XƯNG HÔ KHI DÂU, RỂ CHƯA CÓ CON

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 86 - 91)

CHƯƠNG 3: CÁCH XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC TRONG

3.2. XƯNG HÔ GIỮA DÂU, RỂ VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA TỘC NÙNG

3.2.1. XƯNG HÔ KHI DÂU, RỂ CHƯA CÓ CON

Khi dân, rể chưa có con, người Nùng chủ yếu gọi con dâu, rể theo thứ bậc - thứ bậc của người dâu, rể trong gia đình. Chẳng hạn, cha mẹ sẽ gọi con dâu cả là mé tài (dâu cả) gọi con dâu thứ hai là mé dì (dâu hai). Cũng vậy, bố mẹ vợ gọi con rể theo thứ bậc như pó tài (chồng của con gái -nếu anh ta là con cả trong gia đình).

* Nghĩa gốc của từ pó mévợ chồng. Nhưng trong quá trình sử dụng, tuy vào từng tổ hợp từ và ở những hôàn cảnh cụ thể mà từ pó mé có những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:

Pó khưu: chàng rể Mé lù: nàng dâu

Pó tài: rể cả Mé tài: dâu cả

Pó Báo: bố thằng Báo Mé Báo: mẹ thằng Báo

Pó dé: ông bác Mé pú: bà bác

Pó mòi: ông mối Mé mòi: bà mối

Như vậy, danh từ pó mé tiếng Nừng là những danh từ đa nghĩa. Tuy nhiên, ý nghĩa chỉ giống bao giờ cũng là ý nghĩa cố định của hai danh từ này : - giống đực, - giống cái.

Điểm mốc để gọi dâu, rể theo thứ bậc là căn cứ vào thứ bậc của người con trai (người chồng) trong gia đình họ. Ví dụ:

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc86 of 141.86

- Mé tàimé dì pay cau mí ?

(Dâu cả biết vợ thằng hai đi đâu không ?) - Mé slam slư tu mu náy kí lai xèn ? (Dâu ba mua con lợn này bao nhiều tiền).

- Pó dì kin slèng bắn ? (Rể hai ăn sáng chưa ?) - Pó tài dú náy kin ngài há.

(Rể cả ở đây ăn cơm nhé .)

Có thể nói, cách gọi này không những làm bộc lộ vị thế, thứ bậc của nàng dâu, chàng rể trong gia đình mà còn nhằm để khẳng định vị trí và trách nhiệm trong gia đình của mỗi người con dâu, con rể. Sự khu biệt nay có lẽ cũng không nằm ngoài mục đích là xác định phát ngôn đang hướng về ai trong trường hợp cùng lúc hai hôặc ba người con dâu ( hay con rể) hiện diện trước cha mẹ.

Cách gọi dâu, rể theo thứ bậc là lối xưng hô truyền thống của người Nùng. Do đó, cách gọi này thường xuyên được sử dụng.

Trong nhiều trường hợp người Nùng gọi dâu, rể của mình theo địa danh của họ - địa danh cư trú của người dâu, rể đó. Chẳng hạn, người dâu (hôặc rể) ở bản Nà Tình thì người Nùng có thể gọi dâu, rể mình theo cấu túc : (rể) + Nà Tình (địa danh ), + Nà Tình (địa danh). Ví dụ :

- Váy, pó Nà Tình pay đăm nà mừ á ? (Này, rể Nà Tình đi cày về đấy à) - Mé Nà Tình khai đáy lai láu mí ?

(Dâu Nà Tình bán được nhiều rượu không)

Cách gọi này thường mang sắc thái hết sức dân dã và có phần suông sã.

Ở phương ngôn Quỳnh Lưu (Nghệ An), người Việt cũng có cách gọi những người chưa có con bằng các từ như anh đó, chị đó. Ví dụ :

-Đó Maiơi, chồng mày về kìa.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc87 of 141.87

Cách gọi này giúp người ngoài cuộc biết người được gọi đã có chồng nhưng chưa có con để có thể có những ứng xử thích hợp với nhau.

Đối với người Nùng, khi tự xưng trước cha mẹ chồng (hôặc vợ) con dâu, rể không xưng lục(con) cũng không xưng bằng danh từ (dâu) khui (rể) mà chủ yếu dùng đại từ lại với sắc thái trung hôà.-Ví dụ :

Mé (mẹ) : mé tài hăn lu vài làu mí ? (Dâu cả thấy con trâu mình không ?) Mé tài : Lại mí hăn, má a.

(Con không thấy, mẹ ạ )

Dâu, rể người Nùng lấy cách xưng hô của vợ (chồn ) để tự xưng trước cha mẹ chồng (vợ) của mình. Chẳng hạn, người chồng xưng với cha mẹ anh ta là noọng thì người vợ cũng có thể xưng noọng với cha mẹ chồng. Thông thường, con dâu hôặc rể thường xưng bằng đại từ lại trước cha mẹ chồng hôặc vợ của mình.

Trong xưng hô, người Nùng có sự phân biệt giữa cha mẹ và con đẻ, cha mẹ (chồng, vợ) với con dâu, rể. Nếu như con đẻ gọi cha mẹ là pá mé thì con dâu lại gọi bố mẹ chồng là (bố) (mẹ). Như vậy, ngay mối quan hệ (là con đẻ hay con dâu, rể) đã chi phối tới cách xưng hô trong loại quan hệ vai này ở người Nùng.

Chúng ta có thể-căn cứ vào chế ước xã hội của người Nùng để giải thích hiện tượng xưng hô trên. Ở người Nùng, bố chồng không bao giờ ngồi cùng mâm con dâu, không vào buồng con dâu. Thậm chí, bố chồng cũng không bao giờ đưa một vật gì trực tiếp chô con dâu. Những nguyên tắc chặt chẽ đó đã để lại dấu ấn trong ứng xử giữa con dâu và cha mẹ chồng. Do vậy trong xưng hô (trong ứng xử ngôn ngữ) họ gọi bố mẹ chồng là pá, má và tự xưng là lại thể hiện thái độ vừa khách khí vừa trang trọng, khuôn phép.

Cách xưng hô này hiện nay vẫn còn nhung chỉ gặp trong những gia đình vẫn giữ được truyền thống của gia đình Nùng xưa kia. Hiện nay, con dâu người Nùng (khi chua có con) thường gọi cha, mẹ chồng là pá, mé (bố, mẹ) - nghĩa là gọi theo cách của người chồng.

Khi cháu dâu, rể chưa có con, ông bà, chú bác, ... thường gọi cháu dâu, rể của mình theo hai cách :

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc88 of 141.88

Thứ nhất, gọi cháu dâu, rể theo cấu trúc : danh từ thân tộc lan (cháu) + danh tù chỉ thứ bậc tài (cả), ( hai ) slám (ba) ... Thứ bậc để xưng hô theo cấu trúc này là thứ bạc của người cháu trai. Ví dụ:

- Tu ma nảy lan tài khai đáy kỉ lai xin ?

(Con chó này cháu cả bán được bao nhiêu tiền ) Lan dì pay háng xáu mú mí ?

(Cháu hai đi chợ với bác không ?)

Cháu dâu, rể cũng có thể sử dụng cấu trúc danh từ thân tộc lan (cháu) + danh từ thứ bậc tài (cả), (hai)... để tự xưng trước ông bà, chú, bác.

Kiểu xưng hô này thường chỉ dùng trong nội bộ gia đình - khi các thành viên tự định vị rõ ràng vị thế và quan hệ của mình với người đối thoại. Nếu trong nhà có khách lạ, ông bà, chú bác sẽ gọi cháu dâu, rể của mình theo cách thứ hai như sau:

Thứ hai, ông bà, chú bác gọi cháu dâu, rể theo cấu trúc danh từ thân tộc lan (chán) + danh từ (dâu) khui (rể) = lan lù (cháu dâu), lan khui (cháu rể ). Ví dụ :

- Cúng (ông) : Lan khui slư ăn náy kỷ lai xèn ? (Cháu rể mua cái này bao nhiêu tiền ?)

- Má (bà) : Lan khui hứ má thưng chứ mí ? (Cháu rể chô bà đường phải không ?) Cú (cô) : Mử cau lan lu pay Hà Nội ? (Bao giờ cháu dâu đi Hà Nôi ?)

Đây là lối xưng hô thuận nghịch, tượng ứng chính xác : ông bà, chú bác <-> cháu . Do có danh từ dâu, rểđi sau danh từ chỉ quan hệ thân tộc lan (cháu) nên trong xưng hô giữa ông bà, chú bác ... với các cháu trong gia tộc người Nùng có sự phân biệt giữa các cháu trong nội tộc, cùng huyết thông với cháu dâu, rể không cùng huyết thống. Nghĩa là, nêu gọi cháu nội hôặc cháu ngoại của mình, ông bà người Nùng thường dùng danh từ lan (cháu) để gọi. Nhưng với cháu dâu, rể thì ông bà, chú bác ... thường gọi lõ là lan lù (cháu dâu), lan khui (cháu rể). Đây là cách xưng hô trang trọng nên rất hay được dùng trong những hôàn cảnh giao tiếp formal.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc89 of 141.89

Trong quan hệ vai giữa anh, chị em với dâu, rể trong gia tộc người Nùng lại có những cách xưng hô rất đặc biệt.

Trước hết, các em không gọi anh rể là khui (rể ) hay (anh) mà gọi anh rể bằng danh từ che fu. Ví dụ:

Noọng (em) : Fạ fưn pin náy pay hít cung mí chẻ fú ? (Trời mưa thế này đi làm không anh rể ?)

Chẻ tú : Noọng dú lùn, chẻ fú pay đảy đá.

(Em ở nhà, anh rể đi được rồi).

Từ ché fú là từ biến âm của từ ché (chị) -> chẻfu (chồng) -> . Như vậy, ché fu có nghĩa là chồng chị đã biến âm thành ché fu nhưng vẫn giữ nguyên nét nghĩa là chồng chị, tức chỉ người anh rể.

Các anh, chị gọi em dâu, rể theo cấn trúc: danh từ thân tộc noọng (em) + từ chỉ thứ bậc tài (cá) , (hai), slam (ba) = noọng tài (em cả), noọng dì (em hai ) ...

-Noọng dì mà hưng bắn ? (Em hai về lâu chua ?) - Noọng tài mì din mí ? (Em cả có thuốc lá không ?)

Cấu trúc xưng hô này không phân biệt giới tính. Do đó, nếu muốn biết phát ngôn đang hướng vào ai (ai là đích của phát ngôn) thì phải căn cứ vào nội dung của phát ngôn và sự hiện diện cùng quan hệ của các nhân vật tham gia hội thoại. Dĩ nhiên, cấu trúc xưng hô này chỉ dùng để gọi em dâu, rể. Trường hợp các em trong nội tộc sẽ có cách xưng hô khác.

(Xem phần sau).

Các em không gọi chị âu là (dâu) mà gọi là slảo cũng có nghĩa là dâu. Đồng thời, họ gọi chị dâu của mình theo thứ bậc như tài slảo (chị dâu cả - vợ anh cả), dì slảo (chị dâu hai), slám slảo (chị dâu ba) ... Ví dụ:

Noọng (em) : Tài Slảo hăn mé dú càu mí ? (Chị dâu cả thay mẹ ở đâu không ?) Tài slảo : Mé dú lừn ná mí chử á.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc90 of 141.90

(Mẹ ở nhà dì không phải à)

Các danh từ tài slảo, dì slảo, slám slảo ... cũng được chị dâu sử dụng để tự xưng trước các em của chồng. Có thể nói, cách gọi anh rể là ché fú và gọi chị dâu theo cấu trúc từ chỉ thứ bậc + slảo của người Nùng làm bộc lộ lõ vị thế và mối quan hệ của các nhân vật hội thoại.

Như vạy, khi dâu, rể chưa co con, tuỳ theo thứ bậc mà mỗi thành viên trong gia tộc có cách gọi dâu, rể khác nhau nhằm bộc lộ đúng quan hệ (quan hệ gia tộc) giữa mình với người dâu, rểđó. Những cách xưng hô này là nguyên tắc buộc mọi người phải tuân theo khi giao tiếp. Tuy nhiên sẽ có những thay đổi trong xưng hô ở loại quan hệ vai này khi mà người dâu, rễ có con.

Một phần của tài liệu CÁC CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)