1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận bạo hành và chấn thương Được hình thành từ bạo lực gia Đình Ở trẻ em tại thành phố hà nội

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bạo Hành Và Chấn Thương Được Hình Thành Từ Bạo Lực Gia Đình Ở Trẻ Em Tại Thành Phố Hà Nội
Tác giả Tô Diệu Quỳnh
Người hướng dẫn Trịnh Khánh Vân
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập Môn Năng Lực Thông Tin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 432,89 KB

Nội dung

Bạo lực học đường: Nghiên cứu về bạo lực giữa các em học sinh, bao gồm bạo lực về thể chất, tinh thần hoặc xã hội trong môi trường học đường.. Bạo lực trên mạng: Nghiên cứu về bạo lực tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: BẠO HÀNH VÀ CHẤN THƯƠNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Họ tên sinh viên: Tô Diệu Quỳnh

Mã số sinh viên: 23030620

Lớp: NMNL Thông tin – LIB1050Giảng viên: Trịnh Khánh Vân

Hà Nội – 2024

Trang 2

BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI

Bạo lực gia đình: Nghiên cứu về bạo lực trong

gia đình, bao gồm bạo lực vợ chồng, bạo lực

từ phụ huynh hoặc người chăm sóc, và tác

động của nó lên trẻ em

Bạo lực tình dục ở trẻ em: Tập trung vào cácdạng bạo lực tình dục như xâm hại tình dụchoặc quấy rối tình dục ảnh hưởng đến trẻ em

Bạo lực học đường: Nghiên cứu về bạo lực

giữa các em học sinh, bao gồm bạo lực về thể

chất, tinh thần hoặc xã hội trong môi trường

học đường

T ác động của bạo lực trong gia đình lên sứckhỏe tâm thần của trẻ em: Tập trung vào tácđộng của bạo lực gia đình, như lạm dụng, đối

xử tệ, hoặc thất thường tâm lý, lên sức khỏetâm thần của trẻ em

Bạo lực trên phương tiện truyền thông: Nghiên

cứu về ảnh hưởng của bạo lực trong các

chương trình truyền hình, trò chơi điện tử và

các nền văn hóa truyền thông khác lên tâm lý

và hành vi của trẻ em

Bạo lực học đường và hậu quả về hành vi củatrẻ em: Tập trung vào mối quan hệ giữa bạo lựchọc đường và các hành vi tiêu cực hoặc tộiphạm của trẻ em sau này

Bạo lực trên mạng: Nghiên cứu về bạo lực trên

mạng, bao gồm hình ảnh bạo lực,

cyberbullying, và tác động của các nền tảng

truyền thông xã hội lên trẻ em

Bạo lực trên mạng và tác động tâm lý của trẻem: Tập trung vào tác động của bạo lực trênmạng đến tâm lý và tinh thần của trẻ em, baogồm lo lắng, trầm cảm, và tự tổn thương

Trang 3

MỤC LỤC

I, MỞ BÀI: 4

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 4

2 Tổng quan nghiên cứu 4

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Đối tượng nghiên cứu/Khách thể/Mẫu khảo sát 6

6 Câu hỏi nghiên cứu 6

7 Giả thuyết nghiên cứu 6

8 Phương pháp nghiên cứu 7

9 Kết cấu nội dung chương 7

II, THÂN BÀI 9

1 Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình đối với trẻ em 9

2 Thực trạng trẻ em Việt Nam bị bạo lực gia đình bởi cha mẹ ở thành phố Hà Nội

11

3 Hậu quả từ việc trẻ em Việt Nam bị bạo lực gia đình tại thành phố Hà Nội 22

III, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 31

IV, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 4

I, MỞ BÀI

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em hôm nay là thế hệ kế thừa, là nhữngchủ nhân tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc và của cả thế giới Chính vì vậy, việc chămsóc và giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường mà còn là tráchnhiệm của toàn xã hội

Trong công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1990 có viết: “Để phát triểnđầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trên môi trường gia đình,trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông” Vốn dĩ, gia đình là nơi manglại hạnh phúc, là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống của mỗi người Nhưng trênthực tế, nhiều gia đình hiện nay lại đang diễn ra tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái,

để lại những tổn thương và ám ảnh tâm lý sâu rộng cho những đứa trẻ

Bạo lực gia đình hiện nay không còn chỉ nhắm tới người phụ nữ mà còn nhằm cảvào trẻ em - những mầm non tương lai của đất nước Trẻ em lớn lên trong một môitrường bạo lực sẽ không thể phát triển một cách toàn diện, hài hòa cả về mặt thể chất lẫntinh thần Chính vì thế, em đã lựa chọn đề tài “Hậu quả nặng nề của từ việc trải qua bạolực gia đình của trẻ em Việt Nam ở thành phố Hà Nội hiện nay” nhằm góp một phầncông sức nhỏ bé trong hành trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta

2 Tổng quan nghiên cứu.

Có thể nói rằng, gia đình là một nội dung chứa đựng nhiều vấn đề đòi hỏi nghiêncứu sâu rộng Xét riêng về khía cạnh bạo lực gia đình đối với trẻ em thì cũng có rất nhiềunghiên cứu cả trên thế giới và ở Việt Nam

2.1 Nghiên cứu trên thế giới.

Trên thế giới, các vấn đề xoay quanh trẻ được đặc biệt coi trọng

Tháng 12 năm 2013, UNICEF đã tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu nguyên nhânbạo lực đối với trẻ em”, xác định các yếu tố liên quan tới việc gây ra các hình thức bạo

Trang 5

lực với trẻ, đồng thời đề xuất những giải pháp can thiệp của quốc gia trong phòng, chốngbạo lực Nghiên cứu được thực hiện ở 4 khu vực trên thế giới là Nam Phi, Đông Nam Á,

Mỹ La Tinh và Nam Âu

Nghiên cứu ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho thấy thiệt hại từ việc bạohành trẻ em ước tính lên tới 206 tỉ USD Điều tra MICs ở Thái Lan cho thấy 75% trẻtrong độ tuổi từ 1 đến 14 tại nước này từng bị phạt về thể chất và tâm lí Tại Philippines,

cứ 5 trẻ thì có tới 3 trẻ từng bị bạo hành về thể chất và 60% trong số đó diễn ra tại nhà

2.2 Nghiên cứu trong nước.

Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát về tìnhtrạng trẻ em bị bạo lực gia đình bởi chính cha mẹ của mình

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức tầm nhìn thế giới, phỏng vấn học sinh tại 2 tỉnhYên Bái, Tuyên Quang, có 44% trẻ em bị bạo lực, trong đó 23% bị đánh, tát, đòn roi Báocáo về can thiệp và hỗ trợ theo đường dây nóng 18001567 phản ánh về bạo lực trẻ em thìtrong 689 ca bạo lực trẻ em, cứ 10 ca lại có 6 ca là bạo lực thân thể, trong đó có 4 ca bạolực gia đình

Số liệu thống kê được báo cáo tại Hội nghị châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2 vềphòng chống tai nạn thương tích diễn ra tại Hà Nội, trong 3 năm 2005 - 2007 trung bìnhmỗi năm ở nước ta có 475 trường hợp tử vong do tự tử và 114 trường hợp tử vong trẻ em

do bạo hành

Cũng từ năm 2003, UNICEF cùng với Uỷ ban Dân số Giáo dục Trẻ em, QuỹCứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển và Plan International đã và đang tiến hành một số nghiên cứunhằm đánh giá mức độ bạo lực và lạm dụng trẻ em ở Việt Nam Một nghiên cứu đượctiến hành trên 2800 người (chủ yếu là trẻ em) ở 3 tỉnh thành: An Giang, Lào Cai, Hà Nội.Trong đó cho thấy trừng phạt thân thể là hình thức bạo lực phổ biến ở gia đình và trườnghọc

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục tiêu chính

Trang 6

Mô tả hậu quả nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần mà trẻ em ở thành phố Hà Nộiphải chịu sau khi trải qua bạo hành từ chính cha mẹ.

4.1 Nội dung: hậu quả từ việc trẻ em bị bạo lực gia đình từ cha mẹ

4.2 Không gian: toàn thành phố Hà Nội

4.3 Thời gian: 2 năm (từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022)

5 Đối tượng nghiên cứu/Khách thể/ Mẫu khảo sát.

Đối tượng nghiên cứu của nhóm chính là hậu quả mà trẻ em phải gánh chịu khi bịbạo lực gia đình từ cha mẹ Khách thể của nhóm là các gia đình có con trong độ tuổi từ 2đến 15 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Về mẫu khảo sát, đối tượng khảo sát bao gồm cha mẹ, trẻ em, hàng xóm, các cấpchính quyền có liên quan Trong đó nhóm sẽ tiến hành khảo sát, phỏng vấn 100 cặp cha

mẹ, 200 trẻ em và 100 hàng xóm cùng cơ quan chính quyền tại địa phương

6 Câu hỏi nghiên cứu.

Việc trải qua BLGĐ để lại hậu quả nặng nề như thế nào cho trẻ em Việt Nam?Nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ em bị BLGĐ từ chính cha mẹ?

Cần làm gì để giúp đỡ những đứa trẻ từng trải qua BLGĐ?

Trang 7

7 Giả thuyết nghiên cứu.

Nạn bạo hành trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn thựchiện, che dấu tinh vi hơn Có tới 70% trẻ em bị bạo lực gia đình từ chính những người làcha mẹ của mình

Bạo hành ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lí và hình thành nhân cách của đứa trẻsau này, khiến trẻ rơi vào hai thái cực cực đoan, hoặc là trở thành kẻ đi bắt nạt ngườikhác, hoặc là trở thành nạn nhân bị bạo hành Trẻ gặp khó khăn trong việc kết nối vớicộng đồng, luôn cảm thấy lo lắng, bất an, sợ hãi, dễ suy nghĩ cực đoan và nảy sinh nguy

cơ trở thành tội phạm vị thành niên

Hầu hết nguyên nhân dẫn tới thường là do hạn chế trong nhận thức của phụ huynh,các tệ nạn xã hội, kinh tế giảm sút, công tác tuyên truyền, bảo vệ của nhà nước còn chưatốt

8 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiêncứu sau đó thực hiện phân tích các nguồn tài liệu, tổng hợp tài liệu

Phương pháp quan sát: Quan sát, tìm hiểu ngẫu nhiên 100 gia đình nghi đang cótrẻ bị bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 100 gia đình đã trải qua các quan sát như trên

9 Kết cấu nội dung chương.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài đượcchia làm ba chương với cá nội dung như sau:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình đối với trẻ em.

1.1 Khái niệm trẻ em

1.2 Khái niệm bạo lực gia đình

1.3 Khái niệm tổn thương tinh thần/ thể xác

Trang 8

CHƯƠNG 2: Thực trạng trẻ em Việt Nam bị bạo lực gia đình bởi cha mẹ ở thành phố

Hà Nội

2.1 Thống kê số liệu trẻ em bị bạo hành bởi cha mẹ

2.2 Các hình thức bạo hành trẻ em

2.3 Các mức độ bạo hành

2.4 Nguyên nhân của các vụ bạo hành

CHƯƠNG 3: Hậu quả từ việc trẻ em Việt Nam bị bạo lực gia đình tại thành phố Hà Nội

3.1 Hậu quả của việc bạo hành trẻ em đối với thể chất

3.2 Hậu quả của việc bạo hành trẻ em đối với tâm lý

3.3 Hậu quả của việc bạo hành trẻ em tác động đến hành vi

3.4 Hậu quả của việc bạo hành trẻ em tác động đến trí tuệ, nhận thức

3.5 Kết luận

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 9

II THÂN BÀI

CHƯƠNG 1

Cơ sở lý luận và lý thuyết.

1.1. Khái niệm trẻ em.

Tùy vào góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể, khái niệm trẻ em được hiểu ởnhiều cách khác nhau

Theo triết học xem trẻ em là một “khâu” tất yếu trong mối quan hệ biện chứng vớitiến trình phát triển của xã hội Con người sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ của thờiđại, của xã hội Sự phát triển của xã hội, tương lai của một quốc gia, dân tộc tùy thuộc vàviệc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em

Dưới góc độ tâm lý học, trẻ em là khái niệm được dùng để chỉ giai đoạn đầu của

sự phát triển tâm lý, nhân cách của con người Sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ emgiai đoạn từ lúc lọt lòng đến tuổi dậy thì là một trong những nội dung quan trọng trongnghiên cứu của các nhà tâm lý học Theo đó, tâm lý học phân chia lứa tuổi trẻ em thànhcác giai đoạn khác nhau, ứng với sự phát triển và tiếp thu nhận thức khác nhau: Tuổi sơsinh, tuổi mẫu giáo nhỏ, tuổi mẫu giáo lớn, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi thành niênmới lớn

Xã hội học lại xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác với ngườitrường thành Trẻ em là người chưa đạt đến sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinhthần để được coi là người lớn Do đó, trẻ em được xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinhthành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển một cách toàn diện

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo độ tuổi TheoCông ước quyền trẻ em tại Điều 1 quy định:“ Trong phạm vi Công ước này, trẻ em cónghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy địnhdưới tuổi thành niên sớm hơn” Tuy nhiên, trong Luật trẻ em Việt Nam 2016, ở Điều 1

Trang 10

quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” Có thể khẳng định rằng có sự khác biệt quyđịnh về độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam so với Công ước quốc tế.

1.2. Khái niệm bạo lực gia đình.

Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình làhành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đìnhbao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu;giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

- Cưỡng ép quan hệ tình dục

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng củathành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ;kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

Các hành vi bạo lực quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên giađình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống vớinhau như vợ chồng

1.3. Khái niệm tổn thương tinh thần/thể xác.

Trang 11

Tổn thương tinh thần là bất kỳ sự kiện tiêu cực nào xảy ra trong cuộc sống gây đaukhổ hoặc lo lắng căng thẳng mà bản thân bất lực không thể giải quyết được, làm giảm ýthức về bản thân và khả năng cảm nhận đầy đủ các cung bậc cảm xúc và trải nghiệm.

Tổn thương thể xác là những vết thương trên thân thể tạo ra sự đau đớn, khó chịu,

đó có thể là những vết thương xuất hiện do tai nạn, rủi ro, sự cố không đáng có

CHƯƠNG 2 Thực trạng trẻ em bị bạo lực gia đình trong phạm vi Thành phố Hà Nội.

Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau làquan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp Gia đình là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầutình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống.Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, đời sống của người dân khôngngừng được nâng cao, kéo theo đó là là sự gia tăng “bạo lực gia đình” Hiện nay bạo lựcgia đình không những chỉ nhằm vào phụ nữ mà đối tượng của bạo lực gia đình còn có cảtrẻ em “những chủ nhân tương lai của đất nước” Trẻ em mà sống trong cảnh bạo lực giađình và chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình sẽ không thể phát triển hài hoà về thể chất

và nhân cách

Quyền trẻ em là quyền của mọi người mọi gia đình và toàn xã hội được nhận thứcdành cho trẻ em với sự chú ý riêng biệt tới các quyền bảo vệ và chăm sóc đặc biệt dànhcho thiếu nhi, gồm cả quyền liên kết với cả cha mẹ ruột

Trong cuộc họp mở rộng tại Hà Nội của Ủy ban Văn hóa, Thanh Thiếu niên vàNhi đồng của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu: “Công tác bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp to lớn, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước

và nhân dân mà trực tiếp là gia đình Đây cũng là sự nghiệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc,bảo đảm cho sự phát triển của dân tộc Tuy nhiên, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ngàycàng nghiêm trọng và diễn biến khôn lường tại Việt Nam”

Trang 12

Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một giatăng cả về số lượng lẫn mức độ Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà làvấn nạn của xã hội Trẻ em non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần rất cần được chăm sóc,yêu thương và bảo vệ song thực tế không như vậy.

Điều khiến chúng ta sửng sốt, đau buồn hơn cả chính là nhiều vụ bạo hành dã mantrẻ em lại do chính những người làm cha làm mẹ, những người thân thích ruột thịt tronggia đình gây ra Nó chính là hổ dữ ăn thịt con, khi mà nhẹ thì mắng chửi nặng thì dùng lời

lẽ để đay nghiến, xúc phạm các em Nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi, thậm chí là cácbiện pháp dã man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm như: Nước sôi, roisắt, xích cùm…

2.1 Thống kê số liệu trẻ em bị bạo hành bởi cha mẹ.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội cho biết: Tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2022 gia tăng so với năm 2021, đặcbiệt là bạo lực trong trường học và trong gia đình

Trong 4 tháng đầu năm 2023, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc giabảo vệ trẻ em 111 liên quan đến bạo lực học đường đã tăng 11% so với cùng kỳ nămngoái Thống kê thông qua các vụ việc cơ quan công an thụ lý, xác minh và giải quyếtcũng cho thấy, xu hướng xâm hại trẻ em năm 2023 gia tăng so với năm 2022

Theo đánh giá của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, sau 19 nămhoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến Trong đó, đã tư vấn469.408 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bạo lực, mua bán,bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em

Trong số 9.601 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.194 ca bạo lực trẻ em, chiếm 43,68%;2.472 ca về xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 25,75%; tiếp đến là 748 ca về trẻ em bị bóclột, chiếm 7,79%; 267 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, sao nhãng; 232 ca trẻ em bị mua bán;

239 ca vi phạm quyền trẻ em; 169 ca tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; 154

Trang 13

ca hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 33 ca bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởngbởi dịch COVID-19 và 1.084 ca về các vấn đề khác.

Trong 469.408 cuộc gọi tư vấn của Tổng đài 111 có 252.345 ca tư vấn chuyên sâu,chiếm 53,8%; 96.732 ca tư vấn liên quan đến những khó khăn của trẻ em trong quan hệứng xử với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo và ngoài cộng đồng(chiếm 38,3%)

Đáng chú ý, các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và tư vấn liênquan đến pháp luật tăng mạnh trong những năm gần đây

Tính từ năm 2020 đến nay tỷ lệ các cuộc gọi tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lựcchiếm 51,3% trong tổng số ca tư vấn chuyên sâu ở Tổng đài 111; cuộc gọi tư vấn về phápluật chiếm 27,9%; cuộc gọi tư vấn về ứng xử giảm chỉ còn 13,7%

Hơn cả là tình trạng trẻ em bị bạo hành ở thành phố Hà Nội – Nơi tưởng chừng là

an toàn nhất Theo số liệu thống kê từ công an thành phố Hà Nội: Trong 3 năm từ năm2019-2021 trên địa bàn TP Hà Nội phát hiện 315 vụ xâm hại 359 trẻ em, đã xử lý hình sự

298 vụ chiếm 94,6%, xử lý hành chính 08 vụ chiếm 2,54% và nổi lên là các hành vi xâmhại tình dục chiếm tỷ lệ lớn 81,6%, các vụ bạo hành gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ song hậuquả nghiêm trọng dẫn đến tử vong, loạn luân

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nêu rõ, tìnhhình xâm hại trẻ em năm 2021 mặc dù giảm 1,6% số vụ xâm hại , nhưng diễn biến phứctạp, 1 số vụ gây bức xúc trong xã hội như: vụ bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị cha dượng xâmhại, mẹ bạo hành; bé gái 3 tuổi bị cắm 9 cây đinh vào đầu ở Thạch Thất, Hà Nội; bố dùngđũa đánh con lớp 1 đến chết ở Hà Nội;…

Trang 14

Có đến 50 trẻ em từ sơ sinh đến dưới 18 tuổi từng bị bạo lực về thể chất: tập trung

ở độ tuổi 11-16 tuổi, ở tuổi nổi loạn về tâm sinh lý nên các em có những hành động tráivới mong muốn và kỳ vọng của phụ huynh chính vì vậy nên phụ huynh thường sử dụnghình thức bạo lực từ nhẹ đến nặng như đánh nhẹ, tát, dùng roi, chổi… với mục đích đểdạy dỗ con cái Bên cạnh đó cũng có trẻ em bị bạo lực vì điều kiện kinh tế, khi con cái trởthành gánh nặng của gia đình, những người cha, người mẹ trút bỏ những nỗi lo lên ngườicon bằng cách dùng đòn roi

Bên cạnh đó, có 52 trẻ từng bị bạo lực về tinh thần từ nhẹ đến nặng Họ thường bịmắng vì những lỗi sai khi làm việc, học hành Từ chê bai đến những lời nói nặng nề, xúcphạm, khiến cho tâm lý đứa trẻ luôn lo lắng, sợ hãi thậm chí là nổi loạn

Số ít trong đó, có 8 trẻ từng bị bạo lực về tình dục Từ hình thức không đụng chạm,

sử dụng lời nói, ngôn ngữ không phù hợp đến lạm dụng/ quấy rối tình dục ở trẻ em Điềunày hay gặp từ những gia đình có cha, mẹ tái hôn, khi trẻ em sống chung với cha dượng/

mẹ kế, thì khả năng trẻ em bị bạo lực tình dục rất cao

Ngoài ra, còn có 5 trẻ bị bạo lực về cảm xúc, bằng một số cách của phụ huynh như

bỏ bê trẻ, không chăm sóc, cái ăn, cái mặc Vi phạm quyền được tham gia học tập và cáchoạt động xã hội khác của trẻ Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như: cha mẹ vô tâm,làm ăn xa, hoặc cha mẹ vướng vào những tệ nạn xã hội mà bỏ bê mọi thứ xung quanh…

Trong số các hình thức bị bạo hành riêng, thì có 84% trẻ em bị bạo lực gia đình có

2 hình thức bị bạo hành trở lên Tức là phụ huynh sử dụng hình thức kết hợp giữa bạo lựcthể chất và tinh thần, bạo lực tinh thần lẫn cảm xúc… Điều này trở thành nỗi ám ảnh củatrẻ, có ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, hình thành nhân cách lệch lạc của trẻ

Trong số đó, về phía phụ huynh: đa số họ cho rằng bạo lực về thể chất là mộttrong những cách làm truyền thống của gia đình Việt để dạy dỗ con cái Nhưng mức độthương tích lại vượt mức cho phép trong pháp luật đã nêu ra Ngoài ra, có những trườnghợp họ biết đó là bạo lực gia đình nhưng vì do thói quen, không kiểm soát được cảm xúc

cá nhân mà gây ra những thương tích, tổn thương lên những đứa trẻ

Trang 15

2.2.1 Bạo hành thể chất.

Bạo hành về mặt thể chất được coi là hình thức bạo lực phổ biến và có ảnh hưởngnặng nề nhất trong gia đình Nạn nhân bị bạo lực gia đình phải chịu nhiều những đau đớnkhông chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần, ảnh hưởng đến lâu dài Bạo hành thể chấtcủa trẻ em có thể do cha mẹ hay người chăm sóc trẻ em cố tình gây ra những chấnthương về thể chất Có rất nhiều đấu hiệu tố giác trẻ em bị bạo hành về thể chất Bạohành thể chất bao gồm đánh, đá, đốt, nhổ tóc, làm nghẹt thở, ném, xô, hay bất kì hànhđộng nào làm tổn thương cho trẻ Cho dù người chăm sóc không cố tình gây thương tíchcho trẻ vẫn là bạo hành thể chất đối với trẻ Bậc cha mẹ cần nhớ nguyên tắc gây tổnthương trẻ hay gây thương tích cho trẻ thì mới gọi là bạo hành Có nhiều hình thức phibạo lực vẫn gọi là bạo hành về thể chất đối với trẻ

Những dấu hiệu bạo hành thể chất đối với trẻ:

Không thể giải thích hoặc giải thích vô lý nguyên nhân do chấn thương nơi trẻ.Thể hiện sự hiềm khích với trẻ hoặc lo lắng quá độ về hành vi của trẻ Cho rằng trẻkhông đáng tin, nói dối, dữ dằn, gây rắc rối Trì hoãn hoặc ngăn cản không cho trẻ đượcchăm sóc y tế Đưa trẻ đến các bác sỹ hoặc bệnh viện khác nhau Không cho trẻ đếntrường, nhà thờ, câu lạc bộ Có tiền sử bạo lực và/hoặc bạo hành

Những dấu hiệu trẻ bị bạo hành về thể chất gồm 6 dấu hiệu sau: Bất kì chấnthương nơi trẻ chưa biết bò; Các chấn thương nghiêm trọng và hữu hình ; Các chấnthương ở các giai đoạn chữa lành khác nhau; Không thể giải thích hoặc giải thích vô lýchấn thương; Dị dạng; Thường xuyên, và có tiền xử bị chấn thương (sau kỳ nghỉ cuốituần, nghỉ hè, nghỉ học)

Về hành vi: Sợ hãi cha mẹ hoặc người lớn, sợ sệt, thu mình, trầm cảm, lo lắng,

mặc áo tay dài kể cả trời nóng, gặp ác mộng, mất ngủ, hay kể về chấn thương, hành xácnghiêm trọng, thiếu trưởng thành, dễ nổi nóng, hành vi và cảm xúc cực đoan, có hành vihoặc thái độ tự hủy hoại bản thân

2.2.2 Bạo hành tinh thần

Trang 16

Khác với bạo hành về mặt thể chất, bạo hành về mặt tinh thần có cách thức tinh vihơn, người ngoài khó nhận biết khi nhìn từ bề ngoài nạn nhân, những kẻ bạo lực tinh thần

sử dụng thái độ, lời nói, cử chỉ để tấn công và tra tấn về mặt tâm lý của nạn nhân Có thể

là lời chửi rủa, mắng nhiếc nặng nề, thậm chí là nguyền rủa Những lời nói có thể để lạivết thương lòng trong tâm lý của nạn nhân, hậu quả rất đáng lường, có thể khiến nạnnhân rối loạn tâm lý nặng hơn là có thể tìm đến đường cùng Đối với trẻ em bạo hành vềtâm lý cũng là một vấn đề đáng quan tâm Bởi những đứa trẻ như những mầm non mớinhú khó có thể chịu được những lời lẽ những hành động xúc phạm đến tâm hồn như tranggiấy trắng ấy Vì vậy bạo hành về mặt tinh thần cũng ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em ở thờiđiểm đó cũng như tương lai của trẻ

Một số biểu hiện của bạo hành tinh thần ở trẻ em:

Dùng những lời lẽ, từ ngữ khó nghe, lăng mạ, xúc phạm, đay nghiến ,chì chiết trẻ

Cô lập, xa lánh, bắt nhốt trẻ và không cho họ tiếp xúc với bất kỳ ai Vô tâm, lạnh nhạt,thờ ơ, thái độ hời hợt, im lặng nhằm đả kích, gây tổn thương đến tinh thần Ép buộc trẻ

em phải thực hiện theo mong muốn của mình, theo dõi cấm đoán các mối quan hệ lànhmạnh của trẻ em

2.2.3 Bạo hành tình dục

Bạo hành tình dục ở trẻ em không cao như bạo lực tình dục ở phụ nữ, tuy nhiên hệquả để lại nặng nề từ thể xác đến tâm lí của trẻ Bạo hành tình dục là dùng trẻ em chomục đích tình dục hoặc bắt trẻ em tham gia vào hành vi tình dục Bạo hành tình dục cũngbao gồm trẻ em lớn hơn hay mạnh hơn hay mạnh hơn dùng trẻ em khác cho mục đíchthỏa mãn hay hưng phấn tình dục

Bạo hành tình dục trẻ em bao gồm:

Bạo hành không tiếp xúc: Buộc trẻ em xem hành vi tình dục, buộc trẻ em xemhoặc phô bày cơ quan sinh dục, nói chuyện tình dục không hợp lí, bạo hành có tiếp xúc,mơn trớn hoặc khẩu dâm, giao cấu, buộc trẻ em quan hệ tình dục, mại dâm trẻ em vàphim khiêu dâm trẻ em

Trang 17

Dấu hiệu bạo hành tình dục: Dùng lời lẽ hăm dọa, cưỡng chế, ép buộc thực hiệnhành vi xâm hại tình dục Cưỡng bức trẻ quan hệ tình dục Cha mẹ không giám sát trẻ.Không thường xuyên đồng hành cùng trẻ Cha mẹ hay ghen tuông hoặc thể hiện tính sởhữu Mối quan hệ tình dục gặp rắc rối hoặc rối loạn chức năng Cha mẹ dựa vào con đẻ

có hỗ trợ cảm xúc

Dấu hiệu trẻ bị bạo hành tình dục được biểu hiện rõ ở thể chất và hành vi của trẻ

Về thể chất: Trẻ gặp khó khăn trong việc ngồi, đi đứng và vấn đề đường ruột Đồ lót dínhmáu, xỉn màu hoặc rách Chảy máu, bầm tím, đau, sưng hoặc ngứa vùng sinh dục.Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên hoặc nhiễm nấm Bất kỳ bệnh lây lan quađường sinh dục hoặc các triệu chứng liên quan

Về hành vi: Nạn nhân không muốn thay quần áo, thu mình, trầm cảm, lo lắng.Biếng ăn, bận tâm quá mức về cơ thể Hung hăng, phạm pháp, tương quan với trẻ khác.Hình ảnh bản thân kém, không chăm sóc bản thân, thiếu tự tin Vắng mặt đột xuất họchành kém Bạo hành chất kích thích, chạy trốn, liều lĩnh có xu hướng tự tử Rối loạn giấcngủ , sợ đi ngủ, ác mộng, đái dầm(ở tuổi lớn) Hay thể hiện hành vi tình dục, thủ dâm quámức Hành vi bất thường hay lập đi lập lại (như rửa tay liên tục, tạo nhịp, lắc lư quámức …) Hành vi hoặc kiến thức tình dục quá mức hoặc bất thường Hay kể về tạo hìnhtình dục

2.2.4 Bạo hành cảm xúc

Bạo hành cảm xúc là khi cha mẹ hoặc người chăm sóc gây tổn thương cho sự pháttriển về xã hội và tinh thần trẻ, hoặc gây những tổn thương cảm xúc nghiêm trọng Thôngthường bạo hành cảm xúc là chuỗi dài những hành vi gây tổn thương qua năm tháng Bạohành cảm xúc bao gồm:

Từ chối hoặc bỏ mặc trẻ: nói với trẻ là em không được yêu thương hoặc đượcmong có, ít quan tâm đến trẻ, không lắng nghe trẻ, không thừa nhận cảm xúc của trẻ,không giữ lời hứa, cắt ngang cuộc trò chuyện với trẻ

Ngày đăng: 28/11/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w