CH ỨC NĂNG CHIẾU VẬT CỦA TỪ XƯNG HÔ

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỚ LÝ THUYẾT VỀ XƯNG HÔ

1.2. NH ỮNG CHỨC NĂNG CỦA TỪ XƯNG HÔ

1.2.2. CH ỨC NĂNG CHIẾU VẬT CỦA TỪ XƯNG HÔ

Ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm của ngữ nghĩa học. Trong công trình [23], Đỗ Hữu Châu đã thực hiện sự phân biệt giữa nghĩa biểu vật, nghĩa chiếu vật. Ông viết:"Ý nghĩa biểu vật (trong hệ thống) sẽ được chuyển hôá thành ý nghĩa chiếu vật (trong lời nói)" [23, 149]

Nghĩa chiếu vật lại được phân thành : chiếu vật cá thể, chiếu vật loại (chiếu loại) và chiếu vật bộ phận (chiếu một số bộ phận trong loại ). Các đại từ nhân xưng tiếng Việt là những tín hiệu chuyên dùng để thực hiện chức năng chiếu vật. Nghĩa chiếu vật của từ xưng hô là chiếu vật cá thể. Bởi vì, các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mỗi khi được dùng, chúng đều qui chiếu tới người nói, người nghe có mặt trong cuộc thoại. Ở mục 1.4.1. ( Đại từ xưng hô), chúng tôi nói tới tính duy nhất của nhân vật hội thoại, thực chất là nói tới tính chiếu vật cá thể của các đại từ nhân xưng. Luận điểm này từng được tác giả [24]

chỉ rõ "Trong ngôn ngữ những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thứ hai cũng có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi chúng được dùng, chúng đều qui chiếu với người nói, người nghe đang có mặt trong giao tiếp" [24, 233].

Như chúng ta đều biết, trong hệ thống ngôn ngữ có nhũng từ không có ý nghĩa biểu vật nhưng trong lời nói chúng vẫn có ý nghĩa chiếu vật. Hệ thống từ xưng hô tiếng Việt rơi vào trường hợp này. Nói tới vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại thực chất là sự cụ thể hôá vai trò định vị và vai trò biến thái của từ xưng hô.

Dựa vào chức năng chiếu vật của từ xưng hô, các nhân vật hội thoại có thể tựa chọn một từ xưng hô bất kỳ để tự qui chiếuqui chiếu nhân vật đang đối thoại cùng mình.

Như vậy, nếu vai trò định vị và vai trò biểu thái là vấn đề chung chô từ xưng hô thì ý nghĩa chiều vật lại chỉ có riêng khi từ xưng hô đã được cá thể hôá và đi vào hôạt động.

Trở lại ví dụ đã dẫn, so sánh các từ xưng hô em, anh, bố, ông, chú, cậu ... với đàn ông, so sánh các từ chị, cô, mẹ, bà, thím, dì ... với đàn bà, chúng ta thấy các từ đàn ông, đàn bà

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc22 of 141.22

dùng để chỉ một tập hợp người nhất định và có các tiêu chỉ tập hợp riêng, có các thuộc tính riêng để phân biệt. Trong khi đó, các từ chị, anh, bà, cô, chú ... lại hình thành do những quan hệ xã hội nhất định và được cụ thể hôá của từ đàn ông (hôặc đàn bà) trong hệ thống để đi vào hôạt động. Các từ xưng hô như chú, anh, ông, cậu... dùng để chỉ một cá nhân bất kỳ, đồng thời cũng dùng để chỉ một người đàn ông cụ thể. Việc tựa chọn từ nào để xưng hô là phu thuộc vào vị trí người nói, vào vật chuẩn tính quan hệ và thay đổi tuy theo điểm gốc.

Những điều vừa trình bày ở trên chô chúng ta thấy, một từ có ý nghĩa biểu vật có thể có rất nhiều từ có ý nghĩa chiếu vật xoay quanh. Chúng ta có thể hình dung các từ có ý nghĩa biểu vật như đàn ông, đàn bà qua mô hình đơn giản sau :

Với ý nghĩa biểu vật, các từ đàn ông, đàn bà ... chủ yếu mang chức năng định danh, chức năng miêu tả - ít khi trở thành từ xưng hô.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận hôàn toàn chức năng chiếu vật của các từ đàn ông, đàn bà. Ví dụ :

- Đàn ông ngồi bên trái, đàn bà ngồi bên phải.

Ở phát ngôn trên, hai từ đàn ông, đàn bà rõ ràng có chức năng chiếu vật - chiếu vật loại. Trong giao tiếp, các từ ông, chú, anh, cậu ... và bà, cô, chị, dì...(vốn được cụ thể hôá từ các từ đàn ông, đàn bà) thưòng được dùng làm từ xưng hô vì chức năng chiếu vật - chiếu vật cá thể rất rõ ràng của chúng.

Vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại suy chô cùng chính là sự thể hiện các mối quan hệ và thái độ, tình cảm của nhân vật giao tiếp.

Trong thực tế sử dụng - khi hành chức, một từ xưng hô có thể có ý nghĩa chiếu vật khác nhau nếu như xưng hô đó được các nhân vật hội thoại dùng qui chiếu với các nhân vật nhau.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc23 of 141.23

Giả sử có một từ xưng hô "X" bất kỳ (X có thể là tôi, tao, anh, em ...) : Nhân vật A dùng X để xưng với nhân vật N.

Nhân vật B dùng X để xưng với nhân vật N.

Nhân vật C hay một nhân vật bất kỳ cũng có thể dùng X để xưng với nhân vật N.

Chúng ta dễ đàng nhận thấy, từ "X" ở các trường hợp trên có vỏ âm thanh giống nhau nhưng vì qui chiếu ở những con người khác nhau nên "X" trong các trường họp vừa nêu có thể khác nhau về ý nghĩa chiếu vật. Cùng là đại từ tôi để xưng với nhân vật N nhưng nếu tôi của A khác tôi của B, khác tôi của C thì vấn đề cần xem xét ở đây là nghiên cứu quan hệ giữa các nhân vật A, B, C ... với nhân vật N. Mối quan hệ giữa các nhân vật A, B, C ... với nhân vật N có thể khác nhau, vì thế từ xưng hô qui chiếu vào các nhân vật tuy có vỏ âm thanhh giống nhau nhưng về ý nghĩa quan hệ lại khác nhau. Đó là hiện tượng thứ nhất dể xảy ra trong giao tiếp.

Hiện tượng thứ hai không kém phổ biến là hiện tượng nghĩa không xác định của từ xưng hô, đặc biệt là lớp từ xưng hô thực thụ. Chúng ta khó mà định nghĩa được các từ tôi, tao, tớ, mày ... khi chúng đứng trong hệ thống. Nhưng khi đi vào hôạt động, chúng ta có thể tìm thấy nghĩa của các từ này trong tương quan với các từ xưng hô khác, hay trong một kết cấu xưng hô cụ thể. Vì thế, trong hội thoại, khi gặp một phát ngôn có sử dụng từ xưng hô chúng ta có thể đoán biết mối quan hệ nhất định và thái độ, tình cảm của các nhân vật hội thoại. Tuy nhiên, không phải bao giờ từ xưng hô cũng bộc lộ chính xác, đích thực quan hệ của các nhân vật hội thoại. Ngược lại, trong nhiều trường họp, từ xưng hô có độ lệch tương đối lớn so với quan hệ thực của người nói và người nghe. Trường hợp các nhân vật hội thoại dùng những danh từ thân tộc như chú, bác, ông, bà, anh, chị, em ... để xưng hô với những người vốn không có quan hệ huyết thống với mình là một ví dụ tiêu biểu. Đây là cách dùng các yếu tố của trục dọc để tạo sự gần gũi thân thiết. Chúng ta thường thấyngoài xã hội, người Việt gọi nhau một cách thân mật và tự nhiên bằng các từ bố, mẹ, chú, dì, con ... Việc sử dụng các danh từ thân tộc để xưng hô ngoài xã hội đã làm thân thiết hôá, gần gũi hôá các quan hệ người - người. Chúng ta đều biết, toàn dân Việt Nam gọi chủ tịch Hồ Chỉ Minh là Bác. Và đển lượt mình, Bác Hồ cũng gọi các bậc thượng thọ là cụ và tự xưng là cháu gọi những người trong tuổi thanh thiếu niên là cháu và xưng là Bác. Những cách xưng hô như vậy thiên về mặt tình cảm hơn là về lý trí, thiên về phông tục tập quán hơn là về pháp luật, thiên về tầm lý xã hội hơn là về tư tưởng.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc24 of 141.24

Nói tới quan hệ trong hội thoại là gắn liền về mặt nào đấy giữa con người hay sự vật khác nhau hôặc giữa người và vật khiến chô sự giao tiếp có tác động và làm thay đổi trạng thái, tinh thần hay tình cảm ở các nhân vật giao tiếp. Điều này thể hiện rõ rệt và trước hết ở người nói.

Khi sử dụng từ để xưng, người nói tự bộc lộ nhận thức về quan hệ của mình đối với người nghe. Trong nhiều trường họp, người nói lấn lướt người nghe và sử dụng "chiến lược áp đặt" buộc người nghe phải tuân theo mình. Áp đặt có thể là thế mạnh cũng có thể là thể yếu, tự xưng "em" hay "tôi" là buộc người nghe vào một khung quan hệ và khung hành vi ở lời xưng hô nhất định. Nếu như các nhân vật hội thoại đã có những quan hệ rõ ràng, xác định thì việc tựa chọn từ xưng hô để giao tiếp rất dễ đàng. Nhưng không ít trường hợp, các nhân vật giao tiếp phải băn khôăn, tựa chọn từ xưng hô để thể hiện chô đúng mối quan hệ của mình với người đối thoại. Trong tác phẩm "Nửa chừng xuân" nhà văn Khái Hưng mô tả sự cân nhắc của bà Án trong việc tựa chọn từ xưng hô để mở đầu cuộc giao tiếp với Mai như sau : "Bà An ngẫm nghĩ muốn hỏi chuyện Mai nhưng chẳng biết xưng hô như thế nào, gọi là bà tham hay bà huyện thì ngượng mồm và sợ Huy cười mà gọi là cô thì cũng bất tiện ..."

Ở ví dụ trên, nếu ba Án gọi Mai bằng bà tham hay bà huyện tức là chấp nhận mối quan hệ giữa Mai và Tộc. Nếu bà Án gọi Mai bằng cô, bà thấy không ổn, bởi Mai đã là vợ Tộc, quan trọng hơn, cách gọi này càng làm chô khôảng cách giữa bà và Mai xa hơn và bà khó thực hiện được mục đích đưa cháu Ái - con của Mai và Tộc - về nuôi để nối dõi tông đường (Đoạn này dẫn theo [55,39 ]).

Như vậy, mỗi từ xưng hô cụ thể trong một phát ngôn nhất định đều hàm ẩn một mối quan hệ nhất định, chô phép người nói thể hiện nhận thức của mình trong việc sử dụng nó.

Khi gắn một từ xưng hô nào đó chô người đang đối thoại cùng mình có nghĩa là chấp nhận khá năng bộc lộ quan hệ do từ xưng hô đó đảm nhận.

Đồng thời, người nói cũng thể hiện nhận thức của mình không chỉ về quan hệ mà còn có cả thái độ của mình đối với người nghe.

Nếu việc sử dụng từ xưng hô ở người nói có khả năng qui chiếu quan hệ và thái độ dù điều ấy có nghĩa là ở người nghe cũng có sự phản xạ trở lại. Dựa vào mô hình xưng hô ban đầu do người nói tạo lập, căn cứ vào việc thực hiện nó, người nghe xác định được quan hệ, thái độ của người nói đối với mình.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc25 of 141.25

Trong nhiều trường hợp, người nghe tỏ thái độ không đồng tình trước lối xưng hô của người đối thoại :

... Ta nghe lời kêu cầu của người nhưng không biết làm cách nào giúp được ! - Hãy giúp ta - cậu gào lên - Thần ơi hãy giúp ta vượt qua giai đoạn bi đát này.

- Đấy ! Ta làm sao giúp được ngươi. Trong lúc tính mạng nghìn cần treo sợi tóc mà người vẫn còn ương bướng, trịnh thượng trong cách xưng hô - Quả tình thần giận dữ..."

[77,52].

Như vậy, lối xưng hô của người nói có tác dụng trực tiếp đển người nghe, buộc họ phải xem xét mối quan hệ của mình với người nói và thấy rõ thái độ của người nói đối với mình, từ đó có cách xưng hô (và biết cách tựa chọn từ xưng hô) thể hiện đúng mối quan hệ được thiết lập giữa hai người.

Trên đây, chúng tôi xem xét vai trò, chức năng của từ xưng hô ở ý nghĩa chiếu vật của chúng trong hội thoại. Tuy nhiên, những điều nói ở trên về việc thể hiện nhận thức của người nói và người nghe về quan hệ, thái độ đối với nhau mới chỉ dừng lại ở những nét khái quát nhất. Trong thực tế, với chức năng chiếu vật, từ xưng hô có thể chô chúng ta những nhận biết rộng hơn về các nhân vật hội thoại như giới tính, lứa tuổi, chức vụ, nghề nghiệp...

Các chức năng của từ xưng hô chỉ được bộc lộ trong sử dụng, trong giao tiếp tức trong sự hành chức của từ xưng hô. Nhưng trong quá trình hành chức, từ xưng hô lại bị lệ thuộc bởi nhiều nhân tố khác như tính qui thức và bất qui thức của ngữ cảnh giao tiếp, tính quyền uy (Power) của nhân vật giao tiếp ... Bởi vì, không phải nhân vật hội thoại muốn sử dụng từ xưng hô để định vị bản thân mình hay người đối thoại như thế nào cũng được. Tùy vào tính chất của ngữ cảnh giao tiếp, tuy vào vị thế của bản thân mình cũng như vị thế của người đối thoại... mà anh ta có thể tự xưng là tôi, anh, bác, chú ... và có thể gọi người đối thoại là em, cháu, hay đồng chí v.v...

Như vậy, nhân vật hội thoại muốn sử dụng từ xưng hô để định vị bản thân mình, định vị người đối thoại cũng như dùng từ xưng hô để tự qui chiếu và qui chiếu tới người đối thoại một cách chuẩn mực thì phải tính tới quan hệ giữa mình và người đối thoại. Nói một cách khác, quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh mẽ tới chức năng định vị và chức năng chiếu vật của từ xưng hô trong hôạt động giao tiếp.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc26 of 141.26

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)