Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM
2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu
2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai quản lý các hoạt động tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu
2.3.2.1. Thực trạng triển khai quản lý hoạt động đào tạo tại phân hiệu
Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá thuận lợi, khó khăn trong triển khai quản lý hoạt động đào tạo tại phân hiệu thể hiện trong bảng 2.14 dưới đây.
Bảng 2.14. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động đào tạo tại các phân hiệu
TT Những hoạt động quản lý đào tạo tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu
Tần suất: số lƣợt/ % Thuận
lợi
Bình thường
Khó khăn 1 Khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực trên
các bình diện cộng đồng, địa phương, vùng, miền có trụ sở của phân hiệu.
33 35,7%
41 45,2%
21 19,1%
2 Xác định các chuyên ngành đào tạo phù hợp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của cộng đồng, địa phương vùng, miền có trụ sở của phân hiệu.
22 23,1%
46 48,4
27 28,5 3 Xác định mục tiêu đào tạo trên cơ sở nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực cộng đồng, địa phương vùng, miền có trụ sở của phân hiệu.
29 30,5%
38 40,0%
28 29,5%
4 Xây dựng chương trình và thiết lập giáo trình đào tạo theo các chuyên ngành đào tạo ở cả cơ sở chính và phân hiệu.
25 26,3%
26 27,4%
44 46,3%
5 Tổ chức tuyển sinh, đón tiếp người học, phân chia vào các lớp học, tổ chức các hoạt động phục vụ học tập cho mọi người học tại phân hiệu.
19 20,0%
36 37,9%
40 42,1%
6 Tổ chức giảng dạy và học tập ở phân hiệu theo phương châm hỗ trợ nhân lực có trình độ và kinh nghiệm từ cơ sở chính cho phân hiệu.
14 14,7%
21 22,1%
60 63,2%
7
Tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các thành quả KH&CN vào hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở phân hiệu.
16 18,8%
26
27,4% 53 53,8%
8 Tổ chức các hoạt động đáp ứng phương tiện và điều kiện đào tạo tại các phân hiệu theo phương châm tận dụng lợi thế của địa phương và sự hỗ trợ của cơ sở chính.
9 9,5%
17 18,9%
69 71,6%
9 Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo;
trong đó có lựa chọn các phương thức kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo tại phân hiệu.
16 16,8%
16 16,8%
63 66,4%
10 Tổ chức các hoạt động cấp phát văn bằng và chứng chỉ đào tạo cho các đối tượng người học của trường tại phân hiệu.
30 31,6%
19 20,0%
46 48,4%
Các số liệu tại bảng trên, cho thấy:
- Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là thuận lợi trong triển khai các hoạt động quản lý đào tạo không cao; hoạt động được đánh giá có thuận lợi cao nhất chỉ có 35,7%. Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là có khó khăn rất cao, có hoạt động với tần suất đánh giá là khó khăn lên tới 71,6%.
- Tập hợp ý kiến trả lời các câu hỏi mở (về nguyên nhân thuận lợi hoặc khó khăn) trong bảng hỏi này, chúng tôi biết các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn trong triển khai quản lý hoạt động đào tạo là cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý còn chưa phù hợp về phân cấp và phân quyền.
2.3.2.2. Thực trạng triển khai hoạt động quản lý đội ngũ tại các phân hiệu Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá thuận lợi, khó khăn trong triển khai quản lý đội ngũ tại các phân hiệu được thể hiện trong bảng 2.15 dưới đây.
Bảng 2.15. Tần suất các ý kiến đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quản lý đội ngũ ở các phân hiệu
TT Những hoạt động quản lý đội ngũ tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu
Tần suất: số lƣợt/ % Thuận
lợi
Bình thường
Khó khăn 1 Thiết lập quy hoạch đội ngũ: dự báo quy mô phát triển, đề
ra mục tiêu số lượng, cơ cấu và chất lượng theo thời gian, dự kiến biện pháp và điều kiện thực hiện mục tiêu.
22 23,1%
29 30,5%
44 46,4%
2 Tuyển chọn các nhà khoa học, giảng viên và nhân viên phục vụ hoạt động đào tạo tại phân hiệu theo quy hoạch phát triển đội ngũ của phân hiệu (đã thiết lập).
11 11,8%
31 32,6%
53 55,6%
3 Sử dụng đội ngũ, trong đó tập trung vào sắp xếp và bố trí nhân lực theo cơ cấu tổ chức của trường; tăng cường sự hỗ trợ nhân lực của cơ sở chính cho phân hiệu.
18 18,9%
26 27,4%
41 53,7%
4 Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ tại phân hiệu nhằm chuẩn hoá đội ngũ tại phân hiệu với mức tương đương với cơ sở chính.
15 15,8%
34 35,8%
46 48,4%
5 Thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá và thẩm định kết quả hoạt động của đội ngũ trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của họ đối với hoạt động tại phân hiệu.
21 22,1%
27 28,4%
47 49,5%
6 Thực hiện chính sách tạo động lực tinh thần và vật chất cho đội ngũ ở phân hiệu phát triển theo mục tiêu quy hoạch.
20 21,1%
27 28,4%
48 50,5%
Các số liệu tại bảng trên, cho thấy:
- Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là thuận lợi trong triển khai các hoạt động quản lý đội ngũ không cao; hoạt động được đánh giá có thuận lợi cao nhất chỉ là 23,1%. Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là có khó khăn rất cao, có hoạt động với tần suất đánh giá là khó khăn lên tới 55,6% .
- Tập hợp ý kiến trả lời các câu hỏi mở (về nguyên nhân thuận lợi nhoặc khó khăn) trong bảng cầu hỏi này, chúng tôi biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn cũng là do cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý đội ngũ chưa phù hợp.
2.3.2.3. Thực trạng triển khai các hoạt động quản lý cơ sở vật chất và thiết bị Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong triển khai quản lý cơ sở vật chất và thiết bị tại các phân hiệu thể hiện ở bảng 2.16 dưới đây.
Bảng 2.16. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị tại các phân hiệu TT Những hoạt động quản lý cơ sở vật chất
và thiết bị đào tạo tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu
Tần suất: số lƣợt/ % Thuận
lợi Bình
thường Khó khăn 1 Thiết lập kế hoạch phát triển cơ sở vật chất và thiết bị đào
tạo theo nhu cầu sử dụng của các chuyên ngành đào tạo tại phân hiệu theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hóa.
8 8,4%
33 34,7%
54 56,9%
2 Huy động tài chính từ Nhà nước, đặc biệt là từ địa phương, cộng đồng và từ các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư và hưởng lợi từ hoạt động đào tạo của phân hiệu.
5 5,3%
37 38,9%
53 55,8%
3 Xây dựng cơ sở hạ tầng: giảng đường, thư viện, thí nghiệm, thực hành, hội trường, sân chơi, bãi tập, các khu văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao tại phân hiệu.
12 12,6%
25 26,3%
58 61,1%
4 Mua sắm, trang bị thiết bị kỹ thuật, học liệu, các sản phẩm KH&CN trong thư viện, thí nghiệm thực hành, các thiết bị thông tin, có hỗ trợ của cơ sở chính.
19 20,0%
30 31,6%
46 48,4%
5 Triển khai các hoạt động của thư viện như mua, sưu tầm, giới thiệu, lưu trữ sách, báo khoa học, sản phẩm nghiên cứu KH&CN, quản lý người đọc tại phân hiệu.
25 26,3%
28 29,5%
42 44,2%
6 Triển khai các hoạt động của phòng thí nghiệm, thực hành: mua sắm, trang bị, bảo quản hướng dẫn thí nghiệm, thực hành tại phân hiệu.
27 28,4%
31 32,6%
37 49,0%
7 Triển khai các hoạt động quản lý thiết bị kỹ thuật chuyên dụng cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, dụng cụ lao động, nhà ăn tập thể tại phân hiệu.
22 23,1%
34 35,8%
39 41,1%
8 Triển khai các hoạt động hướng dẫn sử dụng, sử dụng, bảo quản, tu sửa, thanh lý về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo tại phân hiệu.
30 31,6%
29 30,5%
36 37,9%
Các số liệu tại bảng trên, cho thấy:
- Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là thuận lợi trong triển khai các hoạt động quản lý cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo không cao; hoạt động được đánh giá cao nhất chỉ có 31,6%. Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là khó khăn rất cao, có hoạt động với tần suất đánh giá là khó khăn lên tới 61,1%.
- Tập hợp ý kiến trả lời các câu hỏi mở (về nguyên nhân thuận lợi hoặc khó khăn) trong phiếu hỏi này, chúng tôi biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn trong triển khai quản lý cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cũng xuất phát từ cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hiện có chưa thực phát huy tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu.
2.3.2.4. Thực trạng triển khai các hoạt động phát huy thế mạnh cùa môi trường hoạt động tại các phân hiệu
Tần suất ý kiến chuyên gia đánh giá về thuận lợi, khó khăn về phát huy lợi thế của môi trường hoạt động tại các phân hiệu thể hiện tại bảng 2.17 dưới đây.
Bảng 2.17. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý các hoạt động phát huy lợi thế của môi trường hoạt độngtại các phân hiệu
TT Những hoạt động quản lý môi trường hoạt động tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu
Tần suất: số lƣợt/ % Thuận
lợi
Bình thường
Khó khăn 1
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và học tập về luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý xã hội, các điều lệ và quy chế đào tạo của trường tại phân hiệu.
35 38,8%
42 39,9%
18 21,3%
2
Thiết lập văn hóa của phân hiệu trên cơ sở các giá trị cốt lõi của nhà trường, các giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa địa phương.
17 17,9%
23 24,2%
55 57,9%
3
Thiết lập các mối quan hệ hợp tác của phân hiệu với các đối tác trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu KH&CN, phát triển đội ngũ, tài lực và vật lực.
6 5,3%
14 14,7%
75 80,0%
4
Tận dụng lợi thế từ môi trường thiên nhiên ở địa phương có trụ sở phân hiệu đối với hoạt động đào tạo; đồng thời giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường.
22 23,2%
31 32,6%
42 22,2%
Các số liệu tại bảng trên, cho thấy:
- Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là thuận lợi trong triển khai các hoạt động phát huy lợi thế của môi trường tại các phân hiệu cũng không cao; hoạt động được đánh giá có thuận lợi cao nhất chỉ có tần suất 35,7%. Tần suất các ý kiến cho là bình thường và khó khăn rất cao, có hoạt động với tần suất đánh giá là khó khăn lên tới 80,0%.
- Tập hợp ý kiến trả lời các câu hỏi mở (về nguyên nhân thuận lợi hoặc khó khăn) trong phiếu hỏi này, chúng tôi biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn trong triển khai phát huy lợi thế của môi trường hoạt động tại các phân hiệu vẫn là do cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý chưa phân cấp và phân quyền rõ ràng.
3.3.2.5. Thực trạng triển khai các hoạt động quản lý kiểm soát chất lượng tại phân hiệu
Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá thuận lợi, khó khăn trong kiểm soát chất lượng tại phân hiệu thể hiện trong bảng 2.18 dưới đây.
Bảng 2.18. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động kiểm soát chất lượng tại các phân hiệu
TT Những hoạt động quản lý kiểm soát chất lƣợng tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu
Tần suất: số lƣợt/ % Thuận
lợi
Bình thường
Khó khăn 1 Thu thập thông tin về kết quả đào tạo và các kết quả
hoạt động khác của phân hiệu; so sánh kết quả đó với mục tiêu đào tạo;
23 24,2%
30 31,6%
42 44,2%
2 Tìm nguyên nhân dẫn đến các kết quả hoạt động; ra quyết định phát huy thành tích, uốn nắn lệch lạc và xử lý sai phạm.
14 14,7%
29 30,5%
52 54,8%
3 Tham gia kiểm định chất lượng đào tạo tại phân hiệu:
tổ chức các hoạt động tự đánh giá (đánh giá trong) theo các chuẩn đánh giá đã ban hành.
19 20,0%
26 27,3%
50 52,7%
4 Tham gia kiểm định chất lượng đào tạo tại phân hiệu:
mời các tổ chức kiểm định chất lượng đánh giá ngoài của theo các chuẩn đánh giá chất lượng.
4 4,2%
22 23,2%
69 72,6%
Các số liệu tại bảng trên, cho thấy:
- Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là thuận lợi trong triển khai các hoạt động kiểm soát chất lượng tại các phân hiệu cũng không cao; hoạt động được đánh giá có thuận lợi cao nhất chỉ có tần suất 24,2%; Tần suất các ý kiến cho là bình thường và khó khăn cũng rất cao, có hoạt động tần suất lên tới 72,6%.
- Tập hợp ý kiến trả lời các câu hỏi mở (về nguyên nhân thuận lợi hoặc khó khăn) trong phiếu hỏi này, chúng tôi biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn trong triển khai các hoạt động kiểm soát chất lượng tại các phân hiệu là do nhà trường chưa quan tâm và mặt khác do sự phân cấp chưa rõ ràng.
3.3.2.6. Thực trạng triển khai các hoạt động quản lý hệ thống thông tin quản lý tại phân hiệu
Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong triển khai quản lý hệ thống thông tin quản lý tại các phân hiệu thể hiện trong bảng 2.19 dưới đây.
Bảng 2.19. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý hệ thống thông tin quản lý tại các phân hiệu
TT Những hoạt động quản lý hệ thống thông tin quản lý tại phân hiệu
của các trường đại học đa phân hiệu
Tần suất: số lƣợt/ % Thuận
lợi
Bình thường
Khó khăn 1 Thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hệ thống
thông tin nhằm nhằm thu thập, xử lý, lưu trữ và chuyển tải thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý.
25 26,3%
27 28,4%
43 45,3%
2 Trang bị cơ sở vật chất và thiết bị thông tin như máy chủ, đường truyền và các phần mềm, thực hiện nối mạng để có các điều kiện nhân lực thông tin hoạt động.
26 27,4%
32 33,7%
37 38,9%
3 Thiết lập cơ sở dữ liệu về các hoạt động của nhà trường và của phân hiệu để làm cơ sở cho việc thu thập, xử lý và chuyển tải các thông tin trong quản lý đào tạo.
29 30,5%
24 25,3%
42 44,2%
4 Xây dựng và thực thi các quyết định phân cấp trong thu thập, xử lý, chuyển tải và lưu trữ các thông tin quản lý tại phân hiệu.
18 18,9%
30 31,6%
47 49,5%
Các số liệu tại bảng trên, cho thấy:
- Tần suất các ý kiến chuyên gia cho là thuận lợi trong triển khai các hoạt động quản lý hệ thống thông tin quản lý tại các phân hiệu cũng không cao; hoạt
động được đánh giá có thuận lợi cao nhất chỉ có tần suất 30,5%. Tần suất các ý kiến cho là có khó khăn cũng cao, có hoạt động có tần suất lên tới 49,5%. Tuy nhiên, đây là hoạt động được đánh giá mức độ khó khăn thấp nhất so với các hoạt động quản lý khác (đã phân tích ở các bảng số liệu ở trên).
- Tập hợp ý kiến trả lời các câu hỏi mở (về nguyên nhân thuận lợi hoặc khó khăn) trong phiếu hỏi này, chúng tôi biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn trong triển khai các hoạt động quản lý hệ thống thông tin quản lý tại các phân hiệu là phân hiệu ở xa cơ sở chính, việc thu thập thông tin và chuyên tải (báo cáo) đến Hiệu trưởng phải mất thời gian do chờ đợi sự hướng dẫn của các Khoa, Phòng chức năng tại cơ sở chính.