CHƯƠNG 4: CÁCH XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÙNG
4.2. XƯNG HÔ TRONG DÂN CA CỦA NGƯỜI NÙNG
Tìm hiểu tư xưng hô trong dân ca người Nùng chúng tôi muốn chứng minh một điều:
Ở mỗi một hình thức giao tiếp (giao tiếp khẩu ngữ và giao tiếp nghệ thuật) người Nùng sẽ có những từ xưng hô chuyên dùng chô từng phông cách ở các chương, mục trước chúng tôi đã nghiên cứu các cách xưng hô trong hội thoại tiếng Nùng - tức nghiên cứu từ xưng hô tiếng Nùng ở phông cách hội thoại miệng. Mục này, chúng tôi tìm hiểu từ xưng hô trong dân ca người Nùng - tức phông cách nghệ thuật. Dân ca của người Nùng rất phông phú và đa dạng về thể loại như đồng bào, sli, hát tang lễ, có láu v.v... Ỏ đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu từ xưng hô trong sli của người Nùng.
Sli Xình Làng là một trong những thể loại dân ca của người Nùng Cháo. Đó là thể loại hái đối giữa bên nam và bên nữ. Mỗi bên có một hôặc vài người cùng tham gia. sli sình lang gồm sli xỉnh (sli mòi), sli óc lò (sli ra đường), sli khảu bản (sli vào bản), sli chao (sli giao duyên), sli đíp (sli yêu), sli xo đan (sli trầu) v.v... Mỗi bài sli thường có từ 6 đến 8 câu hôặc dài hơn như trong sít thâng, sli mùa. Mỗi câu có 7 chữ. Một lời sli hay một lời đối được coi là chuẩn phải bảo đảm tính qui định về vần như sau: chữ cuối cùng của câu thứ hai phải luan van thac si su pham,luan van ths giao duc128 of 141.128
cùng vần với chữ cuối cùng của câu đầu tiên. Tính từ câu thứ hai, cứ cách một câu thì chữ cuối cùng của câu dưới (cách một dòng) phải cùng vần với chữ cuối cùng của câu trên. Ví dụ:
Véng phải pặt mà quá véng sau Bó slu sli khôả lẹ sli làu
Sáng chừ sli làu làu đảy tóp Sáng chừ sli khôả mí quen làu Slam pẳng hả dạu mà dú náy Xý và hông làu sóng trá tàu Tì pò xóng chá mì tha nả
Tì mẻ xóng chá dạc du hau [134 , 15]
Qui luật bằng trắc cũng tạo nên sự hôà phối về âm thanh chô một lời sli. Quan sát lời sli trên chúng ta thấy trên chữ cuối cùng của câu thứ hai là thanh bằng (làu) thì chữ cuối cùng của câu kế tiếp, câu thứ ba phải là vần trắc (tóp) cứ như vậy bằng trắc đáp đối nhau chô đến hết bài. Nói điều này để chúng ta thấy rằng người Nùng quả có tâm hồn thi sĩ, lời đối đáp ứng khẩu thành thơ để diễn tả tâm hồn, tình cảm của mình một cách nghệ thuật qua vần điệu, bằng trắc của một lời sli.
Và ở đây chúng tôi muốn nói tới những cung bậc tình cảm của họ qua các từ xưng hô trong những điệu sli của dân tộc mình.
Hầu hết các đại từ xưng hô được sử dụng để diễn ta tình cảm của những nam thanh nữa tú. Trong nhiều câu sli, đại từ làu (mình) kết hạp với số lù sloong (hai) để nói lên tình cảm thân thiết của đôi bạn sli :
Sloong làu chao đáy giá án xình Chang slim noọng đíp có lang dì (Đôi ta giao kết được mối tình
Lòng em thương nhớ đến anh luôn) [134,120]
- Sloong làu sli xóng dì khừn chang Lùng văn lò pjưc nọi đen xăng
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc129 of 141.129
(Đôi ta sli đã hết đêm khuya
Trời sáng giã biệt lòng lưu luyến) [ 134,142 ]
Khi đã tàn đêm sli cũng có nghĩa là khi đôi bạn sli đã giãi bày với nhau về tâm tư tình cảm, khi họ đã bén duyên nhau, đã "kết được mối tình" thì cũng là lúc hai người như một, là sloong làu là đôi ta, là hai đứa mình.
Lúc tình cảm nồng đượm, đang trào lời sli quấn quít, gắn bó thì từ xưng hô cũng mềm mai tràn ngập yêu thương. Khi đó họ gọi nhau là có làng (anh thương) và noọng pèng (em thương). Ví dụ :
Noọng náy mì đau păn có làng Au mà kháu pác keo kin van
Noọng pèng tiu đau chăm quai khẻo Mí mì cau cừn dìm đẩy vàm
(Em có trầu chia chô anh yêu Nhai trầu hương vị thật thơm ngon Em yêu tem trầu thật là khéo
Chẳng ai chê được ý gì đâu) [134, 67 ]
Cũng có khi làng và pèng đứng độc lập với ý nghĩa như chàng và nàng của tiếng Việt.
Ví dụ:
- Tỏ làng kẻ đáy tèo sli náy
Kẻ chúng noọng pay pang slái kha (Thách chàng giải được bài sli này
giải đúng xin theo rửa chân chàng ) [134, 39]
- Cằm náy lập làng dú cúc Cheng chá lóc tha slông mí tuộng pèng (Chập tối gặp anh ở gốc chanh
Sao mặt cứ vênh chẳng chào em) [134, 33]
luan van thac si su pham,luan van ths giao duc130 of 141.130
Các từ có làng, noọng pèng hay làng, pèng chỉ dùng xưng hô trong dân ca, trong sli không dùng trong giao tiếp thường ngày.
Pèng là từ chỉ người con gái vì thế nhiều khi nó còn kết hợp với danh từ slao (gái) để làm từ xưng hô trong sli. Ví dụ:
- Siêng slằn pèng slao slúng ám đau Slúng kháu thưng màu có đáy au (Cảm ơn em gái tặng miếng trầu
Đưa tận tay anh đã nhận rồi) [134, 65]
- Pèng slao xạu quá thưng làng náy Tò pang chíu phú hử làng pày.
(Em gái nhủ lòng thương anh với
Dẫu có một lần giúp đỡ nhau) [134, 85]
Nhiều khi hát sli theo từng đôi : đôi nam và đôi nữ nên các từ sloong pèng (hai nàng), sloong làng (hai chàng) sloong slao (hai em) ... thường xuyên được dùng. Các danh từ có (anh), noọng(em), cũng được dùng trong sli với ý nghĩa lịch sự.
Có thể nói, các từ pèng, làng, noọng pèng, có làng, sloong làng, sloong pèng, pèng slao, sloong slao... là những từ thường chỉ dùng trong dân ca để diễn tả những cung bậc tình cảm của người Nùng. Trong đời sống thường nhật, khi không hát sli, những danh từ trên ít dùng để xưng hô với nhau.