tư và công nghệ khôngđáng tin cậy cũng ảnh hưởng và cần được quan tâm trong trị liệu trực tuyến Trongnghiên cứu về “Các vấn đề đạo đức trong liệu pháp tâm lý trực tuyến” của Stoll.J,Muller J A, Trachsel M (2020) cho thấy: Trong 32 lập luận phản đối sử dụng trị liệutrực tuyến có 5 lập luận đạo đức hàng đầu phản đối việc tham gia liệu pháp tâm lý trựctuyến là (1) các vấn đề về quyền riêng tư, tính bảo mật và an ninh; (2) năng lực củanhà trị liệu và nhu cầu đào tạo đặc biệt; (3) các vấn đề giao tiếp cụ thể liên quan đếncông nghệ; (4) khoảng cách nghiên cứu; và (5) các vấn đề khẩn cấp [47] Thứ tư, trịliệu trực tuyến có thể khiến các nhà trị liệu thiếu phản ứng với các tình huống khủnghoảng Vì các nhà trị liệu trực tuyến ở xa khách hàng nên họ có thể khó phản ứngnhanh chóng và hiệu quả khi khủng hoảng xảy ra Nếu khách hàng đang có ý định tự
tử hoặc đã trải qua một bi kịch cá nhân, nhà trị liệu có thể khó hoặc thậm chí khôngthể cung cấp hỗ trợ trực tiếp Cuối cùng, trong hình thức trị liệu trực tuyến, một vàithân chủ ngại ngùng, khó khăn trong việc bật camera hoặc né tránh góc camera vì vậyhầu hết cơ thể bị che khuất; Đặc biệt nếu sử dụng liệu pháp dựa trên văn bản, các nhàtrị liệu không thể nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt, tín hiệu giọng nói hoặc ngôn ngữ cơthể Những tín hiệu này thường có thể nói lên nhiều điều và giúp nhà trị liệu có bứctranh rõ ràng hơn về cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của thân chủ [29]
Tóm lại, trị liệu trực tuyến có thể là một hình thức trị liệu hiệu quả và thuận tiện
để tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần Nhưng điều đó không có nghĩa là nó phù
Trang 35hợp với tất cả mọi người và với các rối loạn tâm thần Chính vì vậy, cần cân nhắc khi
sử dụng hoặc đảm bảo khắc phục các yếu tố hạn chế khi sử dụng hình thức trị liệu này
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong toàn bộ chương 1, học viên đã tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm nóichung và trầm cảm ở đối tượng là thanh niên nói riêng trên Thế giới cũng như tại ViệtNam; Từ phần tổng quan về dịch tễ trầm cảm có thể thấy tỷ lệ trầm cảm đang ngàycàng gia tăng về số lượng người mắc phải với mức độ từ nhẹ đến nặng Trầm cảm cóthể mắc ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào Có sự khác biệt về tỷ lệ trầm cảm giữa nam
và nữ, giữa các vùng miền và đối tượng trong các ngành nghề công việc
Bên cạnh đó, chương 1 cũng tổng quan về các khái niệm trầm cảm theo cácquan điểm khác nhau Đề án sử dụng khái niệm trầm cảm theo DSM – 5 làm kháiniệm lí thuyết cho phần đánh giá ở chương 2 Chương 1 cũng tập trung trình bày vềđặc điểm của rối loạn trầm cảm, tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM – 5; Trongchương 1 cũng trình bày các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến trầm ảnh baogồm nguyên nhân tâm lý, sinh học, xã hội; Phần cuối của chương 1 trình bày về cácphương pháp đánh giá bao gồm: quan sát, hỏi chuyện lâm sàng, nghiên cứu trườnghợp, sử dụng các trắc nghiệm tâm lý; Phương pháp trị liệu sử dụng liệu pháp nhận thứchành vi làm cơ sở lý thuyết và các kỹ thuật gồm: Kích hoạt hành vi, tái cấu trúc nhậnthức, đối thoại Socrates, sách trị liệu, các Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng, Huấnluyện kỹ năng xã hội Huấn luyện phòng ngừa stress, huấn luyện kỹ năng giao tiếp
Trang 36CHƯƠNG 2 TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP THANH NIÊN
CÓ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM 2.1 Thông tin chung về thân chủ
2.1.1 Thông tin hành chính
(Tên thân chủ đã được thay đổi để đảm bảo tính bảo mật thông tin)
TC tên là Hương, giới tính nữ, sinh năm 2002, chưa lập gia đình và đang là sinhviên năm cuối của một trường ĐH tại Hà Nội Gia đình TC có 4 người: bố, mẹ, em trai
và TC, hiện tại những người thân sống ở quê TC học xa nhà và ở cùng một bạn nữ tạiphòng trọ gần trường đại học
2.1.2 Những lý do tìm đến thăm khám và trị liệu
TC cảm thấy mình không ổn, TC tự nhận thấy tình trạng trầm cảm của mìnhcòn tệ hơn trước rất nhiều TC muốn mình trở lại vui vẻ, hồn nhiên như ngày xưa TCcảm thấy lúc nào mình cũng mệt mỏi, buồn chán, lo nghĩ nhiều TC muốn hiểu rõ vấn
đề mình đang gặp phải nên tìm người hỗ trợ “Tự em nhận thấy em có vấn đề, cần phải tác động điều gì đó Em muốn mình như người bình thường, vui vẻ, mối quan hệ bình thường Mọi thứ bình thường Nên em quyết định đi khám, uống thuốc, tìm hỗ trợ”.
HV nhận thấy động cơ trong việc tìm kiếm trị liệu tâm lý của TC rất mạnh mẽ
2.1.3 Hoàn cảnh gặp gỡ
Thân chủ đến thăm khám bệnh ở Viện sức khỏe tâm thần Qua sự giới thiệu củabác sỹ đang điều trị bằng thuốc cho thân chủ, học viên được tiếp cận và hỗ trợ tâm lýcho thân chủ
2.1.4 Ấn tượng ban đầu về thân chủ
Ấn tượng ban đầu của HV về TC là: TC mặc quần áo giản dị, chỉnh tề, tóc buộc
gọn gàng phía sau TC không trang điểm, không tô son (Hầu hết các phiên làm việc
TC đều mặc quần jean, áo phông và không trang điểm) Trong các phiên làm việc, TC
thường ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, tay đặt lên bàn, thi thoảng bấm ngón tay vào nhaunhững lúc kể lại chuyện cũ hồi cấp 2 Gương mặt của TC trầm buồn, mệt mỏi, thithoảng ngáp trong quá trình trò chuyện TC nói chuyện rõ ràng, nhưng với âm lượng nhỏ
Những phiên làm việc online, TC thường vào đúng giờ hẹn Quá trình làm việcđều bật camera, bật mic và tham gia trọn vẹn buổi trị liệu
2.2 Các vấn đề đạo đức
2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca
Học viên và thân chủ không có mối quan hệ đa chiều Thân chủ đến khám bệnh
ở Viện sức khỏe tâm thần Qua sự giới thiệu của các bác sỹ đang điều trị bằng thuốccho thân chủ, học viên được tiếp cận để hỗ trợ tâm lý cho thân chủ
2.2.2 Đạo đức trong đánh giá
Khi lựa chọn các trắc nghiệm phục vụ đánh giá, học viên lựa chọn các trắcnghiệm thích hợp với vấn đề của thân chủ, trắc nghiệm có độ tin cậy chính xác cao
Trang 37Ngoài ra, học viên chỉ sử dụng các trắc nghiệm đã được đào tạo, đã nắm chắc quy trình
sử dụng Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành giới thiệu, giải thích cho thân chủ hiểu
về mục tiêu sử dụng trắc nghiệm, diễn giải kết quả trắc nghiệm một cách rõ ràng đểthân chủ nắm được vấn đề mình đang gặp phải
2.2.3 Đạo đức trong trị liệu
Ngay từ buổi đầu tiên, học viên đã giúp thân chủ hiểu được mục đích cũng nhưlợi ích khi tham gia quá trình trị liệu, tạo động lực để thân chủ cam kết theo đuổi quátrình trị liệu Học viên đã xin phép và được sự đồng ý của thân chủ về việc sử dụngtrường hợp của thân chủ làm báo cáo trong đề án tốt nghiệp thông qua bản đồng thuậntham gia đề án (Phụ lục 18)
Trong quá trình trị liệu, thân chủ luôn được thảo luận về kế hoạch và mục tiêutrị liệu Bản kế hoạch trị liệu là sự thống nhất giữa ý kiến cá nhân của thân chủ và sựgợi ý, đề xuất của học viên Đối với các phương pháp trị liệu, học viên lựa chọn tiếpcận nhận thức - hành vi đã được đào tạo Trước khi tiến hành trị liệu, học viên đã giớithiệu về liệu pháp, ý nghĩa cũng như các kỹ thuật trong liệu pháp với thân chủ
Toàn bộ quá trình thực hành trị liệu, học viên được sự giám sát của hai nhà tâm
lý là PGS.TS Trần Thành Nam và ThS Đoàn Thị Hương (3 buổi)
2.3 Đánh giá
2.3.1 Mô tả ca
Thân chủ tên là Hương, giới tính: nữ, sinh năm 2002 Thân chủ chưa lập giađình và hiện đang là sinh viên năm tư của một trường đại học tại Hà Nội Hiện tại,thân chủ đang ở cùng một người bạn nữ tại phòng trọ gần trường đại học
TC sinh ra trong gia đình có đủ cả bố, mẹ và có một em trai sinh năm 2008.Theo lời kể của TC, thời điểm cấp 1, cuộc sống gia đình bình thường Khi lên cấp 2,gia đình TC thường xuyên cãi nhau, căng thẳng nhiều ngày
TC nhận định bố là người khá gia trưởng, thích bạo lực, khắt khe quá cho nên
thời điểm TC học cấp 2, TC bị bố đánh nhiều: “Có những lần em ương, lì lợm thì bố đánh Nhưng có những lần vô lý, ví dụ em đi chơi 10 giờ đêm về đến nhà bố cũng đánh,
bố bảo 9 giờ là phải về rồi nên em thấy vô lý” Khi bị đánh TC rất sợ hãi, không phản
kháng lại mà chỉ trốn một góc và khóc Thời điểm bị bố đánh nhiều, TC hay gặp ác
mộng: “Em mơ em chạy rất nhanh, rất sợ hãi, nếu không chạy em sẽ chết Nhưng khi quay mặt lại thì là hình ảnh bố cầm roi đuổi đánh em Nó để lại nỗi sợ rất lớn với em” Thời điểm hiện tại, TC không bị bố đánh nữa vì “chắc bố thấy em lớn hơn rồi”, TC
cũng không còn xuất hiện những giấc mơ như ngày trước
TC cho rằng mẹ là người tham công tiếc việc, thường gom hết mọi việc vềmình, nên dễ mệt mỏi Vì vậy mà dù là chuyện rất nhỏ mẹ cũng có thể cáu, mắng, chửi
TC và em trai “Mẹ thì nói những lời rất nặng nề khiến cho em cũng bị tổn thương”.
TC có em trai sinh năm 2008, hai chị em cũng ít nói chuyện, tâm sự
Trang 38Trong gia đình, dù là trước kia hay bây giờ, TC không chia sẻ mọi chuyện được
với ai TC nhận định mọi người trong gia đình “lạnh”, có nghĩa là “người nào cũng khó chia sẻ ra cái cảm xúc của mình cho nên là em cũng như vậy, khó chia sẻ” Tuy
nhiên, khi đi học xa nhà, TC luôn nhớ về gia đình của mình, luôn muốn học xong để
về quê lập nghiệp, sống gần gia đình
TC chia sẻ: cả 4 năm cấp 2, TC là nạn nhân của bạo lực học đường TC bị bắtnạt cả về lời nói lẫn hành động Lời nói thì bị các bạn nói xấu, chửi Bạo lực về hànhđộng là TC bị nhốt vào nhà vệ sinh và bị hắt nước vào người Nguyên nhân TC bị bắt
nạt là do mâu thuẫn bạn bè: “Hồi ấy, ngay khi vào lớp 6, em có quay cóp bài và bị cô giáo bắt phao Nhưng không hiểu sao lúc ấy, em đã đứng dậy và mách luôn một bạn bên cạnh chép phao Bạn ấy lại là trùm của một nhóm, từ ấy em bị nhóm ấy cô lập, bắt nạt qua lời nói không tốt, hay bị các bạn trêu chọc Có những lần em bị các bạn nhốt vào nhà vệ sinh, hắt nước Nhóm ấy chi phối những bạn khác, không cho ai chơi với em.”
TC không báo với thầy cô và cũng không chia sẻ với bất kỳ ai trong gia đìnhnên tự mình chịu đựng Thời điểm cấp 2, TC có hai người bạn thân Tuy nhiên đếnthời điểm hiện tại thì ít liên lạc TC nhận thấy từ thời điểm cấp 2, bản thân ngày càngthu mình, chán việc học, chán mọi thứ
Lên cấp 3 cho đến tận bây giờ, TC không còn bị bắt nạt nữa Với việc học, TCcũng không biết nên học gì, làm gì nên nghe theo định hướng của gia đình về ngànhhọc hiện tại
Khoảng thời gian căng thẳng nhất là cuối lớp 12, TC muốn đi xuất khẩu laođộng, không muốn đi học đại học nhưng mẹ không đồng ý Vì vậy, chỉ còn 3 - 4 tháng
để TC ôn thi Sau khi thi đại học xong thì căng thẳng không còn Lúc này TC thấy rõ
điểm ấy, thần tượng Kpop của TC tự tử do trầm cảm TC tự tìm hiểu về trầm cảm và
thấy các dấu hiệu trầm cảm rất giống với các biểu hiện của mình thời điểm ấy “Thời điểm ấy, em thu mình, lúc nào buồn nhiều, không có động lực làm bất kỳ việc gì Ngủ nhiều, tăng cân Em tăng cân do em ngủ và ăn nhiều Có lúc em tăng 2 kg/tuần, có lúc
Trang 39em chán không buồn ăn và cũng tụt 2 kg/tuần Phải mất một thời gian sau đó, em mới không còn bị như vậy nữa”.
Ở thời điểm gặp HV, TC có áp lực việc học và thi tốt nghiệp, thi tiếng Anh
chuẩn đầu ra Đây là môn học TC sợ “cứ nghĩ đến là em đã thấy sợ sợ rồi” Khi được
hỏi về lý do khiến TC sợ, TC chia sẻ đã từng trượt tiếng Anh hồi năm hai đại học, cóhọc phần TC học lại ba lần mới qua; Ngoài ra, TC từng thi chuẩn đầu ra tiếng Anhnhưng không đỗ Bên cạnh đó, TC đặt mục tiêu mình đạt 6.5 Ielts nhưng lại tự nhận
thấy mục tiêu này bản thân “không thể đạt được” Tuy nhiên, TC luôn áp lực mình phải “cố cho bằng được” vì mẹ TC luôn kỳ vọng và “vì mẹ cho tiền em học thêm, mẹ hay hỏi em học tiếng Anh thế nào rồi, thi ra sao rồi làm em lo lắng, sợ nó” TC đăng
ký học thêm tiếng Anh ở trung tâm nhưng học “không vào” dù thấy cách dạy của thầy
cô và kiến thức khá ổn TC cho rằng “chắc là do em không có sự kiên trì hay sao mà
nó vẫn dậm chân tại chỗ Tiếng Anh của em là không có gì cả, không biết một thứ gì cả”.
Thời điểm gặp HV, TC là sinh viên sắp tốt nghiệp Bên cạnh áp lực của việchọc tiếng Anh, TC còn áp lực liên quan đến thi tốt nghiệp Tuy nhiên, vì phải học lạimột số môn nên TC tốt nghiệp muộn 2 - 3 tháng so với các bạn Điều này càng khiến
TC lo lắng và chán nản Ngoài ra, khi học năm ba đại học, TC nghe được thông tinmình phải học lại một vài môn và sẽ bị trừ một bậc tốt nghiệp vì tổng số môn học lạiquá 5% tín chỉ Khi được hỏi về nguồn thông tin TC lấy từ đâu, TC không nhớ rõ, chỉnhớ mình từng nghe từ giáo viên hoặc bạn bè nói TC tin vào thông tin ấy và khôngkiểm chứng lại Từ thời điểm nhận được thông tin ấy cho đến khi gặp HV vào cuốitháng 4 năm 2024, TC thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, áp lực việc học:
“Theo quy định nhà trường, quá 5% tín học lại sẽ trừ một bậc tốt nghiệp Chính vì vậy,
em có áp lực phải được bằng Giỏi để nếu trừ một bậc xuống Khá Còn bằng Trung bình thì sẽ không thể làm được gì Bằng Trung bình thì phí bao công sức bố mẹ em nuôi em ăn học thì em thấy rất có lỗi với bố mẹ”.
Cách ứng phó của TC khi gặp khó khăn là né tránh, trì hoãn: “Khi gặp khó khăn em thường không đối diện mà sẽ né tránh, sự việc ấy thì vẫn còn Trong cơ thể
em thấy mệt mỏi, uể oải Em cứ lo sợ Từ khoảng năm ba đến giờ, có rất ít khoảng thời gian em cảm thấy bớt căng thẳng, sự căng thẳng cũng không tăng nặng hơn Nhưng chuẩn bị tốt nghiệp rồi thì em căng thẳng rõ rệt”.
Trong mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh: Hiện tại TC thu dần
mối quan hệ với tất cả mọi người, TC có một vài bạn thân “nhưng em cũng không biết
là có thân không nữa, nhưng chắc là thân vì em cũng hay chia sẻ với các bạn và các bạn cũng hay động viên em” TC thấy mối quan hệ không còn tốt như ngày xưa TC thường gặp hiểu lầm với người đối diện khi tiếp xúc TC chia sẻ: “Mọi người thường bảo em khó gần, chảnh chọe, kiêu căng Nhưng thực tế em không như vậy, tính em như
Trang 40thế, em ít nói, khó mở lời nói chuyện, em cũng không biết sao nữa” Với những người
trong họ hàng, hàng xóm ở quê TC cũng khó để trò chuyện hay tiếp xúc
Bắt đầu từ tháng 1 năm 2024, cảm xúc TC thay đổi liên tục, thất thường TC ítcảm nhận được niềm vui, thường thấy buồn bã, tiêu cực Đang làm bất kỳ việc gì TCcũng thấy mệt mỏi, thấy buồn
TC thường xuyên có suy nghĩ mình là người vô dụng Trong ngày TC thườngthẩn thơ, suy nghĩ rất nhiều TC suy nghĩ về hiện tại, tương lai, quá khứ Những suynghĩ tiêu cực đến những lúc TC rảnh rỗi, không làm gì cả TC nghĩ về trước kia mình
đã vui vẻ, hồn nhiên như thế nào TC có suy nghĩ muốn thay đổi con người không bìnhthường của mình để trở về con người bình thường của mình Con người bình thường:
“Là con người vui vẻ, vô tư hồn nhiên” Con người không bình thường: “Là con người lúc nào cũng mệt mỏi, lúc nào cũng suy nghĩ, lúc nào cũng chán nản, lúc nào cũng buồn rầu”.
TC suy nghĩ về tương lai sẽ làm gì sau khi ra trường TC nghĩ mình sẽ làm đại
một nghề gì đó để theo đuổi ước mơ trở thành huấn luyện viên Yoga: “Em muốn trở thành huấn luyện viên Yoga vì nghề đó giúp thân, tâm được bình an hơn” TC mới
dừng lại ở suy nghĩ, chưa có kế hoạch cụ thể Khi HV hỏi về động lực cũng như nhậnđịnh của TC về khả năng của mình đối với ước mơ trở thành huấn luyện viên Yoga thì
TC thể hiện sự tự ti về khả năng của chính mình, tự ti về khả năng giao tiếp không biết
có xây dựng được mối quan hệ để làm nghề hay không?
TC chia sẻ mình đã từng có suy nghĩ về việc tự tử khi quá chán nản, tần suất củanhững suy nghĩ tự tử xuất hiện vài tháng một lần trong những lúc quá chán nản TC
không có kế hoạch cho việc tự tử “Em cũng từng nghĩ đến việc tự tử, nghĩ mãi về việc mình sống để làm gì? Ý nghĩa cuộc sống của mình là gì? Nghĩ thế xong em lại thôi, hoặc cứ để suy nghĩ ấy trôi đi hoặc việc khác để quên đi” Ở thời điểm gặp HV (tháng
4/2024), TC không xuất hiện suy nghĩ tự tử Suy nghĩ tự tử xuất hiện gần nhất cáchthời điểm gặp HV khoảng 4 – 5 tháng TC đã chia sẻ với mẹ, với bà mình về những
suy nghĩ về việc muốn chết Người thân trong gia đình chỉ khuyên TC: “Cố lên, chịu khó ra ngoài nói chuyện với mọi người, chịu khó cởi mở lên, nhưng những điều này không giúp em tích cực hơn”.
Phần lớn thời gian trong ngày, ngoài thời gian học zoom online thì TC chỉ nằmtrên giường nghĩ ngợi đến khi mệt thì đi ngủ TC thấy mình vô dụng, có lỗi với bố mẹ
“Vì bố mẹ vất cả ở quê kiếm tiền cho mình đi học Có mỗi việc học nhưng cũng không làm được, bản thân trì trệ, lúc nào cũng mệt mỏi” TC nhận thấy bản thân có tính lười,
trì hoãn, sợ cái gì thì hay trốn tránh Khi có động lực thì học liền 5 - 6 tiếng, hết độnglực thì không làm gì khác TC chỉ nằm đến khi mệt thì đi ngủ
Về các hoạt động chức năng: Thời điểm chưa uống thuốc, TC thường khó ngủ,khoảng 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng mới đi ngủ Giấc ngủ khá chập chờn Nhưng từ khi