Khái quát về sự hình thành và phát triển của các trường đại học đa phân hiệu

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 22 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU

1.1. Tổng quát nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của các trường đại học đa phân hiệu

1.1.1.1. Trên thế giới

Trường đại học đa phân hiệu đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, rất phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ, thường tồn tại dưới các hình thức trường (Colleges) thuộc trường đại học (University) hoặc cơ sở (Campus) thuộc trường đại học (University). Cụ thể:

- Tại Hoa Kỳ (Mỹ)

Hoa Kỳ có một hệ thống giáo dục đại học được đánh giá là tiên tiến nhất thế giới, trong đó đề cao quyền tự chủ và tự trị của các cơ sở giáo dục đại học dưới sự điều chỉnh của luật pháp. Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của cơ sở giáo dục đại học ở Hoa Kỳ tuy vẫn giữ được những nét chung nhất về cơ cấu tổ chức theo lý thuyết tổ chức, nhưng rất đa dạng theo sáng kiến thiết lập riêng của mỗi cơ sở nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội. Tùy theo quy định về chức năng, quy mô chuyên ngành đào tạo và trình độ đào tạo mà các cơ sở giáo dục đại học được gọi với các tên khác nhau như University, Institute, College và School. Trong đó University và Institute thường dùng cho những đại học đa ngành, có quy mô lớn và có nhiều trường thành viên (College hoặc Shool); College thường là những cơ sở có chức năng, quy mô và phạm vi đào tạo nhỏ hơn, nhưng thường là một trường độc lập hoặc một trường thành viên trực thuộc một University nào đó. Ví dụ:

trong Đại học Harvard có các trường như Đại học Nghệ thuật và Khoa học (Graduate School of Science and Arts), Đại học Luật (Harvard Law School),

Đại học Y khoa (Harvard Medical School), Đại học Kinh doanh (Harvard Business School)...; trong Đại học Northwestern có các trường như Trường Khoa học và Nhân văn (School of Arts and Science), Trường Thương mại (School of Business), Trường Sư phạm (School of Education) và Trường Kỹ thuật (School of Engineering)... Mỗi trường thành viên thuộc University có chức năng đào tạo một nhóm ngành, một chuyên ngành, hoặc một bậc học. Ví dụ: School of Arts and Science là Trường Khoa học Tự nhiên và nhân văn, gồm các ngành khoa học cơ bản như Toán, Vật lý, Hóa học và Khoa học Nhân văn như Sử, Kinh tế, Chính trị, Tâm lý,...; Medical school là trường chuyên về ngành y; Graduate school là trường đào tạo chương trình sau cử nhân, tức là thạc sĩ (MA) và tiến sĩ (PhD) [63]. Cũng tại quốc gia này có mô hình cơ sở (Campus) thuộc trường đại học; nghĩa là một trường đại học có thể đặt các cơ sở (Campus) tại nhiều địa phương hoặc quốc gia khác nhau để đào tạo với hệ thống quản lý chuẩn mực gần như “nguyên bản” với cơ sở chính.

Ví dụ: Đại học Webster, Hoa Kỳ, thành lập năm 1915 tại thành phố St. Louis.

Hiện nay, trường này có hàng chục cơ sở (Campus) nằm khắp liên bang và có 7 cơ sở khác đặt trụ sở tại 7 nước trên thế giới như tại London - Anh, Vienna - Úc, Geneva - Thụy Sĩ, Leiden - Hà Lan, Bangkok - Thái Lan, Thượng Hải - Trung Quốc và tại thành phố Osaka - Nhật Bản [63].

Hệ thống giáo dục đại học đa dạng về cơ cấu tổ chức (có các trường thành viên, hoặc các cơ sở) và cơ chế quản lý được phân cấp theo hướng nâng cao quyền tự chủ, đề cao trách nhiệm xã hội, nhưng tuân thủ sự quản lý của cơ sở chính đã làm cho giáo dục đại học của Hoa Kỳ không những đáp ứng được nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, mà còn phát huy được thương hiệu và thế mạnh vốn có của các cơ sở chính của trường.

- Tại Nhật Bản

Ngay sau Thế chiến thứ 2, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành tái cơ cấu hệ thống giáo dục đại học bằng chính sách cải cách giáo dục. Chính sách này

đã thay đổi cơ bản về hệ thống giáo dục đại học theo mô hình của Hoa Kỳ (với hệ thống 4 cấp trình độ đào tạo là cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ).

Thời kỳ này, Nhật Bản đã phát triển mạnh các đại học đa ngành, đa lĩnh vực như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Kyoto ... Mỗi trường đại học có quy mô lớn ở Nhật Bản cũng có nhiều trường thành viên, trong đó mỗi trường thành viên có chức năng đào tạo một số chuyên ngành hoặc các nhóm chuyên ngành. Ví dụ: Đại học Tokyo có 15 trường đại học thành viên và 11 học viện, Đại học Tổng hợp Kyoto có 4 trường thành viên... Nhưng, đến các thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, để đáp ứng với nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhật Bản đã tiến hành cải cách triệt để hệ thống giáo dục đại học theo Luật Tập đoàn hóa đại học công (năm 2003). Theo hướng cải cách này, đến năm 2004, các cơ sở giáo dục đại học công được kết hợp và cơ cấu lại thành các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực (University). Điều đó đã làm cho các trường đại học có thêm các cơ sở và có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực[63].

Kết quả của quá trình tập đoàn hóa các đại học công lập ở Nhật Bản đã phát huy được thế mạnh của các cơ sở chính, tăng cường được tính độc lập, tự chủ và trách nhiệm giải trình, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế hội nhập và tạo được bình đẳng về cơ hội học tập cho người học.

- Tại Australia (Úc)

Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (The Royal Melbourne Institute of Technology University - RMIT) là một đại học có trụ sở chính tại trung tâm thương mại thuộc thành phố Melbourne. Trường này có cơ sở thứ hai đặt t?i thành ph? H? Chí Minh mang tên ??i h?c Qu?c t? RMIT Vi?t Nam. ?ây là một cơ sở của RMIT tại Châu Á với cam kết chiến lược là xây dựng một

“đại học đôi”. Theo đó, cơ sở của RMIT tại Việt Nam sẽ là cầu nối chặt chẽ

giữa RMIT tại Melbourne với một số cơ sở của RMIT tại một số nước ở Châu Á. Trong những năm qua, RMIT Việt Nam đã phát triển theo hướng đa dạng hóa các chương trình đào tạo, thực hiện nhiều dự án nghiên cứu mang tầm khu vực, tạo ra các mối quan hệ của mình với chính phủ và các doanh nghiệp sở tại, gia tăng được số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh trong các chương trình và chuyên ngành đào tạo.

Phương thức thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của RMIT tại thành ph? H? Chí Minh theo h??ng t?ng c??ng tính t? ch?, t? ch?u trách nhiệm trên cơ sở phân cấp, phân quyền đã thực sự nâng cao được chất lượng đào tạo của RMIT tại Việt Nam tương xứng với RMIT tại Úc, tạo cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam và sinh viên một số nước trong khu vực có văn bằng tương đương với văn bằng cấp tại RMIT của Úc; đặc biệt là phát huy được thế mạnh cơ sở chính của RMIT và tận dụng được môi trường đào tạo phù hợp với bối cảnh KT-XH của các quốc gia sở tại.

- Tại Thái Lan

Viện Công nghệ Châu Á (Asian Institute of Technology - AIT) đặt tại Thái Lan ???c thành l?p t? n?m 1959 thu?c Tr??ng ??i h?c Chulalongkorn (Thái Lan) tuy đã hoạt động độc lập vào tháng 11 năm 1967, nhưng vẫn có nhiều quan hệ với Trường Đại học Chulalongkorn. Chức năng của AIT là đào tạo sau đại học các chuyên ngành kỹ thuật của khối SEATO với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đảm nhiệm vai trò dẫn đầu cho sự phát triển bền vững của khu vực và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Năm 1993, AIT có một cơ sở đào tạo tại Việt Nam mang tên Trung tâm của AIT t?i Vi?t Nam, tr? s? ??t t?i s? 21 ph? Lê Thánh Tông, Hà N?i. Ngày 17 tháng 4 năm 2009, trung tâm này đổi tên thành Viện Công nghệ Châu Á - Việt Nam (AIT - VN) có trụ sở tại cơ sở 1 của Trường Đại học Giao thông Vận tải (phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội). Đây là cơ sở duy nhất của AIT đặt bên ngoài Thái Lan. Trên cơ sở quản lý theo cơ chế phân cấp, phân

quyền và khuyến khích phát huy tính tự chủ của cơ sở này tại Việt Nam, trong gần 20 năm qua AIT - VN đã triển khai đào tạo các chương trình thạc sĩ hai giai đoạn (giai đoạn 1 ở Việt Nam và giai đoạn 2 ở Thái Lan) cho nhiều học viên Việt Nam và một số nước lân cận để người học có bằng Professional Master do AIT tại Thái Lan cấp về các chuyên ngành như Viễn thông, Quản lý, Quản trị kinh doanh, Địa - kỹ thuật và Địa - thăm dò, Xây dựng, Khai thác dầu khí, Công nghệ thông tin, Quản lý và công nghệ môi trường, Quản lý hệ thống công nghiệp ...

Phương thức thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trên cơ sở phân cấp, giao quyền của AIT tại Thái Lan đã làm cho AIT - VN tận dụng được sự nỗ lực hợp tác của Chính phủ Việt Nam với AIT tại Thái Lan, đã phát huy được sự hỗ trợ của AIT tại Thái Lan, thực sự thành công trong triển khai nhiều chương trình đào tạo sau đại học và các khóa bồi dưỡng chuyên môn chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế cho hàng ngàn cán bộ Việt Nam, trong đó có hơn 2.000 cựu học viên đã có trình độ quốc tế đang giữ vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển KT-XH, cho ứng dụng tiến bộ KH&CN của Việt Nam [63].

1.1.1.2. Tại Việt Nam

Sau năm 1954, tại miền Nam Việt Nam, dưới thể chế Việt Nam Cộng hòa, có nhiều cơ sở giáo dục đại học như Viện Đại học Sài Gòn (thành lập năm 1957), Viện Đại học Huế (thành lập năm 1957), Đại học Đà Lạt (thành lập năm 1957) và Viện Đại học Cần Thơ (thành lập năm 1966)... Trong các cơ sở giáo dục đại học này, Viện Đại học Sài Gòn là cơ sở lớn nhất. Năm học 1974 - 1975, viện này đã có 166.475 người học, chiếm hai phần ba số sinh viên của các trường đại học tại miền Nam Việt Nam. Nhiều trường đại học thời bấy giờ có cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý giống như các trường đại học tại Hoa Kỳ và của Pháp. Các Viện đại học đều là cơ sở giáo dục đại học đa lĩnh vực và triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi đại học thời đó bao

gồm nhiều trường đại học. Ví dụ: Viện Đại học Sài Gòn có các đại học thành viên như Trường Luật, Trường Văn khoa, Trường Sư phạm, Trường Y khoa, Tr??ng Ki?n trúc... ??n n?m 1973, ??i h?c Bách khoa Th? ??c (Th? ??c Polytechnic University) mới thành lập, nhưng cũng là cơ sở giáo dục đại học

?a ngành, ?a l?nh v?c; trong ?ó có các tr??ng ??i h?c chuyên v? Nông nghi?p, K? thu?t, Giáo d?c, Khoa h?c và Nhân v?n, Kinh t? và Qu?n tr?, Thi?t k? ?ô th?...

Nhìn chung, ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, hệ thống giáo dục đại học được quản lý theo hướng vừa phân quyền và vừa tập trung; trong đó phân quyền về quản lý đào tạo và tập trung trong quản lý hành chính. Cách thức thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các cơ sở giáo dục đại học như vậy tuy có những hạn chế nhất định, nhưng cũng tăng được hiệu năng trong quản lý và giảm chi phí đào tạo.

Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975), giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam được tái cơ cấu theo mô hình các trường đại học của Liên Xô cũ, nghĩa là giống như các mô hình các trường đại học đã có ở miền Bắc Việt Nam. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đã có ở miền Nam được đổi tên và chia thành nhiều trường đại học riêng lẻ, biệt lập.

Đến năm 1993, cùng với xu thế đổi mới toàn diện nền kinh tế của đất nước, toàn bộ hệ thống các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được cơ cấu lại theo mô hình trong mỗi đại học có các trường đại học để tăng cường hiệu quả đào tạo, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đã hình thành các đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) và các đại học vùng như Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên.

Một điều rất đáng chú ý là trong những năm gần đây xuất hiện một số trường đại học có các cơ sở hoặc có phân hiệu đặt tại các địa phương khác, như Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Giao thông Vận tải,

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nha Trang, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế ... Các trường này đã phát huy được thế mạnh của cơ sở chính đối với hoạt động đào tạo tại các cơ sở, thực sự góp phần rất đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH của cộng đồng, địa phương cách xa các thành phố; đồng thời góp phần không nhỏ vào sự công bằng và bình đẳng về thụ hưởng giáo dục đại học cho nhiều người học.

Tuy nhiên, sự đa dạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu đã dẫn đến một vấn đề quản lý một trường đại học đa phân hiệu như thế nào để chất lượng đào tạo của cơ sở phân hiệu tương xứng với chất lượng đào tạo tại cơ sở chính; điều đó cũng là vấn đề mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận án này.

1.1.2. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về mô hình quản lý trường đại học

- Nghiên cứu quản lý giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c là mô ̣t trong những nội dung quan tâm chú ý của nhiều nhà quản lý giáo dục trên thế giới . Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về giáo dục đại học và quản lý giáo dục đại học. Các công trình nghiên cứu đó có một số nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án được tổng quan dưới đây.

+ Công trình “Nền tảng giáo dục đại học Mỹ” do James L. Bess làm chủ biên, được NXB Simon & Schuster Custom [31] xuất bản , đã đăng tải nhiều bài viết của nhữ ng nhà khoa học có kinh nghiệm về giáo dục đại học theo các chủ đề: nền tảng lịch sử, triết học, xã hội của giáo dục đại học;

những thành phần tham gia giáo dục đại học; chỉ đạo giáo dục và quản lý giáo dục đại học...

+ Công trình “Giáo dục đại học Mỹ - quá khứ, hiện tại và tương lai” của Martin Trow, giáo sư Đại học California [35] đã phân tích vai trò tự chủ học thuật và tài chính của trường đại học đối với chính quyền Liên bang;

mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị với Hiệu trưởng nhà trường, giữa nhà trường với doanh nghiệp; đồng thời phân tích tính ưu việt của đào tạo theo học chế tín chỉ và các ưu thế về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý.

+ Công trình “Cải cách giáo dục đại học Nhật Bản và Đại học Hiroshima trong quá trình tập đoàn hóa” của tác giả Trần Khánh Đức [22] có nội dung chủ yếu là nghiên cứu mô hình giáo dục đại học Nhật Bản được cải cách sau Thế chiến thứ hai, trong đó có đánh giá kết quả tái cấu trúc hệ thống giáo dục Nhật Bản theo mô hình đại học của Hoa Kỳ thông qua giới thiệu cấu trúc tổ chức của một số trường đại học trong quá trình tập đoàn hóa, trong đó có Đại học Hiroshima. Theo cấu trúc này, các cơ sở giáo dục đại học công lập đơn ngành được kết hợp và tổ chức lại thành tập đoàn đại học đa ngành, đa lĩnh vực với sự đề cao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, quản lý theo mô hình quản trị doanh nghiệp.

+ Công trình“Giáo dục đại học Việt Nam và sự học tập kinh nghiệm của giáo dục đại học Hoa Kỳ” của tác giả Lâm Quang Thiệp đã chỉ ra mô hình giáo dục đại học Việt Nam qua các giai đoạn, trong đó lưu ý đến ảnh hưởng của các kiểu cấu trúc tổ chức cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đối với quản lý giáo dục đại học nước nhà, đặc biệt là giáo dục đại học ở Pháp, Liên Xô cũ và Hoa Kỳ.

+ Công trình “Về khuôn mặt mới của Giáo dục đại học Việt Nam”

(tập 2) của tác giả Phạm Phụ [41] đã thể hi ện quan điểm của tác giả về các nguyên lý mới, chính sách mới về giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những vấn đề mà tác giả tập trung phân tích là vấn đề tài chính và quản trị giáo dục đại học ở Việt Nam về định tính, dữ liệu định lượng về thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý.

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)