Phân công nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 412 - 415)

CHƯƠNG V: TỔNG THỐNG VÀ CƠ QUAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG

99. Phân công nhiệm vụ

Một thành viên nội các có thể phân công bất kỳ quyền hạn hoặc nhiệm vụ nào cho một thành viên Hội đồng điều hành cấp tỉnh hoặc Hội đồng thành phố thực hiện sự phân công đó:

1. Phải theo sự thỏa thuận giữa thành viên nội các tương ứng và thành viên Hội đồng điều hành hoặc Hội đồng Thành phố;

2. Phải thống nhất với đạo luật của Nghị viện về những quyền hạn và nhiệm vụ tương ứng được thực hiện hoặc thi hành; và

3. Có hiệu lực sau khi Tổng thống công bố.

100. Sự can thiệp trung ương vào điều hành cấp tỉnh

1. Khi một tỉnh không thể hoàn thành nghĩa vụ điều hành theo quy định của Hiến pháp hoặc pháp luật, cơ quan điều hành trung ương có thể can thiệp bằng việc đảm nhận một bước thích hợp để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đó, bao gồm:

a. Ban hành một chỉ thị trực tiếp đến cơ quan điều hành cấp tỉnh, mô tả những phương diện nỗ lực không thành công để hoàn thành nghĩa vụ và nêu rõ bất kỳ các bước yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ; và

b. Đảm đương trách nhiệm về nghĩa vụ tương ứng ở tỉnh đó có liên quan đến sự cần thiết để:

i. Duy trì các tiêu chuẩn quốc gia cần thiết hoặc đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu để cung ứng các dịch vụ;

ii. Duy trì sự thống nhất kinh tế;

iii. Duy trì an ninh quốc gia; hoặc

iv. Ngăn ngừa một tỉnh thực hiện các hành động không hợp lý vì ý định kiến với lợi ích của tỉnh khác cũng như của quốc gia.

[Khoản 1 được thay thế bằng Điều 2 Đạo luật số 3 năm 2003]

2. Nếu cơ quan điều hành trung ương can thiệp ở một tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1:

a. Cơ quan này phải đệ trình một bản thông cáo về việc can thiệp đến Hội đồng dân tộc của các tỉnh trong thời hạn 14 ngày sau khi sự can thiệp được bắt đầu thực hiện;

b. Sự can thiệp phải kết thúc nếu Hội đồng không thông qua sự can thiệp trong thời hạn 180 ngày sau khi sự can thiệp bắt đầu hoặc trước cuối giai đoạn can thiệp đã không được thông qua; và c. Trong khi quá trình can thiệp tiếp tục, Hội đồng phải xem xét

sự can thiệp này thường xuyên và có những khuyến nghị phù hợp với cơ quan điều hành trung ương.

[Điều 2 được thay thế bằng điểm c Điều 2 Đạo luật số 3 năm 2003]

3. Cơ quan lập pháp ở trung ương có thể quy định về quy trình được xây dựng ở Điều này.

[Điều 100 được sửa đổi bởi điểm a Điều 2 Đạo luật số 3 năm 2003]

101. Các quyết định điều hành

1. Một quyết định của Tổng thống phải thể hiện bằng văn bản nếu quyết định:

a. Được thực hiện theo quy định của pháp luật; hoặc

Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 615

b. Có hậu quả pháp lý.

2. Quyết định bằng văn bản của Tổng thống phải được một thành viên nội các khác ký tiếp nếu quyết định này liên quan đến một nhiệm vụ đã được phân công cho thành viên nội các này.

3. Các tuyên bố, quy định và các công cụ dưới luật khác phải bảo đảm tiếp cận của công chúng.

4. Văn bản quy phạm trung ương có thể quy định cụ thể cách thức, phương diện, những công cụ được đề cập ở khoản 3 phải:

a. Đệ trình Nghị viện; và b. Được Nghị viện thông qua.

102. Bỏ phiếu bất tín nhiệm

1. Nếu Quốc hội với đa số phiếu tán thành thông qua một bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với Nội các trừ Tổng thống, Tổng thống phải thành lập lại Nội các.

2. Nếu Quốc hội với đa số phiếu tán thành thông qua kiến nghị bất tín nhiệm đối với Tổng thống, Tổng thống, các thành viên nội các và bất kỳ Thứ trưởng nào phải từ chức.

*1. Cho đến ngày 30/4/1999, Điều 84 được xem bao gồm Điều 3 được quy định trong Phụ lục B của Mục 6. Xem Mục 6 tiểu mục 9 (2).

*2. Cho đến ngày 30/4/1999, Điều 89 được xem bao gồm Điều 3 được quy định trong Phụ lục B của Mục 6. Xem Mục 6 tiểu mục 9 (2).

*3. Cho đến ngày 30/4/1999, Điểm a Khoản 1 Điều 90 được hiểu như quy định tại Phụ lục B của Mục 6. Xem Mục 6 tiểu mục 9 (2).

*4. Cho đến ngày 30/4/1999, Điểm a Khoản 1 Điều 91 được hiểu như quy định tại Phụ lục B của Mục 6. Xem Mục 6 tiểu mục 9 (2).

*5. Cho đến ngày 30/4/1999, Điểm a Khoản 1 Điều 92 được hiểu như quy định tại Phụ lục B của Mục 6. Xem Mục 6 tiểu mục 9 (2).

*6. Cho đến ngày 30/4/1999, Điều 96 được xem bao gồm từ Điều 3 đến Điều 6 được quy định trong Phụ lục B của Mục 6. Xem Mục 6 tiểu mục 9 (2).

Một phần của tài liệu Ebook tuyển tập hiến pháp của một số quốc gia phần b c nxb hồng đức (Trang 412 - 415)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(551 trang)