CHƯƠNG 3: CÁCH XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC TRONG
3.2. XƯNG HÔ GIỮA DÂU, RỂ VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA TỘC NÙNG
5.2.2. XƯNG HÔ KHI DÂU, RỂ CÓ CON
Khi dâu, rể có con, ông bà, chú bác... người Nùng sẽ gọi con (hôặc) cháu dâu, rể của mình kèm theo tên con đầu lòng của người dâu rể đó (bất luận đứa con đầu lòng của họ là nam hay nữ). Chẳng hạn, người dâu rể có con đầu lòng tên là Báo thì những người ở vị thế trên như ông bà, cha mẹ, chú bác ... sẽ gọi con (hôặc cháu) dâu, rể mình là mé Báo (mẹ Báo) pó Báo (bố Báo). Ví dụ :
- Cúng (ông): pó Báo pay cau đăm pịn náy ? (Bố Báo đi đâu tối thế này ?) pó Báo : Pay thăp vài, cúng ạ.
(Đi tìm trâu, ông ạ)
- Má (bà) Mẻ Báo còi lừn, cau pay háng (Mẹ Báo trông nhà, tao đi chợ ) Mẻ Báo Má pay hưng mí ?
(Ba đi lâu không ?)
Như chúng tôi đã trình bày ở những phần trước, trong tiếng Nùng từ pó dùng để chỉ người đàn ông - giống đực và từ mẻdùng để chỉ người đàn bà - giống cái. Vì thể khi hai từ pó, mẻ kết hợp với các danh từ chỉ người hay tên riêng để dùng làm từ xưng hô thì tùy theo mối quan hệ giữa người xưng và người gọi mà chúng ta có thể hiểu và chuyển dịch từ xưng hô đó theo những nghĩa khác nhau. Ví dụ :
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc91 of 141.91
Pó khui : con rể; mẻ lu : con dâu Pó Báo : bố Báo; mẻ Báo : mẹ báo.
Trong gia đình người Việt, ông bà, cha mẹ, chú bác ... cung có thể gọi con, cháu dâu, rể của mình kèm theo tên con đầu lòng của người dâu, rể đó. Ví dụ:
- Bố Hà dậy được rồi đấy.
- Mẹ Thanh nấu món gì đấy?
Cách xưng hô này của người Việt phần lớn được sử đụng trong những gia đình ở nông thôn và một số gia đình ở thành thị vào giai đoạn trước của lịch sử. Hiện nay, kiểu gọi kèm này chỉ thấy trong những gia đình ở nông thôn. Ở phương ngôn Nghệ An có từ để chỉ chung người có con trai đầu lòng và từ để chỉ người có con gái đầu lòng. Đó là anh chắt - có con trai đầu lòng, anh hôe - anh có con gái đầu lòng. Hai từ anh chắt, anh hôè đều được đùng làm từ xưng hô. Ở nông thôn Thanh Hôá là các từ anh cò, anh cu- chỉ anh có con trai đầu lòng và chị Hĩm - người có con gái đầu lòng.
Nếu như trong gia đình người Việt; việc gói kèm tên con của người dâu, rể mang tính đơn lẻ, tùy theo từng gia đình, từng phương ngôn thì ở người Nùng, lối xưng hô này mang tính xã hội cao - được cộng đồng người Nùng sử dụng rộng rãi trong gia tộc của mình. Theo quan niệm của người Nùng, gọi kèm tên con của người đối thoại nhằm biểu thị người đó đã có lộc (có hôa của trời) và cũng chứng tỏ người đó đã lên chức cha mẹ. Đồng thời, ở một khía cạnh nào đó, cách gọi này ngầm nhắc nhở người được gọi luôn ý thức về vai trò cũng như trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình.
Thông thường, khi có con, vợ chồng người Việt gọi bố mẹ đẻ (và bố mẹ chồng) là ông, bà. Đó là kiểu gọi thay ngôi - gọi thay ngôi của các con. Trong gia đình người Nùng cũng có kiểu gọi thay ngôi như vậy. Con cháu sẽ gọi bố me chồng (và bố mẹ đẻ) là cúng (ông), má (bà). Trong cách gọi thay ngôi, con rể gọi bố vợ là cúng ta (ông ngoại), gọi mẹ vợ là má tai (bà ngoại). Ví dụ:
- Cúng ta (ông ngoại) : kí lục đích pay càu đá?
(Bọn trẻ đi đâu rồi ?)
Khui (rể) : Boong min pay líu đá, cúng ta à.
(Chúng đi chơi rồi ông ngoại ạ)
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc92 of 141.92
Khi em dâu, rể có con, anh chị (lúc này người anh hôặc chị cũng đã có con) thường
"mượn" vai của con mình để gọi em dâu, rể theo cấu trúc : danh tù thân tộc xẳm (thím) + thứ bậc của người đó như dì xẳm (thím hai), slam xẳm (thím ba) ...Ví dụ :
- Dì xẳm mí pay háng á ? (Thím không đi chợ á ?) - Slam xẳm mà nhăm xa . (Thím ba lại uống chè)
Trước các anh chị của mình, người mang vai là dâu, rể vẫn tự xưng là noọng (em), hôặc bằng đại từ lại.
Trong trường hợp anh, chị dâu, rể có con mà các em chưa có con thì người em vẫn gọi anh rể là ché fú, gọi chị dâu là tài slảo, dì slảo... Nhưng khi các em có con, họ sẽ lấy vai con mình để gọi anh chị dâu, rể. Cách xưng hô này thường có cấu trúc dé (bác trai) + tên con của người được gọi (tức con của dé-bác), mú (bác gái) + tên con của người được gọi. Ví dụ:
- Dé Khìu mì lai mèng thưng mí ? (Bác Khìu có nhiều ong mật không?) - Pay háng đay khai hàng hú mí mú Khìu?
(Đi chợ bán có đắt hàng không Bác Khìu?)
Khi có con, anh, chị dâu, rể cũng thường lấy vai con mình làm điểm gốc để gọi các em. Trong cách gọi kèm ở loại quan hệ vai này thường thay cấu trúc : từ chỉ thứ bậc xúc (chú ), cú (cô), khạu (cậu), ná (dì) + tên riêng của người được gọi. Ví dụ :
- Xúc Lợi kin kháu bắn?
(Chú Lợi ăn cơm chưa ?) - Ná Sao còi lan hử ché fú há.
(Dì Sao trông cháu chô anh nhé)
Trường hợp các em có con, anh, chị dâu, rể gọi các em mình theo cấu trúc : danh từ thân tộc (gọi thay vai con) xúc (chú), cú (cô), khạu (cậu), ná (dì) ...+ tên con của người được gọi. Chẳng hạn, tên con người được gọi là Làn, anh, chị sẽ gọi các em theo lối gọi thay ngôi là Xúc Làn (chú Làn), khạu Làn (cậu Làn), ná Làn (dì Làn) ... cách xưng hô này vừa tránh luan van thac si su pham,luan van ths giao duc93 of 141.93
gọi tên riêng của người đối thoại vừa làm thân thiết hôá mối quan hệ giữa các nhân vật hội thoại (nhờ sử dụng các danh từ thân tộc). Đồng thời, cách xưng hô này làm bộc lộ rõ quan hệ và vị thế của các nhân vật hội thoại- đó là nhưng người đã co con (do họ xưng hô thay vai con).
Như vậy, kiểu gọi kèm (kèm tên con) và gọi thay vai là hai cách xưng hô thường được sử dụng khi dâu, rể người Nùng có con. Cách xưng hô này làm bộc lộ vị thế của người được gọi : đó là người dâu, rể trong gia tộc và đã có con.
Trong quan hệ gia tộc, người Nùng luôn xưng gọi (và yêu cầu phải xưng gọi) đúng chức vị của mình trong mối quan hệ với các thành viên khác. Vì thế, ở phạm vi này xuất hiện một số từ xưng hô hết sức độc đáo, mang đậm màu sắc văn hôá, phông tục tập quán của người Nùng. Có thể miêu tả hai cụm danh từ cú chôòng (chồng cô) và dì chôòng (chồng dì) để chứng minh chô luận điểm vừa nói trên.
Như chúng ta đều biết, ở tiếng Việt, danh từ chú rể không thể dùng làm từ xưng hô.
Danh từ chú rể trong tiếng Việt chỉ có chức năng miêu tả -chỉ người mang vai là chú rể trong này hôn lễ hay trỏ người chồng của cô mình với tư cách là ngôi thứ ba. Ở người Việt, các cháu thường gọi chồng của cô ha chồng của dì là chú. Qua cách xưng hô này, chúng ta không thể nhận biết một cách đầy đủ, chính xác mối quan hệ giữa người gọi và người được gọi: chú – em trai của bố, hay chú - chồng của cô, dì. Ở tiếng Nùng lại khác, co sự phân biệt giữa xúc - em trai của bố và cú chôòng - chồng cô, dì chôòng - chồng dì . Đồng thời hai từ cú chôòng và dì chôòng đều có thể dùng làm từ xưng hô. Ví dụ :
- Cú chôòng dú lừn á ? (Chồng cô ở nhà ạ ?) - Dì chôòng kí lan mí ? (Chồng dì nhớ cháu không ?)
Nhờ khả năng chiếu vật của từ xưng hô nên khi nghe một người nào đó gọi người kia là cú chôòng hay dì chôòng chúng ta có thể nhận biết được mối liên hệ giữa các nhân vật hội thoại - quan hệ giữa chú rể và cháu bên vợ.
Nhân đây, chúng tôi cũng nói thêm rằng, từ cú chôòng còn phản ánh một loại hình hôn nhân của người Nùng.
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc94 of 141.94
Ở những gia đình hiếm hôi hôặc không có con trai, để giữ gìn dòng họ của mình, người Nùng thường lấy rể. Chàng rể về ở nhà vợ và con cái sẽ mang họ mẹ. Chẳng hạn, A và B là hai chị em ruột. A lấy chồng, chồng của A về ở rể nên con của A mang họ A. B theo chồng về làm dâu, con của B mang họ chồng. Thông thường, con của A sẽ gọi B là ná (dì) và gọi chồng B là dì chôòng (chồng dì). Nhưng vì con của A vẫn giữ nguyên họ của A (trong khi B coi nhu bị mất họ) do đó được coi như là con người anh trai trong gia đình nên con của A sẽ gọi B (vốn là dì của mình) là cú (cô) và đương nhiên, sẽ gọi chồng của cô (vốn thực chất là chồng của dì) là cú chôòng.
Điều vừa nói liên chứng tỏ rằng những phông tục hôn nhân có ảnh hưởng tới cách xưng hô.
Tóm lại, xưng hô giữa dâu, rể với các thành viên trong gia tộc là xưng hô giữa những người có quan hệ thân thiết nhưng không cùng huyết thống. Chính vì lẽ đó, ở các cặp vai giao tiếp này, đòi hỏi các nhân vật tương tác phải sử dụng từ xưng hô theo những nguyên tắc chặt chẽ sao chô vừa đảm bảo được tính tôn ti trật tự vừa thể hiện được các sắc thái tình cảm của nhưng người tham gia hội thoại.
Tìm hiểu cách xưng hô giữa dâu, rể với các thành viên trong gia tộc người Nùng chơ phép chúng ta tút ra những nhận xét sau :
Thứ nhất, ở người Việt, các thành viên trong gia tộc có thể gọi tên riêng của dâu, rể mình như:
Mẹ chồng : Hôm nay Hà đi làm về sớm thế Em chồng : chị Hlà hôm nay xinh ghê Anh chồng : Thím Hà lấy hộ anh cái chén.
Ngược lại, ở người Nùng, các thành viên trong gia tộc (chô dù người gọi ở vị thế cao) không bao giờ gọi tên riêng của dâu, rể mình. Đó là nguyên tắc kị huý trong xưng hô ở loại quan hệ này. Có thể để tránh gọi tên riêng của dâu, rể nên ở loại quan hệ vai này đã xuất hiện một loạt danh từ xưng hô như mé tài, mé dì..., tài slảo, dì slảo..., chẻ fú, cú chôòng, dì chôòng, lan lù, lan khui...và các cách xưng hô như gọi kèm (kèm tên con), gọi thay vai hết sức độc đáo. Các danh từ và các cách xưng hô trên làm bộc lộ rõ mối quan hệ của các nhân vật hội thoại : mối quan hệ giữa dâu, rể, với các thanh viên trong gia tộc.
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc95 of 141.95
Thứ hai, tuổi tác, thứ bậc, có con hay chưa có con, ở rể hay không ở rể... là những nhân tố chi phối chặt chẽ cách xưng hô giữa dâu, rể với các thành viên trong gia tộc người Nùng.
Thứ ba, nhờ có các từ chỉ người mang vai dâu, rể nên xưng hô trong gia tộc người Nùng có sự phân biệt giữa con, cháu (ruột thịt) với con, cháu là dâu, rể giữa anh chị ruột (hôặc anh chị họ) với anh, chị dâu, rể giữa chú em trai ruột hôặc em họ của bố với chú rể (chồng cô, chồng dì)... Vì thế, trong quan hệ vai giữa dâu, rể với các thành viên trong gia tộc ở người Nùng có số lượng từ xưng hô và cách xưng hô phông phú, đa dạng hơn ở người Việt.