Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 115 - 133)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM

2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu

2.2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu các văn bản về Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và là người đã và đang quản lý trực tiếp Nhà trường, bằng quan sát các hoạt động thực tiễn của trường trong 5 năm gần đây, tôi nhận thấy một số thực trạng quản lý của trường này dưới đây.

2.2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ

Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Industry University of HoChiMinh City (IUH), được thành lập ngày 24/12/2004 theo Quyết định số 214-2004/QĐ/TTg của

Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở chính đóng tại số 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Công Thương; chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ GD&ĐT. Ngoài cơ sở chính, trường có 04 cơ sở đặt tại các địa phương khác nhau:

+ Cơ sở 2, có trụ sở tại số 39 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

+ Cơ sở 3, có trụ sở tại xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

+ Cơ sở 4, có trụ sở tại xã Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

+ Cơ sở 5, có trụ sở tại số 938, phố Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

- Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

+ Cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

+ Đào tạo cán bộ kinh tế - kỹ thuật - nghiệp vụ có trình độ sau Đại học, Đại học, Cao đẳng (cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề) thuộc các ngành nghề để phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác;

+ Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có khả năng thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế và công chức Nhà nước có trình độ từ sau Đại học trở xuống;

+ Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu với sản xuất, dịch vụ KH&CN theo quy định của Luật KH&CN, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các quy định khác của pháp luật;

+ Phát triển quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học…

2.2.4.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức của cơ sở chính có các bộ phận chủ yếu:

+ Ban giám hiệu: có Hiệu trưởng và 05 Phó Hiệu trưởng.

+ Hội đồng khoa học và đào tạo: có 03 tiểu ban là Tiểu ban Khoa học giáo dục; Tiểu ban Khoa học công nghệ; Tiểu ban Kinh tế.

+ Các phòng (ban) chức năng và đơn vị tương đương có 12 đơn vị:

Đào tạo; Tổ chức - Hành chính; Tài chính - Kế toán; Quản trị; Kế hoạch - Vật tư; Dịch vụ; Thanh tra giáo dục; Chính trị và Công tác sinh viên; Quản lý khoa học và sau đại học; Khảo thí - đảm bảo chất lượng; Quản lý Ký túc xá; Nhà ăn.

+ Các Khoa, Bộ môn trực thuộc trường có 15 đơn vị là các khoa:

Lý luận chính trị - Giáo dục quốc phòng và Thể chất; Khoa học cơ bản; Ngoại ngữ; Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Kế toán - Kiểm toán; Tài chính - Ngân hàng; Thương mại - Du lịch; Nhiệt lạnh; Công nghệ Hóa; Công nghệ Ô tô; Công nghệ Cơ khí; Công nghệ Điện, Công nghệ Điện tử; Công nghệ May và Thời trang; Đào tạo liên thông;

+ Có 02 viện nghiên cứu là Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm; Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường.

+ Có Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng; Trung tâm Hợp tác quốc tế;

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển máy công nghệ; Trung tâm Thư viện.

+ Tạp chí Khoa học và công nghệ; Nhà xuất bản.

- Cơ cấu tổ chức tại các cơ sở của Trường bao gồm các bộ phận chủ yếu:

+ Ban lãnh đạo cơ sở: Phụ trách mỗi cơ sở gọi là Trưởng cơ sở, giúp việc cho Trưởng cơ sở có các Phó trưởng cơ sở. Trưởng cơ sở là người thay mặt Hiệu trưởng điều hành toàn bộ các hoạt động tại cơ sở và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động tại cơ sở.

+ Các phòng chức năng có 04 đơn vị là Phòng Giáo vụ, Phòng Tổng hợp, Phòng Thanh tra Giáo dục và quản lý sinh viên và Phòng Quản lý ký túc xá. Mỗi phòng chức năng thực hiện các chức năng của nhiều phòng chức năng tại cơ sở chính. Các phòng này chịu sự quản lý trực tiếp của Lãnh đạo cơ sở, nhưng đồng thời cũng chịu sự quản lý theo tuyến dọc của các phòng chức năng tại cơ sở chính theo dạng cơ cấu tổ chức liên hợp chức năng.

+ Các đơn vị chuyên môn có 3 đơn vị là các Khoa Công nghệ, Khoa Kinh tế, Khoa Khoa học cơ bản và Kỹ thuật cơ sở. Cơ cấu tổ chức các đơn vị chuyên môn cũng thiết lập theo dạng cơ cấu tổ chức liên hợp chức năng; trong đó mỗi Khoa tại cơ sở thực hiện chức năng của nhiều khoa và bộ môn tại cơ sở.

Nhìn nhận khái quát, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cũng được thiết lập vừa theo dạng cơ cấu tổ chức trực tuyến, vừa có dạng cơ cấu tổ chức chức năng, trong đó thể hiện rõ sự liên hợp các chức năng của các đơn vị có chức năng chuyên môn (Khoa, Viện, Trung tâm trực thuộc trường và bộ môn trực thuộc khoa) và các đơn vị có chức năng (các Phòng, Ban chức năng).

Có thể diễn tả cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh như hình vẽ (sơ đồ) 2.3 dưới đây.

Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

2.2.4.3. Thực trạng về cơ chế quản lý chung cho mọi hoạt động

- Sư phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của lãnh đạo nhà trường

Hiệu trưởng có trách nhiệm và quyền hạn được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học. Hiệu trưởng ra các quyết định quản lý và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với mọi hoạt động của Cơ sở chính và Phân hiệu. Người đứng đầu Phân hiệu còn gọi là Trưởng cơ sở để thay mặt Hiệu trưởng điều hành và xử lý các hoạt động của Trường tại Phân hiệu.

- Sự phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của các đơn vị chức năng:

Tại Cơ sở chính của Trường, có các Phòng chức năng hoạt động theo quy định của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học. Tại Phân hiệu cũng có các Phòng , nhưng số lượng ít hơn và mỗi Phòng này được giao nhiều chức năng theo hướng tích hợp chức năng theo phương thức liên hợp các chức năng để thực hiện các chức năng chung chung của khối các Phòng chức năng của Trường.

Tại Cơ sở chính có các đơn vị chuyên môn như Khoa, Viện, Trung tâm hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học.

Phòng chức năng

Khoa

Tổ nghiệp vụ Tổ bộ môn

Phòng, Ban chức năng

Khoa, Viện, Trung tâm

Tổ bộ môn Tổ nghiệp vụ

Phân hiệu

ĐH

Trường ĐH

- Sự phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của các đơn vị chuyên môn Tại mỗi Phân hiệu có các Khoa, nhưng các Khoa này được giao một số chức năng của các Khoa tại cơ sở chính theo hướng liên hợp các chức năng để thực hiện hoạt động đào tạo và hoạt động KH&CN của khối các đơn vị chuyên môn của Trường tại Phân hiệu. Hoạt động của các Khoa tại Phân hiệu chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng phân hiệu và thực hiện theo kế hoạch, sự tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của Trường.

- Cơ chế chung về thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý:

Đối với các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch; Hiệu trưởng có trách nhiệm thiết lập và thực hiện các chức năng quản lý đối với các hoạt động chung của Trường.

Hiệu trưởng có trách nhiệm thiết lập và thực hiện các chức năng quản lý đối với các hoạt động chung của phân hiệu trên cơ sở các quyết định quản lý của Hiệu trưởng. Các đơn vị chuyên môn và đơn vị chức năng tại cơ sở chính và tại phân hiệu dựa trên kế hoạch chung của trường để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ đã được phân công.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chức năng quản lý của các đơn vị tại phân hiệu phải dựa trên kế hoạch, sự tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra và đánh giá của các đơn vị tại cơ sở chính trên nguyên tắc phân cấp nhưng có sự liên hiệp các chức năng.

2.2.4.4. Thực trạng đào tạo, nghiên cứu KH&CN và cơ chế quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu KH&CN

a) Thực trạng hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN - Về hoạt động đào tạo

Hiện nay, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giáo dục đại học có quy mô đào tạo lớn ở Việt Nam, với số

lượng gần 100.000 sinh viên. Các chuyên ngành và trình độ đào tạo tại cơ sở chính và các phân hiệu gồm:

+ Đào tạo trình độ thạc sĩ, có 04 chuyên ngành: Quản lý môi trường, Kỹ thuật môi trường, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin.

+ Đào tạo trình độ đại học, có 20 ngành: Cơ khí chế tạo máy, Cơ điện tử, Công nghệ ô tô, Công nghệ nhiệt lạnh, Công nghệ điện, Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ phần mềm, Công nghệ hóa học, Công nghệ hóa dầu, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ môi trường, Công nghệ may và thiết kế thời trang, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh du lịch, Kế toán - Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Tiếng Anh.

+ Đào tạo trình độ cao đẳng, có 20 ngành với tổng số 32 chuyên ngành như: Công nghệ thông tin (Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính);

Công nghệ điện tử (Điện tử công nghiệp, Điện tử viễn thông, Điện tử máy tính, Điện tử tự động; Công nghệ điện, Điện công nghiệp, Công nghệ điều khiển tự động); Công nghệ nhiệt - lạnh: Điện lạnh; Công nghệ cơ khí (Chế tạo máy, Quản lý và Bảo trì công nghiệp, Cơ điện tử, Chế tạo khuôn mẫu, Công nghệ hàn); Cơ khí động lực (Sửa ô tô); Công nghệ hóa (Hóa vô cơ; hóa hữu cơ; hóa phân tích; Máy và Thiết bị hóa chất); Công nghệ hóa dầu; Công nghệ sinh học; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ môi trường; Kinh tế (Kế toán - Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Tài chính - Ngân hàng; Kinh doanh du lịch; Kinh doanh quốc tế; Marketing); Công nghệ cắt may và Thiết kế thời trang (Thiết kế thời trang, Công nghệ may); Ngoại ngữ (Tiếng Anh).

Quy mô đào tạo của Trường trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 được thể hiện ở các số liệu tại bảng 2.10. dưới đây.

Bảng 2.10. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Các cơ sở đào tạo

Trình độ đào tạo

2006- 2007

2007- 2008

2008- 2009

2009- 2010

2010- 2011

Cơ sở 1 (Tp.HCM)

Sau đại học

00 250 347 465 252

TC, CĐ, đại học

39.475 39.119 45.061 58.647 77.258

Cơ sở 2 (Biên Hòa)

TC, CĐ, đại học

2.356 3.100 3.540 4.505 5.425

Cơ sở 3 (Thái Bình)

TC, CĐ,

đại học 1.540 3.237 3.890 5.370 4.272

Cơ sở 4 (Thanh Hóa)

TC, CĐ,

đại học 00 00 2.850 5.823. 6.106

Cơ sở 5 (Quảng Ngãi)

TC, CĐ,

đại học 00 2.750 4.879 5.326 5.687

Tổng cộng 43.371 48.456 60.567 80.136 99.000

(Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh-2011) Các số liệu tại bảng 2.10 cho thấy: tính đến thời điểm cuối năm 2010, tổng số sinh viên tại cơ sở chính và các Phân hiệu của Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là 99.000; trong đó số sinh viên tại cơ sở chính là 77.258 người.

Trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010, số lượng sinh viên của trường tăng lên một cách đáng kể: năm 2006, toàn trường chỉ có 43.371 học sinh, sinh viên, nhưng chỉ sau 4 năm (đến năm 2010) số lượng học sinh sinh viên tăng lên đến 99.000 người (tỉ lệ tăng tới 200%).

Chất lượng đào tạo tại cơ sở chính và các phân hiệu của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh được thống kê vào năm 2010 thể hiện ở các số liệu tại bảng 2.11. dưới đây.

Bảng 2.11. Chất lượng đào tạo tại cơ sở chính và tại các phân hiệu của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

Cơ sở đào tạo

Số HSSV xét TN

Số HSSV tốt nghiệp

Tỉ lệ tốt nghiệp

Tỉ lệ TN loại giỏi

Tỉ lệ TN loại Khá

Tỉ lệ có việc làm Cơ sở 1

(Tp.HCM) 25.295 17.959 71% 2,5% 23,2% 75,6%

Cơ sở 2 (Biên Hòa)

1,862

1.248 67% 1,8% 21% 71.2%

Cơ sở 3 (Th/ Bình)

1.798

1.025 57% 0,9% 19% 42.6%

Cơ sở 4

(Th/ Hóa) 1.950 1,190 61% 1,3% 20% 45,3%

Cơ sở 5

(Q/ Ngãi) 1.871 1.235 66% 1,4% 22,5% 52,7%

Tổng cộng 32.776 22.657 69% 2,3% 23,1% 74,5%

(Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh-2011) Nhìn chung, Trường được các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp phía Nam đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việc làm. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đạt trên 90% trong đó 85% có vị trí làm việc đúng với chuyên môn được đào tạo. Trường luôn luôn dẫn đầu cả nước về kết quả thi học sinh giỏi nghề quốc gia và khu vực Asian. Trường còn là đối tác tin cậy trong liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục quốc tế ở Mỹ, Bỉ, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan…

- Về hoạt động KH&CN:

+ Trong 6 năm gần đây , Trường đã có 3 đề tài KH &CN cấp nhà nước, 12 đề tài cấp Bộ , 65 đề tài cấp tỉnh và thành phố , hàng trăm đề tài cấp trường. Chỉ riêng năm 2011, đã có 88 bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế; trong đó, đã có 14 bài đăng tạp chí quốc tế với 02 bài SCI và 02 bài SCIE. Sinh viên được khuyến khích và được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học, năm qua đã có 34 báo cáo của sinh viên.

+ Kể từ năm học 2010 - 2011, ngoài kinh phí nghiên cứu khoa học từ ngân sách Nhà nước, mỗi năm Nhà trường cấp cho Hội đồng khoa học 5 tỷ VNĐ để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong giáo viên và sinh viên.

+ Trường đã thực hiện có hiệu quả về hợp tác quốc tế về nghiên cứu để phục vụ hoạt động đào tạo như: Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ ngành Khoa học môi trường với Đại học Liege - Bỉ; Chương trình liên kết đào tạo Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh với Đại học Mỹ - Đài Loan; Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với Đại học Soongsil - Hàn Quốc; Chương trình liên kết đào tạo cao đẳng Quản trị kinh doanh với SIAST - Canada; Chương trình liên kết với TafeSA (Học viện Nam Úc); Chương trình liên kết đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh với Đại học North Central University (NCU) - Mỹ.

b) Cơ chế quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN

Về công tác tuyển sinh, Trường phân bổ chỉ tiêu cho Phân hiệu. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, các Phân hiệu phối hợp với Phòng Đào tạo tại Cơ sở chính tổ chức tuyển sinh. Nguyên tắc xác định điểm chuẩn: căn cứ điểm sàn quy định của Bộ GD&ĐT, căn cứ chỉ tiêu được giao, các Phân hiệu chủ động trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Về xây dựng chương trình chi tiết, giáo trình và tài liệu đào tạo được tổ chức chung tại cơ sở chính. Các chuyên ngành đào tạo tại Phân hiệu sử dụng chương trình và giáo trình chung của Trường; trong đó khuyến khích việc đưa nội dung mang tính đặc trưng địa phương vào giảng dạy tại các Phân hiệu.

Việc phân công theo dõi và đánh giá giảng viên do các khoa tại Phân hiệu thực hiện. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các cơ sở như kiểm tra giữa kỳ, thi hết môn, thi tốt nghiệp thực hiện theo chuẩn chất lượng chung toàn trường và đều lấy từ ngân hàng đề thi của Phòng Khảo thí của cơ sở chính.

Kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên tại các Phân hiệu đều do Phòng Đào

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 115 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)