CHƯƠNG 3: CÁCH XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC TRONG
3.5. XƯNG HÔ GIỮA CHA MẸ VÀ CON TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG
3.5.1. KHI CON CÁI CÒN NH Ỏ
Trước đây, người Tày và người Nùng thường đặt chô con mình hai tên : mình nọi (tên tục) - gọi lúc còn nhỏ và mình chi (tên chữ) – dùng trong các văn bản chính thức như giấy khai sinh hay khi cầu khấn... Lã Văn Lo viết "Người ta bắt đầu đặt “tên nội” tức là tên tục chô đứa bé, thường là bằng tiếng dân tộc...Khi đứa bé đến tuổi trưởng thành người ta lại đặt chô nó một “tên quan” tức là tên chính thức. “Tên quan” hôàn toàn bằng chữ Hán. “Tên quan” khác “tên nội” ở chổ “tên quan” bao giờ cũng gắn liền bản thân người đội tên đó với những người cùng một thế hệ trong dòng họ của mình, ví dụ:
Hôàng Đình Khái, Hôàng Đình Long, v.v... "Tên quan" được dùng trong khi tiếp xúc với anh, em bạn bè, trong các văn bản của chính quyền. Còn trong các văn tế, người ta nhất thiết phải dùng "tên nội" [62, 99]
Có lẽ, từ việc đặt tên con như vậy mà thành ngữ Tày có câu : "Nhăng ón lục pó mé, cái ké lục nặm mường" (còn nhỏ con bố mẹ, lớn khôn con bản mường).
Xưa kia, người Việt cũng như người Nùng, trong những gia đình hiếm hôi hôặc những gia đình đẻ con khó nuôi thường chọn những cái tên "xấu xí" đặt chô con để khỏi bị "ma để ý tới" và "ma bắt" đi. Ở những gia đình này, người Nùng thường lấy tên các con vật đặt tên chô con như ma (chó), méo (mèo), ca (quạ) ... Khi đứa con đi lại vững vàng, biết ăn nói (khôảng 5 - 6 tuổi), người Nùng làm lễ thay tên - đặt tên chính thức chô con. Có lẽ vì phông tục này mà tiếng Nùng có câu "hít quá khỉ nèo" nghĩa là "làm qua tuổi cứt đái". Tuy nhiên, do dùng lâu ngày thành quen và không làm lễ "hít quá khỉ nào" nên nhiều người Nùng vẫn dùng những cái tên cha mẹ đặt chô từ nhỏ làm tên chính thức.
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc110 of 141.110
Đặc điếm cư trú của người Nùng là sống gắn bó với rừng núi nên tên các con vật trên rừng thường được cha mẹ dùng để đặt tên chô con cái. Cha mẹ mong ước con cái mạnh khôẻ như hổ, gấu thì đặt tên là mi (gấu) mong con cái nhanh nhẹn, thông minh thì đặt tên là chón (sóc), lình (khỉ)... Những cái tên đó - dù là tên xấu như ma (chó), ca (quạ) hay tên đẹp như, mi (gấu) ... đều được người Nùng dùng để gọi tên nhau trong gia đình cũng như ngoài xã hội với sắc thái trân trọng như nhau. Bởi vì, đó là những cái tên gần với phông tục, tập quán, tín ngưỡng cũng như đặc điểm cư trú, sinh hôạt sản xuất của dân tộc Nùng.
Trong những lúc cưng nựng, cha mẹ người Nùng có thể gọi con mình là slao sláy (em bé gái) báo sláy (em bé trai) hay các từ tu eng (con bé) ò eng (thằng bé)... Như chúng ta đều biết, ở người Việt, khi các con ở tuổi mẫu giáo trở xuống có thể gọi cha mẹ bằng vai thiên chức + tên riêng của người cha, mẹ đó. Ví dụ :
- Mẹ Minh chô con đi chợ với nhé.
- Bố Hùng mua kẹo chô con.
Cách gọi này có lẽ là do người lớn đã gián tiếp hướng dẫn chô trẻ qua các câu nói như:
- Con mời bố Hùng ăn cơm di.
- Tạm biệt mẹ Thúy đi con.
Trẻ em người Nùng không gọi cha, mẹ mình theo cấu trúc như vậy. Sở dĩ như thế vì ngay từ đầu người Nùng đã có ý thức (hôặc một cách vô thức theo thói quen từ lâu đời) hướng dẫn chô các con không gọi tên riêng của cha, mẹ.
Ở tuổi nhỏ, trẻ em người Nùng có thể tự xưng mình là noọng (em), lục (con) hay xưng tên của mình trước cha, mẹ chúng.
Đối với người Việt, tùy từng phương ngôn mà có các từ để gọi cha, mẹ khác nhau.
Chẳng hạn như phương ngôn miền Bắc chủ yếu gọi cha, mẹ là bố, mẹ, cậu, mợ. Một số vùng quê miền Bắc lại gọi cha, mẹ là thầy, u. Ở phương ngữ Nam bộ lại gọi cha, mẹ là tía, mạ. Và ở phương ngôn miền Nam thường gọi cha, mẹ là ba, má... Ở tiếng Nùng cũng có những từ khác để gọi cha, mẹ. Nhưng những cách gọi này không phải do những phương ngôn Nùng tạo nên mà chủ yếu bằng con đường:
Thứ nhất là vay mượn, giao thôa ở những thứ tiếng khác. Do vay mượn ở tiếng Việt, nên trong giao tiếp bằng tiếng Nùng, nhiều gia đình người Nùng gọi cha, mẹ mình là bố, mẹ, Ví dụ :
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc111 of 141.111
- Bố ngám mà á ? (Bố mới về ạ ?)
- Mẹ ới đáy kin kháu băn ? (Mẹ ơi được ăn cơm chưa ?)
Một số vùng Nùng, các con có thể gọi cha mẹ là chá, ảo. Những danh từ bố, mẹ, chú, áo cũng được cha, mẹ dùng để tự xưng với các con.
Thứ hai là do tín ngưỡng của dân tộc. Trong nhiều gia đình người Nùng, con cái không gọi cha mẹ lá pá, me mà gọi là có (anh), tài có (anh cả), ché (chị), tài ché (chị cả) hay xúc (chú), cú (cô) và tự xưng là noọng (em) hay lan (cháu).
Sở dĩ như vậy là vì khi sinh đứa con đầu lòng, người Nùng thường xem số mệnh của đúa bé. Nếu đứa bé khó nuôi hay có số xưng khắc với cha, mẹ thì họ sẽ gọi con mình là noọng (em) hôặc lan (cháu) và xưng bằng các danh từ khác (chứ không xưng là pá, mé (bố, mẹ). Người Nùng quan niệm rằng, nhờ sự ngụy trang này (ngụy trang bằng từ xưng hô) nên quan hệ giữa họ và con là quan hệ giữa anh, chị và em hay giữa cô, chú và cháu. Nhờ thế mà con cái với cha mẹ mới hôà thuận và bản thân người con ấy mới dễ nuôi. Thường người con đầu (nếu có số xưng khắc với cha mẹ hôặc khó nuôi) mới có sự thay đổi cách xưng hô như vậy. Nhưng các em (do thói quen hôặc để có tính thống nhất trong xưng hô ở gia đình) cũng gọi cha mẹ theo cách của anh chị mình.
Chúng tôi nhận thấy, trong cách gọi "lệch" vai này (gọi cha, mẹ là anh, chị hay cô, chú), người Nùng cũng có những nguyên tắc chặt chẽ buộc mọi người phải tuân theo.
- Chỉ được dùng các danh từ thân tộc trỏ người ngang vai với cha mẹ mình như cú (cô), xúc (chú) hay ở vai dưới của cha mẹ như có (anh ), ché (chị ), tài có (anh cá), tài ché (chị cả) ... để thay thế chô danh từ pá, mé (bố mẹ). Các danh từ ở bậc tiểu của cha mẹ như dé (bác trai), mú (bác gái)... không được dùng làm từ thay thế để gọi pá mé (bố mẹ).
- Chỉ dùng các danh từ thân tộc trỏ quan hệ chính hệ (bên nội) như cú (cô), xúc (chú) ..
chứ không được dùng các danh từ trỏ quan hệ mẫu hệ (bên ngoại) như khạu (cậu) ná (dì) làm từ thay thế chô pá, mé (bố mẹ). Hiện tượng này có thể giải thích từ chế độ phụ quyền của người Nùng (và người Tày). ''Trong xã hội của người Tày, Nùng, chế độ phụ quyền đã thống trị từ lâu. Ông cậu hay ông bác (em hay anh mẹ) hầu như không có quyền lực hôặc nghĩa vụ gì đối với người cháu ngoại. Ngược lại, ông chú hay ông bác (em hay anh cha) có
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc112 of 141.112
đủ mọi quyền lực đồng thời có nghĩa vụ đỡ đầu và săn sóc đối với người cháu nội chưa thành niên bị mồ côi cha mẹ" [62, 82]. Phải chăng vì thế mà các danh từ trỏ quan hệ mẫu hệ như khạu (cậu), ná (dì) ... không được coi người Nùng dùng làm từ xưng hô thay chô cách gọi pá, mé ?
Khi con cái còn nhỏ, cha mẹ người Nùng thường tự xưng trước con cái bằng đúng vai thiên chức của mình là pá (bố), mé (mẹ) một cách thân mật, tình cảm và gọi con mình là lục (con) hay tên riêng của người con.
Nhờ sự giao thôa ngôn ngữ cùng những tín ngưỡng dân tộc đã khiến chô số lượng từ xưng hô giữa cha, mẹ và con trong gia đình người Nùng trở nên phông phú.