1. Quyền tư pháp của nước Cộng hoà được trao cho các toà án.
2. Các toà án độc lập và chỉ phải tuân thủ Hiến pháp và luật, và phải áp dụng Hiến pháp và luật một cách vô tư, không sợ hãi hay thiên vị.
3. Không một cá nhân hoặc cơ quan nhà nước nào có thể can thiệp vào hoạt động của các toà án.
4. Các cơ quan nhà nước, thông qua các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác, phải hỗ trợ và bảo vệ các toà án để bảo đảm tính độc lập, vô tư, khả năng tiếp cận và hiệu quả của các toà án.
5. Quyết định hoặc bản án của các toà án có hiệu lực ràng buộc mọi cá nhân và cơ quan nhà nước có liên quan.
166. Hệ thống tư pháp Các toà án gồm:
1. Toà hiến pháp;
2. Toà phúc thẩm tối cao;
3. Toà cấp cao, bao gồm toà cấp phúc thẩm cấp cao mà được thành lập theo Luật của Nghị viện để xét xử phúc thẩm các vụ án đã được xử bởi toà cấp cao;
4. Toà sơ cấp (Magistrates' Courts); và
5. Bất kỳ toà án nào khác được thiết lập hoặc thừa nhận theo Luật của Nghị viện, bao gồm bất kỳ toà án hoặc một cơ chế tương tự, bất kể đó là toà cấp cao hoặc toà cơ sở.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 653
167. Toà hiến pháp
1. Toà Hiến pháp bao gồm chánh án, phó chánh án và 9 thẩm phán.
[tiểu mục (1) được thay thế bởi tiểu mục 11 Luật số 34 năm 2001]
2. Một vấn đề đưa ra trước Toà Hiến pháp phải được xét xử bởi ít nhất 8 thẩm phán.
3. Toà Hiến pháp
a. Là toà cấp cao nhất có quyền xử lý tất cả các vấn đề về hiến pháp;
b. Có thể xử lý chỉ các vấn đề về hiến pháp và các quyết định có liên quan đến những vấn đề của hiến pháp; và
c. Đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu một vấn đề có là vấn đề hiến pháp hay có liên quan đến vấn đề hiến pháp.
4. Chỉ Toà Hiến pháp mới có thể:
a. Giải quyết các xung đột giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh có liên quan đến vị thế, quyền lực và chức năng hiến định của các cơ quan đó;
b. Quyết định về tính hợp hiến của bất kỳ đạo luật nào nhưng chỉ trong bối cảnh nêu ở điều 79 hoặc 121;
c. Quyết định việc áp dụng các quy định nêu ở điều 80 hoặc 122;
d. Quyết định về tính hợp hiến của bất kỳ tu chính hiến pháp nào;
e. Quyết định rằng Nghị viện và Tổng thống đã vi phạm các nghĩa vụ hiến định; hoặc
f. Xác nhận một hiến pháp của tỉnh theo quy định ở điều 144.
5. Toà Hiến pháp đưa ra quyết định cuối cùng về việc một đạo luật của Nghị viện, đạo luật của tỉnh hay một hành động của Tổng thống có hợp hiến hay không, và phải xác nhận tính hợp hiến của bất kỳ quyết định về sự vô hiệu do toà phúc thẩm tối cao, toà cấp cao hoặc các toà án thường trước khi quyết định đó có hiệu lực.
6. Luật và quy tắc về Toà Hiến pháp phải cho phép một người mà vì lợi ích của công lý được:
a. Đưa vấn đề trực tiếp ra Toà Hiến pháp; hoặc
b. Kháng cáo trực tiếp lên Toà Hiến pháp từ bất kỳ toà án nào khác.
7. Một vấn đề hiến pháp bao gồm bất kỳ khía cạnh nào liên quan đến giải thích, bảo vệ hoặc thực thi hiến pháp.
168. Toà phúc thẩm tối cao
1. Toà Phúc thẩm tối cao bao gồm chánh toà, phó chánh toà và các thẩm phán phúc thẩm được lựa chọn theo quy định bởi một đạo luật của nghị viện.
[Tiểu mục (1) được thay thế bởi tiểu mục 12 Luật số 34 năm 2001]
2. Một vấn đề đưa ra trước Toà Phúc thẩm tối cao phải được xét xử bởi một số thẩm phán được lựa chọn theo quy định bởi một đạo luật của nghị viện.
[Tiểu mục (2) được thay thế bởi tiểu mục 12 Luật số 34 năm 2001]
3. Toà Phúc thẩm tối cao có thể quyết định phúc thẩm về bất kỳ vấn đề gì. Nó là toà phúc thẩm cao nhất, chỉ không được xử lý các vấn đề về hiến pháp. Nó có thẩm quyền xử lý các vụ việc sau:
a. Các vụ kháng cáo;
b. Các vấn đề liên quan đến kháng cáo; và
c. Bất kỳ vấn đề nào mà có thể có liên quan trong bối cảnh được xác định bởi một đạo luật của nghị viện.
169. Toà cấp cao
Một toà cấp cao có quyền xử lý:
1. Bất kỳ vấn đề hiến pháp nào trừ những vấn đề mà:
a. Thuộc về thẩm quyền riêng của Toà Hiến pháp; hoặc
b. Được một đạo luật của Nghị viện giao cho toà án khác tương tự như toà cấp cao; và
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 655
2. Bất kỳ vấn đề nào khác không được giao cho toà án khác bởi một đạo luật của Nghị viện.
170. Toà địa phương và các toà án khác
Các toà địa phương và tất cả các dạng toà án khác có quyền xử lý bất kỳ vấn đề nào được giao cho theo một đạo luật của Nghị viện, tuy nhiên, một toà án có vị thế thấp hơn toà cấp cao không thể ra phán quyết về tính hợp hiến của bất kỳ đạo luật nào hoặc bất kỳ hành động nào của Tổng thống.
171. Thủ tục toà án
Mọi chức năng, quy tắc, thủ tục pháp lý của toà án phải được quy định bởi pháp luật.
172. Quyền của toà án trong các vấn đề hiến định
1. Khi xem xét một vấn đề hiến định thuộc thẩm quyền của toà, một toà án:
a. Phải tuyên bố rằng bất kỳ luật hoặc hành động nào không phù hợp với Hiến pháp sẽ bị coi là vô hiệu trong chừng mực sự không phù hợp đó; và
b. Có thể đưa ra những phán quyết công bằng và hợp lý, bao gồm:
i. Phán quyết giới hạn hiệu lực hồi tố của tuyên bố mất hiệu lực; và
ii. Phán quyết tạm đình chỉ tuyên bố mất hiệu lực trong một giai đoạn nhất định và với những điều kiện nhất định, nhằm cho phép các cơ quan có thẩm quyền sửa chữa sai sót.
2.
a. Một Toà Phúc thẩm tối cao, toà cấp cao hoặc một toà có vị thế tương tự có thể đưa ra phán quyết liên quan đến tính hợp hiến của một đạo luật của Nghị viện, một văn bản pháp luật của tỉnh hoặc bất kỳ hành động nào của Tổng thống, nhưng một
phán quyết về tính hợp hiến sẽ không có hiệu lực ngay cho đến khi phán quyết đó được xác nhận bởi Toà Hiến pháp.
b. Một toà án đưa ra một phán quyết về tính hợp hiến có thể ban hành một lệnh cấm tạm thời hoặc các biện pháp tạm thời khác với một bên tham gia tố tụng, hoặc có thể hoãn các thủ tục tố tụng, dừng một quyết định của Toà Hiến pháp về tính hợp hiến của một đạo luật hay một hành động.
c. Pháp luật quốc gia phải quy định việc chuyển một phán quyết về tính hợp hiến lên xem xét bởi Toà Hiến pháp.
d. Bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nhà nước nào đều có thể kháng cáo trực tiếp lên Toà Hiến pháp để khẳng định hoặc thay đổi một phán quyết về tính hợp hiến bởi một toà án theo quy định ở mục này.
173. Quyền lực cố hữu
Toà Hiến pháp, Toà Phúc thẩm tối cao và các toà cấp cao có quyền cố hữu về bảo vệ và điều chỉnh tiến trình làm việc riêng của mình, và được đưa ra các quy tắc thông luật trên cơ sở vì lợi ích của công lý.
174. Việc bổ nhiệm thẩm phán
1. Bất kỳ phụ nữ hoặc đàn ông nào đủ tiêu chuẩn đều có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán. Bất kỳ người nào được bổ nhiệm làm thẩm phán Toà Hiến pháp đều phải là công dân Nam Phi.
2. Việc bổ nhiệm thẩm phán phải tính đến nhu cầu đại diện rộng rãi về chủng tộc và giới trong nền tư pháp của Nam Phi.
3. Tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp, sau khi tham vấn với ủy ban dịch vụ tư pháp và lãnh đạo các đảng chính trị có đại diện trong Quốc hội, sẽ bổ nhiệm tổng chưởng lý và phó tổng chưởng lý, và sau khi tham vấn với hội đồng dịch vụ tư pháp, sẽ bổ nhiệm chánh án và phó chánh án Toà Phúc thẩm tối cao.
[Tiểu mục (3) được thay thế bởi tiểu mục 13 Luật số 34 năm 2001]
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 657
4. Các thẩm phán khác của Toà Hiến pháp được bổ nhiệm bởi Tổng thống, người đứng đầu nhánh hành pháp, sau khi tham vấn với tổng chưởng lý và lãnh đạo các đảng chính trị có đại diện trong Quốc hội, theo thủ tục như sau:
a. Hội đồng dịch vụ tư pháp phải chuẩn bị một danh sách những ứng cử viên với số ứng cử viên nhiều hơn ít nhất là 3 so với số lượng người sẽ được bổ nhiệm, và phải trình danh sách đó lên Tổng thống.
b. Tổng thống có thể quyết định bổ nhiệm những ứng cử viên trong danh sách, và phải tham vấn Ủy ban dịch vụ tư pháp về bất kỳ ứng cử viên nào mà không được chấp nhận và nếu Tổng thống không bổ nhiệm hết số lượng quy định.
c. Ủy ban dịch vụ tư pháp phải bổ sung danh sách ứng cử viên nếu Tổng thống không bổ nhiệm hết số lượng quy định từ danh sách đề cử trước.
[Tiểu mục (4) được thay thế bởi tiểu mục 13 trong Luật số 34 năm 2001]
5. Ở mọi thời điểm, ít nhất có 4 thẩm phán của Toà Hiến pháp đồng thời phải đã là thẩm phán vào thời điểm họ được bổ nhiệm là thẩm phán Toà Hiến pháp.
6. Tổng thống phải bổ nhiệm các thẩm phán của tất cả các toà án theo tư vấn của Ủy ban dịch vụ tư pháp.
7. Các thẩm phán khác phải được bổ nhiệm theo quy định tại Luật của Nghị viện mà bảo đảm rằng việc bổ nhiệm, thăng chức, thuyên chuyển, bãi nhiệm hoặc bất kỳ biện pháp kỷ luật nào với thẩm phán cũng phải được thực hiện một cách công bằng, vô tư, không định kiến.
8. Trước khi các thẩm phán thực thi chức năng của họ, họ phải tuyên thệ hoặc hứa rằng họ sẽ trung thành và bảo vệ Hiến pháp, theo như quy định tại Mục 2.
175. Quyền thẩm phán
1. Tổng thống có thể bổ nhiệm một phụ nữ hoặc nam giới làm quyền thẩm phán của Toà Hiến pháp trong trường hợp thiếu hoặc thẩm phán đi vắng. Việc bổ nhiệm phải được thực hiện trên cơ sở khuyến nghị của các thành viên nội các có trách nhiệm về thực thi pháp luật và với tổng chưởng lý.
[Tiểu mục (1) được thay thế bởi tiểu mục 14 trong Luật số 34 năm 2001]
2. Các thành viên nội các có trách nhiệm về thực thi pháp luật phải bổ nhiệm quyền thẩm phán cho các toà án khác sau khi tham vấn thấm phán cao cấp của toà án về công việc mà quyền thẩm phán sẽ đảm nhiệm.
176. Quy định về văn phòng và lương bổng
1. Thẩm phán Toà Hiến pháp phục vụ trong vòng 12 năm nhưng không được tái bổ nhiệm, hoặc cho tới khi 70 tuổi, trừ khi một đạo luật của Nghị viện kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán Toà Hiến pháp.
[Tiểu mục (1) được thay thế bởi tiểu mục 15 trong Luật số 34 năm 2001]
2. Những thẩm phán khác phục vụ cho đến khi không còn khả năng phục vụ, theo quy định bởi một đạo luật của Nghị viện.
3. Lương, phụ cấp và những lợi ích khác của thẩm phán không thể bị rút bớt.
177. Bãi nhiệm
1. Một thẩm phán chỉ có thể thể bị bãi nhiệm khi:
a. Ủy ban dịch vụ tư pháp chứng minh rằng thẩm phán đó không đủ năng lực, làm việc không hiệu quả hoặc có những hành vi phạm pháp; và
b. Quốc hội kêu gọi bãi nhiệm thẩm phán đó qua một nghị quyết được thông qua với ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 659
2. Tổng thống phải bãi nhiệm một thẩm phán sau khi có một nghị quyết của Quốc hội kêu gọi bãi nhiệm người đó.
3. Tổng thống, trên cơ sở tư vấn của Ủy ban dịch vụ tư pháp, có thể tạm đình chỉ công việc của một thẩm phán mà là mục tiêu điều tra theo quy định ở tiểu mục (1).
178. Ủy ban dịch vụ tư pháp
1. Thành lập một Ủy ban dịch vụ tư pháp với thành phần bao gồm:
a. Một chủ tịch, người chủ trì các cuộc họp của Ủy ban;
b. Chánh án Toà Phúc thẩm tối cao;
[Đoạn (b) đã được thay thế bởi tiểu mục 16 (a) Luật số 34 năm 2001.]
c. Một chánh án được đề cử bởi chủ tịch hội đồng các thẩm phán;
d. Các thành viên của ủy ban có trách nhiệm thực hành tư pháp;
e. Hai luật sư được đề cử bởi hiệp hội luật sư để đại diện cho hội nghề nghiệp đó và được bổ nhiệm bởi Tổng thống;
f. Hai chưởng lý được đề cử bởi hiệp hội chưởng lý để đại diện cho hội nghề nghiệp đó và được bổ nhiệm bởi Tổng thống;
g. Một giáo sư luật được đề cử bởi các giáo sư luật trong các trường luật của Nam Phi;
h. 6 người được đề cử bởi Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội, ít nhất 3 trong số đó là thành viên của một đảng đối lập trong Quốc hội;
i. 4 đại biểu thường trực của Hội đồng quốc gia của các tỉnh được đề cử bởi Hội đồng với sự bỏ phiếu ủng hộ của ít nhất 6 tỉnh;
j. 4 người được đề cử bởi Tổng thống với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp quốc gia, sau khi tham vấn với lãnh đạo của tất cả các đảng có đại diện trong Quốc hội; và
k. Khi xem xét các vấn đề liên quan đến một toà án cấp cao cụ thể, chánh án của toà án đó và thủ hiến của tỉnh liên quan, hoặc một người đại diện do họ chỉ định.
[Đoạn (k) đã được thay thế bởi tiểu mục 2 (a) Luật số 65 năm 1998 và tiểu mục 16 (b) Luật số 34 năm 2001]
2. Nếu số lượng người được đề cử trong số luật gia và chưởng lý theo tiểu mục (1) (e) hoặc (f) bằng với số vị trí cần bầu thì Tổng thống phải bổ nhiệm họ. Nếu con số đó cao hơn số ghế cần bầu thì Tổng thống, sau khi tham vấn với các hiệp hội nghề nghiệp đó, phải bổ nhiệm ứng cử viên phù hợp trong số họ có tính đến việc bảo đảm tính đại diện của nghề nghiệp nói chung.
3. Thành viên của Ủy ban do Hội đồng dân tộc các tỉnh đề cử phục vụ cho đến khi họ thay thế cho nhau hoặc cho đến khi có một ghế trống xuất hiện trong số họ. Những thành viên khác được giới thiệu hoặc đề cử bởi Ủy ban phục vụ cho đến khi họ được thay thế bởi người được giới thiệu hay đề cử khác.
4. Ủy ban dịch vụ tư pháp có các quyền và chức năng theo Hiến pháp và pháp luật quốc gia quy định.
5. Ủy ban dịch vụ tư pháp có thể tư vấn cho chính phủ quốc gia về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến quyền tư pháp hoặc việc thực hành tư pháp nhưng khi xem xét bất kỳ vấn đề nào, ngoại trừ vấn đề bổ nhiệm thẩm phán, Ủy ban phải bao gồm các thành viên được đề cử theo các tiểu mục (1) (h) và (i).
6. Ủy ban dịch vụ tư pháp có quyền tự quyết định các thủ tục, quy chế hoạt động của mình, nhưng những quyết định của Ủy ban phải được thông qua với đa số phiếu thuận trong Ủy ban.
7. Nếu chủ tịch hoặc chánh án Toà Phúc thẩm tối cao tạm thời không thể lãnh đạo Ủy ban, phó chánh án Toà Phúc thẩm tối cao sẽ làm nhiệm vụ thay thế.
Hiến pháp Nam Phi, 1996 | 661
[Tiểu mục (7) được bổ sung bởi tiểu mục 2 (b) Luật số 65 năm 1998 và được thay thế bởi tiểu mục 16 (c) Luật số 34 năm 2001]
8. Tổng thống và những người mà được Tổng thống đề cử, giới thiệu hay bổ nhiệm là thành viên của Hội đồng theo quy định ở các tiểu mục (1) (c), (e), (f) và (g) có thể, theo cách thức tương tự, bổ nhiệm, giới thiệu hay đề cử một người thay thế cho những người đó để phục vụ trong Ủy ban bất cứ khi nào có một người liên quan tạm thời không thể làm việc được như là một thành viên ủy ban do thiếu năng lực hoặc do đi ra nước ngoài hoặc bởi bất kỳ lý do thích đáng nào khác.
[Tiểu mục (8) đã được bổ sung bởi tiểu mục 2 (b) Luật số 65 năm 1998]
179. Cơ quan công tố
1. Có một cơ quan công tố quốc gia riêng của nước Cộng hoà, được quy định trong Luật của Nghị viện, bao gồm:
a. Một giám đốc cơ quan công tố quốc gia, được Tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp, bổ nhiệm; và b. Các giám đốc của các cơ quan công tố và các công tố viên được
quyết định theo Luật của Nghị viện.
2. Cơ quan công tố có quyền khởi động các thủ tục hình sự thay mặt nhà nước và thực hiện bất kỳ chức năng cần thiết nào phù hợp để khởi động các thủ tục hình sự.
3. Pháp luật quốc gia phải bảo đảm rằng trưởng các cơ quan công tố:
a. Có phẩm chất phù hợp; và
b. Có trách nhiệm thực thi hoạt động công tố trong các vụ việc cụ thể, phù hợp với tiểu mục (5).
4. Pháp luật quốc gia phải bảo đảm rằng cơ quan công tố thực thi chức năng của nó một cách an toàn, với sự công bằng, vô tư.
5. Trưởng cơ quan công tố quốc gia: