Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay
3.3.1. Mục đích, phương pháp, hình thức tổ chức, đối tượng khảo nghiệm và cách thức xử lý số liệu
3.3.1.1. Mục đích
Nhận biết mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý trường đại học đa phân hiệu, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu tương xứng với cơ sở chính trong bối cảnh KT-XH hiện nay.
3.3.1.2. Phương pháp và hình thức tổ chức khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý bằng hai hình thức chủ yếu là tổ chức hội thảo khoa học và lấy ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi. Cụ thể:
a) Đối với lấy ý kiến chuyên gia trên Hội thảo thảo khoa học:
Để nhận biết các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam, chúng tôi còn tổ chức hội thảo khoa học để lấy ý chuyên gia. Mục đích, chủ đề, nội dung, thành phần, địa điểm tổ chức hội thảo khoa học này được trình bày dưới đây.
- Mục đích của hội thảo là tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà quản lý cơ sở giáo dục đại học có phân hiệu để thống nhất về cơ sở lý luận, thực trạng và các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu.
- Chủ đề của hội thảo: “Mô hình trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay”.
- Nội dụng của hội thảo là bàn luận và thống nhất về bốn vấn đề:
+ Mô hình về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu rất phổ biế n trên thế giới, hiện nay đã xuất hiện tại Việt Nam. Mô hình này có phù hợp với bối cảnh phát triển KT -XH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và có cơ hô ̣i phát triển hay không.
+ Trong thực tiễn, hoạt động quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam có những thuận lợi, khó khăn nào trong việc triển khai hoạt động đào tạo và các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở chính và đặc biệt là tại các phân hiệu.
+ Hiện nay đang tồn tại dạng phân hiê ̣u đô ̣c lâ ̣p (có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng ) và dạng phân hiệu phu ̣ thuô ̣c hoàn toàn vào cơ sở chính (không có pháp nhân, không có con dấu riêng), vậy dạng phân hiệu nào sẽ có lợi thế để cho phân hiê ̣u hoa ̣t đô ̣ng có hiê ̣u quả hơn.
+ Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo ở các phân hiệu của trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay.
- Thành phần tham dự hội thảo: các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, các cán bộ quản lý giáo dục cấp trường, cấp khoa của các trường đại học đa phân hiệu như: Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian và địa điểm hội thảo: Một ngày, vào ngày 09 tháng 03 năm 2013, tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
- Khái quát về tiến trình hội thảo: gồm có đề dẫn hội thảo, các đại biểu tham gia hội thảo (các chuyên gia) đưa ra các ý kiến tham luận, thực hiện tranh luận để có sự thống nhất về các nội dung cần thảo luận. Có biên bản và các hình ảnh hội thảo (xem nội dung và các hình ảnh tại Phụ lục 3, tại Phần phụ lục của luận án này).
- Cách thức xử lý ý kiến của chuyên gia trong hội thảo: Tổng hợp các ý kiến tham luận của các chuyên gia đã ghi trong biên bản Hội thảo về thực trạng và giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH của nước nhà hiện nay. Qua các giải pháp quản lý nà các chuyên gia đề xuất, có thể nhận biết được mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp mà chúng tôi đã đề xuất trong luận án này.
b) Đối với lấy ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi:
- Chúng tôi soạn thảo các bảng câu hỏi có nội dung là các giải pháp và các yêu cầu trả lời là mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (nội dung và hình thức các bảng câu hỏi kèm theo Phụ lục 2 của luận án).
- Đối tượng chuyên gia được chúng tôi lựa chọn để lấy ý kiến trả lời phiếu hỏi gồm:
+ 12 cán bộ quản lý cấp trường của các Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (trong đó có cả những Giám đốc, trưởng phân hiệu của ba trường này).
+ 50 cán bộ quản lý cấp khoa và phòng chức năng của ba trường trên, trong đó có các Ban, Trưởng bộ môn của các phân hiệu.
+ 50 giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó chú trọng tới các giảng viên có học hàm phó giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.
+ 30 cán bộ lãnh đạo trong đảng uỷ, chi uỷ của 3 trường.
+ 28 chuyên gia được mời và đã tới tham dự Hội thảo khoa học.
Tổng số các chuyên gia dự kiến để lấy ý kiến: khoảng 170 người.
- Cách thức xử lý ý kiến của chuyên gia bằng trả lời trên phiếu hỏi là tập hợp tần suất các ý kiến của chuyên gia về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, tăng cường các phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng cho các hoạt động của trường đại học đa phân hiệu.
Chúng tôi gửi phiếu đến các chuyên gia, thu thập các phiếu đã được các chuyên gia trả lời để xử lý.