Những đặc điểm chủ yếu về tổ chức và quản lý của trường đại học đa phân hiệu

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 60 - 63)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU

1.4. Những đặc điểm chủ yếu về tổ chức và quản lý của trường đại học đa phân hiệu

Do phân hiệu của trường đại học đa phân hiệu đặt trụ sở tại một địa phương khác với đia phương đặt trụ sở chính của trường, mà chủ yếu là tại các tỉnh xa các thành phố lớn, cho nên về mặt lý thuyết, trường đại học đa

phân hiệu có các đặc điểm khác với các trường đại học không có phân hiệu mà trong quản lý phải lưu ý dưới đây.

1.4.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

- Giống như các trường đại học chỉ có một cơ sở, trường đại học đa phân hiệu cũng là một cơ sở giáo dục đại học, cho nên về cơ cấu tổ chức có các đặc điểm được quy định trong Luật Giáo dục đại học. Theo đó, nếu chưa tính đến các tổ chức và đoàn thể, cơ cấu tổ chức trường đại học đa phân hiệu được cấu thành từ các thành tố chủ yếu dưới đây.

+ Hội đồng trường, theo quy định tại điểm a) của Điều 16 của Luật Giáo dục đại học [46] và điểm điều 33 của Điều lệ Trường đại học [11].

+ Ban giám hiệu (hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng), theo quy định tại điểm b) theo quy định của Điều 14 của Luật Giáo dục đại học [46] và điều 35 và 36 của Điều lệ Trường đại học[11].

+ Hội đồng đào tạo và khoa học, theo quy định tại điểm g), Điều 19 của Luật Giáo dục đại học [46] và điều 39 của Điều lệ trường đại học [11].

+ Các phòng, ban chức năng, theo quy định tại điểm c), Điều 14 của Luật Giáo dục đại học [46] và điều 43 của Điều lệ trường đại học [11].

+ Các khoa, bộ môn trực thuộc trường và bộ môn trực thuộc khoa, theo quy định tại điểm d), Điều 14 của Luật Giáo dục đại học [46] và điều 41 và 42 của Điều lệ Trường đại học [11].

+ Các tổ chức KH&CN, theo quy định tại điểm d), Điều 14 của Luật Giáo dục đại học [46] và điều 44 của Điều lệ Trường đại học [11].

+ Các tổ chức phục vụ đào tạo và phục vụ nghiên cứu KH&CN, sản xuất kinh doanh và dịch vụ, theo quy định tại điểm đ), Điều 14 của Luật Giáo dục đại học [46] và điều 44 của Điều lệ Trường đại học [11].

- Phân hiệu của trường đại học đa phân hiệu là một cơ sở của trường, tuy có một số nhiệm vụ và chức năng giống như cơ sở chính, nhưng với quy mô thường nhỏ hơn. Như vậy, đối với các thành tố cấu thành cơ cấu tổ chức (các

khoa, tổ chuyên môn và các phòng ban chức năng) phải được lựa chọn để tính giảm về số lượng, nhưng tăng thêm các chức năng trên cơ sở liên hợp các chức năng.

1.4.2. Đặc điểm về cơ chế quản lý

- Giống như các trường đại học chỉ có một cơ sở, cơ chế quản lý của trường đại học đa phân hiệu chịu sự quản lý trực tiếp của hiệu trưởng nhà trường theo quy định về trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng đã quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học.

- Do phân hiệu là một cơ sở của trường, tuy có một số nhiệm vụ và chức năng giống như trường chính, nhưng với quy mô thường nhỏ hơn. Như vậy, phải có các quy định về cơ chế quản lý mà theo đó các đơn vị hoặc cá nhân tại phân hiệu được phân cấp, phân quyền, phát huy tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của phân hiệu rõ ràng hơn; đặc biệt là phải làm rõ mối quan hệ chức năng giữa các đơn vị tại phân hiệu với các đơn vị tại cơ sở chính trường chính theo phương thức liên hợp các chức năng để đảm đương chức năng của chung của trường, phát huy được sự hỗ trợ của cơ sở chính và địa phương về các yếu tố con người, cơ sở vật chất, môi trường hoạt động, hệ thống thông tin và phương thức kiểm soát chất lượng đào tạo ...

1.5. Những nội dung quản lý chủ yếu của trường đại học đa phân hiệu Theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học; hiệu trưởng trường đại học phải quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như: hoạt động đào tạo, hoạt động KH&CN, các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện cho hai hoạt động này là các lĩnh vực cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, lĩnh vực môi trường đào tạo và lĩnh vực hệ thống thông tin. Tuy nhiên, theo giới hạn nghiên cứu của đề tài, từ đây chúng tôi chỉ tập trung vào trình bày về quản lý hoạt động đào tạo và quản lý các hoạt động mang tính phương tiện và điều kiện cho hoạt động đào tạo của hiệu trưởng trường đại học đa phân hiệu.

Một phần của tài liệu luận án quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)