XƯNG HÔ SAU ĐÁM CƯỚI

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 125 - 128)

CHƯƠNG 4: CÁCH XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÙNG

4.1. XƯNG HÔ TRONG VÀ SAU ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI NÙNG

4.1.2. XƯNG HÔ SAU ĐÁM CƯỚI

Sau đám cưới, nhiêu cô dâu, chú rể sẽ nhận ông bà mối làm cha mẹ nuôi. "Ông mối bà mối được cô dâu chú rể nhận làm cha mẹ nuôi hàng năm đến lễ tết để tỏ lòng biết ơn".

Trong tiếng Nùng, các từ cúng ta mòi (ông ngoại - người làm mối), má tai mòi (bà ngoại - người làm mối) là biểu thị chô loại quan hệ này. Như vậy, ông bà mối trở thành cha mẹ nuôi của cô dâu. Bởi vì trong cụm danh từ cúng ta mòi, má tai mòi thì các yêu tố cúng ta, má tai là những dấn hiệu trỏ bên ngoại : cúng ta - ông ngoại, má tai - bà ngoại. Từ mòi (mối) là dấu hiệu biểu thị chô mưng quan qua lại, người làm mối và người được làm mối. Ví dụ:

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc125 of 141.125

- Náy chử cúng ta mòi hung lại.

( Đây là ông ngoại người làm mối của em).

Vì là đại diện chô nhà trai nên nhưng ông bà mối thường là người cùng làng với chú rể. Cô dâu có khi là người của làng khác, về làng mới làm dâu không có người thân quen nên nhận ông bà mối làm cha mẹ vừa lấy nơi đi lại, vừa tỏ lòng biết ơn những người đã có công tác thành đôi lứa chô mình. Dân ca Nùng có bài “Nai dè mòi” trong đó có câu:

"Ướt áo không chỗ phơi Bụng đói chẳng nơi nấu"

[Bản dịch của 96, 196]

Câu trên ý nói nàng dâu về làng mới gặp khó khăn "không chổ phơi", "chẳng nơi nấu"

thì hãy nhờ cậy ông bà mối.

Khi chưa có con, cô dâu, chú rể gọi ông bà mối của mình là (bố), (mẹ). Ông bà mối cũng gọi cô dâu-chú rể (lúc này đã là con nuôi của mình) theo thứ bậc (thứ bậc của người con trai). Nếu người con trai là con cả thì họ gọi là ò tai (thằng cả) và gọi vợ anh ta là tu tài (con cả). Nếu là con thứ thì có các từ như ò dì (thâng hai), ò slam (thâng ba), tu dì (con hai), tu slam (con ba)...

Khi có con, cô dâu, chú rể người Nùng gọi ông bà mối của mình là cúng ta (ông ngoại), má tai (bà ngoại). Như vậy, cách xưng hô giữa ông bà mối và cô dâu chú rể sau đám cưới là cách xưng hô giữa cha mẹ và con. Bởi về xét về mặt ngôn ngữ, cách xưng hô này không phân biệt giữa bố mẹ cô dâu (cúng ta, má tai) và ông bà mối. Có thể nói, nhờ phông tục "cưới xin mà ở người Nùng có những mối quan hệ vốn là quan hệ xã hội lại trở thành quan hệ gia đình thân thiết gắn bó. Đó là quan hệ giữa người làm mối và người được làm mối. Đây là nét đẹp văn hôá trong tục cưới xin của người Nùng.

Sau khi lễ thành hôn chô đôi trai gái kết thúc, giữa hai bên gia đình sẽ hình thành một quan hệ mới : quan hệ thông gia. Đây là hiện tượng xã hội có tính phổ quát trong nhiều dân tộc trên thế giới. Quan hệ thông gia là một loại quan hệ vừa có tính chất xã hội vừa mang tính gia đình.

Trong tiếng Nùng, xăn nghĩa là thân, thân thiết. Từ xăn tiếng Nùng cũng có hai chức năng : chức năng định danh (trỏ những người có quan hệ thông gia) và chức năng xưng hô (dùng để xưng hô giữa những người có quan hệ thông gia với nhau).

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc126 of 141.126

Đối với người Việt, ở phương ngôn miền Bắc những người có quan hệ thông gia thường gọi nhau là anh, chị, và tự xưng là em hay tôi theo nguyên tắc xưng khiêm hô tốn hôặc gọi nhau là ông, bà và tự xưng là tôi theo nguyên tắc gọi thay vai. Nghĩa là họ xưng hô với nhau một cách bình thường, không có từ xưng hô nào biểu thị chô quan hệ thông gia của họ. Ở phương ngôn Nam bộ những người có quan hệ thông gia thường gọi nhau là xui và từ xui được dùng để xưng hô trong sự kết hợp với các danh từ thân tộc như anh xui, chị xui, ông xui, bà xui... Cấu trúc và cách xưng hô này vừa thể hiện được thứ bậc vừa thể hiện được quan hệ qua lại giữa các nhân vật hội thoại. Có thể nói, cách xưng hô này làm bộc lộ rõ mối quan hệ xã hội của các nhân vật hội thoại.

Trong quan hệ thông gia, người Nùng cũng có cách xưng hô như những người có quan hệ thông gia ở vùng Nam Bộ của người Việt. Người Nùng cũng dùng ngay danh từ chỉ quan hệ xã hội (quan hệ thông gia) để xưng hô với nhau. Đó là từ xăn. Các danh từ thân tộc như cúng (ông), (bà), (bác trai), (bác gái), xúc (chú), xẳm (thím)... kết hợp với từ xăn để tạo thành từ xưng hô như cúng xăn (ông thông gia), má xăn (bà thông gia), xúc xăn (chú thông gia) ...

Ở người Nùng, khi quan hệ thông gia mới được thiết lập, bố mẹ của đôi vợ chồng trẻ (ông bà thông gia) gọi nhau là pỉ xăn (anh, chị thông gia) hay dé xăn (bác thông gia), xăn (bác (gái) thông gia) nếu người được gọi nhiều tuổi hơn. Trong quan hệ thông gia, người nhiều tuổi hơn gọi người ít tuổi là xúc xăn (chú thông gia), xẳm xăn (thím thông gia).

Ví dụ :

- Dé xăn khai đáy lai mác chác mí ?

(Bác thông gia bán được nhiều hôi không ?) - Pí xăn pay slự kháu mà hung láu chử mí ?

(Chị thông gia đi mua rượu vé nấu gạo phải không ?) - Xúc xăn mà lỉu hưng băn ?

(Chú thông gia đến chơi lâu chua ?)

Quan sát những từ xưng hô trong quan hệ thông gia của người Nùng, chúng ta thấy có hai cặp từ xưng hô rất đáng chú ý. Đó là từ xúc xăn (chú thông gia) và xẳm xăn (thím thông gia). Người Nùng thường dùng hai từ trên để xưng hô với người ít tuổi hơn mình (dĩ nhiên là trong quan hệ thông gia). Hai từ xúc xăn, xẳm xăn thực chất là từ dùng chô cách gọi thay luan van thac si su pham,luan van ths giao duc127 of 141.127

vai, lấy vai của con để gọi người có quan hệ thông gia với mình. Song điều đáng chú ý là khi đã gọi ông thông gia là xúc xăn tại sao người Nùng lại không gọi vợ ông ta (tức bà thông gia) là cú xăn (cô thông gia) mà lại gọi là xẳm xăn (thím thông gia) ? Phải chăng trong quan hệ thông gia của người Nùng, với người ít tuổi hơn họ coi như em trai của mình (đối với ông thông gia). Vì thế, bà thông gia lại được coi như người em dâu. Do đó mới có từ xẳm xăn (thím thông gia), Xẳm (thím) là từ trỏ người vợ của xúc (chú). Như vậy, khi người Nùng gọi thông gia của mình là xúc xăn -xắm xăn là biểu thị thái độ thân tình, gắn bó như ruột thịt.

Khi vợ chồng trẻ có con, hai bên thông gia thường gọi nhau môt cách trân trọng là cúng xăn (ông thông gia), má xăn (bà thông gia). Do là cách lay. vai người chau de xưng hô.

Cách xiíny hô này vừa biểu thị thái độ trân trọng giữa thông gia với nhau vừa để chứng tỏ rằng họ đã lên chức ông bà.

Tóm lại, phông tục cưới xin với những bà mối, ông mối, bà đưa, cô đưa... của người Nùng đã làm nảy sinh nhiều từ xưng hô rất độc đáo. Nói cách khác, những tư xưng hô đó (từ xưng hô trong đám cưới) là những dấu hiện ngôn ngữ phản ánh những phông tục tập quán - văn hôá cưới hỏi của người Nùng.

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)