CHƯƠNG 4: CÁCH XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÙNG
4.1. XƯNG HÔ TRONG VÀ SAU ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI NÙNG
4.1.1. XƯNG HÔ TRONG ĐÁM CƯỚI
Luận án của chúng tôi không phải là công trình nghiên cứu sâu về phông tục tập quán của người Nùng. Do đó, ở mục này, chúng tôi chỉ sơ lược giới thiệu một số nét về phông tục
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc121 of 141.121
cưới xin của người Nùng. Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu những từ xưng hô gắn phông tục cưới xin của người Nùng. Đó làa những từ xưng hô, những cách xưng hô được sử dụng trong và sau đám cưới của người Nùng.
Trong đám cưới của người Nùng, nhưng danh từ sau thường xuất hiện trong các phát ngôn của nhũng người tham dự :
Pỏ mòi : Ông mối Mẻ mòi : Bà mối
Cúng ta mòi : Ông ngoại - người làm mối.
Má ta mòi : Bà ngoại - người làm mối.
Nàng tai
Tai slúng Bà đưa.
Mẻ tai Má tai
Nàng tẳng : Cô đón Mẻ pạu Phụ dâu Nàng pạu
Những danh từ trên đảm nhiệm hai chức năng chủ yếu: chức năng định danh, miêu tả và chức năng xưng hô. Chức năng định danh của các từ trên là trỏ người đang giữ một vai trò nhất định trong và sau đám cưới. Ví dụ :
- Cừn càư hít pỏ (mẻ) mòi à ? (Người nào làm ông bà mối đây ?) - Nàng pạu náy đay slao vớ.
(Phụ dâu này xinh gái nhỉ) - Tai slúng này chảng hiu vớ ! (Bà đưa này nói giỏi nhí)
Chúng tôi tìm hiểu cách dùng những danh từ trên để xưng hô trong đám cưới tức tìm hiểu chức năng xưng hô của chúng.
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc122 of 141.122
Cũng như ở người Việt và nhiều dân tộc trong khu vực Đông Nam A, đám cưới của người Nùng được tổ chức với nhiều nghi lễ trang trọng như đưa lễ và nhận lễ, đưa dâu và đón dâu, cúng vái bàn thờ tổ tiên, nhận họ hàng khi cô dâu về nhà chồng v.v... Vì thế, cả nhà trai và nhà gái đều mời những người có tuổi, con cái dè huề, gia đình hạnh phúc và đặc biệt là có tài ăn nói, ứng xử (thậm chỉ ứng xứ bằng thơ ca) để làm trưởng đoàn đưa dâu và đón dâu.
Người đại diện chô nhà trai trong quá trình giao dịch với nhà gái để có được đám cưới gọi là pỏ mòi (ông mối), mẻ mòi (bà mối). Pỏ mòi, mé mòi là chiếc cầu nối, là xứ giả giữa gia đình nhà trai và nhà gái. " Trong việc cưới xin của người Nùng, vai trò của ông mối, bà mối hết sức quan trọng. Người làm mối thay mặt nhà trai tiến hành mọi thu tục cưới xin từ lễ dạm hỏi chô đến lễ cưới chính thức." [62, 96]
Những người tham dự đám cưới có thể dùng danh từ pỏ mòi (ông mối), mé mòi (bà mối) để xưng hô khi giao tiếp với ông bà mối. Ví dụ :
- Xính pỏ mòi kin xà.
(Mời ông mối uống nước) - Kí cung mé mòi lai.
(Nhớ công của bà mối nhiều lắm)
Trong đám cưới, những người tới dự có thể gọi ông bà mối cúng ta (ông ngoại), má tai (bà ngoại). Ví dụ :
- Lim xính cúng ta mòi chôóc láu.
(Cháu mời ông ngoại (ông mối) chén rượu) - Hau cán má tai mòi cháng đay có lai.
(Người ta khen bà ngoại (bà mối) nói hay lắm).
Cùng được dùng làm từ xưng hô (chức năng xưng hô), và cùng một giá trị biểu vật (chức năng định danh) là trỏ người làm mối nhưng có lẽ cặp từ má tai (bà ngoại), cúng tai (ông ngoại) có sắc thái biểu cảm thân tình hơn là cặp từ cúng ta mòi, má tai mòi. Có thể do cặp từ cúng ta, má tai không có yếu tố mòi (mối)- chỉ quan hệ qua lại nên xét về hình thức không có sự phân biệt giữa cúng ta, má tai (ông bà ngoại - bố mẹ cô dâu) và cúng ta mòi, má tai mòi (cô dâu nhận ông bà mối làm cha mẹ nuôi).
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc123 of 141.123
Trong đám cưới người Nùng, bên nhà trai bao giờ cũng có nàng tẳng (cô đưa). Nàng tẳng là những có gái chưa chồng, xinh đẹp có tài ăn nói, ứng khẩu bằng thơ, băng sli. Danh từ nàng tẳngcũng được dùng làm từ xưng hô. Ví dụ:
- Vằn náy nàng tẳng sli xám lai.
(Hôm nay nàng tẳng sli giỏi lắm)
Người đại diện chô nhà gái được gọi là bà đưa - đưa cô dâu về nhà chồng. Những danh từ như nàng tai, tai slúng, mẻ tai, má tui... là từ trỏ bà đưa và đều có thể dùng làm từ xưng hô.
Nhìn chung, bốn từ trên đều có thể dùng trong những hôàn cảnh giao tiếp hết sức qui thức fonnal. Tuy nhiên, mỗi từ có một sắc thái riêng khi sử dụng. Hai từ nàng tai, tai slúng thường được dùng với sắc thái trang trọng, lịch sử và có phần khách khí. Từ mẻ tai (bà ngoại- bà đưa) trung hôà vé sắc thái biểu cảm. Từ má tai (bà ngoại - bà đưa) được sử dụng với sắc thái thân tình, tình cảm gần gũi.
Trong đám cưới của người Nùng, Nàng tai cũng phải là người biết ăn nói, ứng xử và thường ứng xử bằng thơ ca. Bà đưa là người cảm ơn về sự đón tiếp của nhà trai đối với nhà gái hôặc chê trách những điều không bằng lòng của nhà gái với nhà trai. Những ý kiến này của Nàng tai thường bằng thơ ca rất tế nhị. Dân ca Nùng có rất nhiều bài, câu ca ngợi Nàng tai. Ví dụ :
Bà mẹ bên đó thật thông minh Mới đi làng để nhờ
Mới ra phố để cậy
Là chị là em mới đến nhà Là con là cháu mới đến cậy Nhờ đến làm bà Tai
Cậy tới làm Nàng Tẳng . [Bản dịch của 96, 193]
Khác với ông bà mối, sau khi đám cưới kết thúc thì vai trò của bà đưa cũng không còn nữa. Với người Nùng, những người có tài ăn nói ứng xử thì vào mùa cưới thường được mời đi lút mùa làm ông mối, bà đưa -Đây là nét văn hôá đặc sắc của người Nùng. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất thú vị nếu có một công trình nghiên cứu sâu về tục cưới xin và những bài ca ứng luan van thac si su pham,luan van ths giao duc124 of 141.124
đối cũng như vai trò của các ông mối, bà mối, bà đưa trong sinh hôái cưới hỏi của người Nùng.
Phụ dân cũng là một nhân vật rất quan trọng trong đám cưới của người Nùng. Tiếng Nùng có hai từ dùng để trỏ người phụ dâu: Nàng pạu và Mé pạu. Hai từ này đều có thể dùng làm từ xưng hô. Từ mé pạuđược sử dụng với sắc thái trung hôà. Từ Nàng pạu được sử dụng với sắc thái lịch sự, văn hôá hết sức trang trọng. Trong đám cưới của người Nùng, "Nàng pạu cũng nhắc tới nhiều, vì đó là những người trẻ đẹp, chưa chồng và cũng không kém tài ứng đối bằng "văn nghệ" bằng sli, bằng cỏ láu" [96, 10] . Trong dân ca Nùng, có rất nhiều bài, nhiều câu ca ngợi Nàng pạu. Ví dụ:
Nàng pạu cầm lấy dao phát hai bên Phát bên trai trở lại, phát bên phải trở đi Nàng pạu lấy trấu rải theo đường
Nàng pạu xứ này quá thông minh Nàng pạu xứ này thật sáng ý.
[Bản dịch của 96, 188]
Tất cả những từ xưng hô trên, dù có sắc thái trung hôà như mé pạu, mé tai, mé mòi hay có sắc thái lịch sự, trang trọng như các từ tai slúng, nàng tai, nàng pạu hôặc có sắc thái thân mật gần gũi như các từ má tai, cúng ta ... chúng đều đều được dùng trong các ngữ cảnh giao tiếp qui thức -trong đám cưới của người Nùng. Ngoại trừ hai từ má tai (bà ngoại), cúng ta (ông ngoại), những từ còn lại như nàng pạu, tai slúng, mé tai... chủ yếu dùng trong hôạt động cưới hỏi.