1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trị liệu cho một thân chủ nữ có tổn thương tâm lý do bạo lực gia Đình (tt)

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trị liệu cho một thân chủ nữ có sự tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình
Tác giả Nguyễn Thị Thoa
Người hướng dẫn GS.TS. Trần Thị Minh Đức, TS. Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 359,74 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình không chỉ làvấn đề của một cá nhân hay gia đình mà là vấn đề của toàn xã hội, đồng thời đề xuất các biệnpháp can thiệp toàn diện, kết hợp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức

TS Nguyễn Thị Anh Thư

Phản biện 1: TS BS Nguyễn Hữu Chiến

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại phong 106 nhà D khoa tâm lý học, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN

14 giờ 00 phut ngày 15 tháng 01 năm 2025

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn ca lâm sàng

Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thểchất và tâm lý của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ Nạn nhân không chỉ chịu đau đớn về thể xác

mà con đối mặt với lo âu, trầm cảm, rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD) và các vấn

đề tâm lý khác Tuy nhiên, nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ do ràocản xã hội và văn hóa

Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chứng minh tác động tiêu cực của bạo lực gia đình đếnsức khỏe tâm thần Golding (1999) cho thấy 63,8% phụ nữ bị bạo lực gia đình mắc trầm cảm,nguy cơ cao gấp 2,5 lần so với nhóm không bị bạo lực Campbell (2002) nhấn mạnh PTSD làrối loạn phổ biến ở nạn nhân bạo lực gia đình, với các triệu chứng như hồi tưởng, mất ngủ và

sợ hãi kéo dài Devries và cộng sự (2013) chỉ ra mối liên hệ giữa bạo lực kéo dài và ý tưởng

tự sát

Can thiệp tâm lý không chỉ giup phụ nữ vượt qua chấn thương mà con góp phần thayđổi nhận thức xã hội, thuc đẩy chính sách hỗ trợ hiệu quả Trước thực trạng đó, đề tài “Trị liệucho một thân chủ nữ có sự tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình” được lựa chọn cho đề án tốtnghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng, nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp và cảithiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận: Trình bày cơ sở lý luận về tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình,điểm luận một số nghiên cứu lâm sàng về tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình, đánh giá vàcan thiệp cho một trường hợp có nghiệm tâm lý do bạo lực gia đình Trên cơ sở đó đề xuất cácphương pháp đánh giá và can thiệp hiệu quả cho một trường hợp cụ thể

Nghiên cứu trường hợp: tiến hành đánh và can thiệp cho một trường hợp có trảinghiệm tâm lý do bạo lực gia đình, bàn luận và đánh giá hiệu quả can thiệp, đưa ra kết luậnkhuyến nghị

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỊ LIỆU VỀ TÂM LÝ CHO NGƯỜI CÓ

SỰ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ DO BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã góp phần xây dựng nền tảng lý thuyết và thực tiễnquan trọng trong việc can thiệp tâm lý cho phụ nữ bị tổn thương do bạo lực gia đình

Tại Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình đã được nhận thức và nghiên cứu từ nhữngnăm 1990, với nhiều công trình góp phần làm sáng tỏ tính chất nghiêm trọng và những hệ lụy

mà nạn nhân phải đối mặt Nguyễn Thị Hường (2000) và Lê Thị Quy (2002) là hai tác giả tiênphong trong lĩnh vực này Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình không chỉ làvấn đề của một cá nhân hay gia đình mà là vấn đề của toàn xã hội, đồng thời đề xuất các biệnpháp can thiệp toàn diện, kết hợp giữa gia đình, cộng đồng và nhà nước để giải quyết hiệu quả.Nghiên cứu cũng lưu ý rằng bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương thể chất mà con để lạihậu quả tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm và lo âu, đoi hỏi các chương trình hỗ trợ phù hợpvới đặc điểm văn hóa xã hội Việt Nam

Báo cáo tổng quan của Cochrane (2020) và các nghiên cứu gần đây như chương trình

“coMforT study” (2023) nhấn mạnh tầm quan trọng của các liệu pháp dựa trên bằng chứngnhư CBT và MBCT (liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm), vốn không chỉ phù hợp vớibối cảnh sang chấn mà con tạo ra hướng tiếp cận nhân văn, an toàn và hiệu quả hơn Nhữngphương pháp này không chỉ giảm đáng kể các triệu chứng như trầm cảm, lo âu hay PTSD màcon góp phần nâng cao cảm giác tự chủ và năng lực xây dựng lại cuộc sống cho các nạn nhân

CBT là một trong những phương pháp can thiệp được nghiên cứu và áp dụng rộngrãi trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, đặc biệt là với các triệu chứng trầm cảm, lo âu vàPTSD Theo nghiên cứu của Johnson & Zlotnick (2009), CBT giup các nạn nhân thay đổicách suy nghĩ về bản thân, nhận diện và thách thức những niềm tin tiêu cực xuất phát từ bạolực, từ đó nâng cao khả năng kiểm soát cảm xuc và ứng phó với căng thẳng Một phân tíchtổng hợp của Warshaw et al (2018) cũng cho thấy CBT có tác dụng đáng kể trong việc cảithiện sức khỏe tâm lý, với các chương trình can thiệp dựa trên CBT có thời gian trung bình từ

8 đến 16 buổi mang lại hiệu quả lâu dài trong việc giảm triệu chứng PTSD và giup nạn nhânlấy lại cảm giác tự chủ

1.2 Lý luận về các vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm và định nghĩa

1.2.1.1 Định nghĩa bạo lực gia đình

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2013):

Trang 5

“Bạo lực gia đình là bất kỳ hành động bạo lực nào trong gia đình hoặc mối quan hệ thân thiết, bao gồm các hành vi như bạo lực thể chất, tình dục, tâm lý, hoặc các hành vi kiểm soát khác WHO nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình là một vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các nạn nhân.”

1.2.1.2.4 Bạo lực tình dục

Bạo lực tình dục trong gia đình là hành vi ép buộc hoặc lạm dụng tình dục đối vớicác thành viên trong gia đình mà không có sự đồng thuận Trần Thị Lan (2018) định nghĩabạo lực tình dục bao gồm các hành vi như cưỡng hiếp, ép buộc quan hệ tình dục, hoặc lạmdụng tình dục trẻ em trong gia đình

1.2.2 Các yếu tố gây ra bạo lực gia đình

1.2.2.1 Yếu tố văn hóa, xã hội

Yếu tố văn hóa và xã hội đóng vai tro quan trọng trong việc hình thành và duy trì bạolực gia đình Văn hóa truyền thống thường áp đặt các chuẩn mực giới tính cứng nhắc, quyđịnh vai tro và vị trí của nam và nữ trong gia đình Trong nhiều nền văn hóa, nam giới thườngđược coi là người đứng đầu, có quyền kiểm soát và quyết định mọi việc trong gia đình, trongkhi phụ nữ được kỳ vọng phải tuân thủ và phục tùng Những chuẩn mực này tạo điều kiện chobạo lực gia đình phát triển, khi nam giới sử dụng quyền lực của mình để kiểm soát và đàn ápphụ nữ

Trang 6

1.2.2.2 Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình.Tình trạng nghèo đói, thất nghiệp và khó khăn về kinh tế tạo ra áp lực lớn đối với các thànhviên trong gia đình, dẫn đến căng thẳng và xung đột Khi gia đình không có đủ nguồn lực đểđáp ứng các nhu cầu cơ bản, các thành viên có xu hướng đổ lỗi cho nhau và sử dụng bạo lựcnhư một cách giải tỏa căng thẳng Phạm Thị Thanh Hương (2015) chỉ ra rằng, trong nhiềutrường hợp, nam giới sử dụng bạo lực để khẳng định quyền lực và uy quyền của mình trongbối cảnh mất việc làm hoặc không có khả năng cung cấp cho gia đình Bạo lực kinh tế cũng làmột hình thức bạo lực gia đình phổ biến, khi một thành viên sử dụng quyền kiểm soát tàichính để khống chế và đàn áp các thành viên khác Điều này làm cho nạn nhân, thường là phụ

nữ, sống trong tình trạng phụ thuộc kinh tế, không có khả năng tự lập và không dám rời bỏmối quan hệ bạo lực

1.2.2.3 Yếu tố cá nhân (tính cách, tâm lý)

Yếu tố cá nhân, bao gồm tính cách và tâm lý của các thành viên trong gia đình, cũngảnh hưởng lớn đến việc hình thành bạo lực gia đình Những người có tính cách hung hăng,bạo lực hoặc có vấn đề về kiểm soát cảm xuc thường có xu hướng sử dụng bạo lực để giảiquyết xung đột Trần Thị Lan (2018) cho rằng, những người trải qua các trải nghiệm bạo lựctrong quá khứ, chẳng hạn như bị lạm dụng hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, có nguy cơ caotrở thành người gây bạo lực khi trưởng thành Những tổn thương tâm lý không được chữalành, những cảm xuc tiêu cực tích tụ qua thời gian dẫn đến các hành vi bạo lực

1.2.3 Tổn thương tâm lý bạo lực gia đình

1.2.3.1 Khái niệm tổn thương tâm lý

Thuật ngữ “tổn thương” (tiếng Anh là trauma) bắt nguồn là từ “trauma” trong tiếng Hy Lạpdịch là Wound - vết thương Thuật ngữ này có thể được giải thích trong bối cảnh của vết thương cả vềthể chất và tinh thần (dẫn theo Swart, 2009)

Trong Tâm lý học, Pearlman & Saakvitne (1995) cho rằng thương tâm lý là trảinghiệm cá nhân đối với một sự kiện hoặc các sự kiện lâu đài, bao gồm: khả năng tích hợp trảinghiệm cảm xuc của nhân là quá sức chịu đựng; hoặc những trải nghiệm chủ quan của cánhân như là mối đe dọa đối với sự sống, tính toàn vẹn của cơ thể hoặc sự tỉnh táo của cá nhân(dẫn theo Giller, 1999)

1.2.3.2 Tổn thương tâm lý của người bạo lực gia đình

Theo Herman (1992), tổn thương tâm lý do bạo lực gia đình là trạng thái suy giảmnghiêm trọng về cảm giác an toàn, long tự trọng và khả năng kiểm soát cuộc sống khi cá nhân liên

Trang 7

tục trải qua hoặc chứng kiến các hành vi bạo lực trong gia đình Tình trạng này có thể dẫn đếncảm giác bất lực kéo dài và khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ lành mạnh sau này.

Van der Kolk (2014) nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình, đặc biệt khi xảy ra trong thời giandài, có thể làm thay đổi cấu truc và chức năng của hệ thần kinh, dẫn đến khó khăn trong việc điềuhoa cảm xuc, gia tăng mức độ căng thẳng và làm suy giảm khả năng đối phó với các tình huốngtrong tương lai

1.2.3.3 Ảnh hưởng dài hạn (rối loạn stress sau sang chấn, tự tử, các vấn đề tâm lýnghiêm trọng khác)

Ảnh hưởng dài hạn của bạo lực gia đình có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêmtrọng hơn như rối loạn stress sau sang chấn, suy nghĩ tự tử, và các vấn đề tâm lý khác Rốiloạn căng thẳng sau sang chấn (Post-Traumatic Stress Disorder – PTSD) là một rối loạn tâm lýxuất hiện sau khi một cá nhân trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây sang chấn nghiêm trọng,chẳng hạn như tai nạn, bạo lực, chiến tranh hoặc thiên tai Theo DSM-5 (Hiệp hội Tâm thần Hoa

Kỳ, 2013), PTSD được đặc trưng bởi bốn nhóm triệu chứng chính: xâm nhập ký ức, né tránh, thayđổi tiêu cực trong nhận thức và cảm xuc, cùng với trạng thái kích thích quá mức Trong khi đó,ICD-11 (Tổ chức Y tế Thế giới, 2018) mô tả PTSD thông qua ba đặc điểm cốt lõi là hồi tưởngkhông kiểm soát về sự kiện sang chấn, né tránh các tình huống gợi nhớ và sự kích thích tâm lýkéo dài Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất một tháng và gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộcsống cá nhân, công việc và các mối quan hệ xã hội Không phải ai cũng phát triển PTSD sau sangchấn, bởi nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của sự kiện,khả năng đối phó cá nhân, hỗ trợ xã hội và yếu tố sinh học

1.2.5 Khái niệm và Tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm

Nguyễn Bá Đạt (2022) “Rối loạn trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm mọi quan tâmthích thu, giảm năng lượng hoạt động Trong rối loạn trầm cảm điển hình, bệnh nhân có biểuhiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần: Khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm mọi quan tâm thích thu,cảm thấy tương lai ảm đảm, tư duy chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình là hèn kém,giảm vận động, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ Ở các thể nặng, có thể có hoang tưởng bịtội, có ý tưởng và hành vi tự sát”

* Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM 5

A Ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện cùng luc, kéo dài 2 tuần làmthay đổi so với hoạt động trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng phải là: (1) khí sắc trầmcảm, (2) mất hứng thu hoặc mất vui

Trang 8

Ghi chu: các triệu chứng này không phải do một bệnh khác gây nên.

(1)Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày được khai báo bởi bệnhnhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng) hoặc thông quan quan sát của ngườikhác (ví dụ: khóc)

Chu ý: ở trẻ em và thành thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức

2) Giảm sut rõ về thích thu hoặc thu vui trong tất cả, hầu như tất cả các hoạt độnghầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc thông qua quan sátcủa người khác)

(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi trọnglượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng) hoặc tăng hay giảm cảm giác ngon miệng gần như mỗingày Ghi chu: ở trẻ em có thể không đạt mức tăng cân như dự đoán

(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày (được nhận thấybởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân về việc bứt rứt hoặc chậm chạpbên trong cơ thể)

6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày

(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp (cóthể đạt đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ là việc tự trách móc hoặc có cảmgiác tội lỗi do bị bệnh)

(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chu ý hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày(do bệnh nhân khai báo hoặc được quan sát bởi người khác)

(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự tử tái diễn nhưngkhông có kế hoạch tự tử, hoặc có mưu toan tự tử hoặc có kế hoạch tự tử cụ thể

B.Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ

đáng kể về mặt lâm sàng hoặc làm biến đổi hoạt

động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác

C Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc domột bệnh khác gây nên

Chu ý: Tiêu chuẩn A-C đại diện cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.Chu ý: Phản ứng trước những mất mát lớn (ví dụ: mất người thân, bị phá sản, tổn thất do thiên

Trang 9

tai, bệnh nan y hoặc tàn tật cũng có thể xuất hiện cảm giác buồn dữ dội, trầm tư, mất ngủ, mấtcảm giác ngon miệng, giảm cân như mô tả theo tiêu chuẩn A, tình trạng này cũng giống như mộtgiai đoạn trầm cảm Tuy nhiên, các triệu chứng trên và một giai đoạn trầm cảm là những phản ứng

tự nhiên của con người trước những mất mát lớn cần được xem xét cẩn thận Vì thế, cần phải đưa

ra các đánh giá lâm sàng dựa trên tiểu sử cá nhân và những đặc điểm về văn hóa trong việc thểhiện sự buồn bã trước những mất mát

1.2.6 Khái niệm và Tiêu chuẩn chẩn đoán của sang chấn

Theo DSM – 5, “PTSD là chứng bệnh thường xảy ra ở những cá nhân đã từng sốngsót hay trải qua những tình huống, biến cố gây ra sự kinh hoàng, khiếp đảm làm chấn độngtổn thương to lớn cho tinh thần Sự trải nghiệm các biến cố sang chấn có thể bằng những hìnhthức khác nhau như trực tiếp đối phó chứng kiến và đối phó gián tiếp”

* Tiêu chuẩn chẩn đoán sang chấn theo DSM 5:

A Thực sự giáp mặt với cái chết hoặc mối đe dọa sẽ chết, trải qua chấn thươngnghiêm trọng, hoặc bạo lực tình dục theo một hoặc nhiều cách sau đây:

1 Trực tiếp trải nghiệm (những) sự kiện gây sang chấn

2 Tận mắt chứng kiến (những) sự kiện gây sang chấn khi nó xảy ra với người khác

3 Biết được (những) sự kiện gây sang chấn xảy đến với người thân trong gia đìnhhoặc bạn thân Trong trường hợp cái chết hoặc mối đe dọa chết của người thân hoặc bạn bè,(những) sự kiện này phải có tính bạo lực hoặc đột ngột

4 Trải nghiệm lặp đi lặp lại hoặc tiếp xuc quá mức với những tình tiết khủng khiếptrong (các) sự kiện gây sang chấn (như nhân viên cứu hộ thu nhặt xác chết; nhân viên cảnh sáttiếp xuc lặp đi lặp lại với những tình tiết trong vụ lạm dụng trẻ em)

Chu ý: Tiêu chuẩn A4 không áp dụng đối với việc tiếp xuc thông qua phương tiệntruyền thông điện tử, tivi, phim hoặc tranh ảnh, ngoại trừ sự tiếp xuc này liên quan đến côngviệc

B Có mặt một hoặc nhiều các triệu chứng sau đây ùa về ngoài ý muốn, liên hệ với(những) sự kiện gây sang chấn, khởi phát sau khi (những) sự kiện gây sang chấn xảy ra:

1 Những kí ức đau buồn lặp đi lặp lại, không tự chủ, ùa về ngoài ý muốn của (những)

sự kiện gây sang chấn Chu ý: ở trẻ trên 6 tuổi, có thể biểu hiện bằng việc diễn lại bối cảnhxảy ra (những) sự kiện sang chấn

Trang 10

2 Những giấc mơ đau buồn lặp đi lặp lại, trong đó nội dung hoặc ảnh hưởng của giấc

mơ có liên quan đến (những) sự kiện gây sang chấn

3 Các phản ứng phân ly (như hồi tưởng, flashback) trong đó cảm xuc hoặc hànhđộng của người bệnh như thể là (những) sự kiện gây sang chấn đang tái diễn lại (Những phảnứng này có thể xảy ra liên tục, với biểu hiện nặng nhất là mất hoàn toàn ý thức với môi trườnghiện tại xung quanh.)

4 Tâm lý đau khổ dữ dội hoặc kéo dài khi tiếp xuc với những ám thị bên trong hoặcbên ngoài biểu tượng hóa hoặc tương đồng với một phương diện nào đó của (những) sự kiệngây sang chấn

4 Tâm lý đau khổ dữ dội hoặc kéo dài khi tiếp xuc với những ám thị bên trong hoặcbên ngoài biểu tượng hóa hoặc tương đồng với một phương diện nào đó của (những) sự kiệngây sang chấn

5 Phản ứng tâm lý rõ rệt với những ám thị bên trong hoặc bên ngoài biểu tượng hóahoặc tương đồng với một phương diện nào đó của (những) sự kiện gây sang chấn

C Dai dẳng né tránh những kích thích liên quan với (các) sự kiện gây sang chấn, bắtđầu từ sau khi (các) sự kiện gây sang chấn xảy ra, có bằng chứng bởi một hoặc tất cả biểuhiện dưới đây:

1 Né tránh hoặc cố gắng né tránh những ký ức, suy nghĩ, hoặc cảm xuc đau buồn về(những) sự kiện gây sang chấn hoặc có liên quan chặt chẽ với chung

2 Né tránh hoặc cố gắng né tránh những yếu tố gợi nhắc bên ngoài (con người, nơichốn, đối thoại, hoạt động, đồ vật, tình huống) làm đánh thức những ký ức, suy nghĩ, hoặccảm xuc đau buồn về (những) sự kiện gây sang chấn hoặc có liên quan chặt chẽ với chung

D Những biến đổi tiêu cực trong nhận thức và khí sắc liên quan với (những) sự kiện gâysang chấn, bắt đầu hoặc nặng hơn từ sau khi (những) sự kiện gây sang chấn xảy ra, có bằng chứngbởi một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây:

1 Không thể nhớ lại phần quan trọng của (những) sự kiện gây sang chấn (điển hình

là do quên phân ly và không phải do các nhân tố khác như chấn thương đầu, rượu, hoặc matuy)

2 Những niềm tin hoặc mong đợi tiêu cực về bản thân, người khác, hoặc thế giới kéodài dai dẳng và quá mức (như “Tôi thật tệ”, “Không ai đáng tin”, “Thế giới hoàn toàn nguyhiểm”, “Toàn bộ hệ thần kinh của tôi vĩnh viễn bị suy nhược”)

Trang 11

3 Các phản ứng phân ly (như hồi tưởng, flashback) trong đó cảm xuc hoặc hànhđộng của người bệnh như thể là (những) sự kiện gây sang chấn đang tái diễn lại (Những phảnứng này có thể xảy ra liên tục, với biểu hiện nặng nhất là mất hoàn toàn ý thức với môi trườnghiện tại xung quanh.)

4 Tâm lý đau khổ dữ dội hoặc kéo dài khi tiếp xuc với những ám thị bên trong hoặcbên ngoài biểu tượng hóa hoặc tương đồng với một phương diện nào đó của (những) sự kiệngây sang chấn

4 Tâm lý đau khổ dữ dội hoặc kéo dài khi tiếp xuc với những ám thị bên trong hoặcbên ngoài biểu tượng hóa hoặc tương đồng với một phương diện nào đó của (những) sự kiệngây sang chấn

5 Phản ứng tâm lý rõ rệt với những ám thị bên trong hoặc bên ngoài biểu tượng hóahoặc tương đồng với một phương diện nào đó của (những) sự kiện gây sang chấn

E Thay đổi rõ rệt tính nhạy cảm và phản ứng liên quan với (các) sự kiện gây sangchấn, bắt đầu hoặc nặng hơn từ sau khi (các) sự kiện gây sang chấn xảy ra, có bằng chứng bởimột hoặc nhiều biểu hiện dưới đây:

1 Hành vi cáu gắt và bùng nổ cơn giận (khi có rất ít hoặc không có kích gợi nào)biểu hiện điển hình bằng việc gây hấn bằng lời nói hoặc bạo lực với người hoặc đồ vật

2 Bồn chồn không yên hoặc có hành vi tự hủy hoại bản thân

F Thời gian kéo dài rối loạn (tiêu chuẩn B, C, D và E) trên 1 tháng

G Rối loạn gây ra trên lâm sàng sự đau khổ hoặc suy giảm đáng kể chức năng xã hội,nghề nghiệp hoặc những lĩnh vực quan trọng khác

H Rối loạn không thể quy cho tác động sinh lý của một chất (như thuốc, rượu) hoặcbệnh lý nội khoa khác

1.2.6 Liệu pháp nhận thức hành vi CBT

Trang 12

Trong việc điều trị cho nạn nhân bạo lực gia đình, CBT có nhiều ứng dụng quan trọngnhằm giup họ vượt qua những khó khăn tâm lý và cảm xuc mà bạo lực gia đình gây ra Một ứngdụng chính của CBT là giup nạn nhân nhận diện và thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực về bản thân vàtình hình của họ Những nạn nhân bạo lực gia đình thường phát triển các niềm tin tiêu cực nhưcảm giác không xứng đáng được yêu thương, cảm giác tội lỗi về việc mình bị đối xử tồi tệ, vàcảm giác bất lực trong việc thay đổi tình hình (Nguyễn Thị Ngọc, 2022) Trong CBT, nạn nhânhọc cách nhận diện những suy nghĩ này và thay thế chung bằng những suy nghĩ tích cực và hợp lýhơn, từ đó cải thiện cảm giác về bản thân và khả năng đối phó với tình huống hiện tại (Đinh ThịLan, 2022).

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Các phương pháp đánh giá

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp quan sát lâm sàng

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Phương pháp trắc nghiệm/thang đo

Phương pháp nghiên cứu trường hợp

1.3.2.Kỹ thuật trị li

Học viên sử dụng liệu pháp nhận thức và hành vi làm phương pháp can thiệp chủđạo ở phạm vi luận văn này Những kỹ thuật CBT được hỗ trợ về mặt bằng chướng khoa học(evidence-based), mang tính chủ động (active), hợp tác (collaborative) và định hướng mụctiêu (goal-oriented)

Tái cấu trúc nhận thức (Cognitive Restructuring)

Tái cấu truc nhận thức giup giải mã những suy nghĩ có ích và xây dựng lại theo cáchcân bằng và chính xác hơn Mức độ sử dụng tái cấu truc cao có liên hệ với sự giảm các triệuchứng trầm cảm nhiều hơn(Hawley và cộng sự, 2017)

Việc viết nhật ký theo mẫu (Phụ lục 2)giup thu thập thông tin về tâm trạng và suynghĩ của thân chủ theo từng tuần Nó bao gồm ghi nhận lại thời điểm xuất hiện của tâm trạnghoặc suy nghĩ, nguồn gối, mức độ hay cường độ cũng như cách thân chủ phản ứng Nó cũnggiup xác định các kiểu suy nghĩ và xu hướng cảm xuc, mô tả chứng để tạo ra sự thay đổi,thích nghi hoặc ứng phó (Utd & Garza, 2011) Tuy nhiên , việc ghi nhật ký này không hoàn

Trang 13

toàn là một kỹ thuật có hướng dẫn, thay vào đó có được điểm chỉnh để biến thành một bài tập

về nhà ( thân chủ tự ghi chép) với mục đích là tạo cho thân chủ thói quen nhận diện cảm xuc

và suy nghĩ

Các kỹ thuật:

- Chánh niệm: Chánh niệm là thuật ngữ từ Phật giáo, chỉ trạng thái tập trung vào giây phut

hiện tại với một thái độ chấp nhận, cởi mở, không phán xét và không phản ứng Kỹ thuậtchánh niệm được ứng dụng vào tâm lý học trị liệu nhằm hướng dẫn thân chủ trầm cảm luyệntập sự tập trung vào các suy nghĩ và cảm xuc của mình ở hiện tại với một thái độ chấp nhậnthay vì phán xét, từ đó ngăn ngừa họ bị kéo theo những dong suy nghĩ triền miên không hiệuquả hay chìm đắm vào các cảm xuc tiêu cực

- Liệu pháp thân chủ trọng tâm: tôn trọng nhằm xây dựng và củng cố mối quan hệ lâm sàng

với nguyên tắc chân thực; tôn trọng, chấp nhận vô điều kiện; thấu cảm với hệ quy chiếu bêntrong của thân chủ

- Kỹ thuật thư giãn: Đó là quá trình làm giảm mềm cơ bắp, giup cho thần kinh, tâm trí được

thư thái, qua đó làm giảm những cảm xuc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thầnkinh, lo âu, ám sợ, trầm cảm, đau đầu,… do các yếu tố stress gây ra

Ngày đăng: 28/02/2025, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w