CHUYEÄN CUÕ TRONG PHUÛ CHUÙA TRÒNH

Một phần của tài liệu TUAN I GIAO AN 9 (Trang 58 - 62)

(Trích VŨ TRUNG TÙY BÚT) -Phạm Đình Hổ.

I-Mục tiêu cần đạt : giúp hs :

-Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

-Bứơc đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút đời xưa và đánh giá được giá trị NT của những dòng ghi chép đầy tình hiện thực này.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

-HS : sgk, bài soạn, bài học . III-Lên lớp :

1-Oồn ủũnh : 2-KT bài cũ :

a-Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái nam Xương”

b-Vũ Nương có những đức tính gì tốt đẹp ? c-Nêu NT được sử dụng trg tác phẩm.

3-Bài mới :

A-Vào bài : Lịch sử VN đã trải qua bao thời đại suy thịnh. Nhưng thời đại được coi là đen tối suy tàn nhất là thời vua Lê chúa Trịnh. Trong thời kì này, vua chúa đắm chìm trg cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Chúng ta cần hiểu rõ vấn đề này qua Chuyện cũ trg phuû chuùa Trònh.

B-Tiến trình hoạt động :

Nội dung hoạt động Hoạt động của thầy và trò I-Giới thiệu

1-Tác giả : Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), quê tỉnh Hải Dửụng.

Hoạt động 1 :

HS đọc chú thích (*).

H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả .

*GV: Phạm Đình hổ sinh trưởng trg 1 gia đình khoa bảng, cha từng đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Lê. Từ nhỏ, ông ôm giấc mộng văn chương. Cuối đời Lê Chiêu Thống, ông học trường Quốc Tử Giám, thi đỗ sinh đồ, nhưng gặp lúc thời thế khg yên phải về quê dạy học.

-Năm 1821, vua Minh Mạng nhà Nguyễn ra Bắc, ông dâng 1 số trước tác và được bổ dụng làm quan. Được 1 thời gian, oõng xin nghổ.

-1826, Minh Mạng triệu ông ra Huế làm Tể tửu Quốc tử giám, rồi thị giảng học sĩ.

2-Tác phẩm :

-Văn bản trích trg “Vũ trung tuỳ bút” là 1 tác phẩm văn xuôi ghi lại 1 cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta vào đầu TK XIX.

-Thể loại : tùy bút.

-Phạm Đình Hổ sáng tác từ thời Tây Sơn, nhưng chủ yếu vào những năm đầu triều Nguyễn.

H: Em biết gì về tác phẩm “Vũ trung tùy bút”?

*GV: “Chuyện cũ trg phủ chúa Trịnh” chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm. Lúc lên ngôi, Thịnh Vương (1742 – 1782) là người cứng rắn, thông minh, sáng suốt … nhưng sau khi dẹp yên các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương thì sinh kiêu căng, xa xỉ, phi tần mĩ nữ. Chúa say mê Đặng Thị Huệ, đắm chím trg cuộc sống xa hoa, phế con trưởng, lập con thứ, gây nhiều biến động, các vương tử tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Thịnh Vương mất 1782, ở ngôi chúa 16 năm.

H: Văn bản viết theo thể loại gì ?

*GV: Tuỳ bút là 1 loại bút kí, thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết.

*Hướng dẫn đọc :rõ ràng, chính xác, giọng bình thản, hơi buồn, hàm ý phê phán mỉa mai.

-GV đọc 1 đoạn

-HS đọc tiếp theo đến hết.

*Lửu yự chuự thớch :6,7,8,11,13.

Hoạt động 2 :

H: Em cho biết văn bản chia mấy đoạn ? Nêu ý chính từng đoạn.

Đ:Bố cục : 2 đoạn

+[I]: từ đầu … bất tường.=>Thói xa hoa của chúa Trịnh.

+[II]: Còn lại =>Cách chúa và bọn hầu cận vơ vét của cải cuûa daân chuùng.

II-Phaân tích :

1-Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan hầu cận trong phủ chúa.

-Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh.

-XD nhiều cung điện, đình đài.

-Thích dạo chơi : mỗi tháng ba bốn lần ra cung Thụy Liên để vui chôi.

-Binh lính, quan lại giải trí lố laêng, toán keùm.

*HS đọc đoạn 1.

H: Tìm những chi tiết, sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa.

-Trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh đều thu laáy.

-Cây đa to, chở qua sông đem veà.

H: Ngoài việc vui chơi, dựa vào thế chúa, đối với của cải trg dân chúng, bọn hoạn quan thái giám có hành động gì ? H: Tác giả miêu tả cụ thể cách nhà chúa lấy của cải của dân ntn ?

Đ: Lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, chở qua sông đem về.

Nó giống cây cổ thụ, rễ dài vài trượng, 1 cơ binh khiêng, 4

người đi kèm, cầm gươm đánh thanh đi cho đều tay H: Nhận xét về cách miêu tả của tác giả ?

Đ: Miêu tả tỉ mỉ, chân thực, khách quan nhằm khắc hoạ ấn tượng.

H: Qua cách cướp của trg dân chúng như thế, tác giả muốn tố cáo điều gì ?

Đ: Người đứng đầu triều đình lại khg hề biết tiếc sức người, sức của, khg biết chăm lo cho dân cho nước, chỉ biết cướp bóc, vơ vét để thoả lòng tham khg đáy.

=>Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trên mồ hôi, công sức của nhaân daân.

H: Qua cách kể lại những hành động, việc làm của chúa Trịnh, em hiểu được cuộc sống nhà chúa ra sao ?

Đ: Cuộc sống xa hoa hưởng lạc, bóc lột sức lao động, của cải của nhân dân 1 cách trắng trợn. Nhà chúa cậy quyền ỷ thế để thâu gôm những vật lạ, quý trg nhân dân.

*Thảo luận : Tại sao kết thúc đoạn 1, tác giả lại viết : “Mỗi khi đêm thanh … triệu bất tường.” Điều đó có ý nghĩa gì ? Đ: Việc đan xen yếu tố hoang đường, kì bí đã làm tăng thêm về 1 hiện thực XH đang ẩn chứa điềm gỡ, điềm chẳng lành.

Cái gọi là “triệu bất tường” phải chăng đó là linh cảm của tác giả báo trước sự suy vong của 1 triều đại chỉ biết lo ăn chơi hưởng lạc trên xương máu của dân lành. Quả thực điều đó sẽ xảy ra khg bao lâu sau khi Thịnh Vương mất.

2-Bọn quan lại hầu cận trg phuû chuùa nhuõng nhieãu vô veùt cuûa daân.

-Ra ngoài dọa dẫm,

-Dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên 2 chữ “phụng thủ”,

-Đêm đến, lẻn ra, sai lính đến đem về, rồi buộc tội gia chủ giấu vật cung phụng để doạ laáy tieàn.

-Hòn đá, cây to, phải phá nhà tường để khiêng ra.

*HS đọc đoạn còn lại

H: Dựa vào thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã nhũng nhiễu dân bằng thủ đoạn nào ?

H:Vì sao chúng có thể làm được như vậy ?

Đ:Vì bọn hoạn quan được chúa sủng ái, vì theo lệnh vua, vì chúng đắc lực giúp chúa thoả mãn thú chơi xa xỉ.

H: Thực chất những hành động đó là gì ?

Đ: vừa ăn cướp, vừa la làng, người dân như thể bị cướp 2 lần .

H: Trước tình hình đó, người dân làm gì để tránh tai vạ ? Đ:-Nhà bị vu oan phải bỏ tiền ra kêu van.

-Để tránh tai vạ phải đập bỏ núi non bộ, phá cây cảnh.

=>Bọn quan lại tác oai tác quái, cuộc sống nhân dân bất coâng voâ lí.

H: Em có nhận xét gì về những thủ đoạn của bọn hầu cận chúa ?Từ đó dẫn đến đời sống nhân dân ntn ?

H: Để chứng minh cho việc tránh tai vạ của người dân, tác

III-Tổng kết : ghi nhớ sgk-T63.

giả đưa ngay dẫn chứng ở đâu ? Nhằm mục đích gì ? Đ:- Nhà tác giả buộc phải chặt 1 cây lê, 2 cây lựu quí.

=>Nhằm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết đã nêu ở trên, làm bài văn có tinh chân thực, sinh động. Tác giả gửi thái độ phê phán, bất bình trước hành động bất chính của bọn quan lại hầu cận.

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hỏi :So sánh sự khác nhau về thể loại giữa tùy bút với truyện.

Tuyứ buựt Truyeọn -Cốt truyện đơn giản, hoặc khg có cốt

truyeọt.

-Kết cấu tự do, có khi tản mạn, tùy theo cảm xúc của người viết.

-Giàu tính cảm xúc, chủ quan (chất trữ tình).

-Chi tiêt, sự việc chân thực có khi từ những điều tai nghe mắt thấy trg thực teá.

-Có cốt truyện, có khi phức tạp.

-Kết cấu chặt chẽ , có sự sắp đặt đầy dụng ý nghệ thuật của người viết.

Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo qua nhvật hoặc sự việc.

-Chi tiết, sự việc phần nhiều hư cấu, sáng tạo.

4-Củng cố- dặn dò : Học bài. Chuẩn bị “Hoàng Lê nhất thống chí”./.

-NS :

-ND : Tuaàn 5 TIEÁT 23,24

Một phần của tài liệu TUAN I GIAO AN 9 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(241 trang)
w