1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp vị thành niên có các khó khăn tâm lý

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp vị thành niên có các khó khăn tâm lý
Tác giả Trương Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2025
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 675,72 KB

Nội dung

Báo cáo chỉ ra trong 12 tháng thực hiện khảo sát, 21,7%trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó3,3% đáp ứng các tiêu chí đối với một rối loạn tâm thần.. Qua cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ NỘI – 2025

Trang 2

Công trình được hoàn thành tạiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn ca lâm sàng

Tuổi vị thành niên là độ tuổi vô cùng quan trọng, đây là độ tuổi

có nhiều sự thay đổi thú vị nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức nhưtrở nên độc lập hơn, xác định bản sắc cá nhân, sự tự ý thức, xâydựng các mối quan hệ mới (Rutter và Rutter, 1993) Điều này khiếnđời sống tâm lý hay chính là sức khỏe tâm thần của vị thành niêngặp nhiều vấn đề hơn những giai đoạn khác Tổ chức Y tế Thế giới(World Health Organization – WHO) (WHO, 2021) cũng công bố

số liệu cứ bảy người thì có một người (tương đương 15%) ở độ tuổi

10 - 19 gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần Tuy nhiên, tìnhtrạng này phần lớn chưa được nhận biết và điều trị kịp thời

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hộiViệt Nam (2022), một cuộc khảo sát điều tra sức khỏe tâm thần vịthành niên đã diễn ra với kết quả phỏng vấn 5.996 cặp cha mẹ - vịthành niên, kéo dài từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, với sự thamgia của 127 điều tra viên thực hiện việc thu thập dữ liệu ở 38 tỉnh,thành phố Báo cáo chỉ ra trong 12 tháng thực hiện khảo sát, 21,7%trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó3,3% đáp ứng các tiêu chí đối với một rối loạn tâm thần Tuy nhiên,chỉ 8,4% vị thành niên đã tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và50,8% chỉ tiếp cận một lần Đặc biệt, chỉ 5,1% cha mẹ xác địnhrằng vị thành niên của họ cần được giúp đỡ đối với các vấn đề vềcảm xúc và hành vi

Qua các nghiên cứu trong nước và thế giới, có thể thấy vị thànhniên đang gặp rất nhiều vấn đề tâm lý mà có thể các vấn đề nàychưa đủ để đáp ứng chẩn đoán về một rối loạn tâm thần cụ thể,nhưng chúng vẫn gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của vị thànhniên Các vấn đề tâm lý nếu không được giải quyết sớm có thể sẽphát triển thành một rối loạn tâm lý phức tạp hơn, làm gia tăng đaukhổ cho trẻ vị thành niên và gia đình nói riêng cũng như để lạinhững gánh nặng cho xã hội nói chung (Boul và cộng sự, 2019)

Trang 4

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cùng với mongmuốn tăng cường vai trò của hoạt động trợ giúp tâm lý đối với cáckhó khăn tâm lý của vị thành niên, học viên quyết định chọn đề tài

“Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp vị thành niên có các khó khăn

tâm lý” làm đề án tốt nghiệp Đề án cũng xuất phát một phần từ

mong muốn được trau dồi kỹ năng thực hành nghề của học viên vàtrợ giúp thân chủ cải thiện các vấn đề thân chủ đang gặp

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận về các khó khăn tâm lý của vị thànhniên

- Thực hiện đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch và canthiệp cho một trường hợp vị thành niên có các khó khăn tâm lý

- Đánh giá tiến trình thực hiện, hiệu quả can thiệp để từ đó đưa rakết luận và khuyến nghị cho các trường hợp vị thành niên có cácbiểu hiện khó khăn tâm lý

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHÓ KHĂN TÂM

LÝ Ở VỊ THÀNH NIÊN 1.1.Tổng quan nghiên cứu về các khó khăn tâm lý ở vị thành niên

1.1.1 Các nghiên cứu dịch tễ về khó khăn tâm lý ở vị thành niên

Các vấn đề tâm lý ở vị thành niên đang là mối quan tâm đặc biệtcủa xã hội thế kỷ 21 Nhiều vị thành niên đang phải vật lộn với cácvấn đề về cảm xúc, hành vi, niềm tin,… mà không biết phải ứng phóhoặc tìm kiếm các hỗ trợ phù hợp cho mình (William và cộng sự,2014)

Theo số liệu thu được từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừadịch bệnh, trong 10 năm trước đại dịch, cảm giác buồn bã, tuyệt vọngdai dẳng, ý nghĩ và hành vi tự tử đã tăng khoảng 40% ở những ngườitrẻ tuổi (APA, 2023) Kết quả thống kê cho thấy, từ năm 2009 đến

Trang 5

2019, tỷ lệ học sinh trung học ở Việt Nam có cảm giác buồn bã hoặctuyệt vọng dai dẳng đã tăng từ 26% lên 37% Trong báo cáo tìnhtrạng sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam năm 2019, có hơn15% học sinh tham gia khảo sát đã thực sự nghĩ đến việc tự tử trong

12 tháng qua, kết quả này thấp hơn một chút khi so với tỷ lệ tương tự

ở 84 quốc gia khác (16,5%) Mặc dù vậy, vẫn có khoảng 3,07% họcsinh đã từng cố tự tử ít nhất 1 lần trong vòng 1 năm trước khi thamgia khảo sát mà hậu quả của những hành vi này là một số chấnthương nghiêm trọng, ngộ độc hoặc sốc thuốc

Đặc biệt, sức khỏe tâm thần của vị thành niên đã giảm sút đáng

kể sau đại dịch Covid Có hơn 33% học sinh trung học có sức khỏetâm thần kém trong đại dịch và gần 50% học sinh thường xuyên cảmthấy buồn bã hoặc tuyệt vọng (CDC, 2023) Ở Việt Nam, có khoảng12,59% học sinh đã cho rằng mình luôn thường trực cảm xúc cô đơn

và 16,81% học sinh cảm thấy khó tập trung vào làm bài tập về nhà(WHO, 2021) Dữ liệu từ Khảo sát hành vi và trải nghiệm của thanhthiếu niên năm 2021 chỉ ra rằng 37,1% học sinh trung học ở Hoa Kỳbáo cáo rằng sức khỏe tâm thần của họ kém trong đại dịch COVID-

19, với 19,9% cân nhắc và 9,0% cố gắng tự tử trong năm trước(Jones và cộng sự, 2022) Trên thế giới hiện có khoảng hơn 13% vịthành niên mắc rối loạn tâm thần và có khoảng 45.800 vị thành niên

tử vong do tự tử mỗi năm (UNICEF, 2021)

1.1.2 Nghiên cứu về các hệ quả của các khó khăn tâm lý ở vị

Trang 6

nhân ở trường học như mối quan hệ tích cực với thầy cô, sự chấpnhận của bạn bè (Suldo và cộng sự, 2014; Farina và cộng sự, 2021).Ngoài ra, vị thành niên có các khó khăn tâm lý cũng cho thấy có xuhướng thực hiện những hành vi nguy cơ sức khỏe cao hơn như sửdụng chất gây nghiện, tự hại, bỏ học và bị đuổi học (Valdez và cộng

sự, 2011) Tương tự như vậy, các vấn đề tâm lý ở vị thành niên cũngđược chứng minh là gây trở ngại đáng kể đến cuộc sống của cha mẹ

và gia đình (VanderValk và cộng sự, 2007; Gross và cộng sự, 2008)

1.1.3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của vị

thành niên

Sau khi tiến hành tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố ảnhhưởng tới đời sống tâm lý của vị thành niên, học viên chia các yếu tốnày thành 3 nhóm chính: (a) Các yếu tố cá nhân; (b) Các yếu tố giađình; (c) Các yếu tố trường học

Trong đó, các yếu tố cá nhân bao gồm: giới tính, nhân cách,chiến lược điều chỉnh cảm xúc, sự hài lòng về cuộc sống Các yếu tốngia đình bao gồm: tiền sử gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên,phong cách giáo dục của cha mẹ Các yếu tố trường học bao gồm: áplực học tập, mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa, tính chất củatrường học

1.2 Lý luận về các khó khăn tâm lý ở vị thành niên

1.2.1 Khái niệm vị thành niên

“Vị thành niên” là một khái niệm chưa được thống nhất bởi lẽ nócòn phụ thuộc các yếu tố văn hóa – xã hội Sau khi tham khảo vàtổng hợp tài liệu, học viên quyết định sử dụng định nghĩa tuổi vịthành niên là độ tuổi 10 - 19 tuổi để thực hiện đề án

1.2.2 Đặc điểm tâm lý của vị thành niên

Theo Trương Thị Khánh Hà (2016), tuổi vị thành niên là giaiđoạn có sự biến đổi sinh lý mạnh mẽ nhất trong cuộc đời của mỗi con

Trang 7

người Giai đoạn này có thể kéo theo những thay đổi nhất định vềtâm lý, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về rối loạn tâm lýnhư stress, lo âu, trầm cảm và các khó khăn tâm lý nói chung.

Tuổi vị thành niên là một khoảng tuổi rộng mà ở đó có nhữngđặc điểm tâm lý biến đổi theo những giai đoạn nhỏ khác nhau Đểthống nhất với khái niệm vị thành niên ở trên, học viên phân chia tuổi

vị thành niên thành 3 giai đoạn: tuổi đầu vị thành niên (10 – 14 tuổi),tuổi giữa vị thành niên (15 – 17 tuổi) và tuổi cuối vị thành niên (từ 18tuổi)

1.2.3 Khái niệm khó khăn tâm lý

Xuất phát từ những quan điểm đi trước và để phù hợp với mục

tiêu nghiên cứu, khái niệm “khó khăn tâm lý” trong đề án sẽ được hiểu là “những biểu hiện khó khăn ở cả các dấu hiệu bên trong (cảm

xúc), bên ngoài (hành vi) và các hoạt động chức năng, từ một vài biểu hiện đến nhiều biểu hiện ở các khía cạnh nói trên nhưng chưa hội đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán bất kỳ dạng rối loạn nào”.

Trong đó, các biểu hiện của khó khăn tâm lý bao gồm:

(1) Thay đổi cảm xúc bất thường: Cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc sợ

hãi kéo dài mà không rõ nguyên nhân Dễ cáu gắt, nóng nảy hoặcmất kiểm soát cảm xúc

(2) Suy giảm chức năng nhận thức: Khó tập trung, giảm khả năng

ghi nhớ hoặc ra quyết định, suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại

(3) Rối loạn hành vi và thói quen: Tránh né các tình huống xã hội,

công việc hoặc trách nhiệm thường ngày

(4) Triệu chứng thể chất không giải thích được: Đau đầu, đau bụng

hoặc các vấn đề sức khỏe khác không tìm được nguyên nhân y tế

rõ ràng Mệt mỏi kéo dài, giảm hoặc tăng cân bất thường

Trang 8

(5) Khó khăn trong các mối quan hệ: Cảm thấy cô lập, khó duy trì

mối quan hệ thân thiết Gặp mâu thuẫn với gia đình, bạn bè docăng thẳng tâm lý

(6) Giảm hứng thú và động lực: Giảm hứng thú với các hoạt động

yêu thích trước đây Thiếu năng lượng hoặc không muốn thựchiện các nhiệm vụ cơ bản

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Phương pháp đánh giá

Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong đề án bao gồmphương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát lâm sàng,phương pháp hỏi chuyện lâm sàng, phương pháp trắc nghiệm vàthang đo bao gồm: trắc nghiệm sàng lọc tự tử - Ask Suicide-Screening Questions (ASQ), thang đánh giá trầm cảm – lo âu – căngthẳng - Depression Anxiety Stress Scale-21 (DASS – 21), thang đánhgiá lo âu ZUNG - The Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS), thangđánh giá trầm cảm vị thành niên Reynolds - The ReynoldsAdolescent Depression Scale (RADS), thang đo lo âu học đườngPhillips - School Anxiety Scale (SAS) và thang đo lòng tự trọngRosenberg - Rosenberg self-esteem scale (RSE)

1.3.2 Phương pháp can thiệp

Học viên quyết định sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)làm phương pháp can thiệp chủ đạo trong phạm vi đề án này CBT đềcập đến một nhóm các biện pháp can thiệp cho cả các rối loạn tâmthần như rối loạn sử dụng chất gây nghiện, tâm thần phân liệt, các rốiloạn tâm thần khác, trầm cảm và loạn khí sắc, rối loạn lưỡng cực, rốiloạn lo âu, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn ăn uống, rối loạn nhâncách… và cả những khó khăn tâm lý được duy trì bởi các yếu tố nhậnthức Một nghiên cứu đánh giá 269 nghiên cứu phân tích tổng hợp vàxem xét các mẫu đại diện của 106 phân tích tổng hợp đã cho thấy

Trang 9

hiệu quả của CBT đối với các vấn đề khác nhau ở trẻ em và ngườilớn tuổi (Hofmann và cộng sự, 2012) Những kỹ thuật của CBT đãđược chứng minh hiệu quả bằng rất nhiều bằng chứng khoa học vàmang tính chủ động, rõ ràng Trong đó các kỹ thuật nhận thức baogồm: đối thoại Socrates, giáo dục tâm lý, tái cấu trúc nhận thức, làm

rõ giá trị; các kỹ thuật cảm xúc bao gồm: quét cơ thể, hít thở sâu; các

kỹ thuật hành vi bao gồm: bài tập về nhà, giải quyết vấn đề, ghi chépnhật ký, đóng vai

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, học viên đã tổng quan các nghiên cứu về cáckhó khăn tâm lý ở vị thành niên trên nhiều phương diện như thựctrạng, các yếu tố ảnh hưởng, hệ quả, cách đánh giá, tiếp cận trị liệu

Từ đó, xây dựng được cơ sở lý luận cho đề án, làm tiền đề cho tiếntrình thực hành hỗ trợ tâm lý trên ca lâm sàng

CHƯƠNG 2 HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP VỊ

THÀNH NIÊN CÓ CÁC KHÓ KHĂN TÂM LÝ

Trang 10

được một người quen giới thiệu rằng học viên đang học tập, làm việc

về lĩnh vực tâm lý học Tuy nhiên, Lan phản ứng rất mạnh với việcbản thân mình có vấn đề tâm lý, em cho rằng mình hoàn toàn bìnhthường, vì em thích tìm hiểu về tâm lý học nên muốn hỏi học viên vềnhững kiến thức liên quan Vậy nên, mẹ có đưa Lan đến gặp học viênvới lí do ban đầu là được tư vấn để hiểu hơn về tâm lý học

2.1.3 Mong muốn của thân chủ/gia đình

Mong muốn của gia đình: Mẹ muốn Lan cải thiện sức khỏe tâm

thần, có thể tham gia hoạt động học tập bình thường; dừng các ýtưởng tự tử, hành vi rạch tay và có mối quan hệ tốt với gia đình

Mong muốn của thân chủ: Những buổi đầu, Lan thể hiện chỉ

muốn học hỏi thêm kiến thức về tâm lý học Sau khi có niềm tin ởhọc viên và hiểu hơn về tâm lý học, Lan muốn biết bản thân đang bịlàm sao, kiểm soát được suy nghĩ – cảm xúc – hành vi của mình và

có thể tự tin kết nối với những người xung quanh

Mẹ cho rằng mình là một người mẹ rất chịu khó lắng nghe cáccon, ở lớp cũng được các học sinh yêu quý nhưng không hiểu saoLan lại luôn khó chịu với mẹ

Dưới góc nhìn của Lan, Lan cho rằng mẹ chỉ nghe chứ khônghiểu các con Mẹ từng có những phát ngôn khiến em thấy khó hiểu

như “Làm theo trong sách đạo đức có mà dở hơi”, “Không phải

những gì mẹ nói đều đúng nên đừng có tin nhưng có lúc lại mắng em

và yêu cầu em phải nghe theo mình”, “Con gái khó tự lập được, cần lấy chồng giàu để chồng lo cho mới có nhà, xe”,… Khi em rạch tay,

mẹ đã nói với em “Con đừng rạch tay nữa nhỡ người ta nhìn thấy

người ta đánh giá thì bố mẹ biết sống làm sao”, điều đó khiến em

Trang 11

cảm thấy mẹ giả tạo, chỉ quan tâm đến danh dự chứ không thực sự locho con Em luôn nghĩ mẹ cảm thấy xấu hổ vì sự hèn nhát, kém cỏicủa em, có lẽ em không nên ra đời thì tốt hơn Em cũng có phần nghingờ những gì mẹ nói, cho rằng mẹ chỉ thể hiện ngoài mặt với em chứ

thực tâm mẹ nghĩ khác nên đã có những lần em thử lại mẹ Ví dụ, Có

một lần cô giáo mắng em, em chia sẻ với mẹ rằng em rất buồn vì cô,

mẹ cũng an ủi, tỏ ra đồng cảm cùng em Tuy nhiên, ngày hôm sau em giả vờ rằng em nghĩ lại và thấy cô nói cũng đúng, mẹ liền ngay lập tức nói với em “Ừ, mẹ cũng thấy thế, con thấy đúng không,…” Những

điều này khiến em càng gia tăng sự nghi ngờ, bất an, không tin tưởng

mẹ nên em dễ nổi cáu, cãi nhau với mẹ và không muốn chia sẻ với

mẹ Theo Lan, bố là người thành đạt và khéo léo trong cuộc sống

Em rất thích nói chuyện với bố, tuy nhiên bố lại rất bận nên thời giandành cho em cũng ít Lan có một em trai học lớp 7 và một em gái 5tuổi, mối quan hệ của 3 chị em bình thường, không thân thiết nhưngcũng không khó chịu Với họ hàng, đôi lúc em cảm thấy mọi ngườihơi xen vào chuyện của em quá nên em cũng không thích và sợ mọingười đánh giá

2.1.5 Mô tả vấn đề của thân chủ

Đến tháng 12/2023, Lan muốn nhận hỗ trợ tâm lý bởi học viên

do Lan có các triệu chứng như mất tập trung, dễ cáu gắt, buồn bã, lolắng, căng thẳng, chán nản, khó thở, hay đau bụng vào buổi sáng,thậm chí có những cơn buồn nôn và choáng váng khi chuẩn bị đếnlớp, mẹ đã cho em đi thăm khám sức khỏe hai lần nhưng các chỉ sốsức khỏe đều bình thường Đặc biệt, em còn có hành vi tự rạch taymình và từng có suy nghĩ tự tử (trước thời điểm em đến gặp nhà tâm

lý, em đã tự rạch tay khoảng 9 lần)

Em chia sẻ, em rất sợ đi học, em sợ cô giáo chủ nhiệm mắng.Những hôm có tiết của cô giáo chủ nhiệm, em sợ đến nỗi khó thở,đau quặn tim lại, thậm chí bước đến cửa lớp, ngửi mùi của lớp học là

em đã choáng váng, buồn nôn Những hôm không có tiết của cô giáochủ nhiệm, em cảm thấy dễ thở, thoải mái hơn Vấn đề này em đã

Trang 12

gặp phải từ cuối học kì 1 năm lớp 10, khi em tham gia kỳ thi khảo sáthọc sinh giỏi và bị điểm dưới trung bình (điểm thấp nhất lớp) Kếtquả đó làm em rất shock vì từ đầu năm, năng lực học tập của em khátốt và em cũng rất đam mê học tập Sau đó, em bị cô giáo gọi lêntrước lớp và mắng rất nhiều Theo lời Lan, cô chủ nhiệm là người rấtnghiêm khắc, mỗi khi mắng ai sẽ mắng rất thậm tệ và mắng lâu, cảlớp đều sợ cô giáo Khi bị cô mắng em cảm thấy rất xấu hổ, em cốkìm nén nước mắt và sau đó phải trốn vào nhà vệ sinh để khóc Sauhôm đó, em rất buồn, chán nản, khó tập trung học và xuất hiện cáccơn đau bụng vào mỗi sáng khi chuẩn bị đi học Đến kỳ thi giữa kỳ 2,kết quả thi của em lại thấp hơn dự kiến, điều này khiến em càng cảmthấy bản thân tệ hại và kém cỏi Em liên tục nghi ngờ, tự trách bảnthân mình, mất định hướng trong cuộc sống Những câu chuyệnkhông vui từ nhỏ bắt đầu gây ám ảnh em dù trước đây em không quákhó chịu về nó, tối nào em cũng bị ám ảnh bởi những lời nói chỉ trích

của người khác trong quá khứ và của chính mình như “Mình yếu đuối,

hèn nhát”, “Mình không có giá trị gì, không xứng đáng được yêu thương”,… khiến em không thể ngủ nổi.

Một điều nữa khiến em buồn, đó là cùng thời điểm đó, em cóthích một bạn nam chơi thân cùng em dù bạn ấy không thích em Mộtmặt, em đã từng cho rằng bản thân sẽ không dây vào yêu đương vìyêu đương rất đau đầu và em rất sợ cảm giác bị bỏ rơi trong một mốiquan hệ nên thà không có còn hơn Vì vậy, việc thích người bạn đó đingược lại với niềm tin/mong muốn của em Em cảm thấy rất xấu hổ

vì lại đi yêu bạn thân của mình, em lo sợ tình bạn này sẽ mất đi và bịcác bạn trong lớp trêu chọc Bạn nam kia cũng biết tình cảm của emnên tình bạn của em với bạn cũng không thể duy trì như trước đượcnữa Một lần, trong lúc em đang nói chuyện với bạn thân khác rằng

em rất buồn thì cô giáo dạy địa lý – một cô giáo mà em rất thần

tượng tình cờ nghe được câu chuyện, cô đã nói vấn đề của em “nhỏ

bé, không đáng nhắc đến” và bảo em “đừng làm phiền người khác”.

Cô giáo địa lý cũng nói với các bạn trong lớp đội tuyển là em có vấn

đề và cô đưa ra một số lời đánh giá chưa tốt về tính cách của em như

Trang 13

“yếu đuối, tâm lý có vấn đề, dị” Những việc làm này của cô khiến

em rất thất vọng, làm sụp đổ hình ảnh về cô giáo thần tượng và cànglàm tăng thêm sự tự trách của em

Cũng trong thời gian trên, em ít năng động hơn trước, không cònhứng thú với một số hoạt động như trước đây, cảm thấy tương lai mờmịt, xuất hiện nhiều cảm xúc lo lắng, sợ hãi, chán nản cùng các cơnđau bụng buổi sáng Những hành vi tự làm đau như cấu, rạch tay

cũng bắt đầu xuất hiện và đặc biệt em có ý nghĩ tự tử “Em đã từng

nhiều lần đứng ở lan can nhìn xuống dưới ngắm sân trường và nghĩ

về việc mình có thể nhảy xuống, tuy nhiên em lại sợ và không thực hiện” Đã có lúc em nói với mẹ rằng “Ứớc gì con chỉ là một cái thai lưu, bố mẹ không cần đau đầu vì con, bố mẹ có thể có những người con khác tốt hơn con” Mẹ đã từng thử đưa em đến gặp một nhà tâm

lý tuy nhiên em rất phòng vệ và không muốn nói nhiều Mẹ cũng đãtừng trao đổi với cô giáo chủ nhiệm về việc mẹ không quan trọngthành tích học tập, mẹ chỉ hi vọng em học bình thường, vui vẻ làđược Tuy nhiên, vì áp lực thành tích nên cô giáo vẫn tạo sức ép lên

cả lớp Khi được nghỉ hè, các triệu chứng cơ thể của em giảm bớt nên

mẹ cũng không hối thúc việc đi gặp nhà tâm lý nữa

Về nhân cách, bản tính Lan từ nhỏ đã nhút nhát, hướng nội, khóthích nghi và có phần khó chơi với các bạn khác Lan luôn phải chậtvật thích nghi mỗi lần chuyển sang một môi trường mới Lan cũng cónét nhân cách lo âu rất rõ rệt: em luôn lo lắng bản thân nói sai, làmsai, bị mọi người đánh giá Lan thường nghiền ngẫm khá nhiềunhững điều mình đã trải qua và lo lắng mình làm chưa đủ tốt Em rất

lo lắng nếu có một sự thay đổi nào đó trong cuộc sống dù nó có thể làthay đổi tốt hơn Trước đây, em vẫn thường xuất hiện tình trạng buồn

vu vơ một khoảng thời gian khoảng 1-2 tuần sau đó lại tự hết

Về hành vi ứng phó, Lan thường né tránh vấn đề Mỗi khi có vấn

đề gì đó, Lan thường hay lờ đi hoặc dồn nén vào trong và coi nhưkhông có gì Sau một thời gian, Lan sẽ chỉ nhớ lờ mờ về sự kiệnnhưng em vẫn còn giữ lại cảm xúc tiêu cực của những sự kiện không

Ngày đăng: 24/02/2025, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w