Các dự luật thông thường ảnh hưởng đến các tỉnh

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 399 - 403)

CHƯƠNG III: CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP

76. Các dự luật thông thường ảnh hưởng đến các tỉnh

1. Khi Quốc hội thông qua một dự luật ngoài các dự luật đã được quy định tại khoản 3, 4 hoặc 5, dự luật phải được chuyển đến Hội đồng dân tộc của các tỉnh và giải quyết theo quy trình thủ tục sau đây:

a. Hội đồng phải:

i. Thông qua dự luật;

ii. Thông qua một dự luật đã được sửa đổi; hoặc iii. Bác bỏ dự luật.

b. Nếu Hội đồng thông qua dự luật mà không sửa đổi, dự luật phải đệ trình Tổng thống tán thành.

c. Nếu Hội đồng bác bỏ dự luật hoặc thông qua dự luật có sửa đổi, dự luật sửa đổi phải đệ trình Quốc hội, nếu Quốc hội thông qua dự luật sửa đổi, dự luật phải đệ trình Tổng thống tán thành.

d. Nếu Hội đồng bác bỏ dự luật hoặc nếu Quốc hội từ chối thông qua dự luật sửa đổi liên quan theo quy định tại điểm c, dự luật,

Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 601

những điểm có thể áp dụng cũng như dự luật sửa đổi phải chuyển đến Ủy ban hòa giải. Ủy ban này có thể:

i. Đồng ý dự luật như được Quốc hội thông qua;

ii. Đồng ý dự luật sửa đổi như được Hội đồng thông qua; hoặc iii. Đồng ý bản khác của dự luật.

e. Nếu Ủy ban hòa giải không thể đồng ý trong thời gian 30 ngày của dự luật được chuyển đến, dự luật sẽ mất hiệu lực trừ khi Quốc hội thông qua dự luật nhưng phải có ít nhất 2/3 số đại biểu bỏ phiếu đồng ý.

f. Nếu Ủy ban Hòa giải đồng ý dự luật được thông qua bởi Quốc hội, dự luật phải được chuyển đến Hội đồng, nếu Hội đồng thông qua dự luật thì dự luật phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

g. Nếu Ủy ban hòa giải đồng ý đối với dự luật sửa đổi được Quốc hội thông qua, dự luật phải chuyển đến Quốc hội và nếu dự luật được Quốc hội thông qua, dự luật phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

h. Nếu Ủy ban Hòa giải đồng ý bản khác của dự luật, bản đó phải chuyển đến cả Quốc hội và Hội đồng dân tộc, nếu dự luật được thông qua, nó phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

i. Nếu một dự luật chuyển đến Hội đồng theo quy định tại điểm f hoặc h không được thông qua, dự luật sẽ mất hiệu lực trừ trường hợp Quốc hội thông qua với ít nhất 2/3 đại biểu bỏ phiếu tán thành.

j. Nếu một dự luật được chuyển đến Quốc hội theo điểm g hoặc h không được Quốc hội thông qua, dự luật này sẽ mất hiệu lực nhưng dự luật có thể được Quốc hội tái thông qua với ít nhất 2/3 đại biểu bỏ phiếu tán thành.

k. Một dự luật được Quốc hội thông qua theo quy định tại điểm e, i hoặc j phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

2. Khi Hội đồng dân tộc của các tỉnh thông qua luật liên quan đến khoản 3, dự luật phải chuyển đến Quốc hội và được giải quyết theo thủ tục sau đây:

a. Quốc hội phải:

i. Thông qua dự luật;

ii. Thông qua dự luật được sửa đổi; hoặc iii. Bác bỏ dự luật.

b. Một dự luật được Quốc hội thông qua theo các điểm a, i phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

c. Nếu Quốc hội thông qua dự luật sửa đổi, dự luật sửa đổi phải chuyển đến Hội đồng và nếu Hội đồng thông qua dự luật sửa đổi, dự luật sửa đổi phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

d. Nếu Quốc hội bác bỏ dự luật hoặc Hội đồng từ chối thông qua dự luật sửa đổi được chuyển đến theo quy định tại điểm c, những điểm có thể áp dụng cũng như dự luật sửa đổi phải chuyển đến Ủy ban Hòa giải, Ủy ban này có thể đồng ý về:

i. Dự luật như được Hội đồng thông qua;

ii. Dự luật sửa đổi như được Quốc hội thông qua; hoặc iii. Phiên bản khác của dự luật.

e. Nếu Ủy ban hòa giải không thể đồng ý trong thời gian 30 ngày của dự luật được chuyển đến, dự luật sẽ mất hiệu lực.

f. Nếu Ủy ban Hòa giải đồng ý dự luật được thông qua bởi Hội đồng, dự luật phải được chuyển đến Quốc hội, nếu Quốc hội thông qua dự luật thì dự luật phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

g. Nếu Ủy ban hòa giải đồng ý đối với dự luật sửa đổi được Quốc hội thông qua, dự luật phải chuyển đến Hội đồng và nếu dự

Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 603

luật được Hội đồng thông qua, dự luật phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

h. Nếu Ủy ban Hòa giải đồng ý bản khác của dự luật, bản đó phải chuyển đến cả Quốc hội và Hội đồng dân tộc, nếu dự luật được thông qua, nó phải đệ trình Tổng thống để được phê chuẩn.

i. Nếu một dự luật được chuyển đến Quốc hội theo điểm f hoặc h không được Quốc hội thông qua, dự luật này sẽ mất hiệu lực.

3. Một dự luật phải được xử lý theo quy trình thủ tục hoặc theo khoản 1 hoặc theo khoản 2 nếu dự luật về các lĩnh vực chức năng được liệt kê tại Mục 4 hoặc dự kiến văn bản quy phạm pháp luật theo bất cứ điều nào dưới đây:

a. Khoản 2 Điều 65;

b. Điều 163;

c. Điều 182;

d. Khoản 3 và khoản 4 Điều 195;

e. Điều 196; và f. Điều 197.

4. Một dự luật được xử lý theo quy định tại Điều 1 nếu về phương diện lập pháp nó:

a. Dự kiến theo khoản 2 Điều 44 hoặc khoản 3 Điều 220; hoặc b. Dự kiến trong Chương 13, bao gồm những điều khoản ảnh hưởng

đến lợi ích tài chính của chính quyền địa phương ở cấp tỉnh.

[Điểm b được thay thế bởi Điều 1 đạo luật số 3 năm 2003]

5. Một dự luật được dự kiến tại Khoản 5 Điều 42 phải được xử lý theo thủ tục được quy định tại Điều 1, trừ khi:

a. Quốc hội bỏ phiếu về dự luật, các quy định của Khoản 1 Điều 53 không được áp dụng, thay thế; dự luật chỉ có thể được thông qua nếu đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành; và

b. Dự luật được chuyển đến Ủy ban Hòa giải, các quy định sau đây được áp dụng:

i. Nếu Quốc hội xem xét dự thảo được dự kiến tại điểm g hoặc h Điều 1, dự luật chỉ có thể được thông qua nếu đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành.

ii. Nếu Quốc hội xem xét dự thảo được dự kiến tại điểm e, i hoặc j Điều 1, dự luật chỉ có thể được thông qua nếu ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành.

6. Điều này không áp dụng với các dự luật về tiền tệ.

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 399 - 403)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(551 trang)