(1) Nước Cộng hòa bao gồm các Huyện, Tỉnh, Thành phố, Khu vực và Nhà nước (chính quyền trung ương).
(2) Các huyện, tỉnh, thành phố và khu vực là các đơn vị tự trị có quy chế riêng, quyền hạn và chức năng phù hợp với những nguyên tắc nêu trong Hiến pháp.
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 375
(3) Rome là thủ đô của nước Cộng hòa. Quy chế pháp lý của nó do luật quy định.
Điều 115 [Vùng]
(Đã bị bãi bỏ)
Điều 116 [Hình thức tự trị đặc biệt]
(1) Theo các quy chế đặc biệt được luật hiến pháp quy định, Friuli- Venezia Giulia, Sardinia, Sicily, Trentino-Alto Adige/Sudtirol và Valle d’Aosta có các hình thức và điều kiện tự trị đặc biệt.
(2) Khu vực Trentino-Alto Adige/Sudtirol gồm các tỉnh tự trị Trent và Bolzano.
(3) Các hình thức và điều kiện tự trị đặc biệt bổ sung có liên quan tới các lĩnh vực đề cập tại các điểm l), n), g) của khoản 2 và khoản 3 Điều 117, hạn chế bởi các yêu cầu về mặt tổ chức tư pháp, có thể được quy định cho các khu vực khác bởi luật quốc gia, theo sáng kiến của Khu vực liên quan, sau khi tham vấn với chính quyền địa phương, phù hợp với những nguyên tắc được nêu tại Điều 119. Luật đó được 2 Viện của Nghị viện thông qua với đa số tuyệt đối, trên cơ sở một thỏa thuận giữa Nhà nước và Khu vực liên quan.
Điều 117 [Quyền lực lập pháp của Nhà nước và Khu vực]
(1) Quyền lập pháp thuộc về Nhà nước và các Khu vực theo quy định của Hiến pháp và với những hạn chế của pháp luật Liên minh châu Âu và các nghĩa vụ quốc tế.
(2) Nhà nước (chính quyền trung ương) có quyền lập pháp tuyệt đối trong các vấn đề sau đây:
a) Chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Nhà nước, quan hệ giữa Nhà nước và Liên minh châu Âu, quyền tị nạn và quy chế pháp lý của các công dân không thuộc Liên minh châu Âu;
b) Việc nhập cư;
c) Quan hệ giữa nước Cộng hòa và các tôn giáo;
d) Quốc phòng và lực lượng vũ trang; an ninh quốc gia, vũ trang, vũ khí, chất nổ;
e) Tiền tệ, bảo vệ tiền tiết kiệm và thị trường tài chính, bảo vệ cạnh tranh, hệ thống trao đổi ngoại hối, hệ thống thuế và kế toán của nhà nước; cân bằng các nguồn tài chính;
f) Các cơ quan nhà nước và luật bầu cử liên quan, trưng cầu dân ý toàn quốc, bầu cử Nghị viện châu Âu;
g) Việc tổ chức pháp lý và hành chính của Nhà nước và các cơ quan nhà nước;
h) Trật tự và an ninh công cộng, ngoại trừ lĩnh vực cảnh sát hành chính địa phương;
i) Quốc tịch, quy chế công dân và các cơ quan đăng ký;
l) Thẩm quyền xét xử và pháp luật tố tụng, pháp luật dân sự và hình sự, hệ thống toà án hành chính;
m) Việc xác định các tiêu chuẩn phúc lợi cơ bản liên quan đến các quyền dân sự và xã hội được đảm bảo trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia;
n) Quy tắc chung về giáo dục;
o) An sinh xã hội;
p) Pháp luật về bầu cử, cơ quan quản lý và các chức năng cơ bản của huyện, tỉnh, thành phố;
q) Hải quan, việc bảo vệ biên giới quốc gia và các biện pháp phòng ngừa quốc tế;
r) Trọng lượng và đơn vị đo lường, thời gian chuẩn, việc phối hợp thống kê và vi tính hóa dữ liệu của nhà nước, chính quyền hành chính khu vực và địa phương, sở hữu trí tuệ;
s) Bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và di sản văn hóa.
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 377
(3) Quyền lập pháp song trùng áp dụng cho những vấn đề sau: quan hệ quốc tế và quan hệ với Liên minh châu Âu của Khu vực; ngoại thương, bảo vệ việc làm và an toàn lao động; giáo dục, tự trị của của các tổ chức giáo dục, trừ đào tạo nghề; nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, công nghệ và sự hỗ trợ đổi mới cho lĩnh vực sản xuất; bảo vệ sức khỏe;
dinh dưỡng; thể thao; cứu trợ thiên tai; quy hoạch sử dụng đất, cảng dân sự và sân bay; mạng lưới vận tải và hàng hải, truyền thông, sản xuất, giao thông và phân phối năng lượng; an sinh xã hội bổ trợ; hài hòa tài chính công và phối hợp tài chính công và hệ thống thuế; đề cao các di sản văn hóa và môi trường, bao gồm việc thúc đẩy và tổ chức các hoạt động văn hóa; ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng nông thôn, các tổ chức tín dụng khu vực; các tổ chức tín dụng đất đai và nông nghiệp khu vực. Trong các vấn đề thuộc thẩm quyền lập pháp song trùng, quyền lập pháp được trao cho các Khu vực, trừ các nguyên tắc cơ bản được quy định bởi luật Nhà nước.
(4) Các Khu vực có quyền lập pháp trong mọi vấn đề không được luật Nhà nước nêu rõ.
(5) Các Khu vực và tỉnh tự trị Trent và Bolzano tham gia vào quá trình dự thảo các đạo luật của Liên minh châu Âu trong những lĩnh vực thuộc trách nhiệm của họ. Các Khu vực và các tỉnh này cũng chịu trách nhiệm thực thi các điều ước quốc tế và các chính sách của Liên minh châu Âu theo những quy định nêu trong luật Nhà nước, luật này quy định việc hỗ trợ bởi Nhà nước trong trường hợp các Khu vực và tỉnh tự trị không thực hiện được.
(6) Quyền lập quy thuộc về Nhà nước đối với những vấn đề mang tính độc quyền lập pháp có thể được ủy quyền cho các Khu vưc. Đối với những vấn đề khác, quyền lập quy thuộc về các khu vực. Các huyện, tỉnh, thành phố có quyền lập quy trong việc tổ chức và thực thi các chức năng của mình.
(7) Luật Khu vực sẽ loại bỏ các trở ngại đối với sự bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế và thúc đẩy cơ hội bình đẳng tham gia vào các cơ quan dân cử giữa nam và nữ.
(8) Những thỏa thuận giữa một Khu vực với các Khu vực khác nhằm mục đích cải thiện hoạt động chức năng khu vực và có thể bao gồm việc xác lập các cơ quan chung sẽ được phê chuẩn bằng các luật khu vực.
(9) Trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình, các Khu vực có thể tham gia các điều ước với nước ngoài hoặc chính quyền địa phương của nước ngoài trong những trường hợp và phù hợp với hình thức do luật Nhà nước quy định.
Điều 118 [Chức năng hành chính]
(1) Theo các nguyên tắc bổ trợ và tỷ lệ, chức năng hành chính thuộc về các huyện nếu không thuộc về tỉnh, thành phố, khu vực hoặc Nhà nước.
(2) Các huyện, tỉnh, thành phố thực hiện chức năng hành chính của mình cũng như những chức năng mà pháp luật Nhà nước hoặc Khu vực trao cho, phù hợp với thẩm quyền tương ứng.
(3) Pháp luật quốc gia sẽ phối hợp với các Khu vực trong những vấn đề nêu ở điểm b) và h) của khoản 2 Điều 117, đồng thời thỏa thuận và phối hợp trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.
(4) Nhà nước, các khu vực, tỉnh, thành phố, huyện thúc đẩy các sáng kiến liên quan đến những hoạt động vì lợi ích chung từ các công dân, với tư cách cá nhân hay với tư cách thành viên các hiệp hội, trên cơ sở nguyên tắc bổ trợ.
Điều 119 [Quyền tự chủ tài chính]
(1) Các huyện, tỉnh, thành phố và khu vực có quyền tự chủ thu chi.
(2) Các huyện, tỉnh, thành phố và khu vực có các nguồn tài chính độc lập. Các đơn vị này xác định mức và thực hiện thu từ các nguồn thu của mình phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc phối hợp với hệ thống thuế và tài chính quốc gia. Các đơn vị được chia nguồn thu từ thuế tương ứng với phần lãnh thổ của mình.
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 379
(3) Pháp luật quốc gia sẽ quy định ngân quỹ bình đẳng, không có hạn chế trong việc phân chia, cho những khu vực có khả năng thu thuế theo đầu người thấp.
(4) Các khoản thu từ những nguồn nêu trên tạo khả năng để các huyện, tỉnh, thành phố, khu vực có đủ nguồn tài chính để thực hiện các chức năng công cộng của mình.
(5) Nhà nước sẽ phân bổ nguồn lực bổ sung và thông qua các chính sách đặc biệt để hỗ trợ các huyện, tỉnh, thành phố, khu vực cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như đoàn kết xã hội, giảm bớt tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và xã hội, thúc đẩy việc thực thi các quyền con người hay nhằm đạt được những mục tiêu khác với những mục tiêu được theo đuổi trong việc thực hiện các chức năng thông thường.
(6) Các huyện, tỉnh, thành phố và khu vực có tài sản riêng, được phân bổ theo những nguyên tắc chung quy định trong luật pháp quốc gia. Họ chỉ có thể vay tiền để chi vào các khoản đầu tư. Nhà nước không bảo lãnh cho các khoản vay vì mục đích này.
Điều 120 [Tự do lưu thông]
(1) Các Khu vực không có quyền đánh thuế nhập khẩu, xuất khẩu hay vận chuyển giữa các khu vực hoặc thông qua các biện pháp cản trở tự do qua lại của người và hàng hóa giữa các Khu vực bằng bất kỳ cách nào. Các Khu vực không được phép hạn chế quyền của công dân được làm việc tại bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ quốc gia.
(2) Chính phủ có thể hành động thay cho cơ quan của Khu vực, huyện, tỉnh, thành phố nếu những cơ quan này không thể tuân thủ quy định và điều ước quốc tế hoặc luật pháp của Liên minh châu Âu, hoặc trong trường hợp có nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn và an ninh công cộng, hoặc khi những hành động đó là cần thiết để duy trì sự thống nhất về pháp luật hoặc kinh tế, đặc biệt là nhằm bảo đảm các quyền dân sự và xã hội, bất kể địa giới giữa các chính quyền địa phương. Luật pháp sẽ quy định các thủ tục để đảm bảo rằng các quyền bổ trợ được thực hiện phù hợp với nguyên tắc bổ trợ và hợp tác.
Điều 121 [Khu vực]
(1) Các cơ quan của Khu vực gồm: Hội đồng khu vực, Ủy ban Hành chính khu vực và Thống đốc khu vực.
(2) Hội đồng khu vực thực hiện các quyền lập pháp cấp khu vực và tất cả các chức năng khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Nó có thể đệ trình các dự luật lên Nghị viện.
(3) Ủy ban Hành chính khu vực là cơ quan hành pháp của khu vực.
(4) Thống đốc khu vực đại diện cho Khu vực, chỉ đạo việc hoạch định chính sách của Ủy ban Hành chính và chịu trách nhiệm về việc này, ban hành các luật và quy chế khu vực, điều hành các chức năng hành pháp được Nhà nước trao cho khu vực, phù hợp với các hướng dẫn của Chính phủ nước Cộng hòa.
Điều 122 [Chính quyền khu vực]
(1) Hệ thống bầu cử và các trường hợp không đủ điều kiện và không phù hợp để tranh cử vào các chức vụ Thống đốc, thành viên Ủy ban Hành chính và Hội đồng khu vực, sẽ do luật khu vực quy định, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản do luật của nền Cộng hòa quy định, luật này cũng quy định nhiệm kỳ của các cơ quan dân cử.
(2) Không ai có thể đồng thời vừa là thành viên của Hội đồng khu vực hoặc Ủy ban Hành chính khu vực vừa là thành viên của một Viện của Nghị viện, hoặc của Hội đồng khu vực khác hoặc Nghị viện châu Âu.
(3) Hội đồng khu vực bầu Thống đốc và một Chánh Văn phòng Thống đốc từ các thành viên của Hội đồng.
(4) Thành viên Hội đồng khu vực không phải chịu trách nhiệm về các ý kiến trình bày và các phiếu bầu khi thực hiện chức năng của mình.
(5) Thống đốc của Ủy ban Hành chính khu vực được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu và trực tiếp, trừ khi luật khu vực quy định
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 381
khác. Thống đốc đắc cử có quyền bổ nhiệm và cách chức các thành viên của Ủy ban Hành chính.
Điều 123 [Quy chế khu vực]
(1) Mỗi Khu vực có một quy chế xác định hình thức của chính quyền và các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động của khu vực, phù hợp với quy định của Hiến pháp. Quy chế này sẽ quy định quyền sáng kiến lập pháp, trưng cầu dân ý về pháp luật, các biện pháp hành chính của khu vực cũng như việc ban hành pháp luật và quy định khu vực.
(2) Quy chế khu vực do Hội đồng khu vực thông qua và sửa đổi bằng một đạo luật được đa số tuyệt đối thành viên Hội đồng phê chuẩn, và xem xét trong 2 lần tiếp theo, cách nhau không quá 2 tháng. Đạo luật này không cần sự phê duyệt của Chính phủ. Chính phủ của nền Cộng hòa có thể trình lên Tòa án Hiến pháp về tính hợp pháp của các quy chế khu vực trong vòng 30 ngày kể từ khi nó được công bố.
(3) Quy chế này phải được đưa ra trưng cầu dân ý, nếu 1/50 số cử tri của Khu vực hay 1/5 số thành viên Hội đồng yêu cầu như vậy trong vòng 3 tháng sau khi quy chế được công bố. Quy chế được đưa ra trưng cầu dân ý sẽ không có hiệu lực nếu không được đa số phiếu hợp lệ tán thành.
(4) Tại mỗi Khu vực, quy chế sẽ điều chỉnh hoạt động của Hội đồng chính quyền địa phương như một cơ quan tư vấn về quan hệ giữa khu vực và các chính quyền địa phương.
Điều 124 (Đã bãi bỏ)
Điều 125 [Tòa án hành chính]
Các tòa án hành chính sơ thẩm được thành lập tại Khu vực, phù hợp với quy định của luật nước Cộng hòa. Các chi nhánh của tòa án có thể được thành lập tại những nơi ngoài thủ phủ của Khu vực.
Điều 126 [Giải tán Hội đồng khu vực - phế truất Thống đốc]
(1) Hội đồng khu vực có thể bị giải tán và Thống đốc khu vực có thể bị cách chức bởi một sắc lệnh của Tổng thống nước Cộng hòa nêu rõ nguyên nhân rằng người đó đã có hành động trái Hiến pháp hoặc phạm tội nghiêm trọng.
(2) Việc giải tán và cách chức cũng có thể được quyết định vì lý do an ninh quốc gia. Sắc lệnh của Tổng thống được thông qua sau khi tham vấn với một ủy ban về các vấn đề khu vực với thành phần gồm các thành viên Thượng viện và Hạ viện, thành lập phù hợp với luật của nền Cộng hòa.
(3) Hội đồng khu vực có thể bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Thống đốc khu vực bằng một nghị quyết nêu rõ nguyên nhân và có chữ ký của ít nhất là 1/5 số thành viên Hội đồng, được thông qua bằng hình thức bỏ phiếu điểm danh với đa số tuyệt đối thành viên tán thành. Đề nghị chỉ có thể được thảo luận 3 ngày sau khi được đệ trình.
(4) Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Thống đốc khu vực được tiến hành theo hình thức phổ thông đầu phiếu và trực tiếp, việc tổng thống bị cách chức, mất khả năng vĩnh viễn, chết hoặc tình nguyện từ chức sẽ kéo theo hậu quả là việc từ chức của toàn thể Ủy ban Hành chính khu vực và giải tán Hội đồng khu vực. Nếu đa số thành viên Hội đồng khu vực đồng thời từ chức cũng dẫn đến hậu quả tương tự.
Điều 127 [Tính hợp hiến của luật]
(1) Chính phủ có thể đưa nghi ngờ về tính hợp hiến của luật khu vực ra trước Tòa án Hiến pháp trong vòng 60 ngày kể từ khi nó được xuất bản khi cho rằng luật khu vực đã vượt quá thẩm quyền của khu vực.
(2) Khu vực có thể đưa nghi ngờ về tính hợp hiến của luật hay hành vi pháp lý của Nhà nước hoặc của một Khu vực ra trước Tòa án Hiến pháp trong vòng 60 ngày kể từ khi nó được xuất bản.
Điều 128 (Đã bãi bỏ)
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 383
Điều 129 (Đã bãi bỏ) Điều 130 (Đã bãi bỏ)
Điều 131 [Danh sách các khu vực]
Các Khu vực sau sẽ được thành lập: Valle d’Aosta; Lombardy;
Trentino-Alto Adige; Veneto; Friuli-Venezia Giulia; Liguria; Emilia- Romagna; Tuscany; Umbria; The Marches; Latium; Abruzzi; Molise;
Campania; Apulia; Basilicata; Calabria; Sicily; Sardinia.
Điều 132 [Biên giới vùng]
(1) Bằng một luật mang tính hiến pháp và sau khi tham vấn với các Hội đồng khu vực, việc sáp nhập các Khu vực đang tồn tại hoặc việc thành lập các Khu vực mới có thể được tiến hành với điều kiện Khu vực mới có tối thiểu 1 triệu dân, khi có một số Hội đồng khu vực đại diện cho ít nhất là 1/3 dân số liên quan yêu cầu như vậy và yêu cầu này đã được đa số dân liên quan tán thành trong cuộc trưng cầu dân ý.
(2) Với sự đồng ý của đa số dân trong 1 hoặc nhiều tỉnh liên quan, 1 hoặc nhiều huyện liên quan, thể hiện qua cuộc trưng cầu dân ý, sau khi đã tham vấn với Hội đồng khu vực, một luật quốc gia có thể cho phép các tỉnh, huyện tách khỏi một Khu vực và nhập vào một Khu vực khác khi họ yêu cầu như vậy.
Điều 133 [Biên giới tỉnh]
(1) Việc thay đổi ranh giới giữa các tỉnh và việc thành lập tỉnh mới trong phạm vi của một khu vực được quy định bởi luật của nền Cộng hòa theo yêu cầu của các vùng và sau khi tham vấn với khu vực.
(2) Mỗi Khu vực, sau khi tham khảo ý kiến của số dân liên quan, bằng luật pháp của mình có thể thành lập các huyện mới trong phạm vi lãnh thổ của mình và có thể thay đổi ranh giới và tên của chúng.