LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
II- Tìm - hiểu đoạn trích : “Lục vân
1-Đọc – Chú thích :
2-Vị trí đoạn trích : nằm ở phần đầu cuỷa truyeọn.
3- Boỏ cuùc : 2 phaàn
+14 câu đầu : cảnh Vân Tiên đánh tan bọn cướp.
+Còn lại : Cuộc hội ngộ giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga.
Hoạt động 3 :
H: Theo em đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ? H: Đoạn trích chia mấy phần ? Nêu ý chính từng phần.
ẹ: Boỏ cuùc :
III- Đọc hiểu văn bản.
1-Luùc Vaõn Tieõn : *Hành động
-“Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông
*HS đọc “Vân Tiên ghé lại … thân vong.”
*GV : Trg đoạn trích, tác giả khg giới thiệu ngoại hình và nội tâm nhân vật mà chỉ miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói để bộc lộ phẩm chất, tính cách nhân vật.
H: Giữa đường gặp bọn cướp hại dân lành, Vân Tiên
vô. có hành động ntn ?
*GV: Lục Vân Tiên đã dũng cảm khg nghĩ gì đến tính mạng, hiểm nguy, 1 mình chủ động bẻ cây làm gậy, xông vào làng vì dân diệt trừ đảng hung đồ.
H: Lời nói của Vân Tiên với bọn cướp ntn ? Đ: Kêu rằng : “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen thói hồ đồ hại dân.”
-Tả đột hữu xông, H: Sức mạnh của chàng được miêu tả ntn ?
H: Trước bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. Vậy mà Vân Tiên 1 mình xông vô đánh cướp. Hình ảnh LVT trong trận đánh rất đẹp. Tác giả so sánh LVT với nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa ?
Đ: Dũng tướng Triệu Tử Long ở trận đánh Đương Dang thời Tam Quốc.
H: Hình ảnh Vân Tiên còn gợi cho em nhớ tới hình ảnh nhân vật nào trg truyện cổ tích ?
Đ: Anh hùng hiệp sĩ an dân trừ bạo tài mạo song toàn là : Thạch Sanh, Võ Tòng …
H: Cuối cùng bọn cướp ntn ?
Đ : trận đánh diễn ra rất nhanh, mặc dù lực lượng rất chênh lệch. Bọn lâu la tan vỡ, cuống cuồng chạy trốn, tướng cướp Phong Lai chống khg nổi, bị 1 cậy bỏ mạng.
=>Người anh hùng cương trực, mạnh mẽ xả thân vì nghĩa.
*Cách cư xử
-Hỏi han ân cần : “Ai than khóc ở trong xe này?”
-Xúc động, cảm thông : “nghe nói động lòng.”
=>Từ tâm, nhân hậu.
H: Qua đó ta thấy Lục Vân Tiên có những phẩm chất gì?
*HS đọc “Dẹp rồi … cũng phi anh hùng”.
H: Sau khi đánh tan bọn cướp, Vân Tiên cư xử ntn với người bị hại ?
H: Thấy 2 cô gái chưa hết hãi hùng, Vân Tiên ntn ? H: Vân Tiên dùng lời lẽ nào để an ủi họ ?
Đ: Ta đã trừ dòng lâu la.
*GV: Đó là sự quan tâm chân thành vô tư đến người bị hại.
H: Qua cách hỏi han ân cần, ta thấy Vân Tiên là người ntn ?
-“Khoan khoan ngồi đó chứ ra, Nàng là phận gái, ta là phận trai.”
=>Người trọng lễ nghĩa, đạo lí.
H: Sau khi được cứu giải, Nguyệt Nga định ra tạ ơn Vân Tiên thì chàng lại nói ntn ?
H: Câu nói ấy cho thấy Vân Tiên là người anh hùng ntn
Đ:-Cách cư xử đúng mực theo quan niệm lễ giao PK xưa : trai gái khg được gần nhau.
-Tính khiêm nhường của chàng Lục, hành động của chàng là việc nghĩa, không muốn coi đó là làm ơn. Do đó muốn can ngăn 2 cô gái đừng ra khỏi xe để khỏi phải nhận sự tạ ơn.
H: chàng quan niệm ntn về lễ giáo PK ?
Đ: Chàng trai nhìn thấy mặt cô gái sẽ làm tổn thương đến danh dự, tiết nghĩa của người con gái.
-…nghe nói liền cười :
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
H: Nguyệt Nga mời Vân Tiên về Hà Khê để cha nàng đền đáp thì Vân Tiên ntn ?
H: Phân tích cái “cười” của Vân Tiên .
Đ: Đó là cái cười vô tư, trong sáng : bởi chàng lấy nhân nghĩa làm đầu, khg mảy mai tính toán thiệt hơn.
+Đó là cái cười của người anh hùng.
+Cái cười của người con trai.
+Cái cười của 1 quần chúng rộng lượng.
-“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. H: Vân Tiên quan niệm ntn về lí tưởng sống?
Đ: Thấy việc nghĩa bất bình ra tay cứu giúp. Đó là nghĩa vụ, lí tưởng sống của người anh hùng hiệp sĩ, các hảo hán thời phong kiến trung đại.
=>Người anh hùng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa kinh tài, làm việc nghĩa 1 cách vô tư.
2-Kieàu Nguyeọt Nga : -Quê ở Tây Xuyên
-Cha làm tri phủ ở Hà Khê.
-“Rước tôi qua đó định bề nghi gia.
Làm con đâu dám cãi cha,”
H: Qua cách cư xử của Vân Tiên với Nguyệt Nga, cho thấy Vân Tiên là người ntn ?
H: Với hình ảnh Lục vân Tiên, nhà thơ mù đã gửi gắm khát vọng gì ?
Đ: Niềm tin và khát vọng về trang anh hùng vì dân dẹp loạn.
*Chuyển ý : Trọng tâm của bài là LVT nhưng đoạn trích còn giới thiệu nhân vật khác là Kiều Nguyệt Nga.
Hoạt động 4:
*Đọc “Thưa rằng : Tôi Kiều Nguyệt Nga .. cùng ngươi H: Qua những lời giãi bày của Kiều Nguyệt nga, ta biết được nàng quê ở đâu ? con nhà ai ?
H: Nguyên nhân nàng vượt qua đoạn đường dài và nguy hiểm vì ai ? Qua đó ta thấy tấm lòng của nàng đối với cha ntn ?=>hiếu thảo.
H: Nàng có trả lời đầy đủ những câu hỏi của LVT khg?
Đ: Rõ ràng, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thâm hỏi ân cần của LVT, vừa thể hiện niềm chân thành cảm kích, xúc động của bản thân trước ơn lớn, cứu mạng, cứu cả đời trong trắng của nàng.
-Quân tử
-Tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa -Chút tôi liễu yếu đào thơ.
=>Lời lẽ cách xưng hô khiêm nhường của 1 cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, hiếu thảo.
H: Cách xưng hô của nàng ntn ?
H: Qua lời lẽ và cách xưng hô, cho thấy nàng là người ntn ?
H: Nàng áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, nhưng phải trả ntn cho xứng đáng ?
Đ: “Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho ohỉ tấm lòng cùng ngươi”.
=>Nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng.
*GV: Tóm lại, nàng là 1 cô gái đáng thương và đáng
quí, đáng trọng, 1 người yêu, người vợ tương lai lí tưởng, rất xứng đáng với người anh hùng.
Thảo luận : Theo em, nhân vật trg đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ ? Vì sao ?
Đ: Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói. Vì :
+Sáng tác ban đầu để đọc, rồi ghi chép lại, sau đó phổ biến trg dân gian, chủ yếu bằng cách kể. Do đó khi miêu tả nhân vật,tác giả ít chú ý đến khắc hoạ chân dung ngoại hình, càng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm nhân vật. Hai nhân vật trung tâm LVT và KNN được giới thiệu bằng đường nét ước lệ :
Vân Tiên văn võ song toàn, nhân nghĩa, trung hiếu.
Nguyệt Nga tiết hạnh, thủy chung, liễu yếu đào thơ +Qua hành động, cử chỉ, lời nói bộc lộ tính cách nhân vật và chiếm lĩnh tình cảm yêu, ghét của người đọc.
H: Truyện Lục Vân gắn với loại truyện nào àm em đã học ?
ẹ: Truyeọn coồ tớch.
3-Ngôn ngữ truyện :
-Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, mang màu sắc Nam Bộ.
-Lời thơ thiếu trau chuốt.
-Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn bieán tình tieát.
IV-Tổng kết : (ghi nhớ sgk /T115).
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trg đoạn trích ?
Đ:-Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ : ghé lại bên đàng, xông vô, mặt đỏ phừng phừng, vào đây, chưa hãn, hay vầy, tiểu thơ, gẫm câu, tính thiệt so hơn … -Lời thơ thiếu trau chuốt, nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể, dễ đi vào quần chúng.
-Ngôn ngữ đa dạng :
+Lời Vân Tiên với bọn cướp : quyết liệt, phẫn nộ.
+Lời Vân Tiên với Nguyệt Nga : mềm mỏng, xúc động, chân thành.
+Lời tên cướp : hống hách, kiêu căng.
Hoạt động 5 : Luyện tập (Sgk).
D- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
- Đọc diễn cảm lời nói của 4 nhân vật (Vân Tiên, Nguyệt Nga, Kim Liên, Phong Lai) -Học thuộc lòng bài thơ + ND tập.
Chuẩn bị “Lục Vân Tiên gặp nạn” ./
_____________________________________________________________________
TUAÀN 9
Tiết 41 : Lục Vân Tiên gặp nạn
42 : Chửụng trỡnh ủũa phửụng phaàn vaờn 43, 44 : Tổng kết về từ vựng
45 : Trả bài tập làm văn số 2
Tuaàn :9 -NS :13/10/09 Tieát :41 -ND :14/10/09
VĂN BẢN LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
(Trớch TRUYEÄN LUẽC VAÂN TIEÂN – Nguyeón ẹỡnh Chieồu) A-Mục tiêu cần đạt : giúp hs :
-Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện, cái ác trg đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm đến người lao động bình thường.
-Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và NT ngôn từ trg đoạn trích.
B-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
-HS : sgk, bài soạn, bài học C-Lên lớp :
1-OÅn ủũnh 2-KT bài cũ :
a-Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
b-Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
c-Phẩm chất của người anh hùng hiệp sĩ Lục Vân Tiên được thể hiện ntn qua đoạn trích.
d-Phân tích thái độ, tình cảm của Kiều Nguyệt Nga sau khi được Vân Tiên cứu.
3-Bài mới :
A-Vào bài :Trên đời cái thiện và cái ác nhiều khi lại đi liền nhau như 1 sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của tạo hóa để thử thách và kiểm nghiệm lòng người. Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn trên sông và được cứu là 1 trg những tình huống được Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo trg truyện thơ Lục Vân Tiên để nói lên quan niệm của mình về người anh hùng, về cái thiện cái ác, về nhân dân lao động.
B- Tiến trình hoạt động
Nội dung hoạt động Hoạt động của thầy và trò I- Đọc –tìm hiểu chung văn bản.
1- Đọc – chú thích
2- Vị trí đoạn trích : nằm ở phần 2 của truyeọn.
3- Bố cục : 2 đoạn
+8 câu đầu : Hành động tội ác của Trònh Haâm.
+Còn lại : Việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của ông Ngư.
Hoạt động 1 :
*HS đọc phần chú thích
H: Đoạn trích nằm phần nào của truyện LVT ?
A-Hướng dẫn đọc : Giọng kể chuyện phù hợp, giọng tái hiện lời nói của Vân Tiên, đặc biệt là lời nói của ông chài.
-GV đọc 1 lần. HS đọc
B-Lửu yự chuự thớch : 11 chuự thớch sgk
H: Văn bản chia mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn.
II-Đọc hiểu văn bản.
1-Tội ác của Trịnh Hâm(8 câu đầu)
Hoạt động 2 :
*HS đọc 8 câu đầu
H: Liờn hệ với phần túm tắt truyện đó học, cho biếtọ Vân Tiên và Trịnh Hâm có mối qhệ với nhau ntn ? Đ: Mối qhệ bạn bè.
*GV: Tình cảnh của thầy trò Vân Tiên rất bi đát : tiền hết, mắt mù, đang bơ vơ nơi đất khách thì gặp Trịnh Hâm, tưởng có thể nhờ cậy, nhất là khi hắn hứa sẽ đưa về quê nhà. Không ngờ hắn lừa tiểu đồng vào rừng, trói vào gốc cây rồi nói dối với Vân Tiên là tiểu đồng bị cọp vồ. Vân Tiên bơ vơ, lúc này hắn mới ra tay.
-Đêm khuya. H: Trịnh Hâm hại Vân Tiên vào lúc nào ?
H: Vì sao hắn lại chọn thời điểm là đêm khuya ? Đ: Vì :+Để hành vi khg bị bại lộ.
+Để Vân Tiên khg có khả năng được cứu thoát.
-“Trònh Haâm khi aáy ra tay,
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.”
-…giả tiếng kêu trời,
-Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
H: Trịnh Hâm gây tội ác với Vân Tiên bằng hành động gì ?
H: Sau khi hại Vân Tiên, hắn có cử chỉ gì ?
Đ: đến lúc biết khg ai có thể cứu được Vân Tiên, hắn mới giả tiếng kêu trời.
H: Vì sao hắn hô hoán lên ?
H: Vì sao hắn đánh thức mọi người dậy ?
Đ: Nhằm che lấp tội ác của mình. Kẻ phạm tội, nhờ gian ngoa xảo quyệt đã phủi sạch tội ác, không hề cắt rứt lương tâm.
H: Động cơ nào khiến Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên ?
=>Kế hoạch được sắp xếp hợp lí.
Hành động có tính toán, cho thấy hắn là kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
Đ: Vì Vân Tiên giỏi hơn hắn, trg cuộc thi thơ phú hắn kém tài. Đó chính là xuất phát từ tính đố kị, ghen ghét tài năng, khg muốn người khác hơn mình.
H: Thế nhưng nay Vân Tiên đã mù, đã bỏ thi còn hắn đã đỗ cử nhân. Vân Tiên hoàn toàn vô hại đối với bước đường công danh của hắn. Vậy tại sao hắn vẫn tìm cách giết hại ?
Đ:Đó là do bản chất độc ác đã thấm từ trg máu thịt,biến hắn thành loại tiểu nhân, đắc ý.
H: Từ hành động, kế hoạch, động cơ của Trịnh Hâm, bộc lộ rõ tâm địa, bản chất của hắn ntn ?
H: Vì sao nói hành động của Trịnh Hâm là bất nhân baát nghóa ?
Đ: -Bất nhân : vì hắn đang tâm hãm hại 1 con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, khg nơi nương tựa, khg gì chống để chống đỡ.
-Bất nghĩa : vì Vân Tiên là bạn của hắn, có lời nhờ hắn giúp đỡ và hắn đã nhận lời. Vậy mà ra tay hãm hại bạn mù loà xuống sông.
H: Qua nhân vật Trịnh Hâm, Nguyễn Đình Chiểu muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì về cuộc sống và con người ?
Đ: Đừng vì lòng ích kỉ nhỏ nhen mà biến con người có chút ít trình độ văn hoá trở thành kẻ phạm tội giết người.
H: Em có nhận xét gì về giá trị NT đoạn thơ tự sự này?
Đ: Thành công NT : +Sắp xếp tình tiết hợp lí.
+Diễn biến hành động nhanh gọn.
+Lời thơ mộc mạc, giản dị, dễ hiểu.
2-Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông Ngư (còn lại).
*HS đọc đoạn còn lại.
H: Khi bị đẩy xuống sông, Vân Tiên được ai cứu giúp?
Đ: Được giao long.
H: Việc đưa giao long cứu Vân Tiên có ý nghĩa gì ? Đ:-Làm cho câu chuyện thêm li kì hấp dẫn.
-Thể hiện quan niệm thiện ác của tác giả :ở hiền gặp lành.Vân Tiên là người tốt bị nạn thì giao long hung dữ dưới sông lớn còn cứu giúp (gián tiếp muốn nói loại người như Trịnh Hâm khg bằng loài cầm thú).
Đó là triết lí dân gian sòng phẳng và giản dị, cũng là ước mơ của nhà thơ.
H: Vừa lúc trời sáng, Vân Tiên được ai cứu sống ? Đ: Oâng chài (ông Ngư)
-“… vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa 1 giờ,
Oâng hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.”
H: Hành động cứu người của gia đình ông Ngư ntn ?
=>Cứu người khẩn trương, chu đáo.
Đó là tình người tự nhiên, vô tư, cảm
động. H: Các thành viên trg gia đình ông mỗi người 1 việc,
đó là những việc gì ?
Đ: Cứu người dân dã, chẳng thợ thầy thuốc thang, mỗi người 1 việc : con vầy lửa, ông hơ, mụ hơ …
H: So sánh hành động của ông Ngư và Trịnh Hâm . Đ: Sự đối lập hoàn toàn :
+Hành động ông Ngư là cứu người, giúp nguời.
+Hành động của Trịnh Hâm mưu toan thắp hèn nhằm làm hại người, giết người.
-“ Ngươi ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui.”
=>Tấm lòng nhân ái, bao dung, hào hieọp.
H: Khi Vân Tiên tỉnh dậy, biết được gia cảnh của Vân Tiên, ông Ngư ngỏ ý điều gì ?
Đ: Oâng Ngư sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người bất hạnh, dù chỉ chia sẻ cuộc sống đói nghèo “hẩm hút”
tương rau, nhưng chắc chắn sẽ ấm tình người”cho vui”.
H: Qua lời ngỏ ý đó, ta thấy ông Ngư là người ntn ? -“Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
=>Cứu người vì nhân nghĩa, nét đẹp nhân cách.
H: Vân Tiên ngỏ lời biết ơn và ngại mình biết lấy gì báo đáp. Oâng Ngư có chờ đợi sự báo đáp ấy khg?
H: Oâng Ngư quan niệm ntn về cuộc sống ?
H: Liên hệ với lời nói của Vân Tiên khi cứu Nguyệt Nga, em có nhận xét gì về tính cách của ông Ngư và Luùc Vaõn Tieõn ?
Đ: Họ là những người tốt bụng, nghĩa hiệp, làm việc nghĩa 1 cách vô tư khg tính toán, khg cần bất cứ sự trả ơn nào.
-“Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi traêng
… nay chích mai đầm, -Tắm mưa chải gió
=>Cuộc sống tự do phóng khoáng giữa trời đất, bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước, gió trăng.
Cuộc sống đầy ắp niềm vui, lao động tự do, tự làm chủ mình.
H: Cuộc sống lao động của ông Ngư được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào ?
H: Qua những chi tiết đó, cho thấy cuộc sống của ông Ngử ntn ?
H:Cuộc sống của ông Ngư, gợi ta liên tưởng đến cuộc sống của những ai ngày xưa ?
Đ: Những nhà ẩn sĩ, những nhà nho thông kinh sử, quyết lánh đời, vui với cuộc sống đạm bạc, thanh bần, khinh thường công danh phú quý.
-“Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trg trời”
=>Khát vọng về 1 cuộc sống tốt đẹp, trong sạch, ngoài vòng danh lợi.
H: Không chỉ sống hoà nhập cùng thiên nhiên mà đối với cuộc sống danh lợi thì ông Ngư quan niệm ntn ? H: Oâng Ngư có phải chỉ đơn thuần là người lao động nghèo khổ, thất học khg ?
Đ: Không, mà là nhân vật đặc biệt để nhà thơ bộc lộ quan niệm và ước mơ, lẽ sống. Họ đại diện cho cái thieọn, cho chớnh nghúa.
*Thảo luận : Xây dựng nhân vật ông Ngư, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm khát vọng gì ?
Đ: Gửi gắm khát vọng :
+Đặt niềm tin vào cái thiện, vào con người lao động bình thường.
+NĐC nhận thấy cái xấu, cái ác thường lẫn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang, nhưng cái tốt, cái đáng kính tồn tại nơi những người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.
+Nhà thơ hóa thân vào nhân vật để bày tỏ ý nghĩ, tư tưởng và tình cảm của mình. Đây là điểm tiến bộ và đáng quý của nhà thơ.
3-Nghệ thuật :
-Ngôn ngữ Nam Bộ giản dị, dễ hiểu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ chân thành của tác giả.
H: Theo em, đoạn nào hay ?Trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trg đoạn thơ đó.
Đ:- Đoạn cuối : Lời nói của ông Ngư về cuộc sống lao động của mình. Là hay.
-Cảm nhận của em :
+Ý phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm.
+Một thiên nhiên cao rộng, sống hoà nhập cùng thiên nhieân.
+Tác giả hoá thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình
-Kết cấu là sự mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, đề cao cái thiện.
H: Nhận xét gì về kết cấu của đoạn trích ?
Đ: Sự mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Người lương thiện dù bị kẻ gian hãm hại nhưng luôn luôn được thần linh hoặc người tốt cứu giúp.
H: Tác giả muốn thể hiện điều gì qua kết cấu đó ? Đ: Ở hiền gặp lành.
III-Tổng kết : (ghi nhớ sgk /T121). H: Qua phân tích, em hãy rút ra chủ đề của văn bản.
Hoạt động 4 : Luyện tập
-Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực … -Đặc điểm chung : giúp người là việc làm nhân nghĩa, giúp khg cần người khác trả ơn.
-Khát vọng sống tốt đẹp, trọng nghĩa khinh tài, ở hiền gặp lành.
H: Trg truyện LVT có những nhân vật nào có thể xếp cùng loại với ông Ngư ?
H: Họ có những đặc điểm chung gì ?
H: Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó ?
D- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP -củng cố : Hệ thồng kiến thức.
-Dặn dò : -Học thuộc lòng bài thơ + ND tập.
-Chuẩn bị “Đồng chí”