[Mục 3 được sửa đổi bởi Điều 2 Đạo luật số 3 năm 1999, bởi Điều 19 đạo luật số 34 năm 2001, điều 3 đạo luật số 21 năm 2002 và điều 5 đạo luật sửa đổi Hiến pháp lần thứ 14 năm 2008]
Phần A.Thủ tục bầu cử cho chức vụ được quy định trong Hiến pháp
Áp dụng
1. Thủ tục quy định tại mục này áp dụng bất cứ khi nào:
a. Quốc hội họp để bầu Chủ tịch hoặc Chủ tịch Hạ viện, Phó Chủ tịch Hạ viện của Quốc hội;
b. Hội đồng dân tộc của các tỉnh họp để bầu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch; hoặc
c. Cơ quan lập pháp tỉnh họp để bầu Thủ hiến, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch của cơ quan này.
Đề cử
2. Người chủ tọa một cuộc họp áp dụng theo Mục này phải yêu cầu đề cử ứng cử viên tại cuộc họp.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 707
Các yêu cầu chính thức
3. (1) Việc đề cử phải được thực hiện theo thể thức do pháp luật quy định tại điểm 9 khoản này.
(2) Văn bản đề cử phải được ký tên:
a. Bởi hai đại biểu Quốc hội nếu Chủ tịch hay Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ được bầu;
b. Thay mặt cho doàn đại biểu cấp tỉnh, nếu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của các tỉnh sẽ được bầu; hoặc c. Bởi hai thành viên phù hợp của cơ quan lập pháp cấp tỉnh nếu
Thủ hiến, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch cơ quan lập pháp sẽ được bầu.
(3) Một người được đề cử phải cho biết sự chấp nhận đề cử bằng việc ký tên hoặc vào văn bản đề cử hoặc vào một văn bản thừa nhận.
Công bố danh tính ứng cử viên
4. Tại cuộc họp theo thủ tục của Mục này, người chủ tọa phải công bố danh tính của ứng cử viên nhưng có thể không cho phép bất kỳ cuộc tranh luận nào.
Ứng cử viên duy nhất
5. Nếu chỉ có duy nhất một ứng cử viên được đề cử thì người chủ tọa phải tuyên bố ứng cử viên đó được bầu.
Thủ tục bầu cử
6. Nếu có hơn một ứng cử viên được đề cử:
a. Một cuộc bỏ phiếu phải được thực hiện tại cuộc họp bằng hình thức bỏ phiếu kín;
b. Mỗi thành viên có mặt hoặc nếu đó là cuộc họp của Hội đồng dân tộc các tỉnh, mỗi tỉnh đại diện tại cuộc họp có thể bỏ một phiếu;
c. Người chủ tọa tuyên bố ứng cử viên nhận được đa số phiếu là người thắng cử.
Thủ tục loại ra
7. (1) Nếu không có một ứng cử viên nhận được đa số phiếu, ứng cử viên nhận được số phiếu ít nhất sẽ bị loại ra và một cuộc bỏ phiếu tiếp theo sẽ diễn ra với các ứng cử viên còn lại theo đúng quy định tại Khoản 6. Thủ tục này phải lặp lại cho đến khi một ứng viên nhận được đa số phiếu.
(2) Khi áp dụng quy định tại điểm 1, nếu hai hoặc nhiều hơn ứng viên có số phiếu thấp nhất, một cuộc bỏ phiếu riêng biệt phải được thực hiện đối với các ứng viên này và lặp đi lặp lại cho đến khi tìm được ứng viên bị loại ra.
Các cuộc họp bổ sung
8. (1) Trong trường hợp có hai ứng viên được đề cử hoặc còn hai ứng viên sau thủ tục loại ứng viên, hai ứng cử viên này có số phiếu ngang nhau thì một cuộc họp bổ sung phải được tổ chức trong thời gian 7 ngày, vào thời gian do người chủ tọa xác định.
(2) Nếu một cuộc họp được tổ chức thêm như điểm 1, thủ tục được quy định trong phần này phải được áp dụng như cuộc họp đầu tiên thảo luận về cuộc bầu cử.
Các quy tắc
9. (1) Thẩm phán Tối cao phải ban hành quy tắc quy định:
a. Thủ tục cho các cuộc họp mà Mục này được áp dụng;
b. Nhiệm vụ của người chủ tọa cuộc họp và bất kỳ ai giúp việc cho người chủ tọa;
c. Hình thức đề cử phải được đệ trình;
d. Cách thức biểu quyết được tiến hành.
(2) Những quy tắc này phải được công khai theo hình thức do Thẩm pháp Tối cao quyết định.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 709
Phần B. Công thức xác định sự tham gia của đảng phái trong đoàn đại biểu tỉnh vào hội đồng dân tộc của các tỉnh
1. Số lượng đại biểu trong đoàn đại biểu cấp tỉnh tham gia Hội đồng dân tộc của các tỉnh mà mỗi đảng được phân bổ phải được xác định bằng cách nhân số ghế mà đảng đó nắm giữ trong cơ quan lập pháp cấp tỉnh với 10 và chia kết quả cho số ghế trong cơ quan lập cộng thêm 1.
2. Nếu cách tính toán ở khoản 1 là số dư so với số đại biểu đã phân bổ cho một đảng theo khoản 1, số dư này phải cạnh tranh với số dư tương tự được dồn lại của một đảng hoặc các đảng và các đại biểu không được phân phối phải được phân bổ cho đảng có số dư cao nhất.
3. Nếu số dư là giống nhau theo quy định tại khoản 2, các đại biểu không được phân bổ phải được phân cho đảng hoặc các đảng có cùng số dư theo thứ tự từ đảng có số phiếu cao nhất đến đảng có số phiếu thấp nhất trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp cấp tỉnh trước đó.
4. Nếu có hơn một đảng có cùng số dư và có cùng số phiếu trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp cấp tỉnh trước đó, cơ quan lập pháp cần phân bổ số đại biểu không được phân bổ cho các đảng có cùng số dư trên nguyên tắc dân chủ.