Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 188 - 197)

Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý theo Kết luận tại hội thảo khoa học

Những kết luận của hội thảo dưới đây là các ý kiến được các chuyên gia tham dự hội thảo đã thống nhất và được ghi trong biên bản hội thảo. Các ý kiến không những chỉ ra các mâu thuẫn, khó khăn và bất cập đối với hoạt động quản lý của các trường đại học đa phân hiệu, mà còn gián tiếp nêu lên mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đã được đề xuất trong luận án này. Cụ thể:

- Sự xuất hiện các trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam là khách quan, phù hợp với bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay, phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đối với giáo dục đại học.

- Các phân hiệu được thành lập đã đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào việc thực hiện bình đẳng và công bằng về thụ hưởng giáo

dục đại ở các đi ̣a phương, vùng miền. Đó là, các phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu mở ra nhiều cơ hội học tập cho con em các vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn về kinh tế có cơ hội được học tập, đồng thời giảm được chi phí đi lại, ăn ở.

- Quá trình đầu tư để xây dựng một phân hiệu sẽ thuận lợi hơn nhiều so với thành lập một trường đại học mới. Chẳng hạn, được rút ngắn về thời gian, giảm chi phí nhân lực tài lực, nhất là trong bối cảnh KT-XH ở Việt Nam hiện nay.

Thủ tục thành lập đơn giản hơn, được sự chi viện hỗ trợ nguồn nhân lực, tài lực từ cơ sở chính, kế thừa thành tựu KH&CN, kinh nghiệm quản lý, chương trình, giáo trình... từ cơ sở chính.

- Vấn đề phân hiệu có tính hai mặt, nếu biết cách làm thì phân hiệu sẽ hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu vì phong trào, chạy theo thành tích, chạy theo lợi ích kinh tế thì phân hiệu chẳng những không phát triển, mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cơ sở chính.

- Trong thực tiễn, trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam bên cạnh những thuận lợi, như được luật pháp thừa nhận, được chính quyền và nhân dân địa phương ủng hộ, cũng còn nhiều vấn đề tồn tại vừa mang tính mâu thuẫn, vừa là các khó khăn và bất cập trong quản lý. Đó là:

+ Chưa có văn bản hướng dẫn dưới luật về cơ cấu tổ chức bộ máy, về cơ chế quản lý điều hành, về chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động tại các phân hiệu.

+ Thủ tục thành lập, thẩm quyền thành lập phân hiệu thiếu sự nhất quán từ chủ trương đến tổ chức thực hiện.

+ Vấn đề pháp nhân, có phân hiệu có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; có phân hiệu không có pháp nhân, không có con dấu riêng. Điều này cũng gây khó khăn cho việc quan hệ giao dịch với các đối tác bên ngoài, nhất là đối với các cơ quan và chính quyền địa phương.

+ Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, mức độ phân cấp - phân quyền trong quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý đào tạo giữa cơ sở chính và phân hiệu chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng mỗi nơi làm một kiểu. Tóm lại, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các phân hiệu như hiện nay chưa đúng với lý thuyết quản lý một tổ chức.

+ Vấn đề kinh phí đầu tư xây dựng phân hiệu cũng như các khoản chi thường xuyên cho hoạt động tại phân hiệu chưa có quy định rõ ràng. Có phân hiệu được ưu ái hưởng nguồn ngân sách Nhà nước, nhưng có phân hiệu phải tự lực hoàn toàn. Trang thiết bị, cơ sở vật chất không tương xứng giữa cơ sở chính và phân hiệu.

+ Chất lượng tuyển sinh đầu vào tại các phân hiệu có sự chênh lệch rất nhiều so với cơ sở chính, trong khi yêu cầu đầu ra phải đảm bảo như nhau.

Như vậy, phải tìm được các giải pháp để đảm bảo chất lượng đào tạo tại các phân hiệu ngang bằng với cơ sở chính.

Những mâu thuẫn, khó khăn và bất cập từ thực trạng của mô hình trường đại học đa phân hiệu hiện nay dẫn đến chất lượng đào tạo tại phân hiệu còn thấp so với cơ sở chính. Quyền lợi của người học tại phân hiệu chưa đảm bảo bằng cơ sở chính. Quyền lợi của cán bộ, giảng viên tại phân hiệu cũng còn thiệt thòi hơn so với cơ sở chính.

- Các chuyên gia tham dự Hội thảo khoa học “Mô hình trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay” còn chỉ ra một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng các hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu; nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu tương xứng với chất lượng đào tạo tại cơ sở chính, đảm bảo quyền lợi của người học tại phân hiệu; quyền lợi của cán bộ, giảng viên tại phân hiệu. Các giải pháp mà các chuyên gia đưa ra được kết luận tại

hội thảo tập trung vào các hoạt động quản lý chủ yếu (xem biên bản hội thảo tại phụ lục). Cụ thể:

“- Trước hết cần hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý đối với trường đại học đa phân hiệu. Vận dụng lý thuyết tổ chức vào thực tiễn thì trường đại học đa phân hiệu được áp dụng theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng liên hợp là phù hợp.

- Để đảm bảo cho các phân hiệu phát triển, phát huy tính năng động sáng tạo, cần phân cấp cho các phân hiệu theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực: tài chính, đào tạo, nhân sự… nhằm phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ, phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo tại phân hiệu.

- Hỗ trợ hợp lý về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao từ cơ sở chính về công tác tại các phân hiệu trong giai đoạn đầu, đồng thời có kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên tại chỗ để đảm bảo nguồn nhân lực lâu dài phục vụ tại phân hiệu.

- Tăng cường huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính tại địa phương để đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị theo hướng chính quy, hiện đại để tương xứng với cơ sở chính.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và kiểm định chất lượng đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu.

- Đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ chủ quản phối hợp thống nhất ban hành các văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, chế độ chính sách đối với mô hình trường đại học đa phân hiệu”.

Các kết luận hội thảo được trích từ Biên bản hội thảo (xem phụ lục 3) như trên, tuy có việc phản ánh về thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam hiện nay là đa dạng; tuy nhiên các kết luận đó cũng đều tập trung vào vấn đề cần có các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu về các lĩnh vực chủ yếu:

+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý sao cho phù hợ với lý thuyết quản lý và phải phù hợp với thực trạng bối cảnh phát triển KT-XH nói chung và phát triển giáo dục đại học của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;

+ Tăng cường phân cấp, phân quyền để phát huy tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của phân hiệu;

+ Nâng cao năng lực đào tạo cho phân hiệu bằng hỗ trợ và huy động các nguồn lực (đội ngũ giảng viên, tài chính...);

+ Các trường đại học đa phân hiệu phải có cam kết với cộng đồng và xã hội về các hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu.

Các kết luận tại hội thảo về các giải pháp quản lý có nhiều giải pháp tương tự như các giải pháp quản lý mà chúng tôi đã đề xuất trong luận án này. Điều đó gián tiếp cho thấy cho thấy các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu đã đề xuất trong luận án này là rất cần thiết và có tính khả thi cao.

3.3.2.2. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý từ kết quả xin ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi

Chúng tôi thu thập được 163 phiếu hỏi được các chuyên gia trả lời đầy đủ các câu hỏi. Để thuận lợi cho việc xem xét tần suất chúng tôi loại ngẫu nhiên 3 phiếu và để lại 160 phiếu để xử lý số liệu. Chúng tôi tính tần suất đồng ý với các mức độ cần thiết và mức độ về tính khả thi của những người được hỏi với mỗi giải pháp và thể hiện trần suất đó bằng số lượt đánh gia với tỉ lệ phần trăm (%) đối với mỗi mức độ. Từ các số liệu về tần suất đó, cho thấy các giải pháp quản lý có mực độ cần thiết và khả thi như thế nào.

a) Mức độ cần thiết của các giải pháp

Tần suất các ý kiến đánh giá của chuyên gia về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu thể hiện tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu

TT Các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay

Tần suất: số lƣợt / % Rất

cân thiết

Cần thiết

Không cần thiết 1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý 144

90%

16

10% 0

2

Thực hiện quan điểm phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu.

151 94%

9

6% 0

3 Nâng cao năng lực đội ngũ và bổ sung kiến thức cơ sở cho người học tại các phân hiệu

129 81,%

31

19% 0

4

Đa dạng hóa các nguồn lực nhằm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho các phân hiệu được tương xứng với cơ sở chính.

155 97%

5

3% 0

5 Thực hiện cam kết với cộng đồng và xã hội về phương thức đảm bảo chất lượng đào tạo

147 92%

13

8% 0

Với các số liệu tại bảng 3.1, chúng tôi có nhận định:

- Các giải pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất không có giải pháp nào được các chuyên gia đánh giá là không cần thiết.

- Mức độ rất cần thiết của các giải pháp được các chuyên gia đánh giá có tần suất cao (các tuần suất này từ 81% lên tới 97%).

- Có một số giải pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết, nhưng với tần suất rất thấp (từ 3% đến 19%).

b) Mức độ khả thi của các giải pháp

Tần suất các ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu được thể hiện tại bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về tính khả thi của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu

TT Các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay

Tần suất: số lƣợt / % Rất

khả thi

Khả thi

Không khả thi 1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý 128

80%

32

20% 0

2

Thực hiện quan điểm phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu.

160

100% 0

3 Nâng cao năng lực đội ngũ và bổ sung kiến thức cơ sở cho người học tại các phân hiệu

153 96%

7

4% 0

4

Đa dạng hóa các nguồn lực nhằm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho các phân hiệu được tương xứng với cơ sở chính.

156 98%

4

2% 0

5 Thực hiện cam kết với cộng đồng và xã hội về phương thức đảm bảo chất lượng đào tạo

149 93%

11

7% 0

Với các số liệu tại bảng 3.2, chúng tôi có nhận định:

- Các giải pháp mà chúng tôi đề xuất không có giải pháp nào mà các chuyên gia đánh giá có mức độ không khả thi.

- Mức độ rất khả thi của các giải pháp được các chuyên gia đánh giá có tần suất cũng rất cao; từ 80% đến 100%.

- Có một giải pháp (thứ nhất) được đánh giá ở mức độ khả thi lên đến 20%. Trong trường hợp này, một số chuyên gia đã ghi ở chỗ trả lời câu hỏi mở trong bảng câu hỏi: lý do đánh giá ở mức độ này là việc thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hiện nay tuy có dưạ trên cơ sở các quy định trong Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các quy định đó, cho nên cũng khó thực hiện với kết quả rất khả thi.

Qua kết quả lấy ý kiến chuyên gia có trong bảng số liệu 3.1 và 3.2 ở trên, có thể kết luận rằng các giải pháp quản lý trường đại học đa phân hiệu

mà chúng tôi đề xuất trong luận án này là cần thiết, có tính khả thi và có nhiều giải pháp rất khả thi. Điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với các ý kiến của các chuyên gia đã được ghi trong Biên bản hội thảo mà chúng tôi nêu ở trên.

Tóm lại, với kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tinh khả thi của các giải pháp quản lý trường đại học đa phân hiệu bằng hai phương thức là tổ chức hội thảo khoa học để tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia là các nhà quản lý cấp cao và các cán bộ quản lý các cấp có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý tại các trường đại học đa phân hiệu; cùng với phương thức lấy ý kiến chuyên gia bằng các phiếu hỏi; chúng tôi thấy kết quả về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý tương đối trùng khớp với nhau. Điều đó làm chúng tôi càng tin tưởng rằng các giải pháp quản lý trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay có mức độ rất cần thiết và có tính khả thi rất cao.

Tiểu kết chương 3

Từ cơ sở lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu, và kết quả khảo sát thực trạng quản lý của một số trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra các nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các phân hiệu tương xứng với cơ sở chính, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của cộng đồng, xã hội tại các địa phương, thực hiện bình đẳng và công bằng trong thụ hưởng giáo dục đại học. Đó là:

1) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý

2) Thực hiện quan điểm phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu.

3) Nâng cao năng lực đội ngũ và bổ sung kiến thức cơ sở cho người học tại các phân hiệu

4) Đa dạng hóa các nguồn lực nhằm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho các phân hiệu được tương xứng với cơ sở chính.

5) Thực hiện cam kết với cộng đồng và xã hội về phương thức đảm bảo chất lượng đào tạo.

Các giải pháp trên đã được chúng tôi tổ chức khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia với 2 hình thức:

tổ chức hội thảo khoa học để tập hợp trí tuệ của các chuyên gia có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm về quản lý trường đại học đa phân hiệu; và tổ chức lấy ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi.

Kết quả thu được từ hai phương thức tổ chức khảo nghiệm nêu trên có sự trùng khớp với nhau về mức độ cần thiết và có tính khả thi rất cao của các giải pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất trong luận án.

Như vậy, có thể kết luận rằng trong bối cảnh KT-XH hiện nay, các giải pháp quản lý của trường đại học đa phân hiệu mà chúng tôi đã đề xuất trong luận án này nếu được áp dụng sẽ khả thi đối với việc nâng cao chất lượng mọi hoạt động của nhà trường, nhất là chất lượng đào tạo của các phân hiệu; góp phần thiết thực vào đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của cộng đồng và xã hội, thực hiện bình đẳng và công bằng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học (học tập trình độ của người học) tại các vùng KT- XH còn có khó khăn.

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 188 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)