CÁC QUAN HỆ DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 144 - 148)

Điều 13 [Tự do cá nhân]

(1) Tự do cá nhân là bất khả xâm phạm.

(2) Không ai bị giam giữ, lục soát hay khám xét cũng như phải chịu bất kỳ hình thức hạn chế tự do cá nhân nào trừ trường hợp có lệnh của

cơ quan tư pháp nêu rõ nguyên nhân và chỉ trong những trường hợp và theo cách thức mà luật quy định.

(3) Trong những trường hợp ngoại lệ, trong tình thế cấp thiết được luật xác định rõ, cảnh sát có thể tiến hành các biện pháp tạm thời nhưng phải thông báo cho cơ quan tư pháp trong vòng 48 giờ để phê chuẩn, nếu không được phê chuẩn để có hiệu lực trong vòng 48 giờ sau đó, biện pháp đã áp dụng phải bị thu hồi và trở thành vô hiệu.

(4) Hành vi bạo lực về thể chất và tinh thần đối với người đang bị hạn chế tự do cá nhân phải bị trừng phạt.

(5) Luật sẽ quy định thời hạn tạm giam tối đa.

Điều 14 [Nơi cư trú]

(1) Nơi cư trú của cá nhân là bất khả xâm phạm.

(2) Việc kiểm tra, khám xét hoặc tịch thu nhà ở là không được phép, trừ các trường hợp và theo cách thức phù hợp với những biện pháp bảo vệ tự do cá nhân.

(3) Việc kiểm soát và điều tra với lý do vì an toàn và sức khỏe cộng đồng hoặc vì lý do kinh tế hay tài chính sẽ được quy định bởi các luật phù hợp.

Điều 15 [Tự do thư tín]

(1) Tự do và bí mật thư tín cũng như các hình thức giao tiếp khác là bất khả xâm phạm.

(2) Hạn chế chỉ có thể được áp dụng bởi những quyết định tư pháp nêu rõ lý do và tuân thủ những bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Điều 16 [Tự do đi lại]

(1) Mọi công dân có quyền cư trú, đi lại tự do trong bất kỳ phần nào của lãnh thổ quốc gia, ngoại trừ các hạn chế chung do pháp luật quy định vì lý do an ninh và y tế. Hạn chế không được áp dụng vì lý do chính trị.

Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 347

(2) Mọi công dân được tự do rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa và tự do trở lại, trừ khi có nghĩa vụ do luật định.

Điều 17 [Quyền hội họp]

(1) Công dân có quyền tụ họp một cách hòa bình và không vũ trang.

(2) Các cuộc họp, kể cả được tiến hành ở những nơi mở cửa cho công chúng, không cần phải thông báo trước.

(3) Trong trường hợp các cuộc họp được tổ chức ở nơi công cộng, cần thông báo trước cho các nhà chức trách, nhà chức trách chỉ có thể cấm vì những lý do an ninh hoặc an toàn công cộng có sức thuyết phục.

Điều 18 [Tự do lập hội]

(1) Công dân có quyền tự do lập hội mà không cần sự cho phép, vì những mục đích mà luật hình sự không cấm.

(2) Các hội kín và các hiệp hội theo đuổi mục tiêu chính trị bằng các phương thức tổ chức có tính chất quân sự, dù gián tiếp, đều bị cấm.

Điều 19 [Tự do tôn giáo]

Mọi người đều có quyền tự do tuyên xưng niềm tin tôn giáo của mình dưới bất kỳ hình thức nào, một mình hoặc cùng với người khác, có quyền truyền bá tôn giáo và cử hành nghi lễ công khai hay riêng tư, miễn là không xúc phạm đến đạo đức xã hội.

Điều 20 [Các tổ chức tôn giáo]

Không được áp dụng các biện pháp hạn chế đặc biệt hay đánh thuế đối với việc thành lập, năng lực pháp lý hay hoạt động của bất kỳ tổ chức nào dựa trên cơ sở tính chất tôn giáo hay tín điều của họ.

Điều 21 [Tự do truyền thông]

(1) Mọi người đều có quyền tự do bày tỏ suy nghĩ của mình bằng lời nói, chữ viết hay bất kỳ hình thức giao tiếp nào khác.

(2) Không được kiểm soát và kiểm duyệt báo chí.

(3) Chỉ được phép thu giữ các xuất bản phẩm theo lệnh của cơ quan tư pháp có nêu rõ lý do và chỉ đối với những vi phạm được luật báo chí quy định rõ, hoặc trong trường hợp có việc vi phạm nghĩa vụ xác định những người chịu trách nhiệm về sự vi phạm.

(4) Trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp mà tư pháp không thể can thiệp kịp thời, cảnh sát hình sự có thể tịch thu một ấn phẩm và trong thời gian không quá 24 giờ phải báo ngay cho cơ quan tư pháp để phê chuẩn. Nếu không được phê chuẩn trong vòng 24 giờ tiếp theo, biện pháp đã áp dụng phải bị thu hồi và trở thành vô hiệu.

(5) Luật pháp có thể áp dụng các quy định chung đối với việc công khai nguồn tài chính của ấn phẩm định kỳ.

(6) Những xuất bản phẩm, hoạt động biểu diễn và các hoạt động công khai khác xúc phạm đến đạo đức xã hội đều bị cấm. Các biện pháp ngăn chặn và loại bỏ những vi phạm như thế sẽ do luật quy định.

Điều 22 [Quốc tịch và tên]

Không ai có thể bị tước năng lực pháp luật, quốc tịch hoặc tên gọi vì lý do chính trị.

Điều 23 [Nghĩa vụ cá nhân]

Không ai có thể bị buộc thực hiện các nghĩa vụ cá nhân hoặc tài chính mà không có quy định của luật.

Điều 24 [Quyền được xét xử bởi tòa án]

(1) Mọi người đều có thể đưa các vụ việc ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của luật dân sự và luật hành chính.

(2) Bào chữa là một quyền bất khả xâm phạm trong mọi trường hợp và giai đoạn tố tụng.

(3) Người nghèo được luật cung cấp những phương tiện phù hợp để bảo vệ và bào chữa trong mọi tòa án.

(4) Pháp luật quy định điều kiện và hình thức bồi thường trong trường hợp tư pháp có lỗi.

Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 349

Điều 25 [Các quyền của bị can]

(1) Không vụ án nào mà không đưa ra trước tòa án có thẩm quyền để xét xử theo quy định pháp luật.

(2) Hình phạt chỉ được áp dụng nếu luật đã có hiệu lực vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện.

(3) Không được áp dụng các hạn chế đối với tự do cá nhân trừ trường hợp có quy định của luật.

Điều 26 [Dẫn độ]

(1) Việc dẫn độ công dân chỉ được phép khi có quy định trong các điều ước quốc tế.

(2) Trong mọi trường hợp, không được phép dẫn độ vì các tội chính trị.

Điều 27 [Các quyền của bị cáo]

(1) Trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân.

(2) Bị cáo được coi là vô tội cho đến khi bị kết án.

(3) Các hình phạt không được vô nhân đạo và cần nhằm mục đích tái giáo dục người bị kết án.

(4) Hình phạt tử hình bị cấm.

Điều 28 [Trách nhiệm của công chức]

Công chức nhà nước và các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp theo pháp luật hình sự, dân sự và hành chính đối với các hành vi xâm phạm nhân quyền. Trong những vụ việc xâm phạm, trách nhiệm pháp lý dân sự được mở rộng tới nhà nước và các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(551 trang)