[Mục 6 được sửa đổi bởi điều 3 đạo luật số 35 năm 1997, bởi điều 5 của đạo luật số 65 năm 1998 và bởi điều 20 đạo luật số 34 năm 2001]
Các định nghĩa
1. Trong mục này, trừ trường hợp không thống nhất với ngữ cảnh:
"Quê hương" nghĩa là một phần lãnh thổ của nước Cộng hòa trước khi Hiến pháp trước có hiệu lực đã được đề cập đến trong pháp luật của Nam Phi như một vùng lãnh thổ độc lập hoặc tự trị;
"Hiến pháp mới" là Hiến pháp của nước Cộng hòa Nam Phi năm 1996;
"Các văn bản quy phạm có tính chất lệnh, chỉ thị cũ" nghĩa là các văn bản được ban hành trước khi Hiến pháp trước Hiến pháp 1996 có hiệu lực;
"Hiến pháp trước" là Hiến pháp của nước Cộng hòa Nam Phi năm 1993 (đạo luật số 200 năm 1993).
Hiệu lực của luật hiện có
2. (1) Tất cả các luật đã có hiệu lực khi Hiến pháp này có hiệu lực sẽ tiếp tục có hiệu lực tùy thuộc vào:
a. Bất cứ sửa đổi hoặc hủy bỏ;
b. Sự thống nhất với Hiến pháp mới.
(2) Các văn bản quy phạm cũ sẽ tiếp tục có hiệu lực theo quy định như sau:
a. Không áp dụng trên phạm vi rộng hơn về lãnh thổ hoặc tương tự như vậy quy định của các văn bản đó trước khi Hiến pháp có hiệu lực trừ trường hợp có sửa đổi để áp dụng rộng hơn;
b. Tiếp tục được quản lý bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp mới khi Hiến pháp mới có hiệu lực.
Giải thích pháp luật hiện hành
3. (1) Trừ trường hợp mâu thuẫn với ngữ cảnh hoặc rõ ràng không phù hợp, một tham chiếu trong bất kỳ văn bản quy phạm hiện hành nào khi Hiến pháp có hiệu lực:
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 715
a. Đối với Cộng hòa Nam Phi hoặc khu tự trị (ngoại trừ trường hợp tham chiếu đến một vùng lãnh thổ cụ thể) phải được giải thích là một tham chiếu đến Cộng hòa Nam Phi theo quy định của Hiến pháp mới;
b. Đối với Nghị viện, Quốc hội hay Thượng nghị viện phải được giải thích là một tham chiếu đến Nghị viện, Quốc hội hoặc Thượng viện hoặc Hội đồng dân tộc các tỉnh theo quy định của Hiến pháp mới;
c. Đối với Tổng thống, Phó Tổng thống điều hành, một Bộ trưởng, một Thứ trưởng hoặc Nội các phải được giải thích như một tham chiếu đến Tổng thống, Phó Tổng thống điều hành, một Bộ trưởng, một Thứ trưởng hoặc Nội các theo quy định của Hiến pháp mới, theo tiểu mục 9 của Mục này;
d. Đối với Chủ tịch Thượng viện phải được giải thích là một tham chiếu đối với Chủ tịch Hội đồng dân tộc của các tỉnh;
e. Đối với cơ quan lập pháp cấp tỉnh, Thủ hiến, Quyền Thủ hiến hoặc thành viên của Hội đồng điều hành của một tỉnh phải được giải thích là một tham chiếu đến cơ quan lập pháp cấp tỉnh, Thủ hiến, Quyền Thủ hiến hoặc thành viên của Hội đồng điều hành theo quy định của Hiến pháp mới, theo tiểu mục 12 của Mục này; hoặc
f. Đối với ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ chính thức phải được giải thích là một tham chiếu đến bất cứ ngôn ngữ chính thức nào theo quy định của Hiến pháp mới.
(2) Trừ phi mâu thuẫn với ngữ cảnh hoặc hoàn toàn không phù hợp, một tham chiếu trong bất cứ nội dung văn bản quy phạm pháp luật nào trước Hiến pháp cũ:
a. Đối với Nghị viện, một viện của Nghị viện hoặc cơ quan lập pháp hoặc cơ quan của nước Cộng hòa hoặc một khu tự trị phải được giải thích theo thẩm quyền giải quyết:
i. Nghị viện theo quy định của Hiến pháp mới, nếu thẩm quyền lập pháp đã được phân giao theo quy định của Hiến pháp cũ hoặc theo mục này cho cơ quan điều hành trung ương; hoặc ii. Cơ quan lập pháp cấp tỉnh, nếu thẩm quyền lập pháp đã được
phân giao theo Hiến pháp cũ hoặc theo mục này về cơ quan điều hành ở cấp tỉnh; hoặc
b. Đối với Chủ tịch nước, Bộ trưởng trọng yếu, nhà quản trị hoặc nhà quản trị cấp cao, nội các, Hội đồng các bộ trưởng hoặc Hội đồng điều hành của nước Cộng hòa hoặc của vùng tự trị phải được giải thích là một tham chiếu đến:
i. Tổng thống theo Hiến pháp mới nếu thẩm quyền theo văn bản hiện hành này đã phân giao theo quy định của Hiến pháp cũ hoặc Mục này cho cơ quan điều hành quốc gia; hoặc ii. Thủ hiến của một tỉnh theo Hiến pháp mới nếu thẩm quyền
theo văn bản hiện hành đã phân công trên cơ sở quy định của Hiến pháp cũ hoặc mục này cho cơ quan điều hành cấp tỉnh.
Quốc hội
4. (1) Bất cứ cá nhân nào đã là đại biểu Quốc hội vào thời điểm Hiến pháp mới có hiệu lực thì sẽ vẫn là đại biểu Quốc hội theo Hiến pháp mới và tiếp tục làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
(2) Quốc hội đã được thành lập theo quy định tại tiết 1 phải được xem như được bầu theo Hiến pháp mới cho nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1999.
(3) Quốc hội gồm 400 đại biểu trong suốt nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1999 tùy thuộc vào khoản 4 Điều 49 của Hiến pháp mới.
(4) Các quy tắc và thủ tục của Quốc hội đang có hiệu lực khi Hiến pháp mới có hiệu lực sẽ tiếp tục có hiệu lực tùy thuộc vào việc có quy định sửa đổi hoặc hủy bỏ hay không.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 717
Những công việc chưa hoàn thành của Nghị viện
5. (1) Bất cứ công việc nào chưa hoàn thành trước khi Quốc hội mới thành lập khi Hiến pháp mới có hiệu lực thì vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định của Hiến pháp mới.
(2) Bất cứ công việc nào chưa hoàn thành trước đó của Thượng viện khi Hiến pháp mới có hiệu lực thì phải chuyển giao cho Hội đồng dân tộc các tỉnh và Hội đồng sẽ phải tiếp tục thực hiện các công việc đó theo quy định của Hiến pháp mới.
Bầu cử Quốc hội
6. (1) Không có một cuộc bầu cử Quốc hội nào được tổ chức trước ngày 30 tháng 9 năm 1999 trừ khi Quốc hội bị giải tán theo khoản 2 Điều 50 sau khi có bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với Tổng thống theo khoản 2 Điều 102 của Hiến pháp mới.
(2) Khoản 1 Điều 50 của Hiến pháp mới sẽ không được thực hiện cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1999.
(3) Mặc dù hủy bỏ Hiến pháp trước, Mục 2 của Hiến pháp đó như đã được sửa đổi bởi phụ A của Mục này, áp dụng:
a. Với cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên theo Hiến pháp mới;
b. Đối với việc mất tư cách đại biểu Quốc hội trong những trường hợp ngoài những quy định tại khoản 3 Điều 47 Hiến pháp mới; và
c. Đối việc bổ sung đại biểu Quốc hội và sự bổ sung, xem xét và sử dụng danh sách các đảng cho việc bổ sung đại biểu, cho đến cuộc bầu Quốc hội lần thứ 2 theo quy định của Hiến pháp mới.
(4) Khoản 4 Điều 47 của Hiến pháp mới sẽ không được thực hiện cho đến cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ hai theo Hiến pháp mới.
Hội đồng dân tộc các tỉnh
7. (1) Cho giai đoạn kết thúc ngay lập tức trước khi cuôc họp đầu tiên của cơ quan lập pháp cấp tỉnh được tổ chức sau cuộc bầu cử đầu tiên cơ quan này theo Hiến pháp mới:
a. Tỷ lệ đại diện của các đảng trong đoàn đại biểu của các tỉnh đến Hội đồng dân tộc các tỉnh phải tương tự như tỷ lệ 10 thượng nghị sĩ được chỉ định cho mỗi tỉnh theo quy định tại Điều 48 của Hiến pháp mới.
b. Sự phân bổ các đại biểu thường trực và đại biểu đặc biệt cho mỗi đảng đại diện trong cơ quan lập pháp cấp tỉnh như sau:
Tỉnh Đại biểu thường trực Đại biểu đặc biệt
1. Đông Cape ANC 5 NP 1
ANC 4 2. Bang độc lập ANC 4
FF 1 NP 1
ANC 4
3. Tỉnh Gauteng ANC 3 DP 1 FF 1 NP 1
ANC 3 NP 1
4. Tỉnh KwaZulu-Natal ANC 1 DP 1 IFP 3 NP 1
ANC 2 IFP 2
5. Tỉnh Mpumalanga ANC 4 FF 1 NP 1
ANC 4
6. Bắc Cape ANC 3 FF 1 NP 2
ANC 2 NP 2
7. Tỉnh miền Bắc ANC 6 ANC 4
8. Tây Bắc ANC 4
FF 1 NP 1
ANC 4
9. Tây Cape ANC 2 DP 1 NP 3
ANC 1 NP 3
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 719
(2) Một đảng đại diện trong cơ quan lập pháp tỉnh:
a. Phải đề cử đại biểu thường trực là những thành viên đã là thượng nghị sĩ khi Hiến pháp mới có hiệu lực và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ đại biểu thường trực; và
b. Có thể đề cử thành viên khác làm đại biểu thường trực nếu không có hoặc thiếu các thành viên đã từng là thượng nghị sĩ sẵn sàng tham gia.
(3) Cơ quan lập pháp cấp tỉnh phải bổ nhiệm đại biểu thường trực phù hợp với sự đề cử của các đảng.
(4) Tiểu mục 2 và 3 chỉ áp dụng đối với lần bổ nhiệm đầu tiên đại biểu thường trực đến Hội đồng dân tộc các tỉnh.
(5) Khoản 1 điều 62 của Hiến pháp mới không áp dụng với việc đề cử và bổ nhiệm các cựu thượng nghị sĩ là đại biểu thường trực theo quy định của tiểu mục này.
(6) Các nguyên tắc và thủ tục của Thượng viện đang có hiệu lực khi Hiến pháp mới có hiệu lực phải áp dụng đối với các công việc của Hội đồng dân tộc các tỉnh theo mức độ có thể áp dụng, tùy thuộc vào việc có những quy định sửa đổi hoặc hủy bỏ hay không.
Cựu thượng nghị sĩ
8. (1) Một cựu thượng nghị sĩ không được bổ nhiệm là đại biểu thường trực của Hội đồng dân tộc các tỉnh được quyền trở thành thành viên biểu quyết đầy đủ của cơ quan lập pháp cấp tỉnh mà từ đó người này đã được đề cử là thượng nghị sĩ theo quy định tại Điều 48 của Hiến pháp trước.
(2) Nếu một cựu thượng nghị sĩ không được bầu là thành viên của cơ quan lập pháp cấp tỉnh thì người này sẽ xem như từ chức thượng nghị sĩ ngay trước ngày Hiến pháp mới có hiệu lực.
(3) Tiền lương, phụ cấp và trợ cấp cho cựu thượng nghị sĩ được bổ nhiệm là đại biểu thường trực hoặc thành viên cơ quan lập
pháp cấp tỉnh có thể không bị giảm vì lý do duy nhất do việc bổ nhiệm này.
Hành pháp quốc gia
9. (1) Bất cứ ai đã đang là Tổng thống, Phó Tổng thống điều hành, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng theo Hiến pháp trước khi Hiến pháp mới có hiệu lực sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Hiến pháp mới, nhưng phải tuân theo tiểu mục 2.
(2) Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1999, Điều 84, 89, 90, 91 và 96 của Hiến pháp mới phải được xem xét như quy định tại Phụ lục B của Mục này.
(3) Tiểu mục 2 không loại trừ một bộ trưởng đã từng là một nghị sĩ khi Hiến pháp mới có hiệu lực tiếp tục giữ chức vụ Bộ trưởng theo điểm a, khoản 1 Điều 91 của Hiến pháp mới như đã được nêu trong Phụ lục B.
Cơ quan lập pháp cấp tỉnh
10. (1) Người nào đang là thành viên của cơ quan lập pháp của một tỉnh khi Hiến pháp mới có hiệu lực thì sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí thành viên cơ quan lập pháp của tỉnh đó theo Hiến pháp mới và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp mới và Hiến pháp của tỉnh đã được ban hành.
(2) Cơ quan lập pháp cấp tỉnh được thành lập theo Tiểu mục 1 phải được xem như bầu cử theo Hiến pháp mới cho nhiệm kỳ kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1999.
(3) Trong thời gian của nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1999 và theo khoản 4 Điều 108, cơ quan lập pháp cấp tỉnh bao gồm số thành viên được xác định theo Hiến pháp trước cộng với số thành viên là cựu thượng nghị sĩ, những người trở thành thành viên của cơ quan lập pháp cấp tỉnh theo quy định tại Tiểu mục 8 của Mục này.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 721
(4) Các quy tắc và thủ tục đang có hiệu lực sẽ tiếp tục có hiệu lực khi Hiến pháp mới có hiệu lực, tùy thuộc vào việc có quy định sửa đổi hoặc hủy bỏ hay không.
Bầu cử cơ quan lập pháp cấp tỉnh
11. (1) Mặc dù hủy bỏ Hiến pháp trước nhưng Mục 2 của Hiến pháp trước đã được sửa đổi bởi Phụ lục A của Mục này, áp dụng:
a. Đối với cuộc bầu cử đầu tiên cơ quan lập pháp cấp tỉnh theo Hiến pháp mới;
b. Đối với việc mất tư cách thành viên cơ quan lập pháp, ngoài những trường hợp đã được quy định trong Khoản 3 Điều 106 của Hiến pháp mới; và
c. Đối việc bổ sung đại biểu Quốc hội và sự bổ sung, xem xét và sử dụng danh sách các đảng cho việc bổ sung đại biểu, cho đến cuộc bầu Quốc hội lần thứ 2 theo quy định của Hiến pháp mới..
(2) Khoản 4 Điều 106 của Hiến pháp mới không được thực hiện đối với cơ quan lập pháp cấp tỉnh cho đến cuộc bầu cử lần thứ hai cơ quan lập pháp cấp tỉnh theo Hiến pháp mới.
Cơ quan điều hành cấp tỉnh
12. (1) Khi Hiến pháp mới có hiệu lực, người nào đang là Thủ hiến hoặc thành viên Hội đồng điều hành của một tỉnh sẽ tiếp tục ở lại vị trí và đảm nhiệm công việc theo quy định của Hiến pháp mới và các quy định của tỉnh đã được ban hành nhưng phải theo quy định tại mục 2.
(2) Cho đến khi Thủ hiến được bầu sau cuộc bầu cử cơ quan lập pháp của tỉnh lần thứ nhất theo Hiến pháp nhậm chức, hoặc tỉnh ban hành hiến pháp của mình, tùy điều kiện nào xảy ra trước, Điều 132 và 136 của Hiến pháp mới phải được xem xét như quy định tại Phụ lục C của Mục này.
Hiến pháp cấp tỉnh
13. Hiến pháp của một tỉnh thông qua trước khi Hiến pháp mới có hiệu lực phải tuân thủ theo quy định tại Điều 143 của Hiến pháp mới.
Phân công lập pháp cho các tỉnh
14. (1) Xây dựng văn bản quy phạm về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng đã được liệt kê tại Mục 4 và mục 5 của Hiến pháp mới vốn đang được quản lý bởi cơ quan thẩm quyền thuộc cơ quan điều hành ở trung ương có thể được phân công bởi Tổng thống bằng một tuyên bố cho cơ quan điều hành ở cấp tỉnh và được thực hiện bởi Hội đồng điều hành của tỉnh.
(2) Về sự cần thiết phải phân công xây dựng văn bản quy phạm được thực hiện hiệu quả, Tổng thống bằng việc tuyờn bố cú thể: ơ a. Sửa đổi văn bản quy phạm quy định về giải thích và áp dụng
pháp luật;
b. Ở lĩnh vực nào sự phân công không được áp dụng đối với bất cứ nội dung nào của văn bản, hủy bỏ và ban hành lại có hoặc không có sửa đổi, tham chiếu đến đoạn a, những điều khoản về những gì nhiệm vụ được áp dụng hoặc mức độ áp dụng; hoặc c. Quy định về những vấn đề cần thiết khác như kết quả thực
hiện nhiệm vụ bao gồm cả việc luân chuyển, biệt phái đội ngũ hoặc luân chuyển tài sản, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ đến hoặc từ cơ quan điều hành trung ương đến cơ quan điều hành ở địa phương hoặc phòng ban của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan an ninh hoặc thiết chế khác.
(3)
a. Một bản sao của mỗi tuyên bố được ban hành theo tiểu mục 1 và 2 phải đệ trình Quốc hội và Hội đồng dân tộc các tỉnh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ban hành tuyên bố.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 723
b. Nếu cả Quốc hội và Hội đồng dân tộc các tỉnh không thông qua tuyên bố hay một điều khoản nào của tuyên bố bằng một nghị quyết thì tuyên bố hoặc điều khoản của tuyên bố sẽ hết hiệu lực nhưng không ảnh hưởng:
i. Đến hiệu lực của những điều đã được thực hiện bởi tuyên bố hoặc điều khoản của tuyên bố trước khi nó mất hiệu lực; hoặc ii. Một quyền hoặc đặc quyền đã giành được hoặc một nghĩa vụ,
một trách nhiệm đã xảy ra trước khi tuyên bố hết hiệu lực.
(4) Khi thẩm quyền lập pháp được phân công theo tiểu mục 1, bất cứ sự tham chiếu nào đến thẩm quyển quản lý phải được giải thích như một sự tham chiếu đến thẩm quyền lập pháp đã được phân công.
(5) Bất cứ nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo khoản 8 Điều 235 của Hiến pháp trước bao gồm bất cứ sự sửa đổi, hủy bỏ hoặc ban hành lại văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động đã triển khai theo quy định của điều này thì được xem như đã được thực hiện theo quy định của Tiểu mục 5 này.
Lập pháp hiện hành ngoài thẩm quyền lập pháp của Nghị viện 15. (1) Một cơ quan có thẩm quyền trong cơ quan điều hành trung
ương có nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm ngoài thẩm quyền của Nghị viện khi Hiến pháp mới có hiệu lực thì sẽ tiếp tục có thẩm quyền xây dựng văn bản quy phạm cho đến khi chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền trong cơ quan điều hành cấp tỉnh theo Tiểu mục 14 của Mục này.
(2) Tiểu mục (1) sẽ hết hiệu lực sau hai năm kể từ khi Hiến pháp mới có hiệu lực.
Tòa án
16. (1) Tất cả các tòa án, bao gồm cả tòa án của các nhà lãnh đạo truyền thống đang tồn tại khi Hiến pháp mới có hiệu lực tiếp tục thực hiện chức năng và thực hiện việc xét xử theo quy định của