CHƯƠNG 4: CÁCH XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÙNG
4.3. XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI NÙNG
4.3.2. XƯNG HÔ TRONG GIỚI THẦY MO
Nếu như nghề then chủ yếu là phụ nữ hành nghề thì những người làm thầy mo lại chủ yếu là nam giới. Người làm nghề thầy mo cũng là người có căn duyên phải làm. Nếu có căn duyên mà trốn tránh hay không có điều kiện vào nghề thì bản thân người đó hay gia đình con cái họ sẽ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Người mới vào nghề phải cúng chô thầy cả một con lợn. Các học trò gọi thầy của mình là thảu slay (sư phụ) hay pó lạo (ông thầy).
Nếu như từ thảu slay (sư phụ) được dùng để xưng hô trong nghề then cũng như nghề mo thì pó lạo (ông thầy chỉ được dùng xưng hô trong nghề mo). Vì từ pó lạo có hai hình vị chỉ giống đực, pỏ-ông, lạo-lão (ông). Do đó, pó lạo có thể dịch (và hiểu) là sư phụ, ông thầy. Ví dụ:
- Thảu slay năng dáo lăng mí ?
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc136 of 141.136
(Thầy cả còn dạy gì không ?) - Vằn náy pỏ lạo đáy váng mí ? (Hôm nay thầy cả được rỗi không)
Cũng có khi tùy theo mối quan hệ là ông hay bác mà học trò có thể gọi thầy của mình là cúng chực (ông nuôi) hôặc dé chực (bác nuôi). Ông nuôi hay bác nuôi ở đây có nghĩa là người dạy, người truyền nghề.
Thầy cả thường gọi các học trò của mình là lục chực nghĩa là đệ tử, con nối tiếp. Ví dụ:
- Lục chực au mà náy chai láu váy.
(Đệ tử mang về đây chai rượu nào) - Lục chực kháu hít váy.
(Đệ tử vào làm đi)
Lạo Sính Sáng cũng là một từ dùng để gọi người có khả năng làm nghề xem thế đất đai, mồ mả ... gần như thầy địa lý. Từ này được dùng để xưng hô với sắc thái kính trọng.
Những từ xưng hô trên thường được sử dụng trong khi hành lễ còn trong đời sống hàng ngày giữa họ vẫn xưng hô bình thường với nhau như đáng tuổi ông gọi là cúng, đáng tuổi bác gọi là dé ...Nhưng nếu tôn trọng nhau hơn thì ngay cả trong đời thường giữa họ vẫn xưng hô với nhau theo chức nghiệp của mình.
Kết luận chương 4, chúng tôi nghiên cứu từ xưng hô trong một số hôạt động xã hội của người Nùng và rút ra những nhận xét sau :
4.4.1.Cũng như ở người Việt, trong giao tiếp ngoài xã hội, người Nùng thường dùng các danh từ thân tộc để xưng hô. Việc dùng danh từ thân tộc để xưng hô ở hai phạm vi gia đình và xã hội cũng có sự khác nhau. Xưng hô bằng danh từ thân tộc giữa những thành viên trong gia tộc là biểu hiện mối quan hệ tương ứng chính xác (ngoại trừ những trường hợp gọi thay ngôi, gọi kèm). Ngược lại, những danh từ thân tộc dùng để xưng hô ngoài xã hội là biểu hiện mối quan hệ tương ứng không chính xác. Cách xưng hô này làm thân thiết hôá, gần gũi hôá các mối quan hệ ngoài xã hội. Dùng danh từ thân tộc để xưng hô giữa những thành viên trong gia tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự định vị về tuổi tác, sự định vị về các quan hệ như nội / ngoại, dâu, rể và thứ bậc trong gia đình. Ngoài xã hội, dùng danh từ thân
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc137 of 141.137
tộc để xưng hô chủ yếu phụ thuộc vào sự định vị về tuổi tác. Nghĩa là đáng tuổi ông, bà, cô, chú, anh, chị ... thì gọi ông, bà, cô, chú, anh, chị ... Và tự mình xưng là cháu, anh, chị hay em.
4.4.2.Các danh tù thân tộc của tiếng Việt hầu hết đều có thể dùng để xưng hô ngoài xã hội. Trong tiếng Nùng lại khác, các danh từ thân tộc như pá (bố), mé (mẹ) , lục (con) và các từ chỉ bên ngoại như khạu (cậu), ná (di).. Không được dùng trong xưng hô ngoài xã hội.
Trong gia đình, cha mẹ và con người Nùng ít khi xưng hô với nhau bằng danh từ chỉ đúng mối quan hệ của mình : pá, mé (bố mẹ) <=> lục (con). Chô nên những danh từ này không thể dùng trong xưng hô ngoài xã hội âu cũng là điều dể hiểu.
4.4.3.Trong xưng hô ngoài xã hội, ở một phương diện nào đó, người Nùng có xu hướng gia đình hôá các mối quan hệ xã hội. Điều đó thể hiện qua các từ xưng hô như xắn xắn (thím thông gia), thảu slay (sư phụ), lục chực (con nuôi)... Nghĩa là người Nùng "nhập"
một số mối quan hệ xã hội vào trong quan hệ gia đình. Trong khi đó, người Việt lại dùng các yếu tố của quan hệ gia đình "phú" chô những quan hệ xã hội như cách gọi những người không phải cha mẹ đẻ của mình là bố, mẹ. Trong cách xưng hô này, người Nùng có xu thế, hướng nội, người Việt có xu thế hướng ngoại.
4/1.4. Các đại từ xưng hô chuyên dùng của tiếng Nùng có tính khái quát cao. Vì thế, chúng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp ngoài xã hội. Đặc biệt, đại từ cau ngôi thứ hai đại từ lại ngôi thứ nhất rất hay được dùng trong giao tiếp ngoài xã hội vì sắc thái lịch sự, trang trọng của hai đại từ này.
Đại từ lại vốn là từ dùng của người ít tuổi trước người cao tuổi. Nhưng trong nhiều trường hợp, để tỏ ý khiêm tốn trước đám đông những người có chức sắc vẫn dùng đại từ lại để tự xưng. Ví dụ :
- Lại cháng kí cúng xáu kí má tỉnh đáy mí ? (Tôi* nói các ông các bà có nghe được không?) (*Từ dịch khống tương đương.)
Tính chuyên môn của các ngành nghề trong xã hội người Nùng chưa cao. Do đó, số lượng các từ xưng hô theo chức nghiệp rất hạn chế. Nhưng từ xưng hô theo nghề nghiệp thường được sử dụng (xưng hô) trong những nghi lễ tín ngưỡng nhu mo, then v.v...
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc138 of 141.138
4.4.5. Trong giao tiếp ngoài xã hội ở người Nùng, các đại từ xưng hô số nhiều thường xuyên được sử dụng. "Việc kết hợp giữa ĐTXH số ít với các danh từ đơn vị ước lượng chỉ có một tập hợp : boong (bạn) , pang (phe nhóm), pháu (lũ) ... cũng tạo thành từ chỉ số nhiều trong xưng hô" [93 82].
Như vậy, trong xưng hô ngoài xã hội người Nùng luôn lấy tình thân hữu để đối đãi với nhau. Điều đó thể hiện qua việc sử dụng rộng rãi các danh từ thân tộc để xưng hô. Đồng thời, các đại từ xưng hô tiếng Nùng với hội đủ các sắc thái trang trọng, lịch sự nên cũng được dùng với tần số cao trong giao tiếp ngoài xã hội.
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc139 of 141.139
K ẾT LUẬN
1.Từ mấy thập kỷ trở lại đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng, trong giao tiếp của con người mà Labov gọi là nghiên cứu ngôn ngữ trong khung cảnh xã hội đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước.
Chúng tôi nghiên cứu cách xưng hô trong hội thoại tiếng Nùng chính là nghiên cứu từ xưng hô mỗi đơn vị của ngôn ngữ trong trạng thái hoạt động, trạng thái hành chức. Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ. Điều kiện đầu tiên để thực hiên hành vi xưng hô là nó chỉ diễn ra trong hội thoại, do các nhân vật hội thoại thực hiện. Vì thế, xuất phát từ lý thuyết hội thoại, chúng la mới có thể nghiên cứu, phát hiện các chức năng xưng hô như chức năng định vị, chức năng chiếu vật, chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân ... cùng những nhân tố tác động đến việc sử dụng từ xưng hô như hoàn cảnh giao tiếp, tín ngưỡng văn hoá, vị thế xã hội và quyền uy (power) của các nhân vật tham gia hội thoại.
2.Từ nhận thức trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các cách xưng hô trong hội thoại tiếng Nùng và rút ra những nhận xét sau :
Thứ nhất, số lượng các đại từ xưng hô chuyên dùng của tiếng Nùng lớn hơn số lượng các đại từ xưng hô chuyên dùng của tiếng Việt. Sự khác nhau về lượng dẫn tới sự khác nhau về chất. Cụ thể, tiếng Việt không có các đại từ với sắc thái lịch sự ở ngôi thứ hai. Trong khi đó đại từ cau ngôi thứ hai của tiếng Nùng là từ lịch sự của người ít tuổi gọi người cao tuổi.
Tính khái quát của các đại từ xưng hô tiếng Nùng cũng là điểm khác nhau về chất so với các đại từ xưng hô tiếng Việt. Cặp đại từ cau - mưng tiếng Nùng được sử dụng với tính khái quát cao. Can - mưng được người lớn tuổi dùng để xưng hô với người ít tuổi với sắc thái suồng sã, quyền uy. Can - mưng cũng được dùng trong xưng hô giữa vợ chồng (vợ chồng già) với sắc thái thân mật. Trong dân ca (tuy không phổ biến), cau - mưng với ý nghĩa là anh-em, em - anh lại thể hiện sự thân mật, gần gũi. Trong cách nói về người thứ ba, đại từ min (nó) cũng mang tính khái quát cao. Có thể nói, tính chất khái quát của đại từ cau, mưng và min trong tiếng Nùng gần như tính khái quát của đại từ I, you và she , he trong tiếng Anh.
Thứ hai, tuy phong phú và phức tạp nhưng hệ thống danh từ thân tộc trong tiếng Nùng lại được phân theo các quan hệ rất rạch ròi:
- Bậc trên và bậc dưới :
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc140 of 141.140
cúng, dé, pá, có / lan, lục, noọng - Bên nội và bên ngoại :
cúng, má, xúc, cú / cúng ta, má tai, khạu, ná - Quan hệ ruột thịt và không ruột thịt : cú, ná / khăm , xẳm
- Danh từ chỉ người bác còn có sự phân biệt về giới tính : dé (bác trai) / mú ( bác gái)
Thứ ba, người Nùng luôn tránh gọi tên riêng của người đối thoại (nhất là những người có vị thế cao) mà luôn gọi đúng chức vị của họ trong mối quan hệ với mình. Chính vì thế, trong giao tiếp của người Nùng đã nảy sinh nhiều từ xưng hô, nhiều cách xưng hô rất độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của người Nùng. Việc tránh gọi tên tục của người đối thoại được tuân thủ nghiêm ngặt trong xưng hô giữa dâu, rể với các thành viên trong gia tộc. Do đó, trong xưng hô người Nùng có sự phân biệt giữa noọng - em ruột (hay hụ) và nọong lù (cai đâu), noọng khui (em rể), giữa lan (cháu) và lan lu, lan khui (cháu dâu, cháu rể), giữa xúc (chú) và cú choòng (chồng cô), dì choòng (chồng dì) ... Cách xưng hô này một mặt tránh gọi tên riêng của dâu, rể mặt khác nó làm bộc lộ mối quan hệ giữa các nhân vật hội thoại.
Trong tiếng Việt, danh từ thân tộc dùng để xưng hô chỉ là những yếu tố (từ) chỉ quan hệ thứ bậc nhu bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, chú ... Những từ cụ thể hoá, chỉ tương quan qua lại như trai (trong bác trai, anh trai), gái (trong bác gái, chị gái ), dâu (trong chị dâu, em dâu), rể (trong anh rể, em rể )... không được dùng làm từ xưng hô.
Trong tiếng Nùng lại khác, xưng hô vừa phải thể hiện quan hệ thứ bậc vừa phải bộc lộ quan hệ qua lại giữa các nhân vật hội thoại nên các từ ché fú (anh rể) lun lìn (cháu dâu), mú (bác gái) dé (bác trai) cú choòng (chú rể - chồng cô ) ... được dùng làm từ xưng hô.
Thứ tư, khi các nhân vật có con hay chưa có con, lúc còn trẻ hay khi về già là những yếu tố tác động và chi phối rất lớn tới cách xưng hô trong tiếng Nùng. Vì thế, cách gọi kèm (kèm tên con, cháu) hay cách gọi thay ngôi (thay ngôi con, cháu) được dùng rộng rãi trong các loại quan hệ vai như giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu, vợ và chồng...
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc141 of 141.141
Những phong tục, tập quán như tục nhận ông bà mối làm cha mẹ nuôi vừa làm thân thiết hoá các mối quan hệ xã hội của người Nùng vừa làm nảy sinh những từ xưng hô theo mối quan hệ này như lục chực, cúng chực, cúng ta mòi...
Những tầng lớp khác nhau cũng có cách xưng hô riêng của mình như xưng hô trong mo, then ... Các cách xưng hô này đã cụ thể hoá các mối quan hệ ngoài xa hội của người Nùng.
Thứ năm, sự vay mượn các từ xưng hô ở những thứ tiếng khác như danh từ bố, mẹ của tiếng Việt, ngó, nì của tiếng Hán đã làm phong phú thêm hệ thống từ xưng hô tiếng Nùng.
Thứ sáu, cuối cùng điều cấn nói thêm là ý nhị, tinh tế, nồng thắm yêu thương là các cách xưng hô trong dân ca của người Nùng.
3.Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc giảng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là tuân theo nguyên tắc song ngữ. Trong đó, việc so sánh, đối chiếu các đơn vị ngôn ngữ giữa tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là hết súc cần thiết. Qua sự so sánh, đối chiếu chúng ta mới có thể tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đối chiếu. Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể xây dựng những phương pháp giảng dạy, hướng dẫn người dân tộc thiểu số học tập và sử dụng tiếng Việt một cách đúng chuẩn.
Chúng tôi hy vọng luận ấn sẽ có những đóng góp thiết thực cho mục đích to lớn nói trên.
4.Sử dụng những vấn đề lý thuyết như đã trình bày ở chương 1 để nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng, chúng tôi nhận thấy : ngoài những nhân tố cơ bản tác động, chi phối tới từ xưng hô như vai giao tiếp, vị thế xã hội của nhân vật giao tiếp, các ngữ vực ... thì phải tính tới nhiều nhân tố khác như giới tính, tuổi tác của nhân vật giao tiếp. Đặc biệt, những nét văn hoá, phong tục tập quán cũng phải được tính tới trong nghiên cứu từ xưng hô.
5.Chúng tôi tự nhận thấy còn nhiều vấn đề liên quan tới đề tài cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu như sự vận động và biến đổi của từ xưng hô trong cuộc thoại, cách dùng từ xưng hô để trỏ về người thứ ba khi người thứ ba có mặt (tạm "ở" ngôi thứ ba ) hay lúc vắng mặt trong cuộc thoại ... cũng như phải nghiên cứu từ xưng hô trong các dạng câu khác nhau như câu đơn, câu ghép hay phải xét tới ngữ điệu (mặt ngữ âm) của nhũng phát ngôn có từ xưng hô. Nhưng theo giới thuyết của phạm vi đề tài và nhiều lý do khác, chúng tôi chưa có điều
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc142 of 141.142
kiện nghiên cứu. Nhưng vấn để mà luận án còn bỏ ngỏ sẽ được chúng tôi giải quyết một cách sâu rộng hơn ở những chuyên đề, hay đề tài khác.
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc143 of 141.143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc144 of 141.144
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc145 of 141.145
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc146 of 141.146
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc147 of 141.147
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc148 of 141.148
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc149 of 141.149
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc150 of 141.150
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc151 of 141.151
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc152 of 141.152
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc153 of 141.153
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc154 of 141.154
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc155 of 141.155
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc156 of 141.156