Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY
3.2. Các giải pháp quản lý của trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay
3.2.2. Giải pháp 2: Thực hiện quan điểm phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu
Mục đích của giải pháp này là nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm giải trình của phân hiệu (nói cụ thể là của đội ngũ cán bộ quản lý tại phân hiệu) về quản lý đào tạo, quản lý nhận sự và quản lý tài chính, tài sản trên cơ sở phải tuân thủ sự giám sát và điều hành của cơ sở chính.
Hoạt động trọng tâm của các cơ sở giáo dục đại học nói chung và của các phân hiệu thuộc trường đại học đa phân hiệu nói riêng là các hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN. Để thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động trọng tâm đó, có nhiều hoạt động khác mang tính điều kiện và phương tiện hỗ trợ; trong đó hoạt động về nhân sự và tài chính, tài sản là các hoạt động chủ yếu.
Mặt khác, trong những nguyên tắc quản lý của một tổ chức thì nguyên tắc phân cấp, phần quyền là nguyên tắc cơ bản nhất. Đồng thời, với đặc trưng của nền kinh tế thị trường và với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì một trong những biện pháp có hiệu quả nhất là đổi mới quản lý theo hướng đề cao tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các tổ chức. Hơn nữa, trong việc điều hành các hoạt động của phân hiệu hiện nay có mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu một bộ máy tinh giản và hoạt động có hiệu quả (chi phí thấp nhất) với một bên là thực tiễn các hoạt động của phân hiệu ở xa với trụ sở chính, nhiều hoạt động phụ thuộc vào sự quản lý của địa phương.
Chính vì vậy, thực hiện giải pháp nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của phân hiệu trên cơ sở phải tuân thủ sự giám sát và điều hành của cơ sở chính.
3.2.2.2. Nội dung và phương thức triển khai giải pháp a) Thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình về đào tạo
- Các nội dung về tự chủ và trách nhiệm giải trình:
+ Đối với tuyển sinh, phân hiệu được tự chủ đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở điều tra nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, mục tiêu và phương hướng phát triển KT-XH của các địa phương nơi phân hiệu đóng trụ sở và trên cơ sở các quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
+ Phân hiệu được tự chủ trong đề xuất mã ngành đào tạo, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, mục tiêu và phương hướng phát triển KT-XH của các địa phương nơi phân hiệu đóng trụ sở.
+ Phân hiệu được xây dựng các chương trình chi tiết, trên cơ sở chương trình khung và các nội dung đã được thống nhất với cơ sở chính.
+ Về việc thực hiện các hình thức tổ chức đào tạo của phân hiệu và của cơ sở chính như nhau, trong đó đối với một số mã ngành mới không có đào tạo tại cơ sở chính thì phân hiệu được lựa chọn các phương thức đào tạo phù hợp với đặc thù của địa phương (đào tạo liên thông, vừa học vừa làm, từ xa...).
+ Tự chủ và trách nhiệm giải trình trong việc lựa chọn và điều động giảng viên giảng dạy tại phân hiệu.
- Các nội dung về chịu sự giám sát và điều hành của cơ sở chính:
+ Chịu sự giám sát về thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh để phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh chung của toàn trường.
+ Chịu sự giám sát về chương trình và nội dung đào tạo, kế hoạch tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo để đảm bảo chất lượng trong đào tạo.
+ Chịu sự điều hành về giảng viên giảng dạy các môn cơ bản và đặc biệt là các giảng viên có học hàm cao và các chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn.
- Các hoạt động cụ thể của giải pháp:
+ Phân hiệu tổ chức các hoạt động điều tra xã hội học để nhận biết rõ nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực của địa phương nơi trường đóng trụ sở và các địa phương lân cận.
+ Trên cơ sở kết quả điều tra, phân hiệu đề xuất mã ngành đào tạo và đề xuất Hiệu trưởng làm căn cứ xin mở mã ngành đào tạo và kèm theo chỉ tiêu tuyển sinh.
+ Phân hiệu tổ chức hoạt động xây dựng chương trình chi tiết và giáo trình đối với các mã ngành tự chủ, trên cơ sở huy động lực lượng chuyên
gia xây dựng chương trình và giáo trình của cơ sở chính và của nhân sự tại phân hiệu.
+ Giám đốc phân hiệu và trưởng các ban tại phân hiệu chịu trách nhiệm cam kết xã hội về các hoạt động của phân hiệu đối với cơ sở chính, đối với người học và địa phương; đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về những vấn đề tồn tại chưa thực hiện đúng cam kết đó.
b) Thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình về nhân lực - Các nội dung về tự chủ nhân sự:
+ Tự chủ về số lượng nhân lực để đảm bảo công việc, tăng được thu nhập cho cán bộ, giảng viên và nhân viên theo cơ chế khoán kinh phí cho các hoạt động tại phân hiệu.
+ Tự chủ trong việc lựa chọn và giới thiệu nhân sự để trường tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, bậc và bổ nhiệm CBQL các cấp theo quy hoạch phát triển đội ngũ của trường và trên cơ sở các quy định trong Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
+ Tự chủ trong trong sắp xếp, phân công và điều động nhân sự để thực hiện các chức năng của phân hiệu.
- Các nội dung về chịu sự giám sát và điều hành của cơ sở chính:
+ Chịu sự giám sát của cơ sở chính về tuyển dụng, sử dụng và giải quyết các chính sách cho cán bộ, giảng viên, nhân viên làm việc tại phân hiệu.
+ Chịu sự điều hành của cơ sở chính trong việc đào tạo, bồi dưỡng, điều động cán bộ, giảng viên, nhân viên của phân hiệu đến làm việc tại cơ sở chính hoặc tại phân hiệu khác khi thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ và bổ sung nhân lực cho các nơi xung yếu trong trường.
- Các hoạt động cụ thể của giải pháp:
+ Thực hiện hoạt động phân tích công việc đối với từng vị trí công tác để nhận biết nhu cầu nhân lực cho vị trí đó (phẩm chất, năng lực và trình
độ đào tạo), các điều kiện để tiến hành công việc và số nhân lực cho mỗi vị trí công tác.
+ Xây dựng tiêu chuẩn nhân lực cho mỗi vị trí công việc trên cơ sở các chuẩn chung về từng loại chức danh quản lý và từng loại đối tượng nhân sự (do Nhà nước, Bộ chủ quản, Bộ GD&ĐT hoặc do trường soạn thảo) đã ban hành.
+ Trên cơ sở các kết quả phân tích công việc, thực hiện việc rà soát đội ngũ tại phân hiệu, từ đó đánh giá chất lượng đội ngũ nói chung và chất lượng từng vị trí công việc so với yêu cầu công việc để phân loại cán bộ, giảng viên và nhân viên đáp ứng tốt công việc, hoặc cần bồi dưỡng thêm, hoặc chưa đáp ứng công việc cần chuyển sang vị trí khác.
+ Thực hiện việc xây dựng kế hoạch nhân sự và trên cơ sở kế hoạch đó thực hiện các nội dung về tự chủ và trách nhiệm giải trình về nhân sự đã trình bày ở trên.
+ Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung của các đối tượng nhân sự, giới thiệu cho Hiệu trưởng để Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm CBQL, bổ nhiệm vào các ngạch công chức, viên chức, tăng lương, xét thưởng hoặc kỷ luật.
+ Giám đốc phân hiệu và trưởng các ban tại phân hiệu chịu trách nhiệm cam kết xã hội các hoạt động của mình về đội ngũ nhân lực đối với phân hiệu, đối với cơ sở chính, đối với người học và địa phương; đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về những tồn tại chưa thực hiện đúng cam kết đó.
c) Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tài sản - Các nội dung tự chủ về tài chính và tài sản:
+ Tự chủ trong thực hiện cơ chế khoán công việc và khoán chi theo quy chế chi tiêu nội bộ để đảm bảo nâng cao chất lượng các hoạt động và khuyến khích thu nhập cho cán bộ, giảng viên và nhân viên tại phân hiệu.
+ Thực hiện việc xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt Quy chế chi tiêu nội bộ của phân hiệu trên cơ sở Quy chế chi tiêu nội bộ chung
của trường, trên cơ sở khoán định mức thu - chi trong các hoạt động của phân hiệu.
+ Thực hiện việc khuyến khích các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập cho người lao động.
- Các nội dung về chịu sự giám sát và điều hành của cơ sở chính:
+ Chịu sự giám sát của cơ sở chính về thực hiện nguyên tắc quản lý tài chính và tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Chịu sự giám sát của cơ sở chính về thực hiện các nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ đóng góp vào quỹ phúc lợi chung cho nhà trường trên cơ sở các quy định hiện hành.
3.2.2.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp
- Tự chủ và trách nhiệm giải trình của phân hiệu đối với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại phân hiệu phải có quy định trên cơ sở công khai, minh bạch trong trách nhiệm giải trình của Giám đốc phân hiệu, các Khoa chuyên môn và Ban chức năng tại phân hiệu.
- Trường phải xây dựng cơ chế giám sát của Hiệu trưởng đối với các hoạt động của phân hiệu thông qua các phòng chức năng tại cơ sở chính.
3.2.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực đội ngũ và bổ sung kiến thức cơ sở cho người học tại các phân hiệu
3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp
- Mục đích của biện pháp này là nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho phân hiệu, trong đó chủ yếu là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học và giảng viên có trình độ cao để phân hiệu có thể đảm nhiệm tốt công tác quản lý các hoạt động theo chức năng đã phân định cho phân hiệu;
đồng thời hỗ trợ cho người học tại các phân hiệu để họ có đủ các kiến thức cơ sở trong học tập và nghiên cứu.
- Người quản lý có vai trò quyết định đến mọi hoạt động của tổ chức, chất lượng và hiệu quả hoạt động của của một tổ chức phụ thuộc vào tầm hạn
về năng lực của người quản lý trong việc thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý. Mặt khác, đội ngũ của nhà trường là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Trong một trường đại học đa phân hiệu, thì tầm quản lý rộng hơn, cho nên yêu cầu năng lực của CBQL các cấp đòi hỏi phải cao hơn, vì vậy tăng cường đội ngũ cho các phân hiệu là vấn đề cấp thiết.
Mặt khác, đối tượng sinh viên tại các phân hiệu, do trình độ đầu vào thấp hơn tại cơ sở chính, nên thiếu hụt các kiến thức cơ sở, cơ bản, như ngoại ngữ và tin học, chưa có các phương pháp học tập phù hợp với phương pháp đào tạo ở trường đại học. Cùng với sự thiếu hụt một số kiến thức cơ bản khi học ở phổ thông, họ gặp nhiều khó khăn trong học tập và nghiên cứu theo các chuyên ngành đào tạo tại phân hiệu.
Như vậy, việc nâng cao năng lực hoạt động cho phân hiệu bằng việc hỗ trợ phân hiệu về đội ngũ CBQL, các nhà khoa học và giảng viên có trình độ cao và hỗ trợ cho người học tại các phân hiệu có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu.
3.2.3.2. Nội dung và quy trình thực hiện giải pháp
- Hiệu trưởng các trường đại học đa phân hiệu tổ chức hoạt động đánh giá năng lực đội ngũ CBQL các cấp của trường, đội ngũ các nhà khoa học và giảng viên của trường theo quy trình:
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn đối với từng chức danh CBQL, các tiêu chuẩn của giảng viên và nghiên cứu viên quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và trong các văn bản quy định khác như Luật Công chức, viên chức.
+ Xác định công cụ và phương thức thu thập xử lý thông tin để đánh giá năng lực đội ngũ và quan trọng hơn là phân loại theo các tiêu chí nêu trên.
+ Trên cơ sở các kết quả xử lý thông tin trong đánh giá năng lực đội ngũ, phân loại đội ngũ để nhận biết và có các biện pháp tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực đội ngũ.
- Tổ chức việc cử đi đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ theo các chức danh và các phương thức:
+ Cử CBQL bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý giáo dục và quản lý trường học.
+ Cử giảng viên đi bồi dưỡng hoặc đào tạo để nâng cao trình độ (thạc sĩ và tiến sĩ) về chuyên môn theo các chuyên ngành, đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài.
- Mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý các Khoa, Phòng tại trường theo hình thức mời các chuyên gia tại các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong và ngoài nước về giảng dạy trực tiếp tại các lớp.
- Tổ chức việc tự bồi dưỡng cho đội ngũ của trường với các hoạt động chủ yếu:
+ Tham gia các hoạt động thực tiễn tại các cơ sở, nhất là tại các phân hiệu theo phương châm rèn luyện năng lực quản lý và năng lực chuyên môn trên cơ sở đưa họ vào các hoạt động có thử thách.
+ Đưa ra các yêu cầu tự bồi dưỡng; đồng thời với việc khuyến khích hoạt động tự bồi dưỡng bằng trang bị các phương tiện và điều kiện để phát huy tính tích cực của họ trong tự bồi dưỡng để đạt được các yêu cầu của nhà trường.
- Hiệu trưởng thực hiện việc cử các nhà khoa học, các giảng viên có trình độ cao và có kinh nghiệm đến tham gia giảng dạy tại các phân hiệu để vừa hỗ trợ nhân lực có trình độ cao cho các phân hiệu vừa để tham gia kèm cặp và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại phân hiệu.
- Hiệu trưởng giao thêm quyền tự chủ cho phân hiệu, trong những tình huống cụ thể, được mời các nhà khoa học và các giảng viên có trình độ cao đến thỉnh giảng tại phân hiệu.
- Hiệu trưởng các trường đại học đa phân hiệu và trưởng các phân hiệu tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ tri thức cho người học tại các phân hiệu bằng các phương thức chủ yếu:
+ Mở các lớp học tập tự nguyện về ngoại ngữ và tin học cơ sở cho người học (chủ yếu là sinh viên mới vào trường).
+ Tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên, trên cơ sở các chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên.
+ Tăng cường trang bị các thiết bị truyền thông (mạng Internet) để người học tiếp cận được các tri thức mới phục vụ trong học tập; đồng thời tăng cường các nguồn thông tin trong thư viện (sách, báo, tạp chí khoa học), tăng cường các thiết bị thực hành trong các phòng thí nghiệm tại phân hiệu.
+ Đối với một số môn học, có thể đưa sinh viên tại phân hiệu về học tại cơ sở chính để họ vừa tiếp cận với đội ngũ giảng viên có trình độ và kinh nghiệm, vừa tận dụng được lợi thế của thư viện và phòng thí nghiệm đạt chuẩn tại cơ sở chính.
3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp
- Các trường đại học đa phân hiệu phải xây dựng được quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL, các nhà khoa học và giảng viên của trường và đặc biệt là của các phân hiệu. Trong đó thể hiện chi tiết về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo về chuyên môn, về quản lý để nhận rõ các công việc cần triển khai nhằm thực hiện được quy hoạch cho việc tạo nguồn, bổ nhiệm, đào tạo nâng cao, ...
- Các trường đại học đa phân hiệu phải xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ theo các chức danh trong trường. Hệ thống tiêu chuẩn đó là cơ sở để đánh giá trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các khoa và phòng chức năng của trường và các Khoa chuyên môn, Ban chức năng tại phân hiệu; đồng thời cũng đánh giá năng lực của đội ngũ các nhà khoa học và giảng viên tại phân hiệu. Hệ thống các tiêu chuẩn đó cũng là cơ