1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Can thiệp tâm lý cho một nam thanh niên có biểu hiện rối loạn trầm cảm (tt)

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Can thiệp tâm lý cho một nam thanh niên có biểu hiện rối loạn trầm cảm
Tác giả Vũ Trường Giang
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 746,62 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cùng với mong muốn tăng cường vai trò của hoạt động trợ giúp tâm lý đối với tình trạng trầm cảm ở nam giới, bên cạnh đó còn là đam mê học hỏi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ TRƯỜNG GIANG

CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT NAM THANH NIÊN CÓ

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN TRẦM CẢM

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng

Phản biện 1: PGS TS Trần Thu Hương

Phản biện 2: TS Nguyễn Hữu Chiến

Đề án được bảo vệ trước Hội đồng chấm đề an thạc sĩ họp tại:

Khoa Tâm lý học vào lúc 15h30 ngày 25/12/2024

Có thể tìm thấy đề án tại:

Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn ca lâm sàng

Trầm cảm đang là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay, đây là một dạng rối loạn chủ yếu trong nhóm các rối loạn khí sắc Trầm cảm ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, trầm cảm có thể khiến người mắc phải làm việc không hiệu quả, mất năng lượng, kém vui vẻ, mất kết nối với gia đình và bạn bè, làm cho họ cảm thấy cuộc sống của mình

vô nghĩa, dẫn đến suy nghĩ và hành vi muốn tự sát

Một số liệu thống kê tại Việt Nam đang cho thấy số lượng người mắc trầm cảm đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá Trầm cảm

là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam, trong khi đó thiếu hụt dịch vụ hỗ trợ y tế về sức khỏe tâm thần cho người có rối loạn trầm cảm Các nghiên cứu về hiệu quả các liệu pháp trị liệu tâm lý trong can thiệp cho người trưởng thành có rối loạn trầm cảm tại Việt Nam hiện vẫn còn khá hạn chế

Nam giới trầm cảm thường che dấu cảm xúc và dễ tức giận hoặc hung hăng trong khi nhiều phụ nữ lại có vẻ buồn hoặc thể hiện

sự buồn bã Nam giới trầm cảm có thể cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú với công việc, gia đình hoặc sở thích Họ có thể gặp khó khăn khi ngủ nhiều hơn phụ nữ bị trầm cảm Đôi khi các triệu chứng sức khỏe tâm thần có vẻ là các vấn đề thể chất như tim đập nhanh, đau đầu, đau thắt ngực Một số nam giới có thể dùng đến ma túy hoặc rượu hoặc các hành vi kém thích ứng để ứng phó với các triệu chứng cảm xúc của mình Chính vì thế sự hỗ trợ cho nam giới cũng là một điều khó khăn với những nhà chuyên môn Phương pháp điều trị hiện tại là điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai Liệu pháp tâm lý giúp người trầm cảm nhận diện được những cách suy nghĩ và hành xử mới và thay đổi những thói quen có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm Liệu pháp tâm lý giúp nam giới hiểu và giải quyết những tình huống hoặc mối quan hệ khó khăn có thể gây

ra chứng trầm cảm của họ hoặc khiến chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn Trong đó trị liệu nhận thức hành vi (CBT) là phương pháp trị liệu tâm lý bằng liệu pháp trò chuyện dựa trên nhiều bằng chứng và đạt được nhiều những hiệu quả nhất định trong hỗ trợ chứng trầm cảm Bản thân học viên cũng là nam giới, cũng từng có những khó khăn và căng thẳng trong công việc và cuộc sống, hơn nữa là một người học tâm lý, có những kinh nghiệm cá nhân trong việc cân bằng

và nâng cao đời sống tinh thần cho bản thân, do đó nhận nhận thấy vấn đề sức khỏe tinh thần ở nam thân chủ trong thời gian học viên thực tập tại viên, học viên đồng cảm và mong muốn được trợ giúp

Trang 4

thân chủ bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình nên lựa chọn đề tài này phục vụ cho quá trình học tập và thực hành chuyên môn của bản thân

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cùng với mong muốn tăng cường vai trò của hoạt động trợ giúp tâm lý đối với tình trạng trầm cảm ở nam giới, bên cạnh đó còn là đam mê học hỏi lĩnh vực tâm lý học cùng mong muốn tìm hiểu, xây dựng và đóng góp cơ sở lý luận cho việc thực hành can thiệp tâm lý về rối loạn trầm cảm trên người dân Việt Nam nói chung và của nam thanh niên

nói riêng, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Can thiệp tâm lý cho một nam thanh niên có biểu hiện rối loạn trầm cảm” làm đề án tốt

nghiệp cho bậc học Thạc sĩ tâm lý học lâm sàng của mình Đề án này cũng xuất phát từ mong muốn giúp đỡ thân chủ cải thiện tình trạng và những vấn đề mà thân chủ hiện đang gặp phải mà học viên có gặp gỡ thân chủ trong viện sức khỏe tâm thần - nơi học viên đang thực tập công việc can thiệp tâm lý tại đó

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

● Tổng quan nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, thực trạng và các phương thức can thiệp trầm cảm để từ đó xây dựng cơ sở lý luận phù hợp cho đề tài

● Xác định những khái niệm, công cụ và phương thức sử dụng trong đề tài

● Thực hiện cách tiếp cận lâm sàng, đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch can thiệp và thực hành can thiệp cho một trường hợp nam thanh niên có biểu hiện của rối loạn trầm cảm nói riêng và có kèm theo các biểu hiện rối loạn sức khỏe tâm thần nói chung

● Đánh giá tiến trình thực hiện can thiệp, hiệu quả can thiệp để từ

đó đưa ra kết luận và khuyến nghị cho trường hợp có biểu hiện trầm cảm trên

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM

Ở THANH NIÊN 1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở thanh niên

1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng rối loạn trầm cảm ở thanh niên

Báo cáo của Shorey và cộng sự (2022) đưa ra một số điểm nhấn chính về thực trạng trầm cảm toàn cầu như sau: Tỷ lệ phổ biến toàn cầu của các triệu chứng trầm cảm tự báo cáo gia tăng từ năm

2001 đến 2020 là 34% Tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm điển hình

là 8% Tỷ lệ trầm cảm kéo dài một năm (one-year prevalence) và kéo

Trang 5

dài suốt đời (lifetime prevalence) đối với trầm cảm điển hình là 8%

Tỷ lệ hiện mắc các triệu chứng trầm cảm tăng cao ở thanh thiếu niên tăng từ 24% từ năm 2001 đến 2010 lên 37% từ năm 2011 đến 2020

Một nghiên cứu đầu tiên và mới nhất của một nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2023 trên 238 bệnh nhân từ 10 đến trên 60 tuổi cho thấy nhóm thanh thiếu niên dường như gặp ít triệu chứng trầm cảm hơn nhóm người trưởng thành và người già, trong khi hai nhóm sau có biểu hiện lâm sàng tương tự nhau Cụ thể, tất cả người tham gia đều có tâm trạng chán nản và 58,8% thừa nhận có ý định tự tử, với tỷ lệ đáng báo động ở thanh thiếu niên (72,1%) Thanh thiếu niên

ít gặp phải các triệu chứng giảm hứng thú, khó ăn, mất ngủ, mệt mỏi

và lo lắng hơn các nhóm khác Mô hình triệu chứng trầm cảm ở người trưởng thành phần lớn giống với nhóm người cao tuổi, ngoại trừ vấn đề chậm phát triển tâm thần vận động và tập trung, trong đó nhóm người cao tuổi ít biểu hiện các triệu chứng này hơn so với nhóm người trưởng thành (Ho, P N Y và cộng sự, 2023)

1.1.2 Các nghiên cứu về đặc điểm rối loạn trầm cảm

Theo Andrew Angelino, chuyên gia của Đại học Y khoa Johns Hopkins trên thực tế, có hơn 50 triệu chứng trầm cảm chủ yếu khác nhau, từ những triệu chứng quen thuộc như khóc và buồn bã đến những triệu chứng mà chúng ta có thể không bao giờ liên tưởng đến trầm cảm, chẳng hạn như tức giận, nghiện công việc và đau lưng (Angelino A F., 2024)

Các triệu chứng trầm cảm rất khác nhau nhưng có thể chia thành ba loại chính:

● Các triệu chứng thể chất bao gồm mệt mỏi, khó ngủ (chẳng hạn như thức dậy quá sớm, khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ bị thức giấc, ngủ quá nhiều), thay đổi khẩu vị, giảm hoặc tăng cân, đau nhức, đau đầu, tim đập nhanh và cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran

● Các triệu chứng về cảm xúc và nhận thức (suy nghĩ) bao gồm tâm trạng chán nản, thiếu hứng thú hoặc động lực với những hoạt động yêu thích trước đây, khó đưa ra quyết định, cáu kỉnh, lo lắng quá mức, vấn đề về trí nhớ và cảm giác tội lỗi quá mức

● Các triệu chứng hành vi bao gồm khóc không kiểm soát, bộc phát giận dữ, thu mình khỏi bạn bè và gia đình, trở thành người nghiện công việc, lạm dụng rượu hoặc ma túy, tự cắt/rạch hoặc làm hại bản thân và trong trường hợp xấu nhất là cân nhắc hoặc

cố gắng tự tử

1.1.3 Các nghiên cứu về nguyên nhân rối loạn trầm cảm

Báo cáo của Rey và cộng sự (2015) chỉ ra nguyên nhân của trầm cảm rất phức tạp, nó gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố và

Trang 6

còn nhiều tranh luận Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm mà được tác giả đưa ra bao gồm: (1) Các yếu tố sinh học như gia đình có tiền sử

bị trầm cảm hoặc tự sát, cha mẹ lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện, tiền sử gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực, các bệnh lý mãn tính, giai đoạn tuổi dậy thì (2) Các yếu tố gia đình như lạm dụng, bỏ mặc, phong cách nuôi dạy con tiêu cực, cha mẹ bị rối loạn tâm thần hoặc mâu thuẫn cha mẹ và con cái (3) Yếu tố tâm lý như kiểu tính khí dễ xúc động hoặc tâm căn, kiểu nhận thức tiêu cực và lòng tự trọng thấp, các yếu tố sang chấn tâm lý, sự thiệt hại hay mất người thân (4) Yếu

tố xã hội như việc bị bắt nạt, trẻ em và thanh thiếu niên phạm tội, trẻ nhũ nhi hoặc trong các trại giáo dưỡng, người tị nạn, vô gia cư, người xin tị nạn

● Các yếu tố sinh học

Trong nghiên cứu cắt ngang tiêu biểu về người lớn tiếp xúc với chất độc hại trong môi trường, 6 loại chất độc hại tiếp xúc bao gồm các chất chuyển hóa VCO N-acetyl-S-(2-hydroxy-3-butenyl)-L-cysteine (tỷ lệ chênh lệch [OR], 1,74 [95% CI, 1,38, 2,18]) và tổng lượng nicotine tương đương-2 (OR, 1,42 [95% CI, 1,26-1,59]) có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm với sự trung gian của tình trạng viêm toàn thân Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc lựa chọn các mục tiêu môi trường cho nghiên cứu cơ học về nguyên nhân gây trầm cảm và tạo điều kiện cho các nỗ lực giảm thiểu tiếp xúc với môi trường (Guo, J., Garshick, E., Si, F., Tang, Z., Lian, X., Wang, Y., & Koutrakis, P., 2024)

● Các yếu tố tâm lý

Các yếu tố nguy cơ về tâm lý là nguyên nhân gây ra trầm cảm bao gồm: Kiểu tính khí dễ xúc động, các vấn đề tâm căn, kiểu nhận thức tiêu cực và lòng tự trọng thấp, các sự kiện gây sang chấn,

sự mất mát của người thân…(Rey và cộng sự, 2015)

Brumariu và Kern (2010) nhận định mối quan hệ gắn bó không an toàn với người chăm sóc thời thơ ấu có thể là một yếu tố dự báo trầm cảm trong quá trình trưởng thành Những trải nghiệm tiêu cực trong mối quan hệ gắn bó với người chăm sóc có thể dẫn đến tính

dễ bị tổn thương về nhận thức ở trẻ, dẫn đến hình thành các sơ cấu nhận thức với những niềm tin cốt lõi tiêu cực và suy nghĩ tự động sai lệch dẫn đến nhận thức sai lệch về bản thân, các cảm xúc tiêu cực và làm mất đi động lực của cá nhân dẫn đến trầm cảm (Young & Widom, 2014)

● Các yếu tố văn hóa và xã hội

Bembnowska, Marta & Jośko-Ochojska, Jadwiga (2015) nhận thấy những điều mà mọi người trưởng thành trẻ tuổi đều phải

Trang 7

đối mặt như các triệu chứng trầm cảm sớm, căng thẳng trong thời gian dài, những thử thách hoặc nghịch cảnh, vốn là mầm mống cho các hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên, đều là những nhân tố gây

ra trầm cảm Bên cạnh đó các hành vi gây hại cho sức khỏe từ thời thiếu niên như sử dụng các loại chất kích thích khác nhau (ví dụ: rượu, thuốc lá hoặc ma túy) cũng có có thể là nguyên nhân trầm cảm trong tương lai

Tựu chung lại, sự phát triển của trầm cảm rất có thể là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, di truyền, giữa sự tác động qua lại của tâm lý, nhận thức, cảm xúc của các cá nhân và môi trường gia đình, trường học, văn hoá xã hội

1.1.4 Các nghiên cứu về đánh giá và can thiệp rối loạn trầm cảm ở thanh niên

Tại Việt Nam, các trắc nghiệm/thang đo để đánh giá và đo lường được sử dụng khá phổ biến là BDI, HAM-D, DASS-21 hoặc DASS-42, công cụ đánh giá mức độ trầm cảm qua thang PHQ-9

Trong điều trị rối loạn trầm cảm, can thiệp hóa dược và trị liệu tâm lý đều được khuyến nghị với các bệnh nhân bởi những hiệu quả nhất định mang lại Với những thân chủ trầm cảm ở mức độ nặng

có kèm các biểu hiện triệu chứng cơ thể, mức độ rối loạn các hoạt động chức năng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất, tinh thần

và thậm chí là tính mạng của thân chủ (ý nghĩ và hành vi tự tử) thì việc ưu tiên can thiệp hóa dược nhằm giảm các triệu chứng là điều cần thiết và có kết hợp các liệu pháp tâm lý, ngoài ra còn một số những thân chủ có rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ, có thể thuần túy can thiệp tâm lý Đối với thanh niên bị trầm cảm, cả liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp tâm lý liên cá nhân đều là những biện pháp can thiệp đã được thiết lập tốt, với bằng chứng về hiệu quả trong thử nghiệm các nhóm nghiên cứu Ngoài ra, hoạt động thể chất được cho là có tác dụng kích thích các hoạt động sinh hóa và phục hồi cấu trúc tế bào thần kinh bị rối loạn trong trầm cảm

Liệu pháp Cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) có thể áp dụng có hiệu quả đối với mọi đối tượng thuộc các nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh hôn nhân gia đình và giới tính (Đàm Thị Kim Nga, 2018) Nghiên cứu của Seshadri và cộng sự (2021) cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi dựa trên chanh niệm (MBCT) và liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) có thể có hiệu quả hơn so với các liệu pháp thông thường, trường việc giảm các triệu chứng trầm cảm điển hình sau một đợt trị liệu cấp tính Tuy nhiên, chất lượng bằng chứng các nghiên cứu hiện tại vấn còn khá yếu để ủng hộ cho nhận định này Trong đó, MBCT cung cấp tiếp cận tâm lý hiệu quả

Trang 8

về mặt chi phí mang tính hứa hẹn để ngăn ngừa tái phát trầm cảm ở các thân chủ được trị liệu (Teasdale và cộng sự, 2000) ACT thì có hiệu quả trên nhiều phương thức điều trị trầm cảm, bao gồm trị liệu

cá nhân, trị liệu nhóm và tự trị liệu (Twohig & Levin, 2017)

1.2 Lý luận về can thiệp rối loạn trầm cảm ở thanh niên

1.2.1 Khái niệm thanh niên

Tùy thuộc vào yếu tố văn hóa – xã hội khác nhau sẽ có các định nghĩa khác nhau về thanh niên Về mặt pháp lý, theo Luật Thanh niên Việt Nam năm 2020 quy định tại Điều 1: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” Do đó học viên quyết định sử dụng định nghĩa của Luật thanh niên năm 2020, để phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam nhằm nghiên cứu và thực hành can thiệp trên thân chủ hiện tại trong đề án luận văn này

1.2.2 Khái niệm rối loạn trầm cảm

Trong phạm vi đề án tốt nghiệp này, học viên sử dụng khái

niệm rối loạn trầm cảm được định nghĩa theo DSM-5: Trầm cảm là một rối loạn khí sắc nghiêm trọng được đặc trưng bởi trạng thái trầm buồn và mất hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đó đồng thời phối hợp với các thay đổi về mặt sinh lý cơ thể và nhận thức làm suy giảm rõ rệt hoạt động chức năng của cá nhân, kéo dài trong ít nhất hai tuần (American Psychiatric Association, 2013)

1.2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu

Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5

1.2.4 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm

Trang sức khỏe tâm thần Healthline (Higuera, 2021) liệt kê một số các đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm bao gồm như sau:

● Cảm thấy buồn, lo lắng hoặc "trống rỗng"

● Cảm thấy tuyệt vọng, vô giá trị và bi quan

● Khóc rất nhiều

● Cảm thấy khó chịu, dễ kích động hoặc tức giận

● Mất hứng thú với sở thích trước đây

● Giảm năng lượng, mệt mỏi, uể oải

● Khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định

● Di chuyển lờ đờ, nói năng chậm chạp hơn

● Khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc hoặc ngủ triền miên

● Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng

● Xuất hiện các triệu chứng đau cơ thể mãn tính mà không có nguyên nhân rõ ràng, và cũng không thể cải thiện sau khi điều trị (Ví dụ: đau đầu, đau, các vấn đề tiêu hóa, chuột rút)

● Suy nghĩ về cái chết, tự tử, tự làm hại bản thân hoặc cố gắng tự tử

Trang 9

1.2.5 Can thiệp tâm lý cho người có rối loạn trầm cảm

Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một trong những liệu pháp can thiệp tâm lý dựa trên bằng chứng nhiều nhất trong điều trị rối loạn trầm cảm và được khuyến nghị trong hầu hết các hướng dẫn điều trị trầm cảm, là lựa chọn đầu tiên trong điều trị các triệu chứng

và rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên Trị liệu nhận thức hành vi giúp cá nhân phát hiện và thay đổi các suy nghĩ, niềm tin không hợp

lý, cảm xúc và hành vi tiêu cực, phát triển các kỹ năng ứng phó phù hợp (điều chỉnh cách cư xử và suy nghĩ về các vấn đề) để cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống Trong mỗi phiên làm việc, CBT

sẽ cấu trúc theo ba trụ cột: Nhận diện (identification), công nhận (recognition) và quản lý (management)

Hiệu quả của CBT trong điều trị rối loạn trầm cảm đã được một số lượng lớn nghiên cứu đã chứng minh Một phân tích tổng hợp của 115 nghiên cứu chỉ ra rằng CBT là một chiến lược điều trị trầm cảm hiệu quả và việc điều trị kết hợp với liệu pháp dùng thuốc sẽ hiệu quả hơn đáng kể so với chỉ dùng thuốc (Fennell M., 2012) Bằng chứng cũng cho thấy tỷ lệ tái phát của bệnh nhân được điều trị bằng CBT thấp hơn so với những bệnh nhân chỉ được điều trị bằng dược lý (American Psychiatric Association, 2010)

Các nghiên cứu thực chứng cho thấy Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một cách tiếp cận có thể mang lại kết quả trong thời gian ngắn hơn so với các liệu pháp phân tâm học Liệu pháp CBT giúp thân chủ khám phá các niềm tin sai lệch, suy nghĩ và hành vi không phù hợp với các tình huống trong cuộc sống góp phần gây ra trầm cảm và điều chỉnh các niềm tin và các kiểu suy nghĩ, thay đổi các hành vi ứng phó, điều này nhằm thay đổi tâm trạng và củng cố lại những niềm tin tích cực, xây dựng cho thân chủ các hành vi ứng phó phù hợp hơn trong tương lai Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh liệu pháp CBT có hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm ở các mức độ từ nhẹ đến trung bình CBT giúp một cá nhân học cách trở thành nhà trị liệu tâm lý cho riêng mình Theo đó, cá nhân sẽ tập trung vào việc phát triển các phương pháp ứng phó với những thách thức trong cuộc sống

Lý thuyết chánh niệm/tỉnh thức

Bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo xuất hiện hàng ngàn năm trước, tiếp cận chánh niệm hiện đại phương Tây phần lớn được khởi xướng nhờ các công trình của Jon Kabat-Zinn, người đã phát triển chương trình Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) ở trường Đại học Y Massachusetts (Hoa Kỳ) vào năm 1979 Trong

Trang 10

khoảng một thập kỷ sau, tiếp cận chánh niệm được tích hợp vào các phương pháp tiếp cận nhận thức và hành vi (CBT) với tư cách là một làn sóng trị liệu thứ ba Quan điểm cơ bản của tiếp cận này cho rằng

cá nhân sẽ tìm cách để thoát khỏi nỗi đau, nhưng sau cùng những sự đấu tranh nội tâm sẽ kéo người ta trở lại nỗi đau cùng với những trạng thái đau khổ tinh thần Ngoài ra, hai luận điểm nền tảng hình thành nên tiếp cận này là sự chú tâm (awareness) và sự chấp nhận (acceptance) (Henriques, 2015) Trầm cảm, dưới góc độ chánh niệm,

có thể được hiểu như là việc cá nhân thiếu sự chấp nhận với những trải nghiệm tiêu cực không thể tránh khỏi trong cuộc sống (Nguyễn

Thị Minh Hằng, 2017)

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp được sử dụng trong

đề án

1.3.1 Phương pháp đánh giá

Trong phạm vi đề án, để phục vụ mục tiêu đánh giá các vấn

đề của thân chủ, học viên sử dụng trắc nghiệm DASS-42 (Depression Anxiety and Stress Scales) là một thang đo tự báo cáo được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (University of New South Wales), Australia là Lovibond và Lovibond (1995) nhằm mục đích sàng lọc diện rộng các vấn đề của thân chủ bởi trên thực tế khi tiếp xúc trực tiếp, học viện nhận thấy ngoài những biểu hiện được nghi là trầm cảm thì thân chủ còn đi kèm các biểu hiện lo âu và stress (Lovibond, S & Lovibond, P F 1995)

Ngoài ra học viên lựa chọn hướng dẫn thân chủ làm bản kiểm kê trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory – BDI) là thang

đo chính để đánh giá sâu hơn các biểu hiện trầm cảm của thân chủ, qua đây thấy được mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm

Thang đánh giá lo âu ZUNG (SAS): được phát triển bởi Tiến

sĩ William WK Zung vào năm 1971 nhằm mục đích đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu ở từng cá nhân (Zung, 1971)

Bên cạnh đó, học viên sử dụng bài kiểm tra tính cách đa pha Minnesota (MMPI) là một bài kiểm tra tâm lý chuẩn hóa về tính cách người lớn và bệnh lý tâm thần Phiên bản gồm 71 câu do các nhà tâm

lý học Liên Xô xây dựng dựa trên phiên bản gốc MMPI (MMPI-71)

Bên cạnh đó học viên lựa chọn thang đánh giá chất lượng giấc ngủ nhằm xác định tình trạng hoạt động chức năng ngủ của thân chủ nhằm xây dựng kế hoạch cải thiện, các bảng hỏi nhằm phỏng vấn như phỏng vấn tri giác, phỏng vấn tư duy nhằm xác định các yếu tố liên quan tới loạn thần để củng cố cho nhận định và kết quả đánh giá tâm lý ban đầu

Trang 11

1.3.2 Phương pháp can thiệp

Trị liệu nhận thức hành vi (CBT) là một cách tiếp cận ngắn hạn, có bài tập cụ thể, tập trung vào những vấn đề với mục tiêu giúp

đỡ thân chủ tăng cường kỹ năng, giúp họ giải quyết những vấn đề cụ thể đang đối mặt và tăng khả năng ứng phó với các tình huống xã hội trong tương lại Phương pháp trị liệu này thường được thực hiện mỗi giờ/1 tuần trong khoảng từ 12 đến 16 phiên (Beck, 2021)

Bên cạnh liệu pháp chủ đạo là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), học viên cũng sử dụng một số kỹ thuật trong lý thuyết chánh niệm nhằm tăng tính hiệu quả trong can thiệp với trường hợp thân chủ trong đề án này của học viên Các kỹ thuật chánh niệm giúp thân chủ giảm lo lắng, căng thẳng, đau khổ, phản ứng, cải thiện giấc ngủ

và lòng tự trọng, mang lại sự bình tĩnh, thư giãn, tự điều chỉnh và nhận thức tốt hơn (Kumar và cộng sự, 2020)

Các kỹ thuật can thiệp bao gồm: Nhóm các kỹ thuật nhận thức: Giáo dục tâm lý (Psychological Education), Tái cấu trúc nhận

thức (Congnitive Restructuring), Đối thoại Socrates (Socratic

Dialogue); Nhóm các kỹ thuật hành vi gồm: Kích hoạt hành vi, Giải

quyết vấn đề (Problem solving), Ghi chép nhật ký (Journaling);

Nhóm các kỹ thuật cảm xúc gồm: Các kỹ thuật chánh niệm, Thở thư

gi n (Rela ed breathing), Quét cơ thể (Body – scan), Kỹ thuật thời gian lo lắng (Worry Time)

CHƯƠNG 2: CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT NAM THANH

NIÊN CÓ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN TRẦM CẢM

Trang 12

 Ngày sinh: 25/03/1995

 Giới tính: Nam

 Trình độ học vấn: Học hết cấp 3

 Nơi ở: Tuyên Quang

 Phiên làm việc đầu tiên: 24/04/2024

2.2 Các vấn đề đạo đức

2.2.1 Đạo đức trong tiếp cận lâm sàng

Học viên đã cung cấp cho thân chủ đầy đủ thông tin về nguyên tắc làm việc, đặc biệt là nguyên tắc bảo mật về giữ bí mật thông tin và những trường hợp ngoại lệ của bảo mật, rằng học viên phải cung cấp thông tin của thân chủ cho một bên thứ 3 nếu thông tin

mà thân chủ chia sẻ có liên quan đến an toàn của chính thân chủ

2.2.2 Đạo đức trong việc sử dụng công cụ đánh giá, thực hiện quy trình đánh giá

Các công cụ đánh giá được sử dụng trong ca lâm sàng đảm bảo tính khoa học Thân chủ được cung cấp đầy đủ thông tin về công

cụ đánh giá, bao gồm: mục đích của việc sử dụng công cụ và cách thức tiến hành đánh giá Sự lựa chọn các công cụ cũng được cân nhắc đảm bảo nguyên tắc tối ưu và đảm bảo quyền lợi của thân chủ

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp trị liệu

Học viên đã xin phép và được sự đồng thuận từ thân chủ về việc sử dụng ca làm báo cáo đề án Bản đồng thuận đã được thân chủ

ký và bên cạnh bản đồng thuận, học viên cũng đảm bảo được tính cam kết và trách nhiệm về mặt trị liệu qua các phiên cùng với thân chủ Trong quá trình thực hành can thiệp, học viên có sự giám sát và hướng dẫn thực hành từ PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng, được sự hướng dẫn giám sát từ Th.S Đoàn Thị Hương, được sự góp ý hướng dẫn từ PGS.TS Trần Thu Hương

nhân khẩu ● Trọng, 30 tuổi, đang sinh sống và làm việc ở tỉnh miền núi phía Bắc

● Là con út trong gia đình và có 3 anh em trai, hiện tại anh sống cùng vợ và 2 con

● Bố mẹ làm nghề sản xuất bánh phở

Trang 13

● Khó tập trung, có lúc đờ người, không nghe

rõ câu hỏi của học viên mà cần phải hỏi lại

câu hỏi

Cảm xúc

● Buồn bã, chán nản, không cảm thấy vui, lo

lắng về bản thân và tương lai

Nhân cách ● Trước đây là người hướng ngoại, hay nói hay

cười, kể từ khi phải điều trị thuốc trầm cảm, Trọng trở nên hướng nội, ít chia sẻ, không muốn gặp gỡ ai

● Hay suy nghĩ nhiều

● Có nền tảng nhân cách phụ thuộc (phụ thuộc vào tài chính của bố mẹ, hiện tại phụ thuộc vào vợ)

● Không chủ động và thiếu ý chí tiến thủ

● Anh có khá ít bạn hiện tại

Ngày đăng: 11/02/2025, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN