1. Hành chính nhà nước phải được điều chỉnh bởi các giá trị và nguyên tắc dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp, bao gồm các nguyên tắc sau đây:
a. Một tiêu chuẩn cao về đạo đức nghề nghiệp phải được thúc đẩy và duy trì.
b. Sử dụng nguồn lực hiệu quả, kinh tế, các nguồn lực phải được thúc đẩy.
c. Hành chính công phải theo định hướng phát triển.
d. Dịch vụ phải được cung cấp một cách khách quan, công bằng và không thiên vị.
e. Nhu cầu nhân dân phải được đáp ứng, công chúng phải được khuyến khích tham gia vào quá trình hoạch định chính sách.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 671
f. Hành chính nhà nước phải có trách nhiệm giải trình.
g. Tính minh bạch phải được bảo đảm bằng cách cung cấp cho công chúng thông tin kịp thời, dễ truy cập và chính xác.
h. Thực hành quản trị tốt nguồn nhân lực và định hướng phát triển sự nghiệp nhằm phát huy tốt đa nguồn lực con người cần được quan tâm, chú ý tạo điều kiện.
i. Hành chính nhà nước phải đại diện rộng rãi cho người dân Nam Phi với việc tuyển dụng và quản lý nhân sự dựa trên khả năng, khách quan, công bằng, và sự cần thiết để khắc phục tình trạng mất cân bằng của quá khứ để đạt được sự đại diện rộng rãi.
2. Những nguyên tắc trên được áp dụng:
a. Quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của chính phủ;
b. Các cơ quan nhà nước; và c. Doanh nghiệp nhà nước.
3. Luật pháp quốc gia phải đảm bảo phát huy các giá trị và nguyên tắc được nêu trong khoản 1 Điều này.
4. Việc bổ nhiệm một số chức danh trong hành chính nhà nước dựa trên những ưu tiên chính sách không được loại trừ, nhưng pháp luật quốc gia phải điều chỉnh việc bổ nhiệm này trong nền công vụ.
5. Pháp luật quy định về hành chính nhà nước có thể khác biệt giữa các ngành, chính quyền hoặc các tổ chức khác nhau.
6. Bản chất và nhiệm vụ của các ngành khác nhau, chính quyền hoặc các tổ chức hành chính nhà nước là những yếu tố có liên quan cần được chú ý xem xét trong pháp luật quy định hành chính nhà nước.
196. Ủy ban Công vụ
1. Chỉ có duy nhất một Ủy ban công vụ của nước Cộng hòa.
2. Ủy ban độc lập, không thiên vị, không định kiến trong thực thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình vì mục tiêu duy trì hiệu lực, hiệu quả của hành chính nhà nước và tiêu chuẩn cao về đạo đức nghề nghiệp trong công vụ. Ủy ban phải được quy định bởi văn bản luật.
3. Các cơ quan nhà nước khác, thông qua các biện pháp lập pháp và phải hỗ trợ và bảo vệ Ủy ban nhằm đảm bảo sự độc lập, tính công bằng, đạo đức và hiệu quả của Ủy ban. Không một cá nhân hoặc cơ quan nhà nước nào có thể can thiệp vào các nhiệm vụ của Ủy ban.
4. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ủy ban bao gồm:
a. Phát huy các giá trị và nguyên tắc được quy định tại Điều 195 thông qua nền công vụ;
b. Điều tra, giám sát và đánh giá các cơ quan và nền hành chính, quản lý nhân sự của nền công vụ;
c. Đề xuất các biện pháp bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của nền công vụ;
d. Đưa ra định hướng hướng đến mục tiêu bảo đảm quy trình nhân sự liên quan đến các vấn đề về tuyển dụng, luân chuyển, thăng tiến và sa thải tuân thủ các giá trị và nguyên tắc được quy định tại Điều 195;
e. Báo cáo về các hoạt động của Ủy ban và việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, bao gồm bất kỳ phát hiện có thể hướng dẫn và tư vấn và đưa ra đánh giá đánh giá về việc tuân thủ nội dung các giá trị và nguyên tắc quy định trong Điều 95; và f. Hoặc theo cách riêng của mình hoặc nhận bất kỳ khiếu nại nào:
i. Điều tra và đánh giá về nhân sự và quản lý hành chính nhà nước; và báo cáo cho cơ quan điều hành và cơ quan lập pháp có liên quan;
ii. Điều tra khiếu nại của nhân viên trong công vụ về các vấn đề liên quan đến các văn bản chính thức, hoặc việc không
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 673
làm tròn trách nhiệm và đề nghị các biện pháp giải quyết phù hợp;
iii. Giám sát và điều tra việc tuân thủ các thủ tục áp dụng trong công vụ; và
iv. Tư vấn cho các cơ quan nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh về các vấn đề liên quan đến quản lý nhân viên trong thực hiện công vụ, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, sa thải và các phương diện khác của chức nghiệp trong công vụ; và
g. Thực hiện các quyền hạn hoặc các nhiệm vụ bổ sung theo quy định bởi Đạo luật của Nghị viện.
[Điểm g được bổ sung bởi Điều 3 của Đạo luật số 65 năm 1998) 5. Ủy ban có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội.
6. Ủy ban phải báo cáo ít nhất một lần một năm về các nội dung theo điểm e khoản 4 Điều này.
a. Với Quốc hội; và
b. Về các hoạt động của Ủy ban công vụ ở một tỉnh với cơ quan lập pháp cấp tỉnh.
7. Ủy ban có 14 ủy viên được Tổng thống bổ nhiệm:
a. 5 ủy viên do Quốc hội thông qua theo quy định tại điểm a Khoản 8 Điều này; và
b. Một ủy viên của mỗi tỉnh được bổ nhiệm bởi người đứng đầu cơ quan hành chính ở cấp tỉnh theo điểm b khoản 8 Điều này.
8.
a. Một ủy viên được bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều này phải:
i. Được một ủy ban của Quốc hội giới thiệu theo tỷ lệ thành phần đại biểu của các đảng phái trong Quốc hội; và
ii. Được Quốc hội thông qua bởi một nghị quyết với tỷ lệ đa số phiếu tán thành.
b. Một ủy viên được bổ nhiệm bởi người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh phải:
i. Được một ủy ban của cơ quan lập pháp ở cấp tỉnh giới thiệu theo tỷ lệ thành phần đại biểu của các đảng phái trong cơ quan lập pháp; và
ii. Được cơ quan lập pháp thông qua bởi một nghị quyết với đa số phiếu tán thành.
9. Một đạo luật của Quốc hội phải được ban hành quy định về thủ tục bổ nhiệm các ủy viên.
10. Mỗi ủy viên được bổ nhiệm có nhiệm kỳ 5 năm và được tái cử một lần duy nhất, phải là một phụ nữ hoặc nam giới theo yêu cầu:
a. Là công dân Nam Phi;
b. Là người phù hợp về kiến thức, kinh nghiệm trong hành chính; quản lý hoặc cung ứng dịch vụ công.
11. Một ủy viên có thể bị bãi nhiệm chỉ trong các trường hợp sau:
a. Lý do vì hành vi sai trái, không đủ tư cách, hoặc không đủ năng lực;
b. Được quyết định bởi một ủy ban của Quốc hội hoặc trong trường hợp ủy viên được bổ nhiệm bởi người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh thì do một ủy ban của cơ quan lập pháp cấp tỉnh quyết định;
c. Được Quốc hội hoặc cơ quan lập pháp ở cấp tỉnh bởi một nghị quyết với đa số phiếu tán thành yêu cầu ủy viên rời nhiệm sở.
12. Tổng thống phải bãi nhiệm các ủy viên tương ứng theo:
a. Nghị quyết bãi nhiệm của Quốc hội hoặc
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 675
b. Thông báo bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh về nghị quyết bãi miễn ủy viên của cơ quan lập pháp cấp tỉnh.
13. Các ủy viên được quy định tại điểm b khoản 7 Điều này có thể thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của Ủy ban trong phạm vi tỉnh của họ theo luật định.
197. Công vụ
1. Trong phạm vi hành chính nhà nước, công vụ của nước Cộng hòa phải thực hiện nhiệm vụ và được tổ chức theo luật định và phải thực hiện trung thành chính sách pháp luật của chính phủ hiện hành.
2. Các điều khoản và điều kiện về tuyển dụng trong công vụ phải được quy định của pháp luật. Nhân viên được hưởng lương hưu công bằng theo luật định.
3. Không có nhân viên của nền công vụ có thể được ưu đãi hoặc thành kiến chỉ vì người đó ủng hộ một đảng chính trị cụ thể hoặc nguyên nhân chính trị.
4. Chính quyền các tỉnh chịu trách nhiệm tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, khuyến khích, bãi nhiệm thành viên của nền công vụ trong chính quyền của họ trong khuôn khổ các định mức thống nhất và tiêu chuẩn áp dụng cho nền công vụ.