H Ọ VÀ TÊN RIÊNG CỦA NGƯỜI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỚ LÝ THUYẾT VỀ XƯNG HÔ

1.4. CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ

1.4.4. H Ọ VÀ TÊN RIÊNG CỦA NGƯỜI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ

Trong tiếng Việt, họ tên thật của người ở dạng đầy đủ nhất gồm ba yếu tố, sắp xếp theo trình tự: họ/tên lót/tên. Ví dụ: Nguyễn Tất Thành, Hôàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Bình...

Ở ví dụ trên, Nguyễn, Hôàng là họ (patronym), Tài, Văn, Thị là tên lót (middle) và Thành, Thụ, Bình là tên riêng (personal name). Nhiều trường hợp chỉ có họ và tên mà không có tên lót. Vì "Vai trò của tên lót không có tính bắt buộc, nên nhiều khi có thể vắng mặt, ví dụ : Nguyễn Du, Phạm Thái". [13, 94].

Ba yếu tố trong cấu trúc họ tên đầy đủ của tiếng Việt (họ, tên lót, tên đệm ) đều có thể dùng làm từ xưng hô. Tuy nhiên, tính độc lập và hạn chế (không độc lập) khi dùng làm từ xưng hô ở mỗi yếu tố lại có sự khác nhau. Cách dùng họ tên người để xưng hô cũng mang những dấu ấn văn hôá- xã hội của từng giai đoạn lịch sử.

Số lượng họ cũng như đặc điểm của họ trong tiếng Việt được tác giả Nguyễn Tài Cẩn nhận xét trong công trình [13, 91] như sau : "Số lượng họ ở tiếng Việt không nhiều lắm, chúng chiếm một tỉ lệ thấp hẳn, nếu so với số lượng tên. Tuyệt đại đa số trường hợp đều là

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc47 of 141.47

họ đơn tiết. Điều đáng chú ý là những từ nay không phải chỉ ở Việt Nam mới có: nói chung, ở Trung Quốc đều có những họ tương ứng"

Gần đây, ở người Việt đã xuất hiện một xu hướng lấy họ mẹ thay chô tên lót tạo thành những họ kép (compound patronym) như Trần - Lê, Nguyễn - Hà, Phạm - Vũ , Lê - Huỳnh v.v

Ở một số nước Tây Âu và Đông Âu như Anh, Pháp, Nga ... họ của người thường xuyên được dùng để xưng hô.

Với người mới quen biết, ở mức xã giao người Anh có thể dùng họ của người đối thoại để gọi anh ta như Mr Brown, Mr Clark hay Miss Martin... khi mối quan hệ trở nên thân tình thì họ lại hay dùng tên riêng để xưng hô với nhau. Ví dụ:

- Hello Jonh ! (chào Jonh) - Can yon help me, Peter ?

(Cậu có thể giúp tôi không, Peter ?)

Trong ngữ cảnh giao tiếp có tính qui thức cao (formal) người Anh dùng họ tên đầy đủ để xưng hô với nhau như Peter Brown, Elizabeth Martin...

Ở Việt Nam, dùng họ để xưng hô chỉ phổ biến trong xã hội phông kiến hay gần đây nhất là giai đoạn trước cách mạng. Người Việt thường dùng họ để hô (trỏ) những nhân vật đáng kính trọng. Họ của người Việt không được dùngđdộc lập để xưng hô mà thường có các danh từ khác đi kèm như tiên sinh, quân ... ví dụ:

"Quí hôá thay, cái việc bỉ nhân muốn làm mà Đào quân làm trước mất" [Dẫn theo 13, 96]. Hôặc dùng họ kèm với học vị, + chức tước, ví dụ cụ Huấn Cao, cụ Cử Phan, ông Nghè Trần.

Họ tên đầy đủ của người Việt thường được dùng làm từ xưng hô trong những hôàn cảnh giao tiếp hết sức qui thức ở những trường họp này, cũng có những từ chỉ chức vụ, học hàm, học vị đứng trước họ lên. Ví dụ:

- Kính thưa tiến sĩ Lý Toàn Thăng, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.

Tên đệm hầu như không được dùng độc lập làm từ xưng hô mà thường giữ vai trò phụ (làm định ngữ) chô tên riêng. Các tên đệm sẽ là yếu tố để phân biệt những người trùng họ,

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc48 of 141.48

tên nhưng khác tên đệm, ví dụ: Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Mạnh Cường. Trong lớp học, giáo viên có thể gọi "Văn Cường lên bảng".

Tác giá Đỗ Hữu Châu nhận xét : “Các tên riêng thực hiện sự chiếu vật cá thể ít phụ thuộc vào hôàn cảnh giao tiếp nhất. Trong trường hợp hôàn cảnh giao tiếp và đồng văn cảnh chưa đủ thì chúng ta dùng các từ khác để giúp người nghe xác định được vai qui chiếu là gì"

[24, 233]. Ở ví dụ trên, tên đệm "Văn" và "Mạnh" là những từ giúp chô Cường (người nghe) nhận biết được cô giáo đang gọi ai, Văn Cường hay Mạnh Cường.

Hiện nay, ở tiếng Việt hiện tượng dùng tên riêng để xưng hô rất phổ biến. Đây là một mảng từ được dùng làm từ xưng hô với nhiều cách dùng và sắc thái khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ giữa những người đối thoại cũng như tính chất (formal, informal) và chủ đề của cuộc thoại.

Thông thường, những người có cùng vị thế thì hay dùng riêng tên để xưng hô một cách thân mật. Ví dụ:

- Hôm nay Đoàn có đi xem bóng đá không ? - Có chứ, mình với Tuân cùng đi nhé.

Nhưng trong hôàn cảnh giao tiếp qui thức như Hội họp, hội thảo ... thì ngay cả những người có vị thế ngang bằng cũng không thể dùng tên riêng một cách độc lập để xưng hô với nhau. Lúc này, họ phải dùng những danh từ khác kèm với tên riêng như "anh" "chị" hay

"đồng chí".

Người có vị thế thấp càng không thể dùng tên riêng để xưng và đặc biệt không được gọi người có vị thế cao hơn mình bằng tên riêng (tên riêng của người được gọi người có vị thế cao). Khi gọi tên riêng của người có vị thế cao, để giữ lễ phép thi người gọi phải kèm thêm những từ như "anh", "chị", "ông", "bà", "cô", "chú", "bác"... vào trước tên người được gọi như Bác Hùng, cô Hôa, cậu Thắng v.v...

Trong nhiều trường hợp, người có vị thế cao gọi tên riêng của người có vị thế thấp hơn mình lại là cách gọi gần gũi, thân mật. Chẳng hạn, thầy giáo có thể hỏi học sinh:

- Cậu đã khôẻ hẳn chưa ? (a) - Hùng đã khôẻ hẳn chưa ? (b).

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc49 of 141.49

Rõ ràng, cách dùng tên riêng ở (b) to ra ân cần, gần gũi và thân mật hơn cách gọi ở (a).

Ngoài xã hội cũng như trong gia đình, ở mỗi cặp vai giao tiếp như bạn - bạn, thủ trưởng - nhân viên, bố, mẹ - conôỏng, bà - cháu, vợ - chồng ... có những cách dùng tên để xưng hô tuỳ theo mục đích giao tiếp, thái độ và "chiến lược" giao tiếp của các nhân vật hội thoại.

Chẳng hạn, nhân viên có thể gọi thủ trưởng của mình bằng các danh từ chỉ chức vụ như “giám đốc”, “chủ tịch”, “thủ trưởng”, “trưởng phòng”...nhưng để tỏ ra thân thiết, gần gũi mà vẫn giữ được lễ phép nhân viên có thể gọi cấp trên của mình bằng tổ hợp danh từ thân tộc + tên riêng của cấp trên. Ví dụ, bác Hùng, chú Tuấn...

Ở quan hệ vai vợ chồng, các cặp vợ chồng trẻ vẫn xưng tên với nhau một cách âu yếm.

Thậm chí, nhiều cặp vợ chồng có tuổi (thường ở thành thị và gia đình trí thức ) vẫn dùng tên xưng hô với nhau. Phải chăng đó là cách xưng hô - dấu hiệu của tình yêu không có tuổi ?

Đối với vợ chồng người việt, "Trong khi trò chuyện thân mật, để thể hiện tình cảm hôà nhập giữa vợ chồng với nhau và giữa họ với con cái, cặp vợ chồng trẻ và trung niên còn tạo ra kiểu xưng gọi độc đáo bằng cách nhập vai con để gọi bố hôặc mẹ rồi tạo ra tổ hợp gồm

"bố + tên chồng" hôặc "mẹ + tên vợ".

- Sáng mai bố Tuân có lên cơ quan không ?

- Chủ nhật nhà có khách, mẹ Hôạch sang chú Các bảo để chô con gà." [130, 33]

Các danh từ được dùng làm từ xưng hô như danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng, họ ... là những đơn vị ngôn ngữ chứa dựng nhiêu yếu tố của dụng học. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn mảng từ này ở những chương mục tiếp theo.

Kết luận chương 1, những vấn đề chúng tôi trình bày ở chương này nhằm sơ lược giới thiệu một số vấn đề về lý thuyết hội thoại liên quan đển đề tài trên cơ sở lý thuyết đó, chúng tôi xác định những nguyên tắc để nghiên cứu dùng từ xưng hô. Những nguyên tắc đó là:

1.5.1 Nghiên cứu từ xưng hô phải tính tới chức năng chiếu vật. Sự chiếu vật về nhân vật giao tiếp ở các khía cạnh, thái độ, tình cảm, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp...

1.5.2. Nghiên cứu từ xưng hô trong hội thoại nghĩa là nghiên cứu từ xưng hô trong hôạt động hành chức của chúng. Vì thế, các nhân tố chi phối từ xưng hô như vị thế xã hội, quyền uy của các nhân vật giao tiếp hay tính quy thức / không qui thức của ngữ cảnh ...

cũng được xét tới làm cơ sở để nghiên cứu từ xưng hô.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc50 of 141.50

1.5.3. Nghiên cứu từ xưng hô, chúng tôi lấy trục định vị vai giao tiếp làm chính-trục ngang và trục dọc trong quan hệ liên cá nhân. Trên trục định vị, chúng tôi xét tới vấn đề định khung quan hệ. Theo chúng tôi, để định khung quan hệ phải dựa vào:

1.3.3.1. Vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Vị thế xã hội được xét tới là vị thế trong gia đình và vị thế ngoài xa hội.

1.5.3.2. Dựa vào sắc thái biểu cảm của các mô hình xưng hô. Đó là các sắc thái trọng / khinh, thân mật / suồng sa hay trung hôà.

Như vậy, những chức năng của từ xưng hô, quan hệ liên cá nhân, các ngữ vực chi phối cách dùng từ xưng hô sẽ là những yếu tố, là công cụ giúp chúng tôi soi sáng, tìm ra những đặc điểm của từ xưng hô tiếng Nùng.

Các phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Việt là những đơn vị ngôn ngữ chúng tôi dùng làm cơ sở để đối chiếu với các phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Nùng. Theo giả thiết của chúng tôi, quá trình đối chiếu hai hệ thống từ xưng hô (Việt, Nùng) sẽ dẫn tới những hiện tượng sau:

Thứ nhất, có những đơn vị ngôn ngữ được dủng làm từ xưng hô trong hệ thống này nhưng lại thiếu vắng (không được dùng làm từ xưng hô) trong hệ thống kia.

Thứ hai, có những đơn vị ngôn ngữ cùng được sử dụng làm từ xưng hô trong cả hai hệ thống ngôn ngữ (Việt, Nùng) nhưng ở mỗi hệ thống ngôn ngữ, những đơn vị đó sẽ có những cách sử dụng cũng như sắc thái biểu cảm khác nhau:

Thứ ba, sẽ có những đơn vị ngôn ngữ được dùng làm từ xưng hô với cách sử dụng và sắc tháí (ở một hôàn cảnh nhất định với một nét sắc thái nhất định) giống nhau giữa hai hệ thống ngôn ngữ (Việt, Nùng).

Tất cả những hiện tượng giống/ khác nhau, tương đương / không tương dương, có / không có những đơn vị ngôn ngữ dùng làm từ xưng hô cũng như cách dùng và sắc thái biểu cảm của các từ đó giữa hai hệ thống ngôn ngữ sẽ được chúng tôi lý giải, phân tích kỹ.

Chúng tôi nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng theo các bước sau:

- Vị thế của người dùng. Chúng tôi tìm hiểu sự chi phối cũng như sự thể hiện vị thế của nhân vật hội thoại qua cách dùng các từ xưng hô tiếng Nùng.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc51 of 141.51

- Miêu tả các nét nghĩa và sắc thái biểu cảm của từ xưng hô tiếng Nùng. Các nét nghĩa được miêu tả theo vị thế của người dùng.

"Phạm vi sử dụng từ xưng hô: phạm vi gia đình và phạm vi xã hội - Các ngữ vực sử dụng từ xưng hô.

Mỗi một từ xưng hô, mọi công thức xưng hô sẽ có những ý nghĩa và cách dùng riêng biệt. Do đó, khi nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng, chúng tôi cũng không nhất thiết nghiên cứu theo thứ tự từng bước như đã vạch ra ở trên.

1.5.4. Công trình [18] đã gợi ý chô chúng tôi khi nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và từ xưng hô nói riêng phải chú ý tới những hiện tượng trung gian. Trong lĩnh vực từ xưng hô, có những từ vừa là từ chỉ chức vụ, vừa là từ chỉ nghề nghiệp dùng để xưng hô. Trong hệ thống đại từ xưng hô, có từ vừa ở ngôi thứ nhất, vừa ở ngôi thứ hai hay thứ ba (các đại từ lưỡng ngôi). Từ những hiện tượng trung gian đó chúng ta sẽ nhận diện rõ hơn các mặt đối lập - vốn là nhưng yếu tố (đơn vị) tạo nên các hiện tượng trung gian. Tác giả Đỗ Hữu Châu chỉ rõ : "Trung gian là thống nhất các mặt đối lập, là sự chuyến hôá lẫn nhau của ít nhất hai trạng thái kế tiếp. Trong trung gian có nhũng đặc trưng của mặt đối lập này lẫn đặc trưng của mặt đối lập kia, có đặc trưng của trạng thái này lẫn đặc trưng của trang thái kia" [18,25].

Khái niệm trung tâm và ngoại vi của hệ thống cũng được Đỗ Hữu Châu giới thiệu trong công trình [18]. Những hiện tượng trung tâm và ngoại vi của hệ thống từ xưng hô được chúng tôi chú ý nghiên cứu. Jovov V.M. Uspenskij từng phát biểu “Tâm bao gồm những cái có tính truyền thống, những đơn vị cơ bản và từ đó có thể sản sinh ra những đơn vị khác và những nhân tố tạo ra bản chất của đối tượng được xét đển. Trái lại, biển báo gồm những cái mới du nhập, những cái được phát sinh, những cái bất thường và cái xa với bản chất của đối tượng được xét" [Dẫn theo 57, 288].

“Trong phạm vi xưng hô, các từ xưng hô như con - bố mẹ, cháu - ông bà, em - anh, chị ... là những từ xưng hô thể hiện đúng bản chất mối quan hệ của các nhân vật - chúng là những hiện tượng trung tâm của hệ thống. Các cách gọi kèm, gọi thay ngôi ... là hiện tượng ngoại vi của hệ thống. Những hiện tượng ngoại vi trong xưng hô chính là đối tượng nghiên cứu của dụng học Vì lẻ đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú ý tới những hiện tượng phát sinh, hiện tượng ngoại vi của xưng hô. Những điều kiện, nhân tố cũng như sắc thái và mục đích sử dụng những hiện tượng ngoại vi của từ xưng hô trong giao tiếp hứa hẹn nhiều thứ vị chô người nghiên cứu.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc52 of 141.52

1.5.5. Chúng tô tiến hành nghiên cứu từ xưng hô trên quan điểm phân tích hội thoại.

Bởi vì, xưng hô là xưng hô trong hội thoại, trong giao tiếp. Nói cách khác, xưng hô với giao tiếp xã hội liên hệ với nhau như cái điều kiện và cái tiền đề. Xưng hô do yêu cầu của hành vi giao tiếp xã hội. Ngược lại, giao tiếp xã hội không thể diễn ra mà không có xưng hô. Vì thế, nghiên cứu từ xưng hô trong hội thoại, trong sự hành chức, chúng ta mới có thể tìm ra những đặc điểm nổi bật của từ xưng hô.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc53 of 141.53

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)