Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Ngoại thương

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 86 - 100)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM

2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Ngoại thương

2.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ

- Trường Đại học Ngoại thương, có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Foreign Trade University - FTU, được thành lập năm 1967 theo Quyết định số 123/CP ngày 05/8/1967 của Thủ tướng Chính phủ về chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành các Trường Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương (nay thuộc Bộ GD&ĐT). Hiện nay, Trường Đại học Ngoại thương có 3 cơ sở:

+ Cơ sở 1 (cơ sở chính) có trụ sở tại thành phố Hà Nội (số 91 Chùa Láng, Quận Đống Đa); được thành lập năm 1967 theo Quyết định số 123/CP, ngày 05/8/1967 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Cơ sở 2, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh (số 15 - D5, phường 25, quận Bình Thạnh); được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 1485/GD-ĐT, ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

+ Cơ sở 3 có trụ sở tại tỉnh Quảng Ninh (số 260 - phố Bạch Đằng, phường Nam Khê, thành phố Uông Bí); được thành lập năm 2009 theo Quyết định số 957/QĐ-ĐHNT-TCHC, ngày 30/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương.

- Trường Đại học Ngoại thương có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

+ “Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức

khoa học đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế;

phát triển năng lực học tập, nghiên cứu của sinh viên, rèn luyên kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại” [55].

+ Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Giáo dục và Điều lệ Trường đại học; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản: “Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và danh tiếng của Trường Đại học Ngoại thương; đáp ứng linh hoạt nguồn nhân lực phát triển KT-XH của đất nước; nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu; khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên và đảm bảo khả năng phát triển bền vững của Trường”[56].

2.2.2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức của cơ sở chính có các bộ phận chủ yếu:

+ Ban giám hiệu: 01 Hiệu trưởng và 04 Phó Hiệu trưởng.

+ Các phòng, ban chức năng: có 11 đơn vị là các phòng Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch Tài chính, Quản lý đào tạo, Quản lý khoa học, Quản trị - Thiết bị, Y tế, Hợp tác Quốc tế, Quản lý dự án, Công tác chính trị và sinh viên, Truyền thông và Quan hệ đối ngoại, Thư viện.

+ Các khoa và bộ môn trực thuộc trường: có 16 đơn vị là các Khoa:

Đào tạo tại chức, Sau đại học, Quản trị kinh doanh, Đào tạo quốc tế, Kinh tế quốc tế, Tài chính ngân hàng, Lý luận chính trị, Cơ bản, Tiếng Anh chuyên ngành, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; Bộ môn Tiếng Nga và Bộ môn Tiếng Việt.

+ Các trung tâm: có 04 đơn vị là: Trung tâm Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Trung tâm Thông tin và Khảo thí, Trung tâm Feretco.

- Cơ cấu tổ chức của Cơ sở 2 (tại Thành phố Hồ Chí Minh) có các bộ phận chủ yếu:

+ Lãnh đạo cơ sở: có Ban Giám đốc Phân hiệu (BGĐ PH) với 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.

+ Các ban chức năng thuộc cơ sở: có 06 đơn vị l: Ban Tổ chức - Hành chính, Ban Quản lý đào tạo, Ban Quản trị - Thiết bị, Ban Kế hoạch - Tài chính, Ban Công tác chính trị và sinh viên, Ban Thông tin - Khảo thí - Thư viện.

+ Các bộ môn thuộc cơ sở: có 05 bộ môn là: Bộ môn Nghiệp vụ, Bộ môn Cơ bản, Bộ môn Cơ sở, Bộ môn Tiếng Anh, Bộ môn Tiếng Nhật.

- Cơ cấu tổ chức của Cơ sở 3 (tại tỉnh Quảng Ninh) có các bộ phận chủ yếu tương tự như Cơ sở 2 (tại thành phố Hồ Chí Minh), tuy nhiên cơ sở này mới thành lập, nên quy mô về đội ngũ CBQL, cán bộ giảng dạy làm việc chính tại cơ sở này ít hơn nhiều so với hai cơ sở trên.

Nhìn nhận khái quát, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương được thiết lập vừa có dạng cơ cấu tổ chức trực tuyến, vừa có dạng cơ cấu tổ chức chức năng; trong đó thể hiện rõ sự liên hợp các chức năng của các đơn vị chuyên môn (Khoa, bộ môn trực thuộc và bộ môn trực thuộc Khoa) và các đơn vị chức năng (Phòng, Ban chức năng).

Có thể mô hình hóa cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương bằng hình vẽ (sơ đồ) 2.1. dưới đây.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương Ban chức

năng

Bộ môn

Phòng, Ban chức năng

Khoa, Viện, Trung tâm

Tổ bộ môn Tổ nghiệp vụ

BGĐ PH

BGH

2.2.2.3. Thực trạng về cơ chế quản lý chung cho mọi hoạt động

- Sự phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của lãnh đạo nhà trường:

Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý chung, ra các quyết định quản lý cấp trường và triển khai thực hiện các chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của Cơ sở chính và Phân hiệu.

Mỗi phân hiệu có Ban Giám đốc phân hiệu. Người đứng đầu Phân hiệu gọi là Giám đốc phân hiệu, thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động tại Phân hiệu. Giúp việc cho Giám đốc Phân hiệu có các Phó Giám đốc, trong đó có 01 Phó Giám đốc thường trực thay mặt Giám đốc điều hành và xử lý các hoạt động tại phân hiệu trong trường hợp Hiệu trưởng kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc phân hiệu.

- Sự phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của các đơn vị chức năng:

Tại Cơ sở chính có các Phòng (hoặc Ban) chức năng theo như quy định của Luật Giáo dục đại học, nhưng tại Phân hiệu chỉ có các Ban chức năng.

Tuy nhiên số lượng các Ban tại Phân hiệu ít hơn và mỗi Ban được phân quyền để đảm nhận nhiều chức năng theo hướng liên hợp các chức năng để góp phần thực hiện các chức năng chung của các Phòng (Ban) chức năng của Trường.

- Sự phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của các đơn vị chuyên môn:

Tại cơ sở chính có các Khoa, nhưng tại Phân hiệu chỉ có các Bộ môn. Bộ môn tại Phân hiệu đóng vai trò như Khoa (hoặc bộ môn trực thuộc) tại cơ sở chính. Mỗi bộ môn tại Phân hiệu được phân quyền đảm nhận nhiều chức năng theo hướng liên hợp các chức năng để góp phần thực hiện các chức năng chung của các Khoa, Bộ môn trực thuộc Trường.

- Cơ chế chung về thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý:

+ Về xây dựng kế hoạch:

Các Bộ môn và các Ban chức năng tại các Phân hiệu có trách nhiệm thiết lập kế hoạch hoạt động của bộ phận mình trên cơ sở các kế hoạch hoạt động

của các Khoa, Phòng chức năng tại cơ sở chính; đồng thời tuân theo kế hoạch hoạt động chung của Phân hiệu do Giám đốc phân hiệu phê duyệt.

+ Về tổ chức thực hiện kế hoạch:

Các Bộ môn, Ban chức năng tại Phân hiệu tổ chức thực hiện kế hoạch của bộ phận mình đã được Giám đốc Phân hiệu phê duyệt và tuân theo việc tổ chức thực hiện các kế hoạch chung của các Khoa, Phòng chức năng tại Cơ sở chính; đồng thời tuân theo sự tổ chức chung để thực hiện kế hoạch các hoạt động của Hiệu trưởng.

+ Về chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Các Bộ môn, Ban chức năng tại Phân hiệu chỉ đạo thực hiện kế hoạch của bộ phận mình đã đã được Giám đốc Phân hiệu phê duyệt và tuân theo việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch chung của Khoa, Phòng chức năng tại Cơ sở chính đã được Hiệu trưởng phê duyệt; đồng thời tuân theo sự chỉ đạo thực hiện kế hoạch chung của Hiệu trưởng.

+ Về kiểm tra thực hiện kế hoạch:

Hoạt động kiểm tra, đánh giá các hoạt động tại cơ sở chính và phân hiệu được phân cấp cho các đơn vị chuyên môn (khoa, bộ môn, các trung tâm nghiên cứu của cơ sở chính và các bộ môn của phân hiệu) và các đơn vị chức năng (Ban chức năng...) theo kế hoạch, nội dung, phương pháp và các tiêu chí đánh giá chung của trường. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra và đánh giá của các các hoạt động tại phân hiệu chịu sự kiểm tra và đánh giá trực tiếp của Giám đốc phân hiệu.

2.2.2.4. Thực trạng đào tạo, nghiên cứu KH&CN và cơ chế quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu KH&CN

a) Thực trạng hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN

Quy mô đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương (kể cả tại các phân hiệu) từ năm 2005 đến năm 2010 được thể hiện ở các số liệu trong bảng 2.2.

dưới đây.

Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương trong các năm từ 2005 đến 2010

Năm

Trình độ 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010

Đại học chính quy 6.468 7.268 9.899 10.962 12.439

Cao đẳng 269 431 710 842 1.039

Liên thông 436 675 620 540 540

Vừa làm, vừa học 11.175 13.223 14.592 15.236 13.511

Sau đại học 114 160 200 311 460

Chương trình quốc tế // // 30 90 292

Tổng 18.462 21.767 26.051 27.670 28.396 (Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương (2010).

Quy mô đào tạo các trình độ đào tạo tại các phân hiệu của Trường Đại học Ngoại thương từ năm 2005 đến năm 2010 thể hiện ở bảng 2.3. dưới đây.

Bảng 2.3. Quy mô đào tạo của các phân hiệu thuộc Trường Đại học Ngoại thương qua các năm từ 2005 đến 2010

Cơ sở đào tạo

Trình độ

đào tạo 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010

Cơ sở 2 (Tp.HCM)

Sau

đại học 30 60 120 150 180

Đại học,

Cao đẳng 2.150 2.318 2760 3.150 3.468

Cơ sở 3 (Q. Ninh)

Sau

đại học // // // // 30

Đại học,

Cao đẳng // // // // 230

Cộng 2.180 2.378 2.880 3.150 3.908

(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Ngoại thương 2010)

Theo số liệu tại các bảng trên, hoạt động đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương đã có những bước phát triển về quy mô đào tạo. Cụ thể:

+ Năm học 2005-2006, Trường đã đào tạo được 18.462 sinh viên (SV), trong đó hệ chính quy là 6.468 SV; nhưng đến năm học 2009-2010 số lượng SV đã tăng lên tới 28.396 SV, trong đó đại học chính quy 12.439 SV (tăng gần 200%). Trong các kỳ tuyển sinh đại học từ năm 2006 đến nay, điểm chuẩn đầu vào luôn cao nhất cả nước và các thi sinh là thủ khoa cao nhất nước (năm học 2008 - 2009 trong số 43 thí sinh đạt điểm thi tối đa 30/30 của cả nước thì trường này đã chiếm tới 13 thi sinh; năm học 2009 - 2010, trường này có 5 trên 11 thí sinh cả nước đạt điểm tối đa 30/30).

+ Năm 2005 có 121 học viên, thì đến năm 2010 đã lên đến 431 học viên. Hiện nay trường đang đào tạo 678 học viên cao học và nghiên cứu sinh tại cơ sở 1 và cơ sở 2. Ngoài ra, những năm gần đây, Trường đã đào tạo được hơn 20 thạc sĩ và tiến sĩ cho các nước bạn.

+ Tỉ lệ SV có việc làm ngay sau khi ra trường là 100%, trong đó tỉ lệ làm việc đúng ngành nghề đào tạo đạt trên 90% như các ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, marketing, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, tài chính quốc tế, pháp chế, hải quan, quản lý xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, giảng dạy tại một số trường đại học, cao đẳng… Hầu hết các cơ quan doanh nghiệp cả nước đều đánh giá cao chất lượng đào tạo của trường.

+ Tại Cơ sở 2, số lượng SV tốt nghiệp cử nhân trung bình là 400- 500 SV/năm. Theo kết quả khảo sát của Trường, nhiều SV được tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh như Sở Thương mại, Viện Kinh tế, Cục Hải quan và một số công ty xuyên quốc gia như Unilever, Procter & Gamble, APL, Maersk, Leo Burnett…

+ Tại Cơ sở 3 (ở tỉnh Quảng Ninh), trong giai 2010-2015, Trường đang từng bước xây dựng cơ sở vật chất hiện đại và phát triển quy mô đào tạo. Theo Chiến lược phát triển của Trường trong giai đoạn 2015-2020, Cơ sở 3 sẽ có quy mô đào tạo khoảng 4000 - 5000 SV/năm.

- Số lượng đề tài, chương trình KH&CN các cấp mà Trường Đại học Ngoại thương đã thực hiện từ năm 2005 đến năm 2010 là 10 đề tài cấp nhà nước và 108 đề tài cấp bộ, nhiều đề tài KH&CN cấp trường và đề tài KH&CN của sinh viên đã dự thi nghiên cứu khoa học cấp Bộ và được giải. Trường đã liên kết xây dựng được các chương trình liên kết đào tạo như: đào tạo trình độ thạc sĩ Luật kinh doanh quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Pháp với Trường Đại học tổng hợp Francois Rabelais Rours; đào tạo trình độ thạc sĩ Kinh doanh quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh, với Trường Đại học Latrobe (Úc), đào tạo trình độ thạc sĩ Quản trị dự án liên kết với Trường Đại học Nantes (Pháp), đào tạo trình độ thạc sĩ Kinh tế Á - Âu, hợp tác với Đại học Rennes 2, đào tạo cử nhân và thạc sĩ, với Đại học Bedfordshire (Vương quốc Anh); Chương trình tiên tiến ngành Kinh tế quốc tế, phối hợp với Trường Đại học Colorado (Hoa Kỳ), Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh quốc tế, phối hợp với Trường Đại học California State Fullerton (Hoa Kỳ); và một số chương trình liên kết đào tạo với các nước khác. Tại Cơ sở 2 (thành phố Hồ Chí Minh), Trường đang xúc tiến triển khai một số chương trình hợp tác với các trường đại học khác trên thế giới như: Trường Đại học Khoa học ứng dụng quốc gia Cao Hùng và Trường Đại học Shute (Đài Loan), Trường Đại học La Trobe (Úc), một số trường đại học tại Nhật Bản [55].

b) Cơ chế quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN - Đối với hoạt động đào tạo:

+ Việc tuyển sinh được thực hiện theo kế hoạch và chỉ tiêu chung của Trường; trong đó các Phân hiệu có đề nghị với Trường về chỉ tiêu ưu tiên đối với các chuyên ngành và trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương và vùng miền mà Phân hiệu đóng trụ sở.

+ Về xây dựng chương trình chi tiết, giáo trình và tài liệu đào tạo được tổ chức chung tại cơ sở chính. Các chuyên ngành đào tạo tại Phân hiệu sử dụng chương trình và giáo trình chung của Trường; trong đó khuyến khích việc đưa nội dung mang tính đặc trưng địa phương vào giảng dạy tại các Phân hiệu.

+ Việc phân công giảng viên, mời giảng viên thỉnh giảng, theo dõi và đánh giá hoạt động các giảng viên tại Phân hiệu do Bộ môn tại Phân hiệu thực hiện; trong đó có sự hỗ trợ giảng viên của cơ sở chính.

+ Việc đánh giá kết quả học tập được các Bộ môn tại Phân hiệu phối hợp với một số Ban chức năng thực hiện theo kế hoạch của Phòng Khảo thí, Phòng Đào tạo của Cơ sở chính.

+ Việc cấp văn bằng cho người học do Hiệu trưởng đảm nhận hoặc uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng thực hiện, tùy theo trình độ đào tạo.

- Đối với hoạt động KH&CN:

Các nhu cầu nghiên cứu của giảng viên và nghiên cứu viên tại các phân hiệu được tập hợp về Phòng Quản lý khoa học của Trường để trình Hiệu trưởng xét duyệt, cấp kinh phí và tổ chức đánh giá, nghiệm thu.

2.2.2.5. Thực trạng đội ngũ và cơ chế quản lý đội ngũ a) Thực trạng đội ngũ

Số lượng, trình độ đào tạo, học hàm và học vị cán bộ khoa học, giảng viên tính theo tỉ lệ trên tổng số cán bộ, nhân viên của Trường Đại học Ngoại thương thể hiện trên các số liệu tại bảng 2.4. dưới đây.

Bảng 2.4. Số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005 - 2013 Số liệu

Năm Tổng số Giảng

viên CB -NV GV/ tổng số GS, PGS, TS/ GV

2005 346 256 90 73% 13%

2006 422 332 110 78% 13,5%

2007 468 351 117 75% 14%

2008 535 390 145 72% 16%

2013- 2014 723 506 217 70% 19%

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính và Quyết định số 915/QĐ-ĐHNT- KHTC, ngày 09/11/2012 của Đại học Ngoại thương)[55]

Số lượng, học hàm, học vị của đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên làm có biên chế cơ hữu tại các Phân hiệu của Trường Đại học Ngoại thương được thể hiện ở các số liệu trong bảng 2.5. dưới đây.

Bảng 2.5. Số lượng, trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên tại các phân hiệu của Trường Đại học Ngoại thương năm 2012 Số liệu

Cơ sở ĐT

Tổng số

Giảng viên Nhân viên GS, PGS, TS/GV Số

lượng Tỉ lệ Số

lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Cơ sở I

(Hà Nội) 588 480 82% 108 18% 91 19%

Cơ sở II

(Tp.HCM) 130 80 62% 50 38% 07 9%

Cơ sở III

(Q. Ninh) 05 0 0% 05 100% 01 20%

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính và Quyết định số 915/QĐ-ĐHNT-KHT, ngày 09/11/2012 của Đại học Ngoại thương)[55]

Kết hợp việc phân tích số liệu tại các bảng 2.4 và bảng 2.5 với việc quan sát, điều tra thực tế về đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trường Đại học Ngoại thương cho thấy:

- Tại cơ sở chính, tỉ lệ giữa giảng viên và cán bộ nhân viên hành chính ở mức 82/18 (giảng viên 82%, CB-NV 18%). Tỉ lệ này rất cao, giảm được bộ máy hành chính, tăng hiệu quả làm việc. Về trình độ chuyên môn, giảng viên có trình độ GS, PGS, TS chiếm tỉ lệ 19%, đây là tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học trong cả nước.

- Tại phân hiệu II, cơ cấu giảng viên và cán bộ nhân viên hành chính thấp hơn cơ sở chính (tỉ lệ 62/38); nghĩa là số lượng nhân viên khối hành chính còn khá đông. Số lượng giảng viên và cán bộ khoa học có học vị, học hàm là GS, PGS, TS còn thấp hơn nhiều so với cơ sở chính. Tuy nhiên, hiện nay Trường đã và đang xúc tiến việc đào tạo nâng cao đội ngũ này bằng đào tạo trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 86 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)