Công nghệ thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 72 - 75)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU

1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý của trường đại học đa phân hiệu

1.6.4. Công nghệ thông tin và truyền thông

Trong xu thế hòa nhập và toàn cầu hóa của một “Thế giới phẳng” như hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão , nhất là công nghệ thông tin và truyền thông. Các thành quả về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông có tác dụng và giá trị cao trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội , trong đó có lĩnh vực giáo du ̣c. Trường đa ̣i ho ̣c là chiếc nôi đào ta ̣o nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước không thể không chi ̣u tác đô ̣ng của lĩnh vực công nghê ̣ thông tin và truyền thông. Mặt khác, hê ̣ thống quản lý trong nhà trường đa ̣i ho ̣c bao giờ cũng gắn với các phương tiê ̣n công nghê ̣ thông tin và truyền thông chất lượng cao . Có như thế mới giải quyết được nhu cầu thông tin của thầy cô giáo và sinh viên trong nhà trường, những người mà hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn luôn gắn với công cụ thông tin và truyền thông.

Chính vì vậy, các tiện ích của thông tin và truyền thông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý trường đại học đa phân hiệu.

Tiểu kết chương 1

Trường đại học đa phân hiệu hình thành , phát triển tương đối phổ biến trên thế giới và Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH, góp phần tạo nên sự bình đẳng và công bằng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học.

Các yếu tố chủ yếu cấu thành trường đại học đa phân hiệu gồm: mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất, môi trường hoạt động, hệ thống thông tin quản lý và phương thức kiểm soát chất lượng. Các yếu tố này có các đặc điểm khác với các trường đại học chỉ có một cơ sở.

Quản lý trường đại học đa phân hiệu (theo giới hạn nghiên cứu của đề tài luận án) gồm thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, quản lý hoạt động đào tạo và quản lý các phương tiện và điều kiện hoạt động. Nói cách khác,

các lĩnh vực quản lý của trường đại học đa phân hiệu bao gồm thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, quản lý hoạt động đào tạo và quản lý các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện cho hoạt động đào tạo.

Thiết lập cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức đảm bảo chất lượng các hoạt động của trường đại học đa phân hiệu phải dựa trên lý thuyết quản lý một tổ chức. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý phải dựa trên các loại (dạng) cơ cấu tổ chức chủ yếu (trực tuyến, chức năng, trực tuyến - chức năng, trực tuyến - chức năng liên hợp), phải đảm bảo các mối quan hệ và các nguyên tắc quản lý chủ yếu (đảm bảo tính mục đích và tính phát triển bền vững, phân cấp, phân quyền và chuyên môn hoá chức năng, nâng cao hiệu lực quản lý và kiểm soát được chất lượng, phát huy được thế mạnh các nguồn lực và của môi trường hoạt động).

Các yếu tố tác động đến quản lý của trường đại học đa phân hiệu gồm luật pháp, chính sách phát triển giáo dục đại học; quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học; bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học; công nghệ thông tin và truyền thông.

Vấn đề đặt ra là phải có cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý các trường đại học đa phân hiệu như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu, góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH, đảm bảo bình đẳng và công bằng cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học.

Để giải quyết được vấn đề đã đặt ra, trên cơ sở định hướng của cơ sở lý luận nêu trên, phải nhận biết được thực trạng cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam. Từ đó có cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp quản lý về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động cho loại hình trường này.

Các kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam được chúng tôi trình bày tại chương 2 dưới đây.

Chương 2

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)