Những người bị bắt, giam giữ và buộc tội

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 368 - 371)

CHƯƠNG II: BỘ LUẬT VỀ QUYỀN

35. Những người bị bắt, giam giữ và buộc tội

1. Mọi người bị bắt vì cáo buộc phạm tội có quyền a. Giữ im lặng;

b. Được thông báo nhanh chóng:

i. Về quyền được im lặng; và

ii. Về hậu quả của việc không giữ im lặng;

c. Không bị buộc phải đưa ra hoặc chấp nhận lời khai nào mà có thể được sử dụng để chống lại chính mình;

d. Được đưa ra trước tòa càng sớm càng tốt, không chậm hơn:

i. 48 giờ kể từ khi bị bắt; hoặc

ii. Kết thúc ngày thứ nhất ở tòa án sau khi hết thời hạn 48 giờ, nếu thời hạn 48 giờ nằm ngoài thời gian hoạt động bình thường của tòa án hoặc vào ngày mà không phải ngày làm việc bình thường của tòa án;

e. Được thông báo về lý do bị bắt giữ, việc bị kết tội hay tiếp tục bị bắt giữ hay được trả tự do ngay lần đầu tiên được đưa ra xem xét bởi tòa án; và

f. Được tại ngoại với điều kiện hợp lý, nếu như việc đó không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.

2. Mọi người bị giam giữ, bao gồm mọi tù nhân đã bị kết án, có quyền:

a. Được thông báo nhanh chóng về lý do họ bị giam giữ;

b. Được lựa chọn và tư vấn bởi một luật sư và được nhanh chóng thông báo về quyền này;

c. Được sự trợ giúp của một luật sư do Nhà nước cử và trả tiền nếu như điều đó cần thiết để thực thi công lý, và được nhanh chóng thông báo về quyền này;

d. Được chất vấn tính hợp pháp của việc bắt giữ mình trước tòa án và, nếu việc bắt giữ mình là trái pháp luật, được đòi trả tự do;

e. Được bảo đảm các điều kiện giam giữ phù hợp nhân phẩm, bao gồm nơi ở, dinh dưỡng, sự chăm sóc y tế và sách báo thích đáng, với chi phí của nhà nước; và

f. Được liên hệ với và được thăm viếng bởi:

i. Vợ, chồng hoặc bạn trai, bạn gái;

ii. Người thân trong gia đình;

iii. Người cố vấn về tôn giáo do mình lựa chọn; và iv. Bác sĩ do mình lựa chọn.

Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 571

3. Mọi người bị cáo buộc phạm tội đều có quyền được xét xử công bằng, trong đó bao gồm các quyền:

a. Được thông báo về những cáo buộc chống lại mình với những thông tin đủ chi tiết để chuẩn bị bào chữa;

b. Được có thời gian và những điều kiện thích đáng để chuẩn bị bào chữa;

c. Được xét xử công khai bởi một tòa án thông thường;

d. Được đưa ra xét xử và kết án mà không có sự chậm trễ vô lý;

e. Được tham dự phiên tòa xét xử mình;

f. Được lựa chọn và đại diện bởi một luật sư, và được sớm thông báo về quyền này;

g. Được sự trợ giúp của một luật sư do Nhà nước cử và trả tiền nếu như điều đó cần thiết để thực thi công lý, và được nhanh chóng thông báo về quyền này;

h. Được suy đoán vô tội, được giữ im lặng và không phải thú tội trong suốt quá trình tố tụng;

i. Được đưa ra chứng cứ của mình và phản bác chứng cứ chống lại mình;

j. Không bị buộc phải khai nhận hoặc đưa ra chứng cứ chống lại chính mình;

k. Được xét xử với ngôn ngữ mà mình hiểu được, hoặc có người phiên dịch để mình hiểu được;

l. Không bị kết án vì một hành động hoặc sơ suất mà không bị coi là phạm tội theo pháp luật quốc gia hoặc quốc tế ở thời điểm thực hiện hành động hoặc sơ suất đó;

m. Không bị xét xử hai lần về cùng một hành động hay sơ suất cấu thành tội phạm;

n. Được hưởng chế tài nhẹ hơn nếu chế tài đã được thay đổi nhẹ hơn so với khi phạm tội; và

o. Được kháng cáo hoặc xem xét lại bản án của mình bởi một tòa án cấp cao hơn.

4. Mọi thông tin cung cấp cho một người nêu ở mục này phải bằng ngôn ngữ mà người đó có thể hiểu được.

5. Chứng cứ thu thập theo những cách thức vi phạm bất kỳ quyền nào trong Bộ luật về Quyền mà nếu sử dụng sẽ dẫn tới bất công trong xét xử hoặc làm tổn hại đến thực thi tố tụng đều phải bị loại trừ.

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 368 - 371)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(551 trang)