Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 100 - 115)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM

2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu

2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Qua quá trình khảo sát thực tế cũng như nghiên cứu các văn bản về quá trình hình thành, phát triển và các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh như: Quyết định số 118/2000/QQD-TTg, ngày 10/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh [8]; Quyết định số 2539/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thành lập phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai [4]; Quyết định số 699/QĐ-TTg, ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh [60], chúng tôi có được những kết quả như sau.

2.2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (có tên giao dịch quốc tế là Nong Lam University - NLU), được thành lập theo Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, ngày 10/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ [8]; trực thuộc Bộ GD&ĐT. Hiện nay, Trường có trụ sở chính tại Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và có hai phân hiệu:

- Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai, được thành lập theo Quyết định số 2539/QĐ- BGD&ĐT, ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [4], có trụ sở tại 126 Lê Thánh Tôn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

- Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận, được thành lập theo Quyết định số 699/QĐ-TTg, ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ [10], có trụ sở tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

b) Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan như Công nghệ thông tin, Công nghệ môi trường, Công nghệ sinh học, Ngoại ngữ và Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Công nghệ ô tô, Công nghệ nhiệt lạnh, Cơ điện tử, Điều khiển tự động... Thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài nước; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất.

2.2.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức của cơ sở chính

+ Ban Giám hiệu: có Hiệu trưởng và 3 Phó hiệu trưởng.

+ Các phòng, ban chức năng, có 9 đơn vị là Phòng Hành chính;

Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Đào tạo; Phòng sau đại học; Phòng Quản lý

khoa học; Thư viện; Phòng Hợp tác quốc tế; Phòng Quản trị - Vật tư; Phòng Công tác sinh viên và Phòng Thanh tra.

+ Các khoa và bộ môn trực thuộc trường, có 16 đơn vị là Khoa Nông học; Khoa Chăn nuôi Thú y; Khoa Lâm nghiệp; Khoa Kinh tế; Khoa Công nghệ Cơ khí; Khoa Thủy sản; Khoa Công nghệ thực phẩm; Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Ngoại ngữ; Khoa Công nghệ môi trường; Khoa Công nghệ thông tin; Khoa Quản lý đất đai và bất động sản; Bộ môn Mác - Lênin; Bộ môn Công nghệ sinh học; Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp; Công nghê ̣ hóa ho ̣c;

Cảnh quan & Kỹ thuật hoa viên; Công nghê ̣ thông tin đi ̣a lý

+ Có 01 Viện nghiên cứu là Viện nghiên cứu Công nghê ̣ sinh ho ̣c + Có 14 Trung tâm nghiên cứu là các Trung tâm: Nghiên cứu chuyển giao Khoa học kỹ thuật; Ngoại ngữ; Tin học ứng dụng; Bồi dưỡng kiến thức; Phân tích thí nghiệm hóa sinh; Nghiên cứu Bột giấy; Nghiên cứu Bảo vệ môi trường; Nghiên cứu Bảo quản và chế biến rau quả; Nghiên cứu Ứng dụng kỹ thuật địa chính; Năng lượng và máy nông nghiệp; Công nghệ và Thiết bị nhiệt lạnh; Nghiên cứu Khoa học và kỹ thuật chế biến lâm sản; Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp; Khảo thí và kiểm định chất lượng.

- Cơ cấu tổ chức của các phân hiệu

Cơ cấu tổ chức của các phân hiêu (Gia Lai và Ninh Thuận) giống nhau;

trong đó có Ban lãnh đạo phân hiệu gồm Trưởng phân hiệu và các Phó trưởng phân hiệu. Các đơn vị chức năng thuộc phân hiệu gọi là Bộ phận; các đơn vị chuyên môn thuộc phân hiệu gọi là Khối và Tổ. Trong đó:

+ Có 05 Bộ phận chức năng là: Tổ chức - Hành chính - Quản trị văn thư; Kế hoạch - Tài chính - Kế toán; Đào tạo; Công tác sinh viên;

Nghiên cứu khoa học - hợp tác quốc tế. Mỗi bộ phận có Trưởng bộ phận và các phó của bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận chức năng của nhiều Phòng (Ban) chức năng tại cơ sở chính, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của Lãnh đạo phân hiệu.

+ Có 03 Khối, Tổ chuyên môn là: Khối Sinh học; Khối Công nghệ;

Tổ Ngoại ngữ. Mỗi Khối, Tổ này có Khối trưởng, khối phó hoặc Tổ trưởng, tổ phó. Các khối, tổ chuyên môn chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo phân hiệu; đồng thời phải tuân theo các quản lý chuyên môn và học thuật từ các Khoa, Tổ trực thuộc tại cơ sở chính.

Nhìn nhận khái quát, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cũng được thiết lập theo dạng cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng liên hợp.

Có thể mô hình hóa cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh như sơ đồ 2.2 dưới đây.

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2.2.3.3. Thực trạng về cơ chế quản lý chung cho mọi hoạt động

- Sự phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của lãnh đạo nhà trường:

Mỗi phân hiệu có trưởng Phân hiệu. Trưởng Phân hiệu do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm. Mỗi phân hiệu có Phó trưởng phân hiệu thường trực là người do UBND tỉnh nơi trường đóng trụ sở phân hiệu bổ

Bộ phận

chức năng Khối, Tổ bộ

môn

Phòng chức năng

Khoa, Viện, Trung tâm

Tổ bộ môn Tổ nghiệp vụ

Phân hiệu ĐH

Trường ĐH

nhiệm chức vụ này; và người đó thường kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng của một trường Cao đẳng thuộc tỉnh.

- Sự phân cấp, phân quyền và mối quan hệ của các đơn vị chức năng và các đơn vị chuyên môn:

Tại Cơ sở chính có các Phòng (hoặc Ban) chức năng hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học. Tại Phân hiệu có các Bộ phận và các Khối, Tổ.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm chủ yếu trong quản lý các hoạt động chuyên môn (tuyển sinh, kế hoạch giảng dạy, chương trình, giáo trình) và phát triển đội ngũ CBQL, giảng viên và nhân viên). UBND tỉnh quản lý về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Như vậy, mọi đơn vị chuyên môn chịu chỉ đạo của nhà trường;

nhưng có một số đơn vị chức năng lại chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Phân hiệu của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm rất rõ là vừa trực thuộc cơ sở chính và vừa trực thuộc UBND tỉnh (nơi cơ sở chính đặt trụ sở phân hiệu).

- Cơ chế chung về thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý:

Đối với các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch được Hiệu trưởng tổ chức xây dựng chung cho toàn trường trong từng năm học. Trên cơ sở của kế hoạch chung đó, các phân hiệu, các đơn vị chuyên môn và các đơn vị năng tại cơ sở chính và tại các phân hiệu xây dựng kế hoạch hoạt động của từng đơn vị theo chức năng và nhiệm vụ của mình.

Đối với các đơn vị chuyên môn và đơn vị chức năng của phân hiệu được phân quyền trong tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở tận dụng các lợi thế của địa phương nơi có trụ sở phân hiệu để có được sự hỗ trợ của địa phương và để phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của các địa phương đó.

2.2.3.4. Thực trạng đào tạo, nghiên cứu KH&CN và cơ chế quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu KH&CN

a) Thực trạng hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN - Về hoạt động đào tạo:

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở đào tạo đa ngành các trình độ đại học và sau đại học phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp và các ngành liên quan. Hiện nay, Trường có 46 chuyên ngành đào tạo trình độ cử nhân như: Nông học; Quản lý đất đai - Môi trường và Tài nguyên tự nhiên; Chăn nuôi; Lâm nghiệp; Chế biến gỗ; Thủy sản; Kinh tế Nông nghiệp; Cơ khí nông nghiệp; Bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm; Khuyến nông và Phát triển nông thôn; Kế toán; Quản trị kinh doanh;

Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Chế biến thủy sản; Kỹ thuật môi trường; Anh văn; Cơ khí bảo quản - Chế biến; Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp; Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên; Công nghệ giấy và bột giấy; Quản lý thị trường bất động sản; Công nghệ GIS.

Trường có các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ: Nông học, Nông hóa, Thổ nhưỡng, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Cơ khí nông nghiệp và Kinh tế nông nghiệp.

Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng tốt nhu cầu và yêu cầu nguồn nhân lực khoa học nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều ngành khoa học có liên quan cho các tỉnh miền Nam, miền Trung - Tây Nguyên, cả nước và các nước bạn như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia.

Quy mô đào tạo theo các trình độ và các chuyên ngành của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (kể cả tại các phân hiệu) được thể hiện ở các số liệu tại bảng 2.6. dưới đây.

Bảng 2.6. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh qua các năm học từ 2006-2007 đến 2010-2011 Cơ sở

đào tạo

Trình độ đào tạo

2006- 2007

2007- 2008

2008- 2009

2009- 2010

2010- 2011

Cơ sở chính tại Tp.HCM

Sau ĐH (ThS,TS)

386+34 393+37 476+41 667+26 708+30

ĐH, CĐ (tuyển mới/

tổng số SV

4267/

25136 (984)

5437/

26358 (926)

6419/

27114 (1053)

4238/

26.177 (1438)

7428/

27798 (1423) Phân hiệu

tại Gia Lai

Sau ĐH 0 0 0 24 43

ĐH, CĐ 140 325 506 694 826

Phân hiệu tại Ninh Thuận

Sau ĐH 0 0 0 0 23

ĐH, CĐ 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh (2010)

Hiện nay, mỗi năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có trên 23.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đang học theo các phương thức đào tạo khác nhau.

Theo số liệu tại bảng 2.6 ở trên, quy mô đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đối với tất cả các ngành học ở các hệ, bậc đào tạo ở giai đoạn 2006 đến 2010 bình quân tăng mỗi năm khoảng 20% và giảm dần số lượng sinh viên bậc cao đẳng.

Theo số liệu của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 30/11/2011, chất lượng thể hiện theo kết quả đào tạo khóa học 2006-2010 được thể hiện tại bảng 2.7 dưới đây.

Bảng 2.7. Chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh khóa học 2006 – 2010

Đơn vị Bậc đào tạo

Tổng số SV

Số SV tốt nghiệp

Tỉ lệ tốt nghiệp

Tỉ lệ TN giỏi-khá

Tỉ lệ có việc làm Trường ĐH

Nông Lâm Tp.HCM (cơ

sở chính)

Cao học 285 178 62% // //

Đại học 3004 2329 77% 8% 70%

Cao

đẳng 430 152 35% // //

(Nguồn: Thông báo tại biểu mẫu 21 của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/11/2011)

Các số liệu tại bảng 2.7 ở trên cho thấy, mặc dù tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng còn quá thấp do chất lượng đầu vào thấp, nhưng tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bậc đại học và cao học tương đối cao. Đặc biệt là tỉ lệ sinh viên đại học có việc làm sau một năm ra trường lên đến 70%. Đây là những kết quả tương đối cao đối với một cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

Riêng các phân hiệu của Trường mới được thành lập chưa được 1 khoá đào tạo, cho nên chưa có số liệu đánh giá về chất lượng.

- Về nghiên cứu KH&CN và hợp tác quốc tế

Ngoài kinh phí cấp từ nguồn Nhà nước, Trường có các nguồn kinh phí từ những chương trình hợp tác với các địa phương, các nước và các tổ chức phi chính phủ. Số đề tài KH&CN cấp bộ nhiều và tăng dần: từ năm 1969 đến 2000 chỉ có 55 đề tài; nhưng từ năm 2000 đến 2005 đã có 134 đề tài và từ năm 2006 đến 2010 có tới 102 đề tài.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ hợp tác về khoa học và đào tạo với các trường đại học, viện nghiên cứu của 15 nước trên thế giới (Vương quốc Anh, Vương quốc Bỉ, Liên bang Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy

Điển, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan và Úc) và một số viện nghiên cứu quốc tế, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ khác.

b) Cơ chế quản lý hoạt động đào tạo và KH&CN

Trường ưu tiên chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn cho Phân hiệu, các Phân hiệu phối hợp với Phòng Đào tạo tại cơ sở chính tổ chức tuyển sinh.

Về xây dựng chương trình chi tiết, giáo trình và tài liệu đào tạo được tổ chức tại cơ sở chính. Các chuyên ngành đào tạo tại Phân hiệu sử dụng chương trình và giáo trình chung và có khuyến khích việc đưa những đặc trưng địa phương vào nội dung giảng dạy tại các Phân hiệu.

Việc theo dõi và đánh giá hoạt động đào tạo tại Phân hiệu thực hiện trên cơ sở các quy định đánh giá của cơ sở chính với sự triển khai trực tiếp của các Khối, tổ và Bộ phận Khảo thí. Việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại các phân hiệu do Hiệu trưởng Nhà trường thực hiện.

Hoạt động nghiên cứu KH&CN của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh do Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Sau đại học của Trường chịu trách nhiệm. Các nhu cầu nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên tại các Phân hiệu được tập hợp về Trường để Hiệu trưởng phê duyệt, giao kinh phí. Các hoạt động đánh giá, nghiệm thu được Hiệu trưởng giao cho Phòng Quản lý khoa học của Trường tổ chức triển khai.

2.2.3.5. Thực trạng đội ngũ và cơ chế quản lý quản lý đội ngũ a) Thực trạng đội ngũ

Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có gần 1.000 cán bộ công chức; trong đó khoảng 700 cán bộ giảng dạy với hơn 65%

có trình độ trên đại học.

Số lượng, trình độ đào tạo, học hàm và học vị của cả Trường này được thể hiện ở bảng 2.8. dưới đây.

Bảng 2.8. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CB-GV-NV của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Năm học Tổng số (cả trường)

Giảng viên CB-NV GS,PGS,TS Thạc sĩ Tổng

số

Tỉ lệ

%

Tổng số

Tỉ lệ

%

Tổng số

Tỉ lệ

%

Tổng số

Tỉ lệ

%

2006-2007 653 467 71.5 186 28.5 88 18.8 241 51.6

2007-2008 750 534 71.2 216 28.8 100 18.7 300 56.1

2008-2009 890 628 70.5 262 29.5 109 17.3 251 39.9

2009-2010 878 640 72.9 270 27.1 101 15.8 238 37.2

2010 - 2011 882 670 75.9 212 24.1 127 18.9 266 39.7

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 2010)

Đối với các phân hiệu, số lượng, học hàm, học vị của đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ giảng dạy và nhân viên được thể hiện tại bảng 2.9 dưới đây.

Bảng 2.9. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CB-GV-NV tại các phân hiệu so với cơ sở chính của Trường Đại học Nông Lâm đến năm 2011

Đơn vị Tổng số

Giảng viên CB-NV GS,PGS,TS Thạc sĩ Tổng

số

Tỉ lệ Tổng số

Tỉ lệ Tổng số

Tỉ lệ Tổng số

Tỉ lệ Cơ sở

Tp.HCM 853 615 72.1 238 27.9 127 20.6 278 45.2

Phân hiệu

Gia Lai 27 24 88.9 3 11.1 0 0 3 12.5

PH. N/Thuận

(GV cơ sở 1) 2 0 0 2 100 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh - 2011) Với các số liệu tại các bảng 2.8. và bảng 2.9. về thực trạng đội ngũ các cán bộ khoa học và cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tại các cơ sở (phân hiệu), đội ngũ này vừa mỏng

về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu; nói chung tỷ lệ cán bộ, giảng viên có học hàm học vị thấp hơn so với cơ sở chính.

b) Cơ chế quản lý đội ngũ

Cơ chế quản lý đội ngũ tại các phân hiệu của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có các đặc thù sau:

- Trưởng Phân hiệu là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng của Trường kiêm nhiệm; Phó phân hiệu thường trực là người do UBND tỉnh nơi trường đóng trụ sở phân hiệu bổ nhiệm.

- Các hoạt động quản lý đội ngũ do Phòng Tổ chức cán bộ của cơ sở chính tham mưu và tổ chức thực hiện theo quyết định của Hiệu trưởng.

- Mọi hoạt động tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của các Phân hiệu được các Bộ phận chức năng tham mưu cho trưởng phân hiệu, tập hợp nhu cầu về Phòng Tổ chức cán bộ của cơ sở chính triển khai theo quyết định của Hiệu trưởng.

- Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức tại Phân hiệu được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước; nhưng có sự hỗ trợ theo sự vận dụng chính sách riêng của mỗi địa phương.

2.2.3.6. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và cơ chế quản lý cơ sở vật chất thiết bị đào tạo

a) Thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trên cơ sở sáp nhập nhiều cơ sở giáo dục đại học cũ; đồng thời lại được đóng trên một quận có nhiều điều kiện phát triển KT-XH; cho nên với bề dày lịch sử của mình, cơ sở chính có được cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành (đất đai, vườn xưởng) tương đối đầy đủ và hiện đại. Trong đó, thư viện và các thiết bị thí nghiệm rất phong phú để phục vụ cho nhu cầu của nhiều chuyên ngành đào tạo về Nông nghiệp, lâm nghiệp và các chuyên ngành có liên quan (đã nêu tại tiểu mục trên).

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 100 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)