Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 143 - 149)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh KT- XH hiện nay

2.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế

Từ kết quả quan sát, phỏng vấn một số người có cương vị lãnh đạo và quản lý cấp trường và các cấp đơn vị trong các trường đại học đa phân hiệu, đặc biệt là ý kiến trả lời của các chuyên gia trong các câu hỏi mở tại các phiếu xin ý kiến chuyên gia; cho thấy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ở trên như sau:

- Một là, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu chưa thống nhất. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý sẽ tạo ra các tác nhân đảm bảo chất lượng đào tạo và chất lượng các hoạt động khác của nhà trường. Nói cách khác, sự chưa hoàn thiện của cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu là một trong những nguyên nhân về thực trạng chất lượng đào tạo tại các phân hiệu. Nguyên nhân này đã dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập trong thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu, từ đó cần có các giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các

trường đại học đa phân hiệu phù hợp với lý thuyết quản lý và thực trạng bối cảnh KT-XH của Việt Nam hiện nay.

- Hai là, hiện nay công tác quản lý các phân hiệu của trường đại học đa phân hiệu chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực quản lý tài chính, đào tạo, nhân sự... Trong khi đó, phân cấp, phân quyền là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý. Nguyên nhân này đã dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập trong phát huy tính năng động sáng tạo trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ, phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo. Cho nên đây là một vấn đề cần có giải pháp quản lý nhằm làm rõ vấn đề phân cấp, phân quyền để nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu trên cơ sở tuân thủ sự giám sát và điều hành của trường chính.

- Ba là, hiện nay, các phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu có đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên và nhân viên có tỉ lệ về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo thấp hơn nhiều so với cơ sở chính. Mặt khác, kiến thức cơ sở của sinh viên tại các phân hiệu thấp hơn nhiều so với cơ sở chính (do điểm chuẩn đầu vào). Trong khi đó, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, nhân viên và chất lượng sinh viên các là các tác nhân tạo nên đảm bảo chất lượng đào tạo; nói cách khác là tạo nên năng lực đào tạo. Nguyên nhân này đã dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập đối với năng lực đào tạo của các trường đại học đa phân hiệu tại phân hiệu; cho nên cần phải có các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực đào tạo cho các phân hiệu bằng việc hỗ trợ cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao; đồng thời tổ chức các hoạt động bổ sung kiến thức cơ sở cho người học tại các phân hiệu.

- Bốn là, hiện nay cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo tại các phân hiệu, tuy đã có sự hỗ trợ của cơ sở chính và của các địa phương (nơi trường đóng trụ sở phân hiệu); nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu thốn về tài chính, ít các thiết bị đào tạo được chuẩn hoá đối với một số chuyên ngành đào tạo (nhất là thư viện

và phòng thí nghiệm) và thiếu sự phục vụ kịp thời. Trong khi đó, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, cơ bản là tài chính, là một trong các tác nhân tạo ra và đảm bảo chất lượng đào tạo. Nguyên nhân này đã dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu, cho nên cần có các giải pháp quản lý nhằm tăng cường huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính từ trường chính và địa phương để đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho các phân hiệu được tương xứng với trường chính.

- Năm là, hiện nay hoạt động kiểm soát chất lượng đào tạo (kiểm tra, giám sát và kiểm định chất lượng đào tạo) tại các phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu hiện nay chưa được coi trọng như cơ sở chính. Trong khi đó kiểm soát chất lượng là yếu tố then chốt và tác nhân đảm bảo chất lượng đào tạo và chất lượng các hoạt động khác của phân hiệu. Nguyên nhân này đã dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập trong nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu, và cũng là một trong những nội dung mà các trường đại học đa phân hiệu cần phải cam kết với cộng đồng và xã hội nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo tại phân hiệu. Như vậy, cần phải có giải pháp quản lý về cam kết của các trường đại học đa phân hiệu với cộng đồng và xã hội về những phương thức đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực, góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng trong thụ hưởng giáo dục đại học đối với các địa phương, vùng, miền có phân hiệu.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu, trong đó chủ yếu là lý thuyết quản lý một tổ chức; cùng với việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như quan sát, điều tra, phỏng vấn và lấy ý kiến chuyên gia; chúng tôi nhận được một số kết quả chủ yếu về thực trạng quản lý

của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam trong bối cảnh KT-XH xã hội hiện nay như sau:

- Trường đại học đa phân hiệu hình thành, tồn tại và đang phát triển tại Việt Nam là sự phổ biến trong bối cảnh phát triển KT-XH của nước nhà hiện nay. Các phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu thực sự đã đóng góp một phần không nhỏ vào đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của cộng đồng và địa phương, mở ra nhiều cơ hội học tập cho người học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn về kinh tế, tạo sự bình đẳng và công bằng trong giáo dục, giảm bớt chi phí đi lại, ăn ở, học tập cho người học.

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu nói chung và tại các phân hiệu nói riêng nhìn chung theo quy định trong Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học, nhưng theo lý thuyết quản lý thì có nhiều đặc trưng của cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng liên hợp (đã nêu tại chương 1); tuy nhiên lại có sự đa dạng về số lượng các đơn vị; tên gọi các vị trí quản lý, tên gọi các đơn vị và phân bổ chức năng, nhiệm vụ cho mỗi đơn vị tại phân hiệu.

- Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu đã có ảnh hưởng đến chất lượng mọi hoạt động của phân hiệu.

Nhìn chung, chất lượng đào tạo tại các phân hiệu chưa tương xứng (thấp hơn) so với cơ sở chính; đồng thời các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện cho hoạt động đào tạo tại phân hiệu cũng có nhiều hạn chế so với cơ sở chính. Nhiều hoạt động quản lý tại các phân hiệu như quản lý hoạt động đào tạo, quản lý đội ngũ nhân lực, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, quản lý môi trường đào tạo, quản lý hoạt động kiểm soát chất lượng và quản lý hệ thống thông tin quản lý còn có nhiều khó khăn, bất cập.

- Những hạn chế trong quản lý của các trường đại học đa phân hiệu hiện nay có các nguyên nhân chủ yếu:

+ Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu chưa được hoàn thiện, còn khó khăn và bất cập trong phát huy các nhân tố tạo tra và đảm bảo chất lượng đào tạo và chất lượng các hoạt động khác của nhà trường.

+ Công tác quản lý các phân hiệu của trường đại học đa phân hiệu chưa thực sự được tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực quản lý tài chính, đào tạo, nhân sự, đào tạo... cho nên dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập trong phát huy tính năng động sáng tạo trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ, phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên và nhân viên tại các phân hiệu có tỉ lệ về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo thấp hơn nhiều so với cơ sở chính. Mặt khác, kiến thức cơ sở của sinh viên tại các phân hiệu thấp hơn nhiều so với cơ sở chính (do điểm chuẩn đầu vào). Từ đó dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập đối với năng lực đào tạo tại các phân hiệu.

+ Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo tại các phân hiệu, nhìn chung vẫn còn thiếu thốn về tài chính, ít các thiết bị đào tạo được chuẩn hóa đối với một số chuyên ngành đào tạo (nhất là thư viện và phòng thí nghiệm) và thiếu sự phục vụ kịp thời. Từ đó dẫn đến những khó khăn và thể hiện sự bất cập trong nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng các hoạt động phục vụ cho đào tạo tại các phân hiêu.

+ Thiếu sự cam kết của các trường đại học đa phân hiệu với cộng đồng và xã hội về phương thức đảm bảo chất lượng đào tạo và chất lượng các hoạt động khác tại phân hiệu, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực tại chỗ cho cộng đồng, góp phần vào công bằng và bình đảng trong thụ hưởng giáo dục đại học cho các địa phương, vùng miền có trụ sở phân hiệu.

- Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên vừa thể hiện sự mâu thuẫn, vừa là các khó khăn và vừa là những bất cập trong công tác quản lý của các trường đại học đa phân hiệu khi so sánh với lý thuyết quản lý một tổ chức và đối chiếu với thực trạng hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay.

- Để nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu tương xứng với chất lượng đào tạo của cơ sở chính, nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo tra sự bình đẳng và công bằng trong thụ hưởng giáo dục đại học cần có các giải pháp quản lý nhằm xoá bỏ các mâu thuẫn, tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập có từ thực trạng cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương tiện và điều kiện đảm bảo các hoạt động đối với các phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay.

Các giải pháp quản lý của trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể tại Chương 3 dưới đây.

Chương 3

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 143 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)