1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hỗ trợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo Âu (tt)

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hỗ trợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo âu
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 401,11 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, một nghiên cứu về dịch tễ học trên toàn quốc của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I về 10 rối loạn tâm thần phổ biến cho thấy khoảng 14,9% dân số có vấn đề liên quan đến rối loạ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN THỊ MAI ANH

HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO MỘT THÂN CHỦ CÓ

CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU

TÓM TẮT ĐỀ ÁN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng

Phản biện 1: PGS.TS Trần Thu Hương

Phản biện 2: TS Nguyễn Hữu Chiến

Đề án được bảo vệ trước Hội đồng chấm đề án thạc sĩ họp tại: Khoa Tâm

lý học 13h30 ngày 25/12/2024

Có thể tìm hiểu đề án tại:

Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Lo âu và sợ hãi là những cảm xúc cơ bản của con người nhằm giúp chúng ta nhận ra những tình huống đe dọa, nguy hiểm hoặc việc gì đó rất khó chịu và khó đối phó có thể hoặc sẽ xảy ra Tuy nhiên, nếu nỗi sợ hãi và lo lắng này dai dẳng và quá mức cũng như những thay đổi rối loạn chức năng hành vi có thể được sử dụng để giảm thiểu những cảm giác này, nó có thể góp phần hình thành nên rối loạn lo âu

Theo WHO (2023), ước tính có khoảng 4% dân số toàn cầu hiện đang mắc rối loạn lo

âu, tương ứng với 301 triệu người Số người bị ảnh hưởng đã tăng hơn 55% từ năm 1990 đến năm 2019 Tỷ lệ rối loạn lo âu đã gia tăng trong ba thập kỷ qua Ở Việt Nam, một nghiên cứu về dịch tễ học trên toàn quốc của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I về 10 rối loạn tâm thần phổ biến cho thấy khoảng 14,9% dân số có vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần, trong đó lo âu là 2,6% Rối loạn lo âu cản trở người mắc phải các hoạt động hàng ngày

và có thể làm suy giảm cuộc sống gia đình, xã hội và trường học hoặc công việc (WHO, 2023) Không những vậy, rối loạn lo âu thường xảy ra cùng với các rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn triệu chứng cơ thể, rối loạn nhân cách, rối loạn sử dụng chất, … (Kessler và cộng sự, 2005) Nếu không được điều trị từ sớm thì rối loạn lo âu thường có xu hướng trở thành mãn tính và kéo dài đến tuổi trưởng thành (Hill và cộng sự, 2016)

Có thể thấy, tỷ lệ người mắc rối loạn lo âu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng và gây nhiều khó khăn cho người mắc phải nên việc được phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về

số người có rối loạn lo âu được điều trị và hiệu quả can thiệp bằng phương pháp tâm lý Do

đó, học viên quyết định thực hiện đề án: “Hỗ trợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo âu” để làm phong phú thêm dữ liệu đánh giá hiệu quả của liệu pháp tâm lý trong việc hỗ trợ vấn đề về lo âu

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày cơ sở lý luận về rối loạn lo âu: tổng quan các nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, các khái niệm và công cụ được sử dụng trong đề án

Trang 4

- Tiến hành đánh giá vấn đề, định hình trường hợp, xây dựng kế hoạch can thiệp và thực hiện can thiệp cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo âu

- Đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả can thiệp, từ đó đưa ra kết luận và khuyến nghị cho các ca có các triệu chứng rối loạn lo âu

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU 1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu

1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất Các cuộc khảo sát khác nhau cho thấy vấn đề lo âu ảnh hưởng đến 1/8 tổng dân số thế giới và tỷ lệ kéo dài suốt đời là 24,9% Dữ liệu này cho thấy rối loạn lo âu mang tính mãn tính hơn rối loạn cảm xúc hoặc lạm dụng chất gây nghiện (Cates và cộng sự, 1996) Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu rất khó xác định chính xác vì những thay đổi nhỏ trong tiêu chuẩn chẩn đoán, công cụ phỏng vấn hoặc phương pháp nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến kết quả Tỷ lệ của các loại rối loạn lo âu trên toàn thế giới là khác nhau (Cates và cộng sự, 1996) Theo WHO (2023), 301 triệu người trên thế giới mắc rối loạn lo âu và khiến rối loạn lo âu trở thành rối loạn tâm thần phổ biến nhất năm 2019 Chúng ảnh hưởng đến gần 30% người trưởng thành tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ (APA, 2023) Một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy số người mắc rối loạn lo âu tăng từ 232,6 triệu người năm 2005 lên 267,2 triệu người vào năm 2015 (Vos và cộng sự, 2016)

Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thực trạng rối loạn lo âu nhưng hầu hết là các nghiên cứu riêng lẻ ở từng đối tượng, từng khu vực, độ tuổi khác nhau mà chưa có nhiều nghiên cứu chung và tổng thể trên toàn quốc Một nghiên cứu trên 210 bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp tại bệnh viện huyện Bình Chánh có đến 88.57% mắc rối loạn lo âu, trong đó mức độ nhẹ chiếm 17.62%, trung bình 35.24%, nặng 21.90%, rất nặng 13.81% (Lê Thị Hoàng Liễu, 2024) Kết quả nghiên cứu trên 171 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 cho thấy 56,7% có biểu hiện lo âu (Trần Văn Thiện, 2021) Nghiên cứu trên sinh viên đại học Y Hà Nội cho thấy kết quả tỉ lệ rối loạn lo âu là 9,8% (95% C.I.: 8,4 – 11,4%) (Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự, 2021) Một nghiên cứu khác ở học sinh lớp 12 tại 2 trường THPT của thành phố Thái Bình cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện

lo âu là 24%, trầm cảm là 60% Về mức độ, tỷ lệ lo âu từ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 10,5%; 6,8%; 4,5%; 2,2% (Ngô Văn Mạnh và cộng sự, 2021)

1.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu

Theo WHO (2023), rối loạn lo âu giống như các tình trạng sức khỏe tâm thần khác,

là kết quả của sự tương tác phức tạp của các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học Các yếu tố đó bao gồm các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, tuổi, giới tính, di truyền, đặc điểm tính cách, bệnh thực thể, …

Trang 6

1.1.3 Các nghiên cứu về phương pháp can thiệp rối loạn lo âu

Nhiều phương pháp điều trị đã được chứng minh là có hiệu quả đối với rối loạn lo âu như các biện pháp can thiệp bằng thuốc; can thiệp tâm lý bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

và liệu pháp tâm động học; và các biện pháp can thiệp tự lực (Baldwin và cộng sự, 2014; Reinhold và Rickels, 2015)

1.2 Lý luận về rối loạn lo âu

1.2.1 Khái niệm rối loạn lo âu

Theo APA (2013), rối loạn lo âu được đặc trưng bởi nỗi sợ hãi hoặc lo lắng quá mức

ở cá nhân, không phù hợp với thực tế hoặc chỉ tập trung vào những tình huống không thực

sự nguy hiểm, kèm theo sự nhiễu loạn về hành vi và ảnh hưởng đến các chức năng cuộc sống

1.2.2 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu

Theo Clark và Beck (2011), các triệu chứng của rối loạn lo âu có thể chia thành bốn nhóm sau

- Các triệu chứng về cảm xúc: lo lắng, căng thẳng; sợ hãi; bồn chồn, khó chịu; thiếu kiên nhẫn, bực bội

- Các triệu chứng về cơ thể: tăng nhịp tim, đánh trống ngực; khó thở, thở nhanh; đau ngực hoặc tức ngực; cảm giác nghẹt thở; chóng mặt, choáng váng; đổ mồ hôi, bốc hỏa,

ớn lạnh; buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy; run sợ, run rẩy; ngứa ran hoặc tê ở tay, chân; yếu, lảo đảo; cơ bắp căng cứng; khô miệng

- Các triệu chứng về hành vi: né tránh các tín hiệu hoặc tình huống đe dọa; trốn thoát, chạy trốn; tìm sự an toàn, yên tâm; bồn chồn, kích động, đi đi lại lại; đóng băng, bất động; khó nói

- Các triệu chứng về nhận thức: sợ mất kiểm soát, không có khả năng ứng phó;

sợ bị thương hoặc tử vong; sợ bị người khác đánh giá tiêu cực; kém tập trung, nhầm lẫn; thu hẹp sự chú ý, cảnh giác cao trước mối đe dọa; trí nhớ kém; khó suy luận, thiếu tính khách quan

1.2.3 Phân loại các loại rối loạn lo âu

Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM), các loại lo âu bao gồm rối loạn lo âu chia cách, ám sợ xã hội, ám sợ đặc hiệu, ám sợ khoảng trống, không nói

Trang 7

có chọn lọc, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lý khác Trong đề án này, học viên tập trung hơn vào rối loạn lo âu do bệnh cơ thể khác

1.3 Liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp rối loạn lo âu

1.3.1 Vài nét về liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một phương pháp điều trị ngắn hạn, tập trung vào kỹ năng nhằm thay đổi những phản ứng cảm xúc không thích hợp bằng cách thay đổi suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân hoặc cả hai (Kaczkurkin và cộng sự, 2015) Đặc điểm nổi bật của CBT là các chiến lược can thiệp tập trung vào vấn đề bắt nguồn từ lý thuyết học tập

và lý thuyết nhận thức Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) đã được chứng minh là có hiệu quả đối với nhiều loại rối loạn sức khỏe tâm thần (Kaczkurkin và cộng sự, 2015), bao gồm

cả các loại rối loạn lo âu (Hans và cộng sự, 2015) trong ngắn hạn và mang tính phòng ngừa dài hạn

1.3.2 Quan điểm của lý thuyết nhận thức - hành vi về rối loạn lo âu

Lý thuyết hành vi

Theo điều kiện hóa cổ điển, một kích thích trung tính, khi được liên kết nhiều lần với một trải nghiệm khó chịu (kích thích vô điều kiện) mà dẫn đến trải nghiệm lo lắng (phản ứng vô điều kiện), sẽ trở nên gắn liền với trải nghiệm khó chịu Do đó, nó sẽ có khả năng gây ra phản ứng lo âu tương tự (phản ứng có điều kiện) (Edelmann, 1992) Để giảm cảm giác lo lắng tạm thời, cá nhân thường cố gắng né tránh hoặc trốn chạy các tình huống, kích thích có thể gây ra lo âu thay vì đương đầu với chúng Sau đó, giai đoạn thứ hai bao gồm sự phát triển của các phản ứng đã học được do điều kiện hóa thao tác, tức là các phản ứng né tránh hoặc chạy trốn được củng cố âm tính vì giúp làm giảm hoặc chấm dứt sự khó chịu phát sinh từ sự hiện diện của các kích thích có điều kiện trong thời gian ngắn

Lý thuyết nhận thức

Lý thuyết nhận thức cho rằng những người mắc rối loạn lo âu có xu hướng đánh giá quá cao mối nguy hiểm, hậu quả tiềm ẩn của nó và đánh giá thấp khả năng ứng phó của cá nhân Cách tiếp cận nhận thức của người lo âu chú ý một cách chọn lọc, tập trung các kích thích đe dọa liên quan đến nỗi sợ hãi của họ khiến nhận thức bị thu hẹp (Mansell, 2004) Cá nhân có rối loạn lo âu hay nghĩ về trường hợp xấu nhất có thể xảy ra mặc dù trên thực tế không tồn tại mối nguy hiểm nào Đó là lỗi nhận thức thảm họa hóa vấn đề, thường xuất

Trang 8

hiện ở những người mắc rối loạn lo âu Họ đánh giá quá cao sự nguy hiểm nên có xu hướng tránh những tình huống có thể khiến họ phải đối mặt với những gì họ sợ hãi

1.3.3 Các kỹ thuật can thiệp

Các kỹ thuật được sử dụng trong đề án này bao gồm các kĩ thuật nhận thức, hành vi

và sử dụng thêm một kĩ thuật của chánh niệm Các kĩ thuật nhận thức bao gồm giáo dục tâm

lý, tự nhủ tích cực, đối thoại Socrates Các kĩ thuật hành vi bao gồm kĩ thuật thư giãn, bài tập về nhà Kĩ thuật chánh niệm bao gồm quét cơ thể

1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiệp rối loạn lo âu

Các phương pháp được sử dụng trong đề án là nghiên cứu tài liệu, quan sát lâm sàng, hỏi chuyện lâm sàng, trắc nghiệm và các thang đo lâm sàng Trong đó, hai thang đo được sử dụng trong đề án là thang đo lo âu - trầm cảm - stress (DASS-21) và thang tự đánh giá lo âu Zung (SAS)

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, học viên đã tổng quan các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu như thực trạng, các yếu tố liên quan, nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu, các khái niệm và công cụ đánh giá và can thiệp Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển rối loạn lo âu như các yếu tố gây căng thẳng, tuổi, giới tính, tiền sử mắc trong gia đình, đặc điểm tính cách, bệnh lý thể chất, … Cùng với đó, học viên đã hệ thống lại lý giải của thuyết nhận thức - hành vi về rối loạn lo âu Các nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp này khi can thiệp rối loạn lo âu Từ đó, học viên quyết định lựa chọn liệu pháp nhận thức - hành vi là tiếp cận chính trong việc đánh giá và can thiệp vấn đề cho thân chủ trong đề án này

Trang 9

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT THÂN CHỦ CÓ CÁC BIỂU

HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU 2.1 Thông tin chung về thân chủ

- Năm sinh: 1995

- Giới tính: Nữ

- Nghề nghiệp: Bác sĩ

- Gia đình: Thân chủ là con cả trong gia đình có ba người con

- Hiện tại thân chủ đang sống một mình và chưa lập gia đình

- Sức khỏe thể chất: Thân chủ bị bệnh lao phổi và bị cắt tuyến giáp do ung thư tuyến giáp

2.2 Các vấn đề đạo đức

Học viên giới thiệu đến thân chủ về bản thân, quy tắc bảo mật và giải thích chi tiết về

đề án thạc sỹ và ký bản đồng thuận tham gia đề án này Trong quá trình đánh giá vấn đề,

HV sử dụng hai thang đo tâm lý đều được thích nghi và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam Trong quá trình can thiệp, HV đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý

2.3 Đánh giá

2.3.1 Hoàn cảnh gặp gỡ và lý do hỗ trợ

Hoàn cảnh gặp gỡ: Trong quá trình TC điều trị bệnh lao, các triệu chứng như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, run tay chân, đau vùng ngực, khó ngủ xuất hiện ngày càng nhiều khiến TC rất lo lắng và khó chịu Sau đó, TC đi khám bác sĩ tâm thần, được chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa và uống thuốc Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc tâm thần có hiệu quả nhưng không ổn định cùng với việc tự nhận thấy bản thân hay suy nghĩ tiêu cực nên TC mong muốn được hỗ trợ về tâm lý cùng với uống thuốc Do đó, TC được bác sĩ giới thiệu đến HV với mục tiêu hỗ trợ về tâm lý theo nhu cầu của TC

Lý do hỗ trợ: TC tự nhận thấy mọi vấn đề của TC đều xuất phát từ cách nhìn nhận

vấn đề “bị hẹp quá, tiêu cực quá” dẫn đến các vấn đề tâm lý Do đó, TC mong muốn thay

đổi cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống tích cực hơn

Trang 10

2.3.2 Mô tả ca

Về quá trình hình thành các triệu chứng, thân chủ là một bác sĩ làm ở một bệnh viện tuyến đầu cả nước nên thường xuyên trong tình trạng áp lực và quá tải công việc vì khối lượng công việc nhiều và đông bệnh nhân Vào tháng 03/2024, trong đợt kiểm tra sức khỏe cho nhân viên y tế tại bệnh viện, TC phát hiện mình bị bệnh lao phổi không lây nhiễm, không có triệu chứng lâm sàng Sau 1 tuần phát hiện ra bệnh, TC bắt đầu điều trị bệnh lao Trong quá trình điều trị, TC cảm thấy khá mệt và buồn nôn khi dùng 4 loại kháng sinh, một lần uống hơn 10 viên thuốc Trong khi đó, TC vẫn đi làm với cường độ tương đối vất vả như bình thường và tự đặt áp lực cho bản thân rằng bản thân làm việc như trước khi điều trị bệnh Khi đó, TC lại khởi phát thêm các cơn lo lắng mà theo TC trong y học người ta gọi đó là rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, run tay chân, đau vùng ngực Tình trạng mệt thường kéo dài từ lúc bắt đầu mở mắt khi ngủ dậy cho đến hết buổi trưa chiều mới hết cơn mệt, buổi tối thì TC sinh hoạt bình thường Từ lúc cơn mệt kéo dài và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, TC không thể sinh hoạt như một người bình thường và cơn lo lắng càng trồi lên TC chỉ ăn được bữa tối, các bữa khác ăn thì bị nôn

Khoảng tháng 04-05/2024, TC nhập viện 1 tháng để điều trị bệnh lao phổi và tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên các triệu chứng không được thuyên giảm mà nặng dần lên và xuất hiện thêm triệu chứng mất ngủ Khi mọi thứ đang diễn ra không thuận lợi như vậy thì bác sĩ quyết định cho TC ra viện và không điều trị tại bệnh viện nữa để TC có thời gian ổn định về tâm lý rồi điều trị tiếp Khi ra viện, việc mất ngủ khiến TC cảm thấy rất mệt mỏi, không kiểm soát được giấc ngủ nên càng khiến TC thêm lo lắng

Khoảng tháng 06/2024, do các triệu chứng trên càng tăng nặng nên TC tìm sự trợ giúp từ bạn bè và được giới thiệu đi khám bác sĩ tâm thần Vì là người quen và cùng là bác

sĩ nên bác sĩ tâm thần thăm khám TC qua một cuộc điện thoại và đưa ra chẩn đoán rối loạn

lo âu lan tỏa và kê thuốc Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị gồm 2 giai đoạn trong khoảng 9 tháng: giai đoạn tấn công diễn ra trong vòng 8-12 tuần và sau đó là giai đoạn duy trì Trong quá trình uống thuốc, TC nhận thấy việc đáp ứng thuốc thay đổi từng ngày, các cơn lo lắng giảm dần và các biểu hiện thần kinh thực vật sau khoảng 1-2 tuần cũng mất Lúc đó, TC lại

lo lắng đến việc bị phụ thuộc vào thuốc Từ đó, TC thay đổi lối sống của mình, đi ngủ sớm hơn, dậy sớm hơn, tập yoga, ăn uống lành mạnh hơn với hy vọng rằng khi dừng thuốc lại thì

Ngày đăng: 13/02/2025, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w