CHƯƠNG II: BỘ LUẬT VỀ QUYỀN
37. Những tình trạng khẩn cấp
1. Chỉ được tuyên bố tình trạng khẩn cấp theo một đạo luật của Nghị viện, và chỉ khi:
a. Sự sống còn của quốc gia bị đe dọa bởi chiến tranh, xâm lược, sự nổi loạn hay hỗn loạn rộng khắp, thảm họa tự nhiên hoặc các tình huống khẩn cấp công cộng khác; và
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 573
b. Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp là cần thiết để lập lại hòa bình và trật tự.
2. Một tuyên bố về tình trạng khẩn cấp và bất kỳ đạo luật nào được thông qua hoặc bất kỳ hành động nào khác được thực hiện từ kết quả của tuyên bố đó chỉ có hiệu lực khi:
a. Không áp dụng ngay lập tức; và
b. Không quá 21 ngày kể từ khi ra tuyên bố, trừ khi Nghị viện kiên quyết kéo dài hiệu lực. Nghị viện có thể kéo dài hiệu lực của tuyên bố về tình trạng khẩn cấp không quá 3 tháng một lần.
Lần kéo dài hiệu lực thứ nhất phải được thực hiện bằng một nghị quyết với đa số nghị sĩ bỏ phiếu tán thành. Bất kỳ lần kéo dài nào sau đó phải được thực hiện bằng một nghị quyết với ít nhất 60% số nghị sĩ bỏ phiếu tán thành. Một nghị quyết theo quy định ở đoạn này chỉ được thông qua sau một cuộc thảo luận công khai tại Nghị viện.
3. Bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào cũng có thể quyết định về hiệu lực của:
a. Một tuyên bố về tình trạng khẩn cấp;
b. Bất kỳ sự kéo dài tuyên bố về tình trạng khẩn cấp nào; hoặc c. Bất kỳ văn bản pháp luật nào được thông qua, hành động nào
được thực hiện xuất phát từ tuyên bố về tình trạng khẩn cấp.
4. Bất kỳ văn bản pháp luật nào được thông qua xuất phát từ tuyên bố về tình trạng khẩn cấp cũng chỉ tạm đình chỉ việc thực hiện Bộ luật về Quyền nếu:
a. Việc tạm đình chỉ như vậy là yêu cầu thực sự xuất phát từ tình trạng khẩn cấp; và
b. Đạo luật đó:
i. phù hợp với các nghĩa vụ của Nam Phi theo Luật quốc tế áp dụng trong trường hợp khẩn cấp;
ii. không trái với quy định ở tiểu mục (5); và
iii. được công bố trên Công báo ngay khi được thông qua.
5. Không một đạo luật nào của Nghị viện cho phép tuyên bố tình trạng khẩn cấp, cũng như không một đạo luật nào được thông qua hoặc bất kỳ hành động nào khác được thực hiện từ kết quả của tuyên bố, có thể cho phép hoặc ủy quyền:
a. Bồi thường cho Nhà nước, hoặc bất kỳ người nào khác bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hành động trái pháp luật nào;
b. Tạm đình chỉ bất kỳ quyền nào ngoài quy định ở mục này; hoặc c. Tạm đình chỉ bất kỳ quyền nào nêu ở cột 1 của Bảng các quyền
không thể bị tạm đình chỉ dưới đây mà quá với giới hạn nêu trong quy định ở cột 3 của Bảng này.
Bảng các quyền không thể bị tạm đình chỉ 1
Mục số 2
Tiêu đề của mục
3
Giới hạn mà theo đó quyền được bảo vệ
9 Bình đẳng Không được có sự phân biệt đối xử bất cộng dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, sắc tộc hoặc nguồn gốc xã hội, giới tính, tôn giáo hoặc ngôn ngữ
10 Nhân phẩm Toàn vẹn
11 Tính mạng Toàn vẹn
12 Tự do và an
ninh cá nhân Liên quan đến quy định ở các tiểu mục (1)(d) và (e) và (2)(c).
13 Nô lệ, nô dịch và lao động cưỡng bức
Liên quan đến nô lệ, nô dịch
28 Trẻ em Liên quan đến:
- quy định ở các tiểu mục (1)(d) và (e);
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 575
- các quyền quy định ở các đoạn (i) và (ii) của tiểu mục (1)(g); và
- tiểu mục 1(i) liên quan đến trẻ em từ 15 tuổi trở xuống
35 Những người bị bắt, giam giữ và buộc tội
Liên quan đến:
- các tiểu mục (1)(a), (b) và (c) và (2)(d);
- các quyền nêu ở các đoạn (a) đến (o) của tiểu mục (3), bao gồm đoạn (d)
- tiểu mục (4); và
- tiểu mục (5) liên quan đến việc loại trừ những chứng cứ có thể khiến cho việc xét xử bất công bằng.
6. Bất cứ khi nào có một người bị giam giữ không qua xét xử do hậu quả của việc tạm đình chỉ quyền xuất phát từ việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, những điều kiện sau đây phải được xem xét:
a. Phải liên hệ càng sớm càng tốt với một thành viên đã trưởng thành trong gia đình hoặc một người bạn của người bị giam giữ để thông báo cho họ về việc giam giữ người đó.
b. Phải có một thông báo trên Công báo của nhà nước trong vòng 5 ngày kể từ khi giam giữ người đó, nêu rõ tên, địa chỉ nơi người đó bị giam giữ và đề cập đến biện pháp khẩn cấp mà theo đó người này bị giam giữ.
c. Người bị giam giữ phải được cho phép lựa chọn và được đến thăm bởi một nhân viên y tế trong bất kỳ thời điểm hợp lý nào.
d. Người bị giam giữ phải được cho phép lựa chọn và được đến thăm bởi một người đại diện pháp lý trong bất kỳ thời điểm hợp lý nào.
e. Một tòa án phải xem xét việc giam giữ càng sớm càng tốt, không muộn hơn 10 ngày kể từ ngày người đó bị giam giữ, và tòa án phải trả tự do cho người đó trừ khi việc tiếp tục giam giữ là cần thiết để lập lại hòa bình và trật tự.
f. Một người bị giam giữ không được trả tự do theo quy định ở đoạn (e), hoặc đoạn này, có thể gửi đơn đề nghị một tòa án
xem xét lại việc giam giữ mình trong thời hạn 10 ngày kể từ lần xem xét trước, và toà án phải trả tự do cho người đó trừ khi việc giam giữ họ vẫn cần thiết để lập lại hòa bình và trật tự.
g. Người bị giam giữ phải được phép xuất hiện trước khi bất kỳ tòa án nào xem xét việc giam giữ họ, được đại diện bởi một đại diện pháp lý trong quá trình xem xét đó và phải được trình bày những luận điểm phản đối việc tiếp tục giam giữ mình.
h. Nhà nước phải nêu lý do giam giữ một người bằng văn bản gửi cho tòa án chứng minh việc giam giữ đó là đúng; người bị giam giữ phải được cung cấp một bản sao văn bản giải trình đó trước khi tòa án xem xét vụ việc.
7. Nếu một tòa án trả tự do cho một người bị giam giữ, người đó không thể bị giam giữ lại với cùng một lý do như trước, trừ khi Nhà nước nêu ra với tòa án một lý do phù hợp khác cho việc tái giam giữ người này.
8. Các tiểu mục (6) và (7) không áp dụng cho những người không phải công dân Nam Phi và những người bị giam giữ do hậu quả của một cuộc xung đột vũ trang quốc tế. Thay vào đó, Nhà nước phải tuân thủ những nghĩa vụ khác theo luật nhân đạo quốc tế mà liên quan đến việc giam giữ những đối tượng này.