CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 37 - 42)

Điều 72

Các đơn vị hành chính lãnh thổ hiến định của Cộng hoà Pháp bao gồm xã, tỉnh, các vùng, các đặc khu và các lãnh thổ hải ngoại theo quy định tại Điều 74. Trong trường hợp cần thiết, việc thành lập các đơn vị lãnh thổ mới để thay thế một hoặc nhiều các đơn vị lãnh thổ theo quy định tại đoạn này phải được thực hiện theo quy định của một đạo luật.

Các đơn vị hành chính lãnh thổ ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền theo sự phân cấp.

Các đơn vị hành chính lãnh thổ này được quản lý theo hình thức tự quản bởi các Hội đồng dân cử địa phương và theo các điều kiện do pháp luật quy định.

Theo những phương thức do một đạo luật về tổ chức quy định, ngoại trừ những trường hợp mà việc thực thi quyền hạn gây ảnh hưởng đến

Hiến pháp Cộng hòa Pháp, 1958 | 239

tự do công cộng hoặc các quyền đã được ghi nhận trong hiến pháp, các đơn vị hành chính lãnh thổ có thể không thực hiện các thí điểm theo các mục đích hạn chế và trong một thời hạn nhất định theo các quy định pháp luật hoặc pháp quy về việc thực thi quyền lực của các đơn vị hành chính lãnh thổ đó.

Không một đơn vị hành chính lãnh thổ nào có thể thực hiện quyền lực của mình thay cho một đơn vị hành chính lãnh thổ khác. Nhưng trong trường hợp việc thực hiện thẩm quyền yêu cầu phải có sự hợp tác của nhiều đơn vị hành chính lãnh thổ, luật có thể cho phép một trong số các đơn vị đó chủ trì tổ chức thực hiện những hoạt động chung.

Trong các đơn vị hành chính lãnh thổ, đại diện của Nhà nước, đại diện của các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm đảm bảo cho lợi ích quốc gia, kiểm tra về mặt hành chính và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.

Điều 72-1

Luật ấn định những điều kiện mà các cử tri của mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ có thể yêu cầu đăng ký vào chương trình nghị sự của Hội đồng đơn vị hành chính này để nêu các kiến nghị liên quan đến thẩm quyền của họ.

Trong những điều kiện được luật tổ chức quy định, những dự thảo quyết định hoặc các đạo luật trong thẩm quyền ban hành của đơn vị hành chính lãnh thổ, theo sáng kiến của họ, có thể được đưa ra trưng cầu ý dân trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ này.

Trong trường hợp dự kiến thành lập một đơn vị hành chính lãnh thổ có địa vị đặc biệt hoặc sửa đổi tổ chức của đặc khu này, thì có thể tiến hành tham vấn ý kiến của các cử tri đã đăng ký trong các đặc khu liên quan trên cơ sở một quyết định được ban hành bằng một đạo luật. Các cử tri cũng có thể được tham vấn về việc thay đổi biên giới của các đơn vị hành chính lãnh thổ theo các điều kiện luật định.

Điều 72-2

Các đơn vị hành chính lãnh thổ có thể tự do tạo ra các nguồn thu ngân sách theo những điều kiện ấn định bởi luật.

Các đơn vị hành chính lãnh thổ có thể nhận toàn bộ hoặc một phần thuế các sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên. Luật có thể cho phép các đơn vị đó ấn định cơ sở đánh thuế và thuế suất trong những giới hạn luật định.

Số thu thuế và các nguồn khác của các đơn vị hành chính lãnh thổ, tùy vào cấp của mỗi đơn vị hành chính, là một phần xác định trong tổng nguồn thu của các đơn vị đó. Luật tổ chức ấn định các điều kiện thực hiện các nguyên tắc này.

Khi chính quyền trung ương phân quyền cho các đơn vị hành chính lãnh thổ thì phải kèm theo sự phân cấp nguồn thu tương ứng. Tất cả sự tạo lập hoặc mở rộng thẩm quyền mà hệ quả là làm tăng khoản chi của các đơn vị hành chính lãnh thổ thì phải được bù đắp trên cơ sở các nguồn thu được pháp luật xác định.

Luật ghi nhận các quy định về sự phân bố hợp lý và bình đẳng các ưu đãi giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ.

Điều 72-3

Nhà nước ghi nhận kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng Pháp trên cơ sở tiêu chuẩn chung về tự do, bình đẳng và bác ái.

Guadeloupe, Guyne, Martinique, Réunion, Mayotte, Saint- Barthélemy, Saint-Martin, Saint-Pierre-et-Miquelon, Đảo Wallis và Futuna và Polynesia thuộc Pháp được quản trị như các vùng lãnh thổ hải ngoại theo quy định tại Điều 73 và như các đơn vị hành chính lãnh thổ được thiết lập theo quy định của đoạn cuối cùng của Điều 73, và như đối với các lãnh thổ khác theo quy định tại Điều 74.

Quy chế dành cho Tân Đảo được quy định tại Chương XIII.

Hệ thống pháp luật và các cơ quan đặc thù của vùng lãnh thổ Nam Pháp, Nam Cực và Clipperton sẽ được xác định bằng một đạo luật.

Hiến pháp Cộng hòa Pháp, 1958 | 241

Điều 72-4

Các quy chế được quy định tại các điều 73 và 74 sẽ không được thay đổi đối với toàn bộ hoặc một phần của các lãnh thổ được quy định tại đoạn thứ 2 của Điều 72-3 nếu không có sự đồng thuận trước của các cử tri trong vùng lãnh thổ hoặc một phần của vùng lãnh thổ tương ứng theo phương thức được quy định tại đoạn dưới đây. Những thay đổi đó phải được thực hiện bằng quy định của một đạo luật về tổ chức.

Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ hoặc kiến nghị của từng Viện hoặc kiến nghị chung của 2 Viện của Nghị viện được công bố trên công báo, Tổng thống có thể quyết định tổ chức lấy ý kiến cử tri ở lãnh thổ hải ngoại về các vấn đề liên quan đến tổ chức, quyền hạn và hệ thống pháp luật của các lãnh thổ đó. Trong trường hợp các cuộc trưng cầu ý dân liên quan đến việc thay đổi quy chế được đề cập ở đoạn trên và được tiến hành trên cơ sở đề nghị của Chính phủ thì Chính phủ phải trình bày về kiến nghị của mình ở mỗi Viện và phải được Nghị viện tiến hành thảo luận.

Điều 73

Chế độ lập pháp và cơ cấu tổ chức hành chính của các tỉnh hải ngoại được áp dụng các biện pháp điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của các tỉnh này.

Điều 74

Các lãnh thổ hải ngoại của Cộng hoà Pháp có cơ cấu tổ chức đặc thù phù hợp với lợi ích riêng trên cơ sở hài hoà với lợi ích chung của quốc gia.

Quy chế của các lãnh thổ hải ngoại được xây dựng, sửa đổi, bổ sung dưới hình thức một đạo luật về tổ chức được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng dân cử của lãnh thổ có liên quan. Quy chế này chủ yếu quy định về thẩm quyền của các thiết chế riêng của lãnh thổ hải ngoại đó.

Các quy định khác về cơ cấu tổ chức đặc thù của các lãnh thổ hải ngoại được xây dựng, sửa đổi, bổ sung dưới hình thức một đạo luật thông thường được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng dân cử của lãnh thổ có liên quan.

Điều 74-1

Trên những đơn vị hành chính hải ngoại chiếu theo Điều 74 và vùng Tân Đảo, bằng việc ban hành một Pháp lệnh, trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Nhà nước, Chính phủ có thể mở rộng một cách phù hợp những quy định lập pháp tự nhiên có hiệu lực trên chính quốc hoặc những quy định lập pháp tự nhiên có hiệu lực về tổ chức dân sự của các đơn vị hành chính liên quan mà luật không ghi nhận một cách rõ ràng các trường hợp loại trừ, những quy định về nguyên nhân, về sự xem xét lại các thủ tục này.

Các pháp lệnh này đều được xem xét, cho ý kiến ở Hội đồng bộ trưởng sau khi có ý kiến của Hội đồng tư vấn liên quan và của Tòa hành chính tối cao. Các pháp lệnh này có hiệu lực tùy theo việc công khai các văn bản đó. Các pháp lệnh có thể bị vô hiệu bởi Nghị viện trong thời hạn 18 tháng kể từ sau sự công khai các văn bản đó.

Điều 75

Đối với các công dân của Cộng hoà Pháp không được hưởng quy chế công dân chung quy định tại Điều 34, Hiến pháp này, thì vẫn duy trì quy chế nhân thân riêng của mình chừng nào chưa từ bỏ quy chế đó.

Điều 75-1

Ngôn ngữ của các vùng là một phần di sản của nước Pháp.

Hiến pháp Cộng hòa Pháp, 1958 | 243

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(551 trang)