Khái quát về các học thuyết quản lý

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 42 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU

1.3. Những vấn đề lí luận cơ bản về quản lý và tổ chức

1.3.1. Khái quát về các học thuyết quản lý

Từ thực tế phân công lao động trong một tổ chức, đã xuất hiện các tư tưởng và học thuyết quản lý và có sự phát triển theo các thời đại. Một số học thuyết quản lý đã được các nhà khoa học đề xướng dưới đây.

- Thuyết quản lý khoa học (Scientific Management)

Thuyết quản lý khoa học là sự đóng góp của của Frederick Winslow Taylor (1856-1915) người Mỹ, với công trình tiêu biểu là cuốn “The Principles of Scientific Management” (Những nguyên tắc quản lý khoa học), được xuất bản năm 1911. Trong công trình này, F. W. Taylor đã định nghĩa quản lý và đưa ra bốn nguyên tắc quản lý khoa học:“1) Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công việc và xác định phương pháp tốt nhất để

hoàn thành; 2) Tuyển chọn công nhân một cách thận trọng và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ bằng cách sử dụng các phương pháp có tính khoa học đã được hình thành; 3) Người quản lý hợp tác đầy đủ và toàn diện với công nhân để đảm bảo chắc chắn rằng người công nhân sẽ làm việc theo phương pháp đúng đắn. 4) Phân chia công việc và trách nhiệm cho người quản lý có bổn phận phải lập kế hoạch cho các phương pháp công tác khi sử dụng những nguyên lý khoa học, còn người công nhân có bổn phận thực thi công tác theo đúng kế hoạch đó” [32; tr.21].

- Thuyết quản lý hành chính (Adminitstrative Management)

Thuyết quản lý hành chính được khởi xướng bởi Henri Fayol (1841- 1925), người Pháp với công trình “Adminitstrative Intustrielle et Generale”.

Ông đã đưa ra 14 nguyên tắc quản lý hành chính như: Phân công lao động;

Quyền hạn; Kỷ luật; Thống nhất chỉ huy; Thống nhất trách nhiệm; Quyền lợi cá nhân phải phục tùng quyền lợi chung; Tiền lương xứng đáng; Tập trung hoá; Sợi dây quyền hạn; Trật tự; Bình đẳng; Sự ổn định đội ngũ; Sáng kiến;

Tình thần đồng đội [32; tr.22 - 23].

- Thuyết quản lý bàn giấy (Bureaucratic Management)

Thuyết quản lý bàn giấy (còn có tên là thuyết quản lý quan liêu) do Max Weber (1864-1920), người Đức đề xướng với 7 đặc trưng của quản lý gồm:

Quy tắc chỉ dẫn hành vi; Khách quan - lạnh lùng thực hiện quy tắc; Phân công lao động hợp lý; Cấu trúc thứ bậc rõ ràng; Cấu trúc quyền hạn; Cam kết sự nghiệp suốt đời; Tính duy lý của người quản lý [32; tr.25-26].

- Thuyết quản lý theo trường phái quan hệ con người (Human relations movement)

Một trường phái đáng chú ý trong nghiên cứu lý luận quản lý là trường phái quan hệ con người. Một trong những người tiêu biểu nhất của trường phái này là nhà khoa học Mỹ Mary Parker Follet (1868 - 1933) với hai cuốn sách tiêu biểu là Nhà nước mới và Kinh nghiệm sáng tạo đều xuất bản năm

1920. Các nhà khoa học của trường phái này đã nghiên cứu đến các hành vi của con người trong hoạt động quản lý, cho nên đến nay có tác giả gọi trường phái này là trường phái tâm lý xã hội trong quản lý [29; tr.49]. Công lao lớn nhất của các tác giả theo trường phái này đã đóng góp vào kho tàng lý luận quản lý là việc nêu lên mối quan hệ của con người trong tổ chức và những biện pháp giải quyết mâu thuẫn giữa con người với con người trên nền tảng lý luận về quyền lực và mệnh lệnh, trách nhiệm và thẩm quyền, lãnh đạo và điều khiển trong quản lý [15; tr.126]. Cùng tư tưởng với Follet M. P. là các nhà khoa học Elton Mayo (1880 - 1949), Abraham Maslow (1908 - 1970) và Douglas McGregor (1906 - 1964). Sản phẩm cống hiến của họ vào kho tàng lý luận quản lý là những vấn đề: động lực của người lao động, sự điều hoà giữa nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân thông qua giá trị của sự cộng tác, những tác động xã hội đối với lao động, các quy tắc chuẩn mực tác động về tài chính của người quản lý, những ủng hộ của người lao động với người quản lý trên cơ sở sự thỏa mãn cá nhân về nhiều mặt, sự phối hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả công việc trên nguyên tắc dân chủ... Đóng góp vào luận thuyết này còn có Cheter Irving Barpard (1886 - 1961) bằng việc tiếp cận quản lý theo quan điểm tổ chức (có tác giả đặt tên là “Thuyết quản lý tổ chức”, nhưng nội dung chủ yếu vẫn là nghiên cứu về hành vi trong quản lý. Công trình có ý nghĩa nhất của ông là cuốn “Acceptance theory of authority” (Thuyết chấp nhận quyền hạn). Trong công trình này, ông đã làm sáng tỏ rằng: một tổ chức như một hệ thống xã hội đòi hỏi sự cộng tác của các thành viên nếu tổ chức muốn hoạt động có hiệu quả [15; tr.158-186]). Mặt khác, trong xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp với nhau, cho nên cần vận dụng những tri thức về tâm lý học hành vi vào quản lý. Trong trường phái này, các tác giả trên đã chỉ ra những quan miệm đối lập về con người thể hiện ở thuyết X (con người về bản chất là không muốn làm việc, có suy nghĩ thiển cận và hành động bị động, coi cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được...) và

thuyết Y (con người có nhiều điểm tốt cần khai thác như cảm thấy mình có ích và quan trọng, muốn chi sẻ trách nhiệm và tự khẳng định mình...) để người quản lý có những phương pháp quản lý phù hợp theo các quan miệm đó [21, tr.13].

- Ngoài các thuyết quản lý nêu trên, trong những thập niệm gần đây còn có các quan điểm mới về quản lý như:

+ Quan điểm tình huống được thể hiện trong cuốn sách “A Theory of Leadership Effectiveness” (Một lý thuyết lãnh đạo hiệu nghiệm) của Fred E. Fieldler (giáo sư Trường Đại học Illinois), xuất bản năm 1967. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quát các học thuyết quản lý đã có để đi đến quản lý trong từng hoàn cảnh hay nói cách khác là theo những tình huống khác nhau.

+ Một quan điển khác là thuyết Z trong quản lý. Trên cơ sở các thuyết X và Y, Willam Ouchi đã khởi xướng thuyết Z nhằm khai thác các mặt tốt của con người từ hai thuyết X và Y đã nêu trên [32, tr 34 - 35].

Các học thuyết quản lý nêu trên đều có giá trị và tác dụng đối với những nhà quản lý một tổ chức trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xác định cơ chế quản lý, huy động, phân bổ các nguồn lực, phương tiện và điều kiện cho mọi hoạt động của tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu.

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)